SU'U TÂ`M 31

Home | BÀI VIÊ'T | BÀI VIÊ'T [tt] | BÀI VIÊ'T 1 | BÀI VIÊ'T 2 | BÀI VIÊ'T 3 | BÀI VIÊ'T 4 | BÀI VIÊ'T 5 | BÀI VIÊ'T 6 | BÀI VIÊ'T 7 | BÀI VIÊ'T 8 | BÀI VIÊ'T 9 | BÀI VIÊ'T 10 | SUY NGÂM~ | SUY NGÂM~ [tt] | SUY NGÂM~ 1 | SUY NGÂM~ 2 | SUY NGÂM~ 3 | SUY NGÂM~ 4 | SUY NGÂM~ 5 | SUY NGÂM~ 6 | SUY NGÂM~ 7 | SUY NGÂM~ 8 | HU'U~ ÍCH | HU'U~ ÍCH [tt] | HU'U~ ÍCH 1 | HU'U~ ÍCH 2 | HU'U~ ÍCH 3 | HU'U~ ÍCH 4 | HU'U~ ÍCH 5 | HU'U~ ÍCH 6 | HU'U~ ÍCH 7 | HU'U~ ÍCH 8 | HU'U~ ÍCH 9 | HU'U~ ÍCH 10 | VA(N | VA(N VUI | VA(N VUI [tt] | VA(N VUI 1 | TA.P GHI | TA.P GHI [tt] | TA.P GHI 1 | TA.P GHI 2 | TA.P GHI 3 | TA.P GHI 4 | TA.P GHI 5 | TA.P GHI 6 | TA.P GHI 7 | TA.P GHI 8 | TA.P GHI 9 | TA.P GHI 10 | TA.P GHI 11 | TA.P GHI 12 | TA.P GHI 13 | TA.P GHI 14 | TA.P GHI 15 | TA.P GHI 16 | TA.P GHI 17 | TA.P GHI 18 | TA.P GHI 19 | TA.P GHI 20 | TA.P GHI 21 | TA.P GHI 22 | TA.P GHI 23 | TA.P GHI 24 | TA.P GHI 25 | TA.P GHI 26 | TA.P GHI 27 | TA.P GHI 28 | TA.P GHI 29 | TA.P GHI 30 | TA.P GHI 31 | TA.P GHI 32 | TA.P GHI 33 | TA.P GHI 34 | TA.P GHI 35 | TA.P GHI 36 | TA.P GHI 37 | TA.P GHI 38 | TA.P GHI 39 | TA.P GHI 40 | TA.P GHI 41 | TA.P GHI 42 | VINH~ BIÊ.T | TÀI T̀NH/-DÔ.C -DÁO | THÚ VI. | A(N NGON | LINKS | CU'̉'I CHÚT CHO'I | SU'U TÂ`M TÊ'U | SU'U TÂ`M TÊ'U [tt] | BA.N NGHI~ G̀ ? | THAM SÂN SI | KHÔ? | TÔN GIÁO

TA.P GHI 35

hs_3bongtrang_paint_strokes.jpg

 

 

B Và M, Và Ph

(Tác gi: Khôi An)

 

 

Tác giả từng phải rời bố mẹ để vượt biển từ tuổi học tṛ, hiện là một kỹ sư điện tử, cư dân San Jose, đă nhận Giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2013. và là một trong những tác giả đạt số lượng người đọc nhiều nhất trên Việt Báo online.

 

* * *

 

Tiệm phở Kim Long, 2 giờ chiều thứ Bảy, khá thoải mái. Không có khách đứng chờ đầy trước cửa, không có người ngồi san sát, ăn uống rộn ràng, và không có cái huyên náo chóng mặt của những giờ ăn trưa.

 

Vắt chanh vào tô phở đang bốc khói, tôi chợt nhớ là đă lâu lắm tôi mới trở lại đây.

 

Thời mới lớn ở Sài g̣n, tôi được dạy rằng con gái không nên đi ăn tiệm một ḿnh, và ư nghĩ đó đă theo tôi một thời gian dài. Sau ba mươi năm sống, làm việc ở Mỹ, và đi nhiều nơi trên thế giới, tôi đă học được sự dạn dĩ và tự tin của người Tây phương. Tôi nghiệm ra rằng, có những điều tôi coi là "chân lư" khi xưa thật ra chỉ là những ràng buộc hay quan niệm lỗi thời, nhất là những "luật lệ" dành cho phái nữ.

 

Cho nên, hôm nay khi đi ngang quán, nhớ ra rằng từ sáng tới giờ ḿnh đă làm xong nhiều việc trừ việc tiếp năng lượng cho cơ thể, tôi chỉ ngần ngại vài phút, rồi ghé vào.

 

Nhưng, khi tô phở bưng ra, tôi bỗng thấy thiếu thốn quá. Bởi v́ chỉ có ḿnh tôi ngồi đây ..

 

*

 

Bố tôi thích văn chương, và thích ăn phở. Tôi thừa hưởng của Bố cả hai điểm này. Tôi nghe nói có nhiều người ghiền phở, có thể ăn phở thay cơm cả tuần lễ. Bố và tôi th́ không tới "đẳng cấp" đó, nhưng nếu phải ăn phở liên tiếp mấy ngày chắc tôi sẽ không thấy khổ sở, khó khăn ǵ lắm.

 

Mẹ tôi th́ lại không thích phở. Thời tôi bắt đầu biết nghĩ, cũng là lúc cả nước ch́m trong cơn họa đói kém, tôi thường tự hỏi có phải Mẹ tôi nói vậy để nhường miếng ăn cho chồng con không (thưở đó, hầu hết các bà mẹ Việt Nam đều chẳng thích ăn ǵ cả.) Chứ - theo tôi, ai mà không thích ăn phở!

 

Từ mấy chục năm trước, nhà văn Thạch Lam đă viết rằng thưởng thức phở ngon là "một nghệ thuật đáng kính". Nhưng, viết để ca tụng phở, để đưa phở lên ngôi th́ chắc không ai vượt được nhà văn Vũ Bằng.

 

Đối với ông Vũ, tô phở vừa là một bức tranh lộng lẫy "Một nhúm bánh phở; một ít hành hoa thái nhỏ, điểm mấy ngọn rau thơm xanh biêng biếc; mấy nhát gừng màu vàng thái mướt như tơ; mấy miếng ớt mỏng vừa đỏ màu hoa hiên vừa đỏ sẫm như hoa lựu .. ba bốn thứ màu sắc đó cho ta cái cảm giác được ngắm một bức họa lập thể .." Vừa là một kết hợp tuyệt diệu của hương và vị "Nước dùng nóng lắm đấy, nóng bỏng rẫy lên, nhưng ăn phở có như thế mới ngon. Thịt th́ mềm, bánh th́ dẻo, thỉnh thoảng lại thấy cay cái cay của gừng, cay cái cay của hạt tiêu, cay cái cay của ớt; thỉnh thoảng lại thấy thơm nhè nhẹ cái thơm của hành hoa, thơm hăng hắc cái thơm của rau thơm, thơm d́u dịu cái thơm của thịt ḅ tươi và mềm .. rồi th́ ḥa hợp tất cả những vị đó lại, nước dùng ngọt cứ lừ đi, ngọt một cách hiền lành, êm dịu, ngọt một cách thành thực, thiên nhiên, không có chất ǵ là hóa học .." (*)

 

Khi đọc rằng mùi phở có "sức huyền bí quyến rũ", tôi hết sức đồng ư với ông Vũ. Nhưng khác với năm 1952 thời mà ông nói rằng người giàu hay nghèo đều có thể thưởng thức phở, trong những năm cuối thập niên bảy mươi và đầu tám mươi, phở đă trở thành món ăn rất xa xỉ và xa vời đối với rất nhiều người Việt.

 

Sau chiến tranh, chính quyền Hà Nội vơ vét tài nguyên cả nước để trả nợ cho các nước đàn anh, Việt Nam bị Hoa Kỳ cấm vận, và chính sách "hợp tác xă" ngu dốt, bất công làm cho nông dân không muốn sản xuất. Ba vấn đề dồn dập đă xô cả nước vào cảnh đói, nhất là ở những thành phố nơi thực phẩm không tới được như Sài g̣n. Gia đ́nh tôi c̣n thuộc một "giai cấp" được liệt kê rơ trong câu thành ngữ mới "Nhà văn, nhà báo, nhà giáo: nhà nghèo", cho nên thiếu thốn là chuyện đương nhiên.

 

Thời đó, Sài g̣n xác xơ. Những con đường đông vui, nhộn nhịp ngày trước chỉ c̣n lại vài hàng quán lèo tèo, ngơ ngác. Nhưng ở đầu đường nhà tôi vẫn c̣n một xe phở, người trong xóm gọi là phở chú Lưu.

 

Xe phở trông đặc biệt quyến rũ vào buổi tối. Có lẽ, ngọn đèn néon treo lơ lửng trước quầy đem lại chút ấm áp cho góc phố buồn hiu. Có lẽ, ánh sáng của ngọn đèn và cái tối ở chung quanh càng làm cho chiếc tủ kính nhỏ thêm rực rỡ, nổi bật miếng thịt ḅ tái đỏ óng, và những cục ḅ viên nâu hồng, mũm mĩm.

 

Thời đó, ở nhà tôi chỉ có ai bị đau nặng mới được ăn phở. Những lúc đó tôi thường t́nh nguyện đi mua, để được ngắm chú Lưu làm phở. Chú lật tấm lá chuối xanh nơn che trên rổ bánh phở, hé ra những sợi phở to bản, trắng mươn mướt. Bốc một nhúm bánh bỏ vào cái rổ có cán dài. Múa tay nhúng rổ vào nồi nước đang sôi. Đảo qua, đảo lại, rồi nhấc lên, xóc xóc mấy cái. Đập đập vào thành nồi cho ráo rồi đổ bánh vào tô. Nhón hai lát thịt chín nâu nhạt xếp lên trên. Nhẹ tay nâng cục thịt tái ra khỏi tủ kính, lia dao thái vài miếng mỏng tanh bày bên cạnh. Rải lên mặt tô ít hành hoa xanh biếc. Lật nắp thùng nước lèo. Một làn khói bay lên, tỏa mùi hồi, quế, xương ḅ mùi hương phở - nồng ấm, quyến rũ. Một tay cầm tô, một tay cầm cái muôi lớn, khoát nhẹ cho những sao mỡ vàng óng chạy dạt ra. Múc một muôi nước, đảo tay đúng một ṿng, nước chan vào tô vừa hết .. Từng bước, chính xác, nhịp nhàng, Tác Phẩm Phở được hoàn thành bằng đôi tay dẻo như múa của chú Lưu trước sự say sưa theo dơi của tôi.

 

Bây giờ, đôi khi mấy đứa con tôi bỏ phí thức ăn, tôi vẫn nhắc "Hồi nhỏ, chỉ khi nào Mẹ hay các cô bị đau dữ lắm mới được ăn phở .." Mà, tội nghiệp, lúc mạnh khỏe th́ thèm chứ lúc đau ốm, đắng miệng, ăn đâu thấy ngon. Húp vài muỗng, nhăn mặt, đẩy qua một bên. Tô phở được đậy lại, để dành cho người ốm, từ sáng tới chiều.

 

Niềm vui chính của tôi lúc đó là quanh quẩn trên căn gác nhỏ đầy sách của Bố, tha thẩn thăm viếng từ quyển này sang quyển khác. Có những đêm đă khuya, Bố lên gác gặp tôi vẫn đang ngồi ở đó. Bố rót cho tôi một ly trà làm bằng một công thức lá, hạt do ông tự nghiên cứu, ngâm nước sôi trong lon Guigoz. Ấp hai tay hai bên ly trà nóng, tôi ngồi xếp bằng bên cạnh Bố, thưởng thức cái ấm áp, gần gũi giữa hai Bố con trong đêm im vắng.

 

Tôi yêu cái hạnh phúc thinh lặng, nhẹ nhàng. Ở bên nhau, không nói hay làm điều ǵ quan trọng nhưng ḷng rung lên một niềm tŕu mến. Những khoảnh khắc như thế lưu lại trong tôi rất lâu, êm đềm và sâu lắng. V́ thế, tôi thích theo Bố đi dạo phố. Hai Bố con đi ḷng ṿng, có khi ghé vào tiệm sách, đứng đọc một lúc rồi về. Chỉ có thế, nhưng tôi thấy vui vẻ, b́nh an khi đi bên Bố trong đám đông người.

 

Hồi đó, trong cảnh đói khổ, chứng kiến biết bao nhiêu điều nát ḷng ở chung quanh, tôi nghĩ rằng ḿnh c̣n có cái lót dạ dày là may mắn rồi. "Miếng ăn là miếng tồi tàn", tôi hiểu và nhớ lời cha mẹ dạy. Tôi không than phiền khi đói và không tỏ ra thèm thuồng món ǵ. Ít ra, là tôi nghĩ như thế.

 

Nhưng, có lẽ v́ Bố là Bố của tôi nên ông biết tôi rơ hơn.

 

Một buổi tối, Bố dắt tôi đi ra phố. Đến đầu đường, ông dừng lại, bảo tôi "Con ăn phở nhé." Tôi ngạc nhiên, tṛn mắt nh́n Bố. Hôm đó tôi không bị đau, cũng không làm được điều ǵ đặc biệt. Phải mất cả mấy phút tôi mới hiểu là Bố muốn tôi được ăn phở, chỉ vậy thôi.

 

Bố gọi cho tôi một tô phở tái có cả ḅ viên, món mà tôi rất thích. Và ông ngồi bên cạnh, chờ tôi ăn. Được thuởng thức cả một tô phở dĩ nhiên là sung sướng, nhưng điều lạ là tới giờ tôi không c̣n nhớ hương vị tô phở đó mê ly cỡ nào. Tôi chỉ nhớ cảm giác thật hạnh phúc và đặc biệt, giống như tôi là vô cùng quan trọng đối với Bố, giống như tôi là con cưng nhất của Bố.

 

*

 

Bây giờ - mấy chục năm sau, tôi đă hiểu rằng ngày đó Bố không có đủ tiền để đăi cả sáu đứa con cùng một lúc. Tôi đoán rằng Bố đă lặng lẽ để dành tiền, đến khi vừa đủ, Bố dắt một đứa đi ăn. Có thể không phải đứa nào cũng ăn phở. Có lẽ Bố chọn cho mỗi đứa một món. V́, Bố biết tính các con của Bố.

 

Khi Bố Mẹ tôi qua Mỹ đoàn tụ, tôi đă có thể mời Bố Mẹ đi ăn nhiều món ngon ở vùng Bắc Cali. Dần dần, tôi đă tin rằng Mẹ tôi thật sự không thích phở (bà chỉ thích ăn ngọt, thí dụ như các loại chè và đậu hũ nước đường có nhiều gừng.) Và Mẹ tôi cũng thật sự không thích đi ăn tiệm, cho nên chúng tôi chỉ đem các món đến nhà biếu Mẹ. Chỉ có Bố là thích đi ăn tiệm với chúng tôi. Và trong các tiệm phở, Bố thích nhất là phở Kim Long.

 

Cách đây khoảng sáu năm, Bố tôi bắt đầu bị lẫn. Dấu hiệu đầu tiên là Bố không phản đối ǵ khi tôi và cô em kế hè nhau dọn pḥng Bố, vất hết báo cũ mà Bố sưu tập, chất đống dưới sàn. Hôm đó, tôi cũng hơi lấy làm lạ, nhưng chỉ nghĩ Bố không c̣n quan tâm tới sách báo nhiều nữa v́ đă lớn tuổi rồi. (Sau đó, tôi mới học được rằng khi một người bỗng dưng đổi tính nết rơ rệt, từ nhiều cá tính sang quá dễ dàng hay ngược lại, th́ rất có thể là óc có vấn đề.) Lúc đó, tôi không ngờ rằng khi tôi hí hửng "giải tỏa" đống báo cũ cũng là lúc sự minh mẫn của Bố đang bị tuổi già lấy đi. Giống như những tờ báo tôi đă vất ra khỏi nhà, sự minh mẫn đó không bao giờ trở lại.

 

H́nh chụp quang tuyến cho thấy trong đầu Bố có nước, nhưng bác sĩ không thể xác nhận đó là nguyên nhân cho sự suy yếu của năo bộ hay v́ bệnh Alzheimer. Bệnh Alzheimer th́ không chữa được, khoang năo có nước th́ có thể giải phẫu nhưng kết quả không chắc chắn. Hơn nữa, ở tuổi của Bố tôi, giải phẫu óc là một mạo hiểm quá lớn. Cho nên, chúng tôi chỉ biết theo dơi những thay đổi trong đầu óc Bố, đến từng bước, từ từ, lạnh lùng.

 

Thời gian đầu, Bố có một tính mới là rất thích đi xe hơi. Nh́n thấy xe hơi của bất cứ ai là ông muốn leo lên và khi lên rồi th́ không chịu xuống. V́ thế, mỗi cuối tuần tôi đều lại chở Bố đi xe hơi cho thỏa thích. Tôi chở Bố đi chợ, đi công viên, và dĩ nhiên đi ăn phở.

 

Lúc đầu, hai Bố con mỗi người một tô. Dần dần, Bố ăn uống không được gọn gàng như trước cho nên tôi không ăn, chỉ ngồi canh Bố. Những lúc đó tôi thường nhớ lại tô phở duy nhất đi ăn riêng với Bố. Ngày xưa, Bố ngồi bên cạnh, vui vẻ chờ tôi ăn. Ngày nay, tôi cũng ngồi chờ Bố ăn nhưng trong ḷng man mác nghẹn ngào. Tôi nghĩ đến chu kỳ của đời người. Bệnh tật làm cho người già trở thành trẻ thơ, nhưng chăm sóc người già khó hơn rất nhiều. Bởi v́, khi ở bên trẻ thơ, nh́n chúng lớn như một cây non tươi đẹp, ḷng ḿnh hăng hái với những dự tính tương lai. Ngược lại, sự lụi tàn của cha mẹ già luôn đem lại nhiều xót xa, tiếc nuối.

 

Tuy vậy, mỗi lần đi ăn với Bố, tôi đều tự nhắc rằng ngày hôm nay là một món quà của thời gian, và tôi nên trân trọng từng giây phút. Bởi v́, ở t́nh trạng của Bố, có thể tuần sau món quà đó không đến nữa.

 

Điều tôi nghĩ đă thành sự thật. Những buổi đi chơi đơn giản đó đă chấm dứt khoảng hơn sáu tháng nay. Tôi vẫn đến thăm Bố cuối tuần, nhưng gần đây Bố không c̣n thích đi đâu và ông không c̣n tự ăn được nữa.

 

Cho nên, đă lâu lắm, tôi mới trở lại tiệm Kim Long. Chỉ một ḿnh.

 

*

 

Rồi kư ức tôi lại lang thang về với một bữa ăn mới gần đây ..

 

Mùa lễ Giáng Sinh năm ngoái, tôi ghé pḥng nội trú của con trai, giúp cháu dọn đồ về nhà giữa hai khóa học. Hai cậu bạn ở chung pḥng đă lên máy bay từ sớm, để lại căn pḥng như thành phố sau cơn băo. Bản năng Mẹ nổi lên, tôi nhất định dọn dẹp trước khi rời pḥng.

 

Khi căn pḥng trở nên sạch sẽ th́ cũng đă tới giờ ăn chiều. "Hay là con dắt mẹ vô cafeteria - chỗ con thường ăn, để mẹ thử cho biết?" Vừa nói tôi vừa mỉm cười tựa như đang nói giỡn. Bởi v́, tôi muốn dọn đường cho con không thấy khó xử, nếu nó muốn từ chối. Tôi đọc rằng con nít bên Mỹ vừa mới lớn đă không muốn đi chung với cha mẹ, sợ bạn bè nghĩ là ḿnh không "ngon lành", không "cool". Tôi nghe nói con trai càng không thích đi với mẹ, bởi v́, trong mắt bạn bè, h́nh ảnh đó rất "con nít", rất không "tạo ấn tượng", nói chung là rất "nhà quê".

 

V́ vậy, tôi cảm thấy vui và hơi ngạc nhiên khi con trai tôi gật đầu không chút ngần ngại.

 

Cafeteria lớn và đẹp với đủ loại thức ăn được sắp xếp rất mỹ thuật. Không khí nhộn nhịp của đám sinh viên vừa xong khóa học, thoải mái và háo hức làm cho tôi thấy thật rơ cái hạnh phúc ngời ngời của những người trẻ may mắn ..

 

Có những điều đẹp đẽ và sâu sắc đến với chúng ta một cách t́nh cờ trong đời.

 

Khi dắt tôi đi ăn, chắc Bố không nghĩ điều ǵ xa xôi hơn là đăi đứa con gái nhỏ một "chầu phở". Nhưng, hành động đó không những trở thành một kỷ niệm sâu đậm mà c̣n cho tôi một bài học quư báu khi làm mẹ. Rằng, thỉnh thoảng chúng ta nên dành th́ giờ đi chơi và tṛ chuyện với từng đứa con. Trong lúc đó, ta cho con tất cả sự quan tâm, chú ư, và ngược lại. Những khoảnh khắc đó sẽ trở nên những kỷ niệm rỡ ràng, sẽ đem lại một cảm xúc tŕu mến, b́nh an, nhẹ nhàng nhưng sâu lắng, và sẽ tồn tại rất lâu.

 

Ngày hôm đó, ngồi đối diện với con ở cafeteria, tôi cảm được bài học đó thật là rơ nét. Và cũng trong lúc đó, những kư ức với Bố Mẹ bỗng dưng trở về, quấn quít với niềm vui xen lẫn chút tự hào về đứa con trai bé bỏng ngày nào nay đang trở thành người lớn. Người lớn đủ để sải những bước nhanh nhẹn và tự tin trong sân trường bên cạnh bà mẹ nhỏ bé, xuềnh xoàng trong bộ quần jean áo thun và mái tóc cột ngược lên.

 

Tôi biết bữa ăn với con trai sẽ được cộng thêm vào rương kỷ niệm của tôi, bên cạnh lần đi ăn phở với Bố.

 

Thời gian rất vô t́nh, cho nên điều duy nhất chúng ta có thể làm là chú ư, trân quư, và thưởng thức những cảnh đẹp, những hương thơm, những thương mến, và những nụ cười trên con đường đời mà ai cũng đi qua. Xin đừng hối hả.

 

KHÔI AN

 

(*) Trích từ Miếng Ngon Hà Nội của Vũ Bằng

 

(Khánh Dung sưu tm và chuyn)

 

 

hs_3bongtrang_paint_strokes.jpg

website counter