SU'U TÂ`M 10

Home | VA(N | VA(N [tt] | VA(N 1 | VA(N 2 | VA(N 3 | VA(N 4 | VA(N 5 | VA(N 6 | VA(N 7 | VA(N 8 | VA(N 9 | VA(N 10 | VA(N 11 | VA(N 12 | VA(N 13 | VA(N VUI | VA(N VUI [tt] | VA(N VUI 1 | VA(N VUI 2 | VA(N VUI 3 | TA.P GHI | TA.P GHI [tt] | TA.P GHI 1 | TA.P GHI 2 | TA.P GHI 3 | TA.P GHI 4 | TA.P GHI 5 | TA.P GHI 6 | TA.P GHI 7 | TA.P GHI 8 | TA.P GHI 9 | TA.P GHI 10 | TA.P GHI 11 | TA.P GHI 12 | TA.P GHI 13 | TA.P GHI 14 | TA.P GHI 15 | TA.P GHI 16 | TA.P GHI 17 | TA.P GHI 18 | TA.P GHI 19 | TA.P GHI 20 | TA.P GHI 21 | TA.P GHI 22 | TA.P GHI 23 | TA.P GHI 24 | TA.P GHI 25 | TA.P GHI 26 | TA.P GHI 27 | TA.P GHI 28 | SU'U TÂ`M | SU'U TÂ`M [tt] | SU'U TÂ`M 1 | SU'U TÂ`M 2 | SU'U TÂ`M 3 | SU'U TÂ`M 4 | SU'U TÂ`M 5 | SU'U TÂ`M 6 | Su'u Tâ`m TÊ'U | SU'U TÂ`M TÊ'U [tt] | BÀI VIÊ'T | BÀI VIÊ'T [tt] | BÀI VIÊ'T 1 | BÀI VIÊ'T 2 | BÀI VIÊ'T 3 | BÀI VIÊ'T 4 | LINKS | THÚ VI. | CHUYÊ.N LA. | CU'̉'I CHÚT CHO'I | CU'̉'I CHU'T CHO'I [tt]

Su'u Tâ`m TÊ'U

Lý do vui khiến quý ông thích "phở"

 

 

Lý do vui khiến quý ông thích "phở"

 

 

Nếu xét về "thành phần cấu tạo" thì cơm và phở rất giống nhau, đều được làm chủ yếu từ ... gạo tẻ. Phở có thịt có hành thì cơm có cũng có, đã vậy cơm còn hay hơn vì không bao giờ bị trộn ... hàn the. Cơm cũng rẻ hơn và... no lâu hơn.

 

Dân gian gọi vợ là cơm, bồ là phở. Nếu xét theo khoa học thì cách gọi đó chẳng xúc phạm ai cả vì hai "món" này đều có giá trị độc lập, chả cái nào cao hơn cái nào. Nhưng rõ ràng phở luôn luôn tượng trưng cho sự bay bướm. Ưu thế của phở so với cơm là quá rõ ràng trong chuyện tình ái, mặc dù nhiều lúc "phở" xấu hoặc già hơn "cơm".

 

Một số lý do được gọi là hài hước để "nhẹ tội" nhưng nghe cũng "được quá" để giải thích cho việc đàn ông thích phở nhưng vẫn không bỏ được cơm, đó là:

 

Đàn ông thèm "phở" vì ít được ăn phở. Muốn ăn phở, nhất là phở đặc biệt, thì phải có tiền, có xe mới đến tiệm phở được, trong khi cơm thì dù có đỡ tốn kém thật nhưng ngày nào cũng được ăn và phải ăn.

 

Đàn ông dùng cơm ở nhà trong không khí quen thuộc, ấm áp thật nhưng cái gì dùng thường thì nghe nó làm sao đó. Đôi khi vào bàn thì được nghe tụng vài hồi kinh. Nói theo một vài người thì, "Buồn lắm chứ!", nhưng cũng ráng nuốt cho qua ngày.  Dùng phở ở quán tiệm, trang trí lạ mắt, và hẳn nhiên vui hơn vì món ăn lạ miệng mà còn được cô hàng phở chìều chuộng với nụ cười duyên lời nhẹ nhàng đầy nhạc tính "tình tang" cộng thêm đôi mắt ướt. Ố là la !.

 

No thì rất khó ăn thêm cơm. Còn phở, no tới mấy cũng có thể làm thêm một tô.

 

Ăn phở xong có thể đứng dậy, đi ngang hoặc ngồi, nằm một chút. Còn ăn cơm xong thì nhiều khi nếu không nói là cầm chắc chuyện thu dọn và rửa bát đĩa.

 

"Phở" không quán nào giống quán nào, thậm chí là không tô nào giống tô nào. Còn cơm thì có khi bao nhiêu năm vẫn thế, chỉ có nguội hơn.

 

"Phở" có thể ăn chung với bạn bè. "Cơm" thì rất ít, phần lớn là ăn chung với ... bà nấu cơm.

 

Lúc ăn phở, có thể dễ dàng yêu cầu thêm tý hành, tý bánh hoặc thêm tý ớt cho mặn nồng. Còn cơm, có gì trên mâm thì ráng mà xơi nấy, yêu sách lôi thôi còn bị mắng hoặc bị gắt gỏng "không ăn thì thôi".

 

Phở tuy cùng một chỗ nhưng có thể ăn tái, chín, nạm, gân .. tùy thực khách quyết định. Cơm thì do bà nấu cơm quyết định.

 

Nếu ăn phở nhiều tới mức độ trở thành khách quen, khách có thể ăn ... nợ. Còn nếu không đưa tiền lương, "cơm" sẽ dừng ngay.

 

Bỏ tiệm "phở" này, có thể dễ dàng tìm tiệm khác. Còn bỏ "cơm" thì coi như "bỏ mạng"!

 

 

(LƯU LINH GIANG TỬ sưu tầm và chuyển)

 

 

 

Bài đọc thêm nếu "huởn"

 

* PHO *

(SONG THAO)

 

 

* PHỞ *

(ẤU CHI)

 

 

Bây giờ mới biết tại sao không tìm được việc làm khá ở Mỹ

 

Bây giờ mới biết tại sao không tìm được việc làm khá ở Mỹ

(Why NO American job ..)

 

John Smith bắt đầu dậy sớm sau khi vặn đồng hồ báo thức (MADE IN JAPAN) vào 6 sáng

 

Trong lúc chờ ấm nước (MADE IN CHINA) sôi, anh cạo râu với máy cạo râu (MADE IN PHILIPPINES).

 

Anh mặc áo (MADE IN SRI LANKA), mặc quần jean (MADE IN SINGAPORE) và mang giày tennis (MADE IN VIETNAM).

 

Để điểm tâm. sau khi dùng chảo (MADE IN INDIA) chiên trứng và anh ngồi xuống với chiếc máy tính bỏ túi (MADE IN MEXICO) để xem anh có thể xài bao nhiêu tiền trong ngày.

 

Sau khi vặn đồng hồ đeo tay (MADE IN TAIWAN) đến chiếc radio (MADE IN INDIA), anh ra xe (MADE IN GERMANY) đổ đầy xăng (from Saudi Arabia) rồi anh tiếp tục tìm công việc với đồng lương khá AMERICAN JOB.

 

Sau một thời gian tìm việc chán nản và mất nghị lực trên chiếc computer (MADE IN MALAYSIA), Anh John quyết định nghỉ một chút. Anh mang đôi giày đi trong nhà (MADE IN BRAZIL), rót một ly rượu vang (MADE IN FRANCE), và vặn TV lên (MADE IN KOREA), và rồi anh không kinh ngạc tại sao anh không thể tìm được một công việc tốt ở đất  AMERICA.

 

Và rồi, bây giờ anh đang hy vọng anh có thể được giúp đỡ từ vị tân tổng thống MADE IN KENYA.

 

 

(BÙI MẠNH HÙNG và NGHIÊU MINH chuyển)

 

Đối đáp bằng tục ngữ Con Trâu

 

Đối đáp bằng tục ngữ Con Trâu

 

 

Có hai vợ chồng nhà họ Nẫm hồi nhỏ là mục đồng, lớn lên đều theo nghề lái trâu, nên tục ngữ về con trâu rất… giàu.

 

Mới 22 tết, mà anh chồng đã say khướt, đi đâu đến chập tối mới bò về, bị chị vợ “phang”:

 

- Đi đâu giờ này mới về, mà "thở như trâu như bò mới vực" vậy ?

- Đi lạc chứ đi đâu. “Lạc đường nắm đuôi chó, lạc ngõ nắm đuôi trâu” mới về được nhà đấy!

- Nhưng đi đâu mà lạc? Bộ “dắt trâu chui qua ống” hả ?

- “Trâu bò được ngày phá cỗ, con cháu được ngày giỗ ông” mà! Tui ăn giỗ nhà thằng Cẩm, mà mẹ nó làm gì dữ vậy ? Đừng có cái kiểu “trâu buộc ghét trâu ăn” nhé ! Còn gì thì dọn ra ăn cái coi…

- Đi ăn giỗ về mà còn đòi cơm nhà hả? Hết sạch rồi, chỉ còn một chút quà dành đến tối cho ông mà thôi. “Trâu chậm uống nước đục”, có chịu không? Không chịu thì “trâu chết mặc trâu, bò chết mặc bò, củ tỏi giắt lưng”. Thiệt là chán!

- Sao lại chán? Dù cho nước đục hay dơ, cỏ xanh hay héo gì tôi cũng chịu hết, không chán đâu. Bởi “trâu ta ăn cỏ đồng ta, tuy rằng cỏ cụt nhưng mà cỏ thơm!”

- Đúng là “trâu cổ cò, bò cổ giải”, lấy nhầm ông, giàu hết nổi!

- Này này, “số giàu lấy khó cũng giàu, số nghèo chín đụn mười trâu cũng nghèo” đó nghe! Tôi đây mới lầm, hồi đó quên “mua trâu xem vó, lấy vợ xem nòi”, nên lấy nhầm thứ “trâu nghiến hàm, bò bạch thiệt”, giờ phải chịu làm “trâu béo kéo trâu gầy”.

- Tôi đã lầm khi lấy ông, đúng là “đầu trâu mặt ngựa”. Đúng là lầm mới theo  ông. “Lộn con toán bán con trâu”, tai hại cả đời con gái. Cũng tại ông tán tỉnh ve vãn tôi, chứ “trâu đi tìm cọc, cọc chẳng đi tìm trâu” bao giờ. Vậy mà bây giờ còn đứng đó nói ác. “Trâu ác thì trâu vạc sừng” đó! Thôi, lo mà đi quét dọn bàn thờ, chùi đồ đồng giùm tôi!

- “Trâu khỏe chẳng lo cày bừa”, từ từ ăn uống cái đã. “Có ăn có chọi mới gọi là trâu” chớ !

- Đúng là “đàn gảy tai trâu”. Người ta thì “một con tằm cũng phải hái dâu, một con trâu cũng phải đứng đồng”, còn ông thì cứ vô tư như người Sè Goòng, chỉ giỏi rượu chè, đàn đúm…

- “Trâu ho bằng bò rống”, khỏi lo!!!

 

*

 

Chị vợ định tiếp nữa, gia đình ông bà Thủ, chạy sang hét toáng lên:

- Thôi, “trâu bò húc nhau ruồi muỗi chết”. Thiệt đúng là “trâu bò ở với nhau lâu, quen chuồng quen chỏi, người ở với nhau lâu, inh ỏi đủ điều”. Cãi vã rồi sinh ẩu đả, coi chừng “trâu toi thì bò ngã” đó!

 

Hai vợ chồng nghe vậy bèn cười toe toét, liếc nhìn nhau và cả hai cùng nghĩ đến món quà tối nay..

 

 

(Sưu Tầm Liên Mạng chuyển)

 

BỐN NHÀ THÔNG THÁI

 

BỐN NHÀ THÔNG THÁI

 

 

Truyện kể rằng…

 

Bốn người khách vào một quán ăn lịch sự. Họ lên lầu cho kín đáo, yên tĩnh. Trong khi chọn món ăn, cô chiêu đãi viên tiến lại gần bốn vị khách:

“Em rót bia cho mấy anh nhé?” - Cô nhoẻn miệng cười tươi rói.

 

Trước nụ cười tuyệt vời ấy, bốn vị khách nhìn qua nhìn lại tham khảo ý kiến lẫn nhau.

Anh A liền nói với cô gái:

- “Xin lỗi, em quí danh là gì, ở đâu, anh không nhớ nhỉ?”

Cô ta lại cười, răng trắng lóa, đều như bắp:

- “Hỏi quê… rằng biển xanh dâu/ Hỏi tên… rằng mộng ban đầu đã xa”.

Anh B nghe thế, vỗ đét đùi:

- “Úi chà chà! Lại thuộc cả thơ. Tuyệt vời. Cứ rót bia của em đi”.

- “Dạ. Cảm ơn quí anh”.

Và, thế là họ vui vẻ dùng bia của cô gái . Anh C đon đả:

- “Lấy thêm ly. Em cùng ngồi đây uống cho vui”.

- “Dạ”.

Thế là bàn có thêm một bông hồng giữa đám sỏi đá. Anh D mời tất cả cụng ly, nhận xét:

- “Coi bộ em học giỏi nhỉ!”.

Cô lại cười. Đúng là cô ta “ăn tiền” có nụ cười. Nụ cười như thể cái ống bơm, cứ hút người khác té nhào:

- “Em cũng học mót. Nói chơi cho vui mà. Quí anh không phiền chứ? Chắc quí anh học giỏi lắm thì phảỉ”

Anh A xoa bụng ưỡn ngực, cố tình khiêm tốn:

- “Cũng đủ xài. Ai hỏi gì nói nấy. Nhất là lãnh vực văn học. Không bao giờ bị kẹt”.

- “Thế là quá giỏi rồi. Vậy, em đố các anh về lĩnh vực văn học nhé?”

 

Nghe thế, cả bàn nhốn nháo hẳn lên, mừng rơn như cá gặp nước. Tại vì họ là nhà giáo, nhà thơ, nhà văn cả… Họ cụng ly chúc mừng thắng lợi, và chờ đợi thử thách từ phía hoa hồng.

 

Cô gái lại cười, giọng ngọt như đường:

- “Nếu có một ông khỏa thân - Cô cười cười nói tiếp - Ông ta cõng một ông nữa cũng khỏa thân… Về tục ngữ, ông bà ta nói sao ?”. Bốn khuôn mặt của bốn vị khách đều nhăn nhíu cả. Họ không tìm ra câu tục ngữ nói về trường hợp hy hữu này… Họ bí rị…

Anh C nói dứt khoát:

- “Chúng tôi thua. Cô giảng đi. Nếu đạt yêu cầu văn học, chúng tôi uống mãi bia Tiger đến chiều”.

Cô ta bình tĩnh đáp:

- “Quân tử nhất ngôn đấy nhá. Này, một ông khỏa thân, cõng trên lưng một ông cũng khỏa thân… Lúc ấy, tục ngữ nói rằng: “Gậy ông đập lưng ông”.

Úi trời! Đúng quá đi chớ… Cả bàn cười rộ. Quân tử nhất ngôn. Rót thêm bia. Vừa rót bia, cô vừa đố tiếp:

- “Này các anh nhé, cũng cái ông khỏa thân ấy, ông ta nhảy tõm xuống ao, tục ngữ nói sao nào ?” Bốn khuôn mặt của bốn vị khách vẫn cứ tiếp tục nhăn nhíu. Họ lại bí rị… Yêu cầu đáp án.

Cô ta cười tủm tỉm, đáp:

- “Ông khỏa thân mà nhảy xuống ao, tục ngữ bảo rằng: “Chim sa cá lặn”. Cả bàn lại cười như pháo. Úi trời! Đúng quá đi chớ. Cá trông thấy sợ quá, phải lặn. Thừa thắng xông lên, cô ta đố tiếp:

- “Thưa quí anh, cũng cái ông khỏa thân ấy, ông ta ngồi lên hòn đá, tục ngữ bảo sao nào ?” Bốn khuôn mặt thông minh kia lại tiếp tục nhăn nhíu trông đến tức cườị Họ lại bí rị… Lại đòi đáp án.

Cô gái thong thả trả lời:

- “Ông khỏa thân ngồi lên hòn đá, lúc ấy tục ngữ phán rằng: “Trứng chọi đá”. Cả bàn lại cười như Tết.

Ông D tuy thua nhưng vẫn hăm hở:

- “Đúng quá đi chớ. Trứng này không bể được! Hết rồi à?”.

Cô gái cười:

- “Cũng cái ông khỏa thân ấy, ông ta ngồi tiểu, tục ngữ bảo sao nào ?” Bốn khuôn mặt sáng láng lại nhăn nhíu thảm thương. Họ tiếp tục bí rị… Đòi cô ta cho đáp án.

Cô gái trả lời ngay:

- “Ông khỏa thân ngồi tiểu, tục ngữ gọi là “Đất lành chim đậu”. Cả bàn cười rộ.

 

Chà! Quả là vui quá hỉ! Các vị kia còn kém về “tục”… ngữ nhiều lắm! Trình độ thua một cô gái xa.

 

 

(Bai Chuyen)

 

 

website counter