Tính mau quên của
người Việt tỵ nạn cộng
sản
(Lê Minh Úc)
Cá cắn câu biết
đâu mà gỡ
Ðang chăm chú nhìn mặt nước
thì cái cần câu bên tay
phải của tôi bỗng lay động và bị
kéo cong xuống. Chắc chắn là cá lớn
đây, tôi nhủ thầm và nhanh tay nhấc cần câu lên rồi quay
đều theo từng nhịp để giữ cho dây
câu không bị chùng. Quay được một
đỗi thì con cá lên tới mặt nước
và tôi nhận ra đó là một con
cá nhám nhỏ.
Thấy con cá không đủ lớn,
không đáng để giữ lại nên
tôi thả nó trở lại mặt nước. Nhưng loay hoay mãi mà chưa thể gỡ
con cá ra khỏi lưỡi câu, tôi
đành phải cắt bỏ cả dây lẫn
lưỡi câu vẫn còn móc vào
khoé miệng của con cá.
Thay dây và móc mồi
khác vào lưỡi câu, tôi lại
quăng dây xuống biển ngay. Chưa đầy một
phút, có lẽ là lưỡi câu chỉ vừa
mới chạm đáy, tôi lại thấy cái
cần câu oằn xuống nữa, và cá lại
cắn câu. Vẫn thao tác
như cũ, tôi từ từ đưa con cá
lên đến mặt nước và khi nó vừa
xuất hiện thì đó chính là con
cá nhám tôi vừa thả khi nãy với
cái lưỡi và dây câu tôi vừa cắt
lúc nãy vẫn còn dính nơi miệng con
cá.
Ðây là lần thứ nhì
tôi gặp phải trường hợp này. Bộ não của
loài cá vốn không lưu giữ những dữ
kiện được lâu. Do đó, mặc
dù đã phải trải qua những
“giây phút kinh hoàng” bán sống
bán chết khi phải vật lộn với cái cần
câu và chiếc lưỡi câu, và nhưng
khi có cơ hội được trở về vẫy
vùng tự do trong biển cả sông nước
thì chỉ trong khoảng hơn 30 giây sau là
nó quên mất những gì đã xảy
ra trước đó.
Sở dĩ phải dông dài như vậy
là vì tôi muốn đem so sánh cái
tính “mau quên” của loài cá với
con người, một động vật cao cấp nhất
trên hành tinh này, có bộ óc, có
cái nhìn, có tiếng nói và có
suy nghĩ. Trong phạm vi giới hạn ở đây,
kẻ viết bài này chỉ muốn đem so
sánh cái tính “mau quên” của
loài cá với tính “mau quên” của
một thiểu số người Việt tỵ nạn,
đã từng bán sống bán chết trốn
chạy cộng sản.
Đã hơn 30 năm trôi qua, nói
chính xác hơn là 32 năm sau khi CSVN nhuộm
đỏ phần còn lại của Việt Nam,
và hơn 60 năm cho miền Bắc, chúng
đã thực thi nhiều chính sách cực kỳ
xuẩn động, gian ác mà lịch sử
đã ghi lại như Cải cách ruộng đất,
Nhân văn Giai phẩm, vụ án xét lại,....Rồi
kế tiếp trên cả 2 miền Nam Bắc thì
có chính sách cướp đoạt tài sản
qua 2 lần đổi tiền, rồi 2 lần
đánh tư sản mại bản, ngăn sông cấm
chợ,.... Ngoài ra, để thực thi chính
sách “hòa hợp hòa giải”, sau
tháng 4/75, chúng đã lùa hàng trăm
ngàn quân dân cán chính miền Nam
vào các trại tập trung khổ sai với
cái tên lừa bịp là “trại cải
tạo”, hoặc đẩy hàng triệu người
lên vùng rừng sâu nước độc
được mệnh danh là “vùng kinh tế
mới”. Tất cả những chính sách xuẩn
động của VC đã khiến hàng triệu
người từ miền Bắc bỏ chạy vô Nam
sau khi Hiệp định Geneva được ký kết
năm 1954, và hơn 20 năm sau thì lại
có hàng triệu người liều chết
vượt biển Ðông, hoặc đi bằng
đường bộ băng qua các “cánh
đồng chết” (The Killing Fields) đến
biên giới Campuchia-Thái Lan để bỏ nước
ra đi tìm tự do. Hệ quả tất yếu
là hàng trăm ngàn người đã bỏ
mình trên biển cả, hoặc trên đường
trốn chạy.
Người Việt tỵ nạn cộng
sản, với đức tính cần cù để
lại của tổ tiên ông bà, chỉ sau
vài năm ở xứ người đã xây
dựng lại cuộc đời mới, đóng
góp tích cực vào quê hương thứ
hai.
Nhưng hình như sau những gầy dựng,
những thành công thì có một thiểu
số người tỵ nạn bắt đầu có
biểu hiện “mau quên”, hay cố tình
quên đi những đau thương, mất mát
mà thân nhân mình hoặc đôi khi ngay
chính bản thân mình đã từng trải
qua trước đây. Khách quan
mà nói, không ít kẻ trong số này
đã bắt đầu có những “bước
chân âm thầm” trong vài năm vừa qua.
Khi có dịp những người này vẫn
tuyên bố kiểu đại loại như: “Việt
Nam
bây giờ đã đổi thay rồi”, hoặc
là “VC bây giờ không còn là VC
ngày xưa nữa” vv và vv … Âu,
đó cũng là một cách nói để
cố biện minh cho việc làm của mình.
Tôi có một người bạn, vợ anh
ta là người xứ Quảng. Tôi được
biết là vào tháng 3/1975, sau khi chiếm
được tỉnh Quảng Ngãi thì cộng
quân đã bắt tập trung lại tất cả
những quân nhân công chức của miền Nam không
đi di tản kịp ở chung quanh khu vực gia
đình cô ta đang sinh sống. Cha của cô
ta nguyên là một nhân viên cảnh sát
chuyên trách về việc cấp phát thẻ
căn cước, cũng bị bắt và tập
trung lại. Ngay sau đó, bọn VC nằm vùng
địa phương lùa những người
này ra pháp trường. Đó là một
bãi đất trống gần nhà cô này.
Từng người một, tay bị trói quặt ra
đằng sau, rồi bị chúng khai tử bằng
báng súng, một viên đạn vào đầu
hay bằng một nhát cuốc. Riêng cha của
cô được “ân huệ” hơn những
người khác, đã nhận lấy một
viên đạn vào đầu. Xác của
các nạn nhân được chôn vội
vàng xuống hố được đào sơ
sài dưới vài ba tấc đất mà ai
ai cũng có thể dễ dàng nhận ra những
nấm mồ cạn này. Thế nhưng bọn
chúng không cho bất cứ ai kể cả thân
nhân của người chết đến nhận
xác của các nạn nhân. Phải đợi
đến hơn 3 tháng sau khi chiếm được
hoàn toàn miền Nam, chúng mới cho
phép thân nhân đến cải táng đem
xác về chôn cất.
Riêng mẹ của cô ta, sau khi nghe lời thuật
lại của những người bị bắt đi
đào hố chôn, đã gần như
điên loạn hàng tháng trời sau
đó. Một người mẹ trẻ mới
hơn 30 tuổi, với đàn con nheo nhóc, đứa
lớn nhất mới 10 tuổi, đứa bé nhất
là cô ta chỉ mới hơn 1 tuổi, đã
bị quẳng ra khỏi khu gia binh, và vài
tháng sau đó đã được nhà
nước cách mạng “ưu ái”
đưa đi vùng kinh tế mới, một nơi
mà chỉ có rừng sâu nước độc,
rắn rết và bệnh tật.
Mấy năm sau, trong một dịp may, người
mẹ này đã gởi được cô con
gái út và hai đứa con trai theo người
em ruột của mình đi vượt biên.
Đây là chuyến vượt biên định
mệnh đã cướp đi tính mạng của
người cậu ruột và một người anh
của cô gái này, và đó cũng
là cái giá phải trả cho tự do của
cô con gái út này và người con
trai còn lại. Và cũng từ đây
mà hai anh em đã bảo lãnh được
bà mẹ và các anh em còn lại đến
Úc vào đầu thập niên 90s.
Tuần rồi, trong một bữa giỗ người
cha của cô ta, đã bị VC giết như
đã thuật ở trên, tôi được mời
đến dự và đã bắt gặp
đôi mắt của người mẹ rơi lệ
khi bà thắp nén hương tưởng nhớ
chồng. Cũng trong bữa cơm này, khi mà nhiều
người trong dòng họ ôn lại câu chuyện
của những người quá cố bị VC thảm
sát hơn 30 năm về trước tại Quảng
Ngãi, thì cô con gái đã thốt
lên một câu mà tôi cho là nghe
không lọt tai khi cô ấy nói rằng “VC
bây giờ văn minh lắm rồi, khác với
khi xưa nhiều !”. Quay sang người
mẹ cô ấy, tôi chợt thấy bà quay mặt
đi chỗ khác, nhưng tôi cũng kịp thấy
bà lại bật khóc một lần nữa.
Vâng, bà đã khóc, có lẽ
khóc vì đứa con gái mình đã
nói một cách vô cùng ngây ngô thiếu
suy nghĩ.
Khi nói “VC bây giờ văn minh lắm rồi,
khác với khi xưa nhiều”, có lẽ
cô ta cho rằng VC của thế kỷ 21 không
còn giết người man rợ kiểu cán cuốc
đập đầu, hay một viên đạn
vào ót nữa chăng ? Hay là bọn
chúng giờ đây văn minh nhiều rồi, biết
dụ khị “Việt kiều” bằng nghị
quyết 36 ? Nói đến
đây tôi lại liên tưởng đến
câu chuyện câu cá, người ta thường
phải làm mồi nhử cá, sử dụng nhiều
cách khác nhau để lôi kéo đàn
cá tập trung vào một chỗ để
có thể dễ dàng bắt chúng. Con cá
không phân biệt được khoảng cách
thời gian và không phân biệt được
đâu là thật đâu là giả
vì có bộ óc bé tí, nên mới
có chuyện chúng “mau quên” trong
vòng 30 giây và trở lại cắn mồi tiếp
tục. Nhưng lẽ nào con người, một
động vật cao cấp nhất cũng “mau
quên” đến độ vội vã “hồ
hởi, phấn khởi” trước những
“đổi mới” có tính toán của
CSVN ? Hay là việc thay đổi nhóm chữ
đầy tính nhục mạ phỉ báng
ngày xưa “bọn đĩ điếm rác
rưởi trôi dạt về bên kia bờ đại
dương” bằng mỹ từ “khúc ruột
ngàn dặm” hôm nay đã làm các
“khúc ruột” này mềm lòng mà
quên đi những vết thương lòng vẫn
còn đang rỉ máu ?. Có chăng đó
chỉ là những miếng mồi trước những
lời lẽ chiêu dụ ngọt ngào để
kêu gọi “Việt kiều yêu nước”
tuôn tiền gởi bạc về giúp củng cố
chế độ độc tài toàn trị của
CSVN.
Có lẽ nghị quyết 36 cũng là một
miếng mồi khá hấp dẫn những con ...
người “mau quên” đến độ
quá hăng hái lăng xăng rồi quên
béng đi những đau thương thể xác
lẫn tinh thần mà thậm chí chính bản
thân mình cũng đã từng gánh chịu.
Vết đau của cá nhân thì chỉ một,
nhưng vết đau của cả dân tộc thì
gấp hàng triệu triệu lần.
“Mau quên” vì đãng trí hay
kém trí nhớ thì không phải là
cái tội, nhưng “mau quên” chỉ
vì đặc quyền đặc lợi cá
nhân thì rất đáng bị phỉ nhổ.
Nếu Trời Phật có mắt thì có lẽ
những kẻ này rất xứng đáng cho
đầu thai làm loài cá trong kiếp sau.
Lê Minh Úc
Sydney -
18/08/2007
(Bai Chuyen)