Những Con Đường
Thay Tên
(Văn Quàng)
Tôi trở về xứ Việt sau ba mươi
mấy năm xa cách, đây là lần đầu
tiên lá rụng về cội của một Việt
kiều già tại Âu Châu, nơi chuyên
xài tiền Euro, đồng tiền mới đã
đánh bại hai nốt nhạc Đô và La
lừng danh thế giới. Có bạn sẽ đặt
câu hỏi, chắc anh Việt kiều này
đã gây ân oán giang hồ gì với
nhà nước mến yêu của các con
cháu bác, nên mới bị cầm chân
lâu thế. Chứ thiên hạ dạo này
đi đi về về Việt Nam cứ như là đi shopping ấy.
Nhưng thôi chuyện riêng tư của
tôi các bạn biết để làm gì,
chỉ biết rằng lần này tôi được
hiền thê của tôi cho phép tôi về VN
một mình. Đã bao năm nàng bị
ám ảnh bởi huyền thoại Ôm ở
VN, làm cái gì cũng có thể gắn
cái chữ Ôm vào nên nàng đã
ra bản tuyên ngôn cấm chồng về nước.
Đã bao năm tôi nghẹn ngào thầm gọi
nàng là ác phụ, mãi đến khi cầm
lệnh về nước trong tay tôi mới cảm
nghiệm rằng cái ranh giới giữa hiền
thê hay ác phụ cũng chẳng cách nhau xa.
Về đến quê xưa, đặt chân
trên đất nước mến yêu, cái
đất nước mà một số người
đã nhận vơ là của riêng mình,
rồi cấm người khác không có
cùng lý lịch đỏ như mình
được nhận làm quê hương.
Anh Việt kiều già đã về đến
Sài Gòn, ngày ra đi mái tóc còn
xanh trong đầu còn vang vẳng tiếng hát :
Sài Gòn đẹp lắm, Sài Gòn ơi !
Sài Gòn ơi ! Bây giờ tóc đã
muối tiêu, tìm đâu cho ra tên thành
phố cũ. Anh hậm hực tức tối trong
lòng chỉ muốn xài ngay hai chữ ÐM cho
đúng mốt Sài Gòn, nhưng nghĩ
mình thuộc giòng gia giáo, con người
có văn hóa ai lại chửi thề.
Anh trộm nghĩ, ngày xưa các bạn
bè anh hay đùa vui rủ nhau đi tìm những
cô điếm Sàigòn, bây giờ thành
phố đã đổi tên biết ghép
tên mới vào có thích hợp hay không
?
Anh mướn một khách sạn hạng
xoàng ở ngay quận nhất để dễ bề
đi lại ăn chơi. Ở lâu làm sao
dám đóng đô tại khách sạn
năm sao, nghĩ lại phận mình không phải
định cư tại khách sạn
bà-la-hiên hay ngàn sao là may lắm rồi.
Nếu bạn bè có hỏi anh ở đâu,
anh chỉ cần nói mình ở gần khách sạn
New World và chợ Bến
Thành là đủ làm thiên hạ lác
mắt.
Một ngày như mọi ngày, cứ
sáu giờ sáng anh thức dậy mặc quần
áo thể thao chạy bộ ra công viên Quách Thị Trang
nay đổi là công viên 23 tháng 9, để tiêu hóa ít mỡ
thừa trong người.
Anh không hiểu những biến cố 23
tháng 9, hay 3 tháng 2 có gì là đặc
biệt mà bắt anh phải chối bỏ cái
tên đường Trần Quốc Toản, bắt anh
chối bỏ vị anh hùng tí hon đã
bóp nát trái cam trên tay khi nghe tin giặc
Nguyên đang giày xéo quê hương.
Sau khi thư giãn gân cốt, anh ra quán phở
bên đường làm một tô tái
gân cho bổ tỳ bổ vị. Sẵn trớn anh
đi dọc theo con đường Phạm Ngũ Lão
nơi bọn Tây ba lô đang đóng
đô đòi giành thuộc địa, chỗ
nào cũng dịch vụ du lịch khách sạn
dành cho khách phương Tây ít tiền.
Tình cờ anh lọt vào vòng vây của
những con đường mang tên phụ nữ mới
lạ, nào là Nguyễn Thị Nghĩa với
Lê Thị Riêng. Anh moi óc để tìm
tên đường của hai vị anh hùng
Võ Tánh và Ngô Tùng Châu, nhất
định tuẫn tiết để giữ thành chứ
không đầu hàng quân địch. Nhưng hỡi
ơi, Võ Tánh
đã đổi thành công thần Nguyễn
Trãi, thôi cũng tạm
ổn. Nhưng người bạn Ngô Tùng Châu đã
đổi thành Lê Thị Riêng, chị cán bộ này là
ai mà có người xấu miệng đã vu
cho chị là người tình riêng của bác.
Nhắc đến người yêu của
bác phải kể đến tên đường Nguyễn Thị Minh Khai, xưa là
đường Hồng Thập Tự. Người nữ đồng chí
này là vợ của chàng đồng chí
Lê Hồng Phong, bác đã mượn vợ của
chàng trong thời kháng chiến. Không biết
đến khi cách mạng thành công bác
có chịu trả vợ lại cho chàng không,
chứ trường Gia Long đến giờ vẫn giữ
tên người yêu của bác. Còn
chàng Lê Hồng
Phong đi chiếm trường của cụ Petrus Ký, chiếm luôn tên đường
của cụ ở gần ngã bảy Sàigòn.
Tôi phải cần rất nhiều thời gian mới
có thể làm quen với các tên anh
Tám chị Bảy trên những con đường
ở Sàigòn. Nào là công viên
Lê Văn Tám, phở gà Hiền Vương với
những con gà treo béo ngậy bị chị
Võ Thị Sáu thay tên.
Không biết các chị đã làm
gì cho đất nước, hay chỉ là
các chị giao liên bán hột vịt lộn,
dấu vài quả mìn, quả lựu đạn
trao cho các anh đặc công đi giật cầu
xập cống giết hại dân lành.
Ra đến trung tâm của Hòn ngọc Viễn
Đông, tôi nhớ ngay đến câu vè của
dân gian sau ngày giải phóng hay nói trắng
ra là ngày CS nuốt trọn miền Nam : Nam Kỳ Khởi Nghĩa tiêu Công
Lý, Đồng Khởi vùng lên mất Tự
Do.
Nếu đi tà tà đến nhà thờ
Đức Bà, vòng quanh công trường Alexander Rhodes, tôi sẽ bị
dội cơ vì tên đường Lê Duẩn. Cái tên làm tôi nhớ
đến hai câu thơ của một nhà thơ
đỏ sắc máu nịnh thần : Chúng muốn
biến ta thành quỷ đỏ. Ta sẽ vươn
lên như một thiên thần.
Nghe đâu phong phanh tên đường
Lê Duẩn sắp bị đổi tên, vì
các viên chức cao cấp nhà nước tối
nào cũng nằm mơ thấy bác hiện về
đòi bóp cổ, nếu không lập tức
hạ ngay cái tên đã hạ thủ bắt
bác phải chết tức tưởi một
cách dần mòn.
Từ quận một lấy xe Honda chạy dọc
theo con đường Cách Mạng Tháng Tám
dài hun hút dẫn đến xa lộ xuyên
Á. Con đường ngày xưa mang tên Đức
Tả Quân Lê Văn Duyệt chạy ngang ngã
ba Ông Tạ. Dọc đường treo đầy những
chú cầy tơ quay vàng óng mà mới
thoạt nhìn cứ tưởng là những con heo
sữa.
Đấy ! Biểu tượng của nền
văn hóa vùng ngoài đã xâm nhập
vào đây cho dân Sàigòn biết
nhâm nhi câu Sống ở trên đời ..
Ra đến xa lộ xuyên Á thì hỡi
ơi đại lộ
hoàng hôn đã đổi thành đại
lộ Trường Chinh.
Nghe đến tên này con cháu các tay đại
điền chủ, đại tư sản mại bản
như tôi đều bị dị ứng. Chẳng
là ông ngoại của tôi đã bị
đem ra đấu tố, trong số hơn hai trăm
ngàn người đã bị chết oan trong chiến
dịch sửa sai của đồng chí thân
Tàu Cộng này.
Đấy là nhóm các đồng
chí già cội đã có công hại
nước giết dân, còn nhóm trẻ hậu
bối họ tụ lại trong khu Đô Thị mới
của Phú Mỹ Hưng. Con đường Nguyễn
Văn Linh ngang qua bệnh viện Pháp Việt, huyết
mạch của những mô hình xây theo lối
sống hiện đại của nước ngoài,
là con đường chạy ẩu nhất thế giới.
Các bà mẹ có con nhỏ phải chở
đi học, đều lắc đầu cho những anh
hùng xa lộ vượt cả đèn đỏ
lẫn đèn xanh.
Tôi tình cờ được một người
bạn nối khố Việt kiều Mỹ mời
vào ở tạm vài ngày, nên có nhiều
dữ kiện khá hay cần chia xẻ.
Trở lại tên những con đường ở
Phú Mỹ Hưng, chả biết lúc còn sinh thời
các đồng chí đàn em này có
thắm thiết huynh đệ chí tình hay
không mà lúc chết được tụ lại
một khối làm hàng xóm láng giềng
với nhau.
Từ đại lộ Nguyễn Văn Linh đến
đèn đỏ quẹo phải ra đường
Nguyễn Hữu Thọ, cứ thế chạy mãi
đến đường Lê Văn Linh. Nguyên một
bộ chính trị nằm chình ình giữa phố,
cứ tưởng rằng người chết đi
là yên chuyện, nhưng người vẫn hiện
về nhát ma thiên hạ trong các bảng
tên đường.
Thú thật với các bạn, nếu
có ai tặng tôi căn hộ ở Phú Mỹ
Hưng chưa chắc gì tôi đã nhận
(nói vậy mà không phải vậy). Vì
không muốn ngày nào cũng phải đọc
tên những đồng chí để nổi
tính sân cho hại đến thân tâm.
Theo thói quen cứ 6 giờ sáng tôi phải
dậy đóng đồ thể thao vào để
chạy bộ, cho dù ở công viên 23
tháng 9 gần New World hay những con đường rợp
bóng mát của Phú Mỹ Hưng. Đặc
biệt ở khu đô thị mới thiên hạ
hơi bị cổ cao, mặt người nào cũng
hếch lên cho ra dáng Việt kiều lắm bạc
nhiều tiền mới ở được nơi
đây.
Ra tập thể thao phải dắt theo hai con
chó ngoại lai, một to lớn mặt thật
có ngầu như chó Ngao, một bé tí tẻo
teo như con chuột nhắt. Giá tiền có khi lên đến
hai ngàn đô cho một cậu chó, hơn cả giá một cô
gái VN nghèo phải gả cho người nước
ngoài như Đài Loan hay Hàn Quốc.
Thôi giã từ khu đô thị mới
cho người nước ngoài, tôi tìm về
khu dân dã chính cống Việt Nam chay. Khu
giáp ranh Phú Nhuận, Bình Thạnh và
Tân Bình. Có những con đường nghe
tên rất gợi hình, gợi cảm ở gần
bên nhau như những nguyên liệu tạo nên
một sản phẩm hữu ích cho người. Chẳng
hạn đường Huỳnh văn Bánh ở gần
đường Nguyễn Văn Đậu, chạy xa xa gặp
đường Đoàn Văn Bơ. Nếu nhào
nặn các vị Bánh, Bơ, Đậu ta sẽ
có tên đường Nguyễn Thị Bông
Lan.
Ôi lịch sử Việt Nam ngày xưa
tôi đã học sao quá oai hùng, mỗi lần
đọc lên tôi thấy hào khí nổi
lên bừng bừng, nhiều khi muốn ứa nước
mắt vì cảm động. Cảm xúc này
đã trổi dậy khi tôi đọc được
tên một vị anh hùng nào ghi trên bảng
tên đường như Trần Hưng Đạo, với
chiến công hiển hách trên sông Bạch
Đằng, hình ảnh ngài rút gươm chỉ
dòng sông Bạch Đằng thề rằng :
Chưa tan lũ giặc ta chưa về. Hay những anh
hùng áo vải Lê Lợi, Nguyễn Huệ
mơ thành người Quang Trung. Một Lê Lai liều
mình cứu chúa, đổi áo cẩm
bào. Một Phạm Ngũ Lão ngồi đan giỏ,
nghĩ chuyện cứu nước, bị ngọn
giáo của quân giặc xuyên vào
đùi mà vẫn không nhúc nhích.
Nhưng nay Sàigòn yêu mến của
tôi đã bị đổi tên, đổi theo
một số con đường thân thương
khác bằng những cái tên nhà quê lạ
hoắc. Cũng bởi vì một số người
trong tập đoàn thống trị đã tự
dựng lên một trang sử khác theo đúng
ý của họ, rồi bắt mọi người phải
ca tụng vỗ tay.
Tôi hoàn toàn bị dị ứng rồi
các bạn ạ !
Một hôm nọ nhân ngồi tán gẫu
với một anh bạn còn bám trụ giữ
làng ở lại trong nước, không bắt
chước cây cột đèn tìm đường
vượt biên như các bạn bè khác.
Anh kể một câu chuyện rất nhiệt tình
về chính sách của Mỹ đối với
Việt nam, nghe cũng bùi tai nhưng chưa biết
độ chính xác nằm ở chỗ nào.
Đó là hai cuộc phỏng vấn của hai du
học sinh xin đi Mỹ học đại học. Cậu
thứ nhất trả lời câu hỏi bố mẹ
làm nghề gì ?
Bố là cán bộ.
Mẹ là đảng viên.
Gia đình giàu có.
Học hành bê tha.
Với bài vè 4 chữ như thế, cậu
được chọn ngay lập tức không cần
phải đắn đo.
Cậu thứ hai trả lời câu hỏi
tương tự như sau:
Bố đi cải tạo.
Mẹ bán chợ trời.
Gia đình eo hẹp.
Học hành giỏi giang.
Cậu này bị rớt đài.
Có bạn tức khí bảo, sao Mỹ dạo
này chơi với Việt Nam lâu cũng bắt
chước cái trò chọn
lý lịch đỏ kỳ
cục như vậy.
Không, các bạn hãy nghĩ cho kỹ rồi
mới thấy bọn Mỹ cao kế chẳng thua gì
Khổng Minh Gia Cát Lượng của ta. Anh sinh
viên nhà giàu học dốt kia được
sang Mỹ du học một thời gian sẽ mở to con mắt
ra, biết thế nào là thế giới văn
minh tự do. Sau này về nước sẽ làm
cuộc cách mạng thay đổi trước tiên
là bố mẹ, sau đến đất nước.
Vì con đảng
sẽ nắm chính quyền, còn con cải tạo
suốt đời lầm than.
Bác chẳng bảo trồng cây cũng như trồng
người. Người bác trồng đã bị
mục nát, hãy
để cho bọn Mỹ nhào nặn ra một giống
mới xem có khá hơn chút nào không ?
Văn Quàng tôi chỉ có một
chút nhận xét và cảm nghĩ thô thiển
phát xuất từ đáy lòng, viết ra cho
đỡ tức khi thấy những điều trông
thấy mà đau đớn lòng.
Văn Quàng.
Mùa
hè 2007.
(Sưu Tầm Liên Mạng chuyển)