Lâm Hảo Dũng,
Một Mai Về Lại
Tam Biên Đó và những bài thơ
khác
Sinh năm 1945 tại Sóc Trăng. Phục
vụ trong quân lực VNCH. Đến Canada năm 1980 và
định cư tại quốc gia này. Tác
phẩm đã xuất bản: Ngày Đi
Thương Sợi Khói Bên Nhà (thơ), Đi
Giữa Thời Tan Nát (thơ), Tóc Em Dài Em
Cài Bông Hoa Lý (thơ)
“Đọc thơ Lâm Hảo Dũng để
nhớ về Bản Hét, gợi lại lúc
ghé Dakto, hay nhìn lại buổi chiều Hàm Rồng.
Ôi, Hàm Rồng cái tên đẹp đẽ
của ngọn núi như thế lại có
hình dáng rất là gợi cảm của bộ
phận sinh dục người phụ nữ. Những chuyến
không hành từ Sài Gòn hay Ban mê Thuột
trở về Pleiku khi nhìn thấy đỉnh núi
gợi cảm ấy là biết rằng đã gần
về sân đáp. Với thơ Lâm Hảo Dũng,
cảnh với người hình như có gì
ràng buộc với nhau và trong cuộc chiến,
cái giây phút mơ mộng hiếm hoi
đã làm tươi thắm hơn những rặng
núi mù lam vây kín chân trời:
“Con đường ấy vẫn hoen mầu bụi
đỏ. Gió lơ thơ nghe nắng mới
ngập ngừng. Anh sống thở trong
tâm hồn trai trẻ. Nghe nỗi buồn
đâu đó đến phân vân. Hoa cúc dại thắm trên đường
xa tắp. Và quê hương tha
thướt lá xanh trà. Em
có thả những chòm mây nhung nhớ. Cho rừng hoang im lắng tiếng chim ca. Đời
viễn khách mơ hồ không biết được.
Bước chân vang rộn rã buổi
quay về. Em mắt biếc hồn
nhiên bên cánh cửa. Gửi
hương nồng quay quắt bóng người
đi. ”
Lâm Hảo Dũng có hai câu thơ đọc
nghe nhức nhối, như luồng điện dí
vào da thịt. “Chư Pao ai oán hờn
trong gió. Mỗi một khăn tang một
tấc đường. ” Câu thơ của những
ngày hè đỏ lửa 1972, khi chốt Chư Pao
của Bắc quân cắt ngang đường tiếp
tế cho Kontum đã biết bao nhiên chiến sĩ
hai bên hy sinh và biết bao nhiêu tấn bom đạn
đã đổ trên mỏm núi.” (Nguyễn Mạnh Trinh)
Một Mai Về Lại Tam Biên
Đó
Một mai về lại Tam Biên đó
Hãy uống dùm tao suối nước xanh
Có nghe ngai ngái hoa rừng nở?
Bên nắm xương tàn máu nhạt
tanh
Một mai về lại Tam Biên đó
Hãy ngắm Poko núi Phượng Hoàng
Thấy tao như một vầng trăng nhỏ
Ngủ dưới chân rừng đêm tối
đen
Một mai về lại Tam Biên đó
Hãy hát bài ca buổi dựng cờ
Đồi trơ đất cứng cây xanh
lá
Bóng hắt mơ hồ tiếng võng
đưa
Một mai về lại Tam Biên đó
Cô gái Jarai chắc nụ cười
Cái buôn giặc chiếm từ năm trước
Cái rẫy không còn đặt chiếc
khoai
Một mai về lại Tam Biên đó
Vui khói chiều lên vui khói lên
Sáu năm buồn ủ đời lang bạt
Vai súng đi làm Phục quốc quân
Một mai về lại Tam Biên đó
Sương mỏng như là chiếc lá bay
Vợ con trong đáy hồn xưa cũ
Nhẹ ngủ êm đềm nhưng rất say
Một mai về lại Tam biên đó
Mộng bắn lên trời rơi những
đâu
Nhà bên hàng xóm hoa mai nở
Chiến thắng xuân này mau đến mau!
Về một nỗi buồn
Tôi nào biết em buồn như
thế đó
Đêm trông trăng ngày
đợi mặt trời lên
Nghe thời khắc soi mòn
đôi mắt biếc
Lửa sầu đau thiêu đốt
cháy buồng tim
Ôm một nỗi u hoài không
nói được
Bởi vườn xưa hoa lá bỗng
khô cằn
Bởi mái tóc thiếu bàn
tay thuở trước
Rất ân cần thèm khát nụ
môi hôn
Thương đằm thắm mấy vồng
khoai mỡ tím
Một con thuyền xuôi mái cuốn
về đâu ?
Bến nhà ai khói chiều bay tản
mạn
Như nỗi lòng gởi lại những
hàng cau
Em vẫn sống trong mảnh hồn
chia cắt
Trong phân ly Từ Thức đã
về trần
Và buồn ơi cứ rơi đầy
hố mắt
Biết tìm ai đẩy hộ cỗ
xe tang.
Thời Tuổi Dại
Nhớ những ngày xuân nắng
nhẹ dòn
Ta về nghe gió quyện đôi
chân
Em duyên trong dáng đời con
gái
Chào đón ta bằng một
chiếc hôn
Nhớ những ngày hè chim
xoãi cánh
Em đi buồn gởi lại cho ta
Chắc sân trường ấy
âm thầm khóc
Bên cánh hoa đầy máu
thiết tha
Nhớ những ngày thu
rải lá vàng
Trong hồn tuổi dại nhớ mang
mang
Ta reo đuổi bóng xa ngoài nội
Chợt thấy đời kia chút xế tàn
Nhớ những ngày đông gối
mắt nhìn
Áo em màu
tím cũng xinh xinh
Muốn ngu ngơ
thở trên dòng tóc
Em cắn ta rồi
đau buốt tim
Từ đó bỏ
trường đi chiến đấu
Sáu năm ngủ
bụi ở trên rừng
Lòng có dọc
đường yêu chút nữa
Một người
hay khóc ở Bồng Sơn
Từ đó
trời ơi hết một đời
Thời thanh xuân
gió cuốn đâu rồi
Ta nghe ta chết
trong từng bước
Giữa nhịp buồn
vây đất nước người
BÀI GỢI
NHỚ VỀ CHÂU ĐỐC
em khóc dòng
sông khóc nước sông
ta đi sầu ngát
tận trong lòng
nhớ trăng đầu
núi trăng đồng nội
và những mùa
trăng sông Cửu Long
em ở bên kia trời
cách biệt
mắt buồn vây
kín núi Sam xa
ta như lữ khách
không nhà cửa
ngủ đậu
trên chùa mỗi tháng ba
em khóc dòng
sông đó phải không
ngàn năm vẫn nhớ
má em hồng
vẫn yêu đường
đá miền Châu Phú
những chuyến
đò đêm nước ngược dòng
bởi ta lười biếng
làm sao thấy
em đẹp như
là hoa hướng dương
vu vơ em hát hay ta
hát
mà tóc tung bay rất
ngập ngừng
em khóc dòng
sông đó phải không
đêm mơ về
thấy chín con rồng
vẫy đuôi
trên nóc Tây An Tự
đón hội Long
Hoa một tối rằm
ta nhớ một đời
riêng để nhớ
những mùa trăng
cũ bạn hiền xưa
Cồn Tiên bên
quán ngồi châm thuốc
rượu ngất
ngây hồn vị tiễn đưa
Ấy
dòng sông Trẹm tôi quen
Ấy dòng
sông Trẹm tôi quen
Nắng cao để
lắng vị phèn đỏ hoe
Người đi
đâu biết sang hè
Chỉ nghe quanh quẩn
tiếng ve gọi sầu
Em khăn tắm quấn
ngang đầu
Nhìn
tôi con mắt bạn thù ai hay?
Ấy
dòng sông Trẹm xưa nay
Còn
thương cây mắm rễ cài trên không
Lênh
đênh em một chiếc xuồng
Ðời
tôi lính trận cỏ bồng chân mây
Xa nhà
mượn chén rượu cay
Khóc khi mai
biết tuổi đầy buồn lên
Ấy
dòng sông Trẹm tôi quen
Nhà ai
đã vội đốt đèn đêm nay
Dầu mù
u ngọn lắt lay
Em nơi
âm phủ khói bay tìm về
Hận người
con muỗi vo ve
Nằm trong cuộc
chiến bạn bè giết nhau
Ấy
dòng sông Trẹm trôi mau
Nước
đi nhắc lại cái màu thời gian
Nhớ hồi
ở miệt Năm Căn
Rải
quân mấy cụm đóng đồn giữ
dân
Mùa
khô con cá thưa dần
Tôi xui xẻo
biết em làm giao liên
Ấy
dòng sông Trẹm tôi điên
Thề
không trở lại đi thuyền năm xưa.
Nhà
tôi
Ôi những
ngày xưa dưới mái nhà
Mẹ ngồi
lựa thóc ngắm mây xa
Những lo
mưa sớm bên đồng nội
Làm mất
màu tươi mấy gốc cà
Xanh ngắt một
màu bên liếp rẫy
Giàn
dưa leo sớm bỏ vòi cong
Còn ghen
đậu đũa vừa đơm trái
Hay lũ rau
thơm đám cúc tần
Có mấy
hàng cau nhỏ thế thôi
Mẹ thường
nhắc nhở những khi vui
Một mai
đám cưới không lo thiếu
Trầu tốt
cau ngon thuốc đượm mùi
Ðây
đống rơm khô dưới gốc gòn
(Là nơi
tôi rải mộng lang thang)
Chờ em từ thuở
con trăng tối
Cho đến
trăng đầy em mới sang
Thèm quá nồi
canh chua cá lóc
Chút bông so đũa cọng rau
om
Ai lên phố thị
mà không nhớ?
Mùi vị dưa nồng
điên điển thơm
Mười mấy năm rồi đi
biệt xứ
Nhà tôi còn
đó mẹ tôi không?
Nghe thương những cánh chim tu
hú
Mãi gọi bên
sông điệp khúc buồn.
Phiên Khúc Mùa Thu
tôi
hoa phượng nở sang mùa
làm sao em biết
tôi giờ héo hon
thôi tôi từ lỡ
độ đường
về đâu cũng
thấy lòng buồn hơn vui
em còn kẹp
tóc dài đuôi
còn đi dưới
xóm hát lời đong đưa
còn tôi con
cá trong lờ
thấy em một lưỡi
dao hờ trên lưng
trong
đầm hoa súng hoa sen
hỏi hoa nào biết
em hiền em ngoan
năm xưa dưới
cổng trường làng
buồn tôi viết
trọn mấy ngàn cổ thi
ngoại già ở miệt
vườn tre
sớm trông đợi
tối chiều về buồn lên
gió đưa mấy
khóm rau dền
còn tôi làm
kiếp trôi sông mất rồi
biển xanh nào gởi
cát bồi
chỉ nghe tuyệt vọng
những lời thùy dương
cái thời tôi
lính thủy quân
bỗng dưng nổi hứng
kéo buồm ra khơi
mới hay thành bại
do trời
lòng tôi xé
ruột thương người Khổng Minh
đập tan hồ
rượu bất bình
ba trăm năm nữa
khóc mình Tố Như
hậu sinh ta kẻ
làm thơ
chỉ xao xác nhớ
nấm mồ không tên
nàng Hương
nàng Pệt nàng Chô
Thần Nông ba thiệt
vô bồ là ngon
từ thư sinh đến
quân nhân
từ tù binh đến
nông dân nhuyễn nhừ
em còn em của
ngày xưa?
tóc dây leo
tím mắt mùa thu xa
và trong ẩm mục
canh gà
tôi nghe trời đất
thăng hoa cuối ngày
mỗi lần chim mỏi
cánh bay
mù trong tâm tưởng
tiếng chày tụng kinh
lạy ông La Hán
hiển linh
lạy ngôi Bồ
Tát cái hình hài nhi
lạy như mưa bấc
còn gì
mà tôi vẫn cứ
sầu bi chết người
cũng đành lạy
chính tôi thôi
chừa đi ý bẩn
van lời oan khiên.
Lâm Hảo Dũng
(Bai Chuyen)