Cuộc sống ngày
nay
(Hoàng Ngọc Nguyên)
Làm sao người ta có thể
tồn tại trong mùa đông suy thoái khắc
nghiệt này, đó là câu hỏi mà
mỗi người đang phải nghiêm chỉnh tự
đặt ra cho mình.
Tình hình kinh tế đang trở
nên tồi tệ. Những người đang bị
tai họa thì chẳng biết
làm sao qua được cái đại hạn
này, những người chưa bị tai họa cũng
cảm thấy phập phồng ngày đêm, chẳng
hiểu khi nào thì sao quả tạ giáng xuống
đầu mình - và dĩ nhiên gia đình
mình.
Cách sống mới
Nói tóm gọn, chúng ta
đã biết nạn thất nghiệp trong tổng kết
mới nhất đã lên đến 7.6%. Tính ra với đà gia tăng
hiện nay, quí đầu tiên của năm sẽ
kết thúc với con số thất nghiệp có
thể lên đến tỷ lệ 8.5%, nghĩa là
cứ 12 người thì có một người thất
nghiệp. Kinh tế của Mỹ trong quí tư
năm 2008 đã giảm đến 3.8 % trong tổng sản
lượng nội địa, con số suy thoái lớn
nhất mà người ta được biết kể
từ năm 1981. Tổng thống Barack Obama
nhậm chức từ ngày 20-1. Sau ba tuần,
ông vẫn còn vật lộn với những
người trong đảng Cộng Hòa để
đưa ra một chương trình “kích thích,
phục hồi kinh tế và tái đầu
tư”, vì những người trong đảng
này đang gia tăng sức kháng cự, cố
phòng thủ thật chặt chẽ để cho
ông Obama không thể làm bàn dễ
dàng được. Làm cho kinh tế đi xuống
như ông Bush thật dễ, nhưng thật khó
thay cho ông Obama chận lại được một vật
đã trên đà rơi tự do,
nhất là vật đó nặng nề như một
nền kinh tế của hơn 300 triệu dân. Cách đây chưa đến sáu
tháng, người ta nói rằng có lẽ bắt
đầu nửa năm sau thì suy thoái sẽ chậm
lại. Cách đây ba tháng, người
ta cho rằng chậm nhất là đến đầu
sang năm là kinh tế sẽ bắt đầu
nhích lên. Bây giờ người
ta khất cho ông Obama thêm sáu tháng nữa.
Không phải vì người ta thương
tình ông phải vướng vào “cái ngu” thứ hai trong bốn cái ngu (làm
mai, lãnh nợ, gác cu, cầm chầu) của
con người, mà vì biết rằng trong vụ
này thì không thể hoang tưởng được.
Vấn đề đặt ra cho ngưòi dân thật
giản dị: mất việc
làm là mất tất cả, có nghĩa là cuộc sống
hàng ngày vốn chưa hề thực sự
là một vấn đề trong giấc ngù
chúng ta nay đã trở thành vấn đề
thực sự trong cuộc sống hàng ngày. Khi đồng tiền khó kiếm, người
ta mới hiểu được ý nghĩa của
đồng tiền là gì, chỉ trừ những
người không phải kiếm tiền để sống,
dù rằng đối với nhiếu người
có thể khi đã hiểu ra thì quá muộn.
Dĩ nhiên bây giờ không phải
là lúc người ta nghĩ đến cuộc sống
xa hoa, cho dù một thiểu số nhỏ ở Wall
Street có thể đang cảm thấy bực bội,
lúng túng vì quyết định của Tổng
thống Barack Obama giới hạn thù lao tối đa
họ có thể nhận được từ
công việc của mình chỉ là nửa triệu
một năm. Hay 500,000 cho 12 tháng. Một tháng chỉ được $40,000.
Tiền đâu mướn anh bồi, chị bếp,
người chăm sóc trong nhà, người
lái xe, người cắt cỏ
… Bởi thế mà có người đã
lo xa, chỉ mướn những người di dân bất
hợp pháp cho rẻ và khỏi cần lo bảo
hiểm gì cho họ. Những người đó
tuy thế chỉ là một thiểu số nhỏ
ăn trên ngồi trốc trong xã hội, cho
dù có người đã lọt được
vào hàng ngũ của chính
quyền Obama. Ta nay chỉ nhìn đến cái tuyệt
đại bộ phận người dân đang đứng
ngồi không yên hiện nay.
Người dân hiện nay nói chung
chỉ nhìn quanh quẩn những nhu cầu rất
bình thường trong cuộc sống, và chỉ
nói đến những nhu cầu căn bản
và có tính vật chất để tồn tại
qua ngày. Chẳng ai dám bàn đến
những nhu cầu đời sống tinh thần lúc
này. Chủ yếu vẫn là
chuyện nhà ở.
Cơm ăn áo mặc. Thuốc men. Học hành. Có công ăn
việc làm là có thể có tất cả
hay gần như tất cả. Không có công ăn việc làm, tất cả đều
trở nên bấp bênh, hay thậm chí chẳng
còn.
Trời sinh voi, trời sinh cỏ
Người Á Đông nói chung, và
người Việt Nam chúng ta nói riêng,
đã quen sống trong những hoàn cảnh
căng thẳng, nghèo khổ, tuyệt vọng hơn;
chúng ta đã “trưởng thành trong
khói lửa”, lớn lên từ những kinh
nghiệm “mưu sinh thoát hiểm” như kiểu
buôn bán chợ trời, buôn bán đường
dài … Trả lời cho câu hỏi sống
như thế nào đây, chúng ta chỉ
có một câu trả lời, cứ theo cách sống
của người Á Đông mà nay người
phương tây cũng phải bắt chước: tri
túc tiện túc đãi túc hà thời
túc. Khéo ăn thì no,
khéo co thì ấm. Nhưng nhà ở
không chỉ là mái che trên đầu,
như trước đây người nông dân
Việt Nam
chỉ cần một cái chòi, người
nghèo thành thị chỉ cần một cái
chái. Người ta còn cần điện,
nước, máy sưởi mùa đông,
máy lạnh mùa hè. Những khi cái
hóa đơn tiền điện, tiền gas đến,
thì có đến 99% nhăn mặt, 1% mặt dửng
dưng. Bởi thế, có thể
mùa đông người ta phải chịu lạnh
hơn, mùa hè chịu nóng hơn. Chỉ vặn máy khi ở nhà. Mùa đông mặc thật nhiều
áo, kể cả khi kên giường. Mùa hè thì cứ xem như đang ở
Saigon, trong nhà ở trần mặc
quần đùi là tiện nhất. Nếu mất
việc mà bị mất nhà, thì thôi lại
cứ bắt chước kiểu cũ đại gia
đình đông vui, ông bà, cha mẹ, con
cháu gom lại - ngay cả người Mỹ bây
giờ cũng thế. Con cái ra trường mà
không kiếm được công ăn
việc làm thì trở lại mái nhà
xưa. Chẳng tốn tiền nhà
đã đành. Chẳng tốn
cả tiền ăn, tiền utilities. Người ta
hay nói cha mẹ Mỹ hay bắt con cái tự lập,
nhưng ngày nay người ta đã sống trong
xã hội càng ngày càng đa văn
hóa, cho nên họ cũng tỉnh ngộ mà rộng
rãi hơn với con cái. Tuy nhiên, nước
mắt chảy xuống, không phải lúc nào
con cái cũng sẵn sàng, rộng rãi với
cha mẹ. Cuộc sống gia đình đông vui
thì có chung đụng, và không phải
lúc nào người ta cũng biết “sống
chung hoà bình”, bởi vì trong khi người
Mỹ có thể học được ở người
Á Đông cách sống tập thể, thì
người Á Đông qua đây cũng học
được nhanh chóng ở người Mỹ
“the American way” - ai tiêu người nấy trả.
Cha mẹ già thì đã có
nursing homes.
Đương nhiên không thiếu
gì người, không thiếu những gia
đình lâm vào cơn khủng hoảng
tài chánh nghiêm trọng. Ngân sách gia
đình sẽ thiếu hụt, căng thẳng.
Với những người Mỹ quen thói vung tay
quá trán, ăn ngoài thường hơn ăn
ở nhà, đi chơi xa gần trong những dịp
lễ bất kể tài khoản vãng lai trong
ngân hàng còn bao nhiêu hay nợ thẻ
tín dụng đã lên đến mức
nào, và mua sắm trang bị trong nhà hay chạy
xe hơi mới không tính đến nợ nần,
vì tin vào những khoản đầu tư trong
tiền lương hàng tháng … chắc chắn
họ sẽ gặp khó khăn. Nhiều người
Á Đông qua đây cũng học đòi
theo kiểu “sang như Mỹ”,
nhưng trong dòng máu bất khuất vẫn
còn da vàng, nên có tính cố thủ
trong những quỹ tiết kiệm an toàn và
trong cách ăn uống chừng mực. Nếu gặp
kinh tế khó khăn, nhiếu người sẽ theo chính sách “mì gói
làm chuẩn”. Người Việt chúng ta, nhất
là những người thuộc lớp “baby
boomers” đã sống trong thời ăn khoai
mì độn cơm không quen việc “ăn một
nửa đổ một nửa”. Qua
bên này con cái có thay đổi, nhưng
đa số người lớn chẳng mấy đổi
thay. Cái ăn không phải là một vấn
đề lớn đối với những gia
đình “có căn cơ”.
Nếu thấy sự suy trầm trong các cửa
hàng bán lẻ trong những ngành hàng vốn
thông dụng nhất như áo quần, giày dép
hay đồ chơi trẻ con, chúng ta mới hiểu
được câu nói của Tổng thống
Barack Obama: “Yes, we can !”. Vâng, người Mỹ có thể
làm tất cả. Khi hết tiến hay sợ hết
tiền, họ có thể nhanh chóng từ bỏ
ngay một văn hóa tiêu thụ dựa trên sự
quyến rũ của thẻ tín dụng.
Họ không còn điên rồ mua sắm
áo quần, giày dép dù không có
đủ thời gian mặc và cũng không đủ
chỗ trong nhà để máng, và dù
cách ăn mặc của họ vẫn có
tính “casual” xuềnh xoàng ngay cả khi
đi làm. Thông thường, người ta cũng
biểu lộ tất cả tình thương yêu lên
con cái, nhất là những đứa còn nhỏ,
bằng cách đi đến Toys R’Us tha về
không sợ chật nhà chật cửa đồ
chơi cho trẻ con. Nhưng bây giờ
thì họ đã nhận ra áo quần có
sẵn đã đủ mặc, đồ chơi
có sẵn đã đủ chơi. Ngay cả người Việt, phần lớn
đã ở đây chẳng có ai thiếu quần
thiếu áo. Họ chẳng có đi
đâu, mà cũng chẳng phải là ông
này bà nọ, mà cần nhiều áo nhiều
quần. Cái dịp thực sự cho họ
đóng bộ cho người ta sợ có lẽ cũng
phải tự kiếm mới có. Vả lại,
đối với một số người không
màng ăn mặc, họ chép miệng:
Cứ xem trên mấy show của Thúy Nga và Asia, các ca sĩ thời nay mấy ai
có áo có quần đầy đủ mà
vẫn ăn nên làm ra đấy thôi. Cái
thời người ta đến với ca sĩ vì giọng
ca cao sang như từ thiên đàng vọng xuống
của Thái Hiền đã hết rồi.
Tình hình suy thoái hiện
nay có một hệ quả thấy rõ, ít nhất
là trong một thời gian trước mắt. Nhiều người trẻ
tuổi sẽ không thể đi học nữa.
Bình thường người Việt chúng ta, vốn
là người Á Đông, coi trọng sự học,
coi trọng bằng cấp, và hoàn cảnh
nào cũng cố cho con đi học, dù cho nhiều
khi cho con đi học cũng chẳng biết để
làm gì, như những năm sau năm 1975. Những người trẻ tuổi cũng muốn
tìm cách đến trường, cho dù phải
đi làm thêm - trừ phi những người
đã có chí đi làm nail, làm
tóc. Thế nhưng trong tình hình hiện
nay, ở college hay đại học người ta vừa
giới hạn số sinh viên được thu nhận, vừa gia tăng học
phí, vừa giảm trợ cấp. Nhiều
nguời không kiếm được việc làm cũng
muốn đi học, nhưng kiếm việc làm cũng
khó mà kiếm một chỗ ở nhà trường
cũng khó. Ở Việt Nam thời
trước, cha mẹ hy sinh để cho con cái đi
học thành tài cũng khó, nhưng không
tuyệt vọng như ở đây. Tuy nhiên,
Tổng thống Barack Obama, một người da đen
nhìn thẳng vào tình trạng giáo dục
sa sút trong chính cộng đồng
chủng tộc của ông, là người thấy
rõ được tầm quan trọng của việc “trăm
năm trồng người”. Chẳng bao
lâu nữa, người ta sẽ rõ thêm
ông sẽ làm gì trong cả 150 tỉ ông
định chi tiêu cho giáo dục.
Sức khỏe là vàng
?
Người ta vẫn quen nói sức khỏe
là vàng, nay có lẽ người thức thời
phải nói sức khỏe là bạc, bảo hiểm
là vàng, vì sức khỏe có thể
còn dễ kiếm hơn một chương trình
bảo hiểm sức khỏe vừa túi tiền
và vừa bao biện thỏa đáng cho những
chứng bệnh thông thường, những toa thuốc
phải mua hàng tháng.
Có nhiều sự thực đơn giản
để nhìn đến tình trạng mà
nhà bình luận Paul Krugman, người vừa
được giải Nobel về kinh tế, mô tả
“nước giàu có duy nhất mà thảm
họa kinh tế cũng sẽ là một thảm họa
y tế - trong đó hàng triệu người sẽ
mất bảo hiểm y tế cùng với mất
công ăn việc làm, và do đó
không làm sao có thể được chăm
sóc ở mức cơ bản được”.
Ám ảnh lớn nhất của người Mỹ
có lẽ không hẳn là công ăn việc
làm, mà chính là phí tổn y tế
quá lớn trong khi “cơ chế” của
xã hội có khuynh hướng ngày càng
đùn đẩy gánh nặng đó qua cho
chính người được “hưởng”
chăm sóc. Dĩ nhiên cả 12 triệu người
bị mất việc trong 13 tháng qua đã mất
bảo hiểm dã đành, nhưng trong 150 triệu
người đang còn đi làm, thật sự
bao nhiêu người được bảo hiểm y tế
? Những con số phổ thông 47 triệu người
không có bảo hiểm và cả 100 triệu
người nói chung không
có bảo hiểm hoặc có không thỏa
đáng có lẽ phải điều chỉnh
lên ít nhất 15-20%. Phần lớn các
công ty, xí nghiệp lớn ngày nay đã
điều chỉnh chế độ cung cấp bảo hiểm
y tế cho nhân viên, không cho vợ con hay chồng
con ăn theo, và bảo phí người làm việc
phải đóng hoặc cao hơn trước hoặc
phải chịu một mức “có thể khấu
trừ” (deductible) rất cao - đến $3.000 hay $4.000
một năm.
Tổng thống Bush từng nói
lên tính “nhân đạo” của chế
độ cấp cứu.
Ai không có bảo hiểm, nhưng cuối
cùng mà đưa đi cấp cứu thì chẳng
ai xét có bảo hiểm hay không mới điều
trị. Thế nhưng ông chẳng hiểu một khi
kêu xe cấp cứu dù đến nhà hay đến
nơi xảy ra tai nạn, thì người ta phải
trả ít nhất là $500-700 từ tiền
túi cho cái phí vận chuyển và cấp
cứu tại chỗ này - đến mức nhiều
người bị tai nạn xe giữa đường
không chịu lên xe cứu thương; khi vào
nhà thương, với một loạt xét nghiệm,
cần thiết và dự phòng và không cần
thiết, như thử máu, thử nước tiểu,
thử phân, siêu âm, chụp hình, làm
“Từ âm ảnh” MRI, nhiều người bay
hết cả dư số trong tài khoản ngân
hàng. Báo chí ngày càng đi vào
những thực tế não lòng của tình
hình chăm sóc y tế, phí tổn và bảo
hiểm hiện nay, cho thấy ngay cả những người
có Medicaid vì nghèo, Medicare vì già
mà còn không dám đi bác sĩ hay mua
thuốc. Trẻ em thì may thay tuần qua mới
được Tổng thống mới Barack Obama chiếu
cố bằng cách ký vào luật SCHIP
(State-Children Health Insurance Program) cho gần 5 triệu trẻ
em nghèo cũng được bảo hiểm - một
dự luật mà Tổng thống Bush từng chống
cho bằng được, vì nói chung ông
có ám ảnh là các công ty bảo hiểm
tư nhân sẽ bị ảnh hưởng nếu
chính phủ lo cho người dân nhiều
quá. Thế nhưng từng mảng, từng
mảng trong xã hội, vẫn có những người
cảm thấy hết sức bị đứng ngoài.
Ngay cả hơn chục triệu trẻ em đang bị hội
chứng bại não dưới hình thức
này hay hình thức khác vẫn đang ở
tình thế rất bấp bênh. Những người
ở những tuổi lỡ cỡ, chưa đến 66
tuổi để được xem là già,
nhưng lại đã quá tuổi 55-60 để
có thể kiếm việc làm khác, không
quá nghèo để xin Medicaid, không có tiền
đủ để mua bảo hiểm cũng tìm
cách trốn tránh bác sĩ, dược
phòng, dù không trốn tránh được
bệnh tật …
Cho nên, cuối cùng, điều kỳ vọng
có tính sống còn của người
dân đặt ra cho chính quyền Obama chính
là phần mà ông định dành cho việc
hỗ trợ những người vì thời cuộc
mà mất bảo hiểm y tế trong dự luật
phục hồi kinh tế đang được thảo luận
và đã được cơ bản thông qua
tuần này. Nhưng đó chỉ là bước
đầu trong một cuộc vận động cam go của
ông để thực hiện lời cam kết
ngàn vàng là một chế độ bảo
hiểm y tế để cho người ta không
còn cảm thấy thấp thỏm sống trên bờ
vực nữa. Bởi vì khi sức khỏe không
là vàng mà bảo hiểm là vàng,
thì người ta không dễ gì nói
“Nước Mỹ xin được dẫn đường
cho thế giới này trong việc đạt đến
những giá trị con người”.
HOÀNG NGỌC
NGUYÊN
(Bai Chuyen)