Khi Những Ông Chồng
“Gắt Gỏng” Lên Tiếng
(Nguyễn Quốc Phương )
Trong buổi hội luận ngày 12-5 về đề
tài gia đình nhân dịp “Ngày Lễ
Mẹ”, đài Saigòn Houston Radio, dưới sự
hướng dẫn của bà Vũ Thị Thanh Thủy
để vinh danh người Mẹ. Chính vì Vinh
danh người Mẹ nên quý bà quay mũi
dùi sang “giũa dập” te tua các người
cha.
Đa số các bà than phiền và
chê trách những ông chồng vì lớn tuổi
nên sinh ra khó tính, khó chịu, hay gắt
gỏng vô lý. Lúc còn ở quê
nhà, các ông đâu có sinh tật xấu
như vậy. Con cái cũng thường than phiền
với mẹ về tính tình của bố thay
đổi, khó khăn gắt gỏng với con
cái. Trong lúc đó, các bà khen
đáo để những người mẹ. Họ
sang Mỹ phải làm việc vất vả như
đàn ông, lo cơm nước bếp núc, lo
dạy dỗ con cái, chiụ đựng trăm bề
đắng cay vì người chồng khó
tính, không biết nghe vợ, độc
đoán, xem thường vợ ..v..v.. Nói chung,
người đàn bà Việt Nam tại Mỹ chịu
thiệt thòi trăm chiều, vất vả ngàn
đường.
Hôm đó tôi muốn gọi vào
để giải thích cho quý bà biết
có đúng như quý bà nói không
? Nhưng tôi biết gọi vào rồi cũng sẽ
bị cho là “thêm một tên đàn
ông khó tính”, làm cái bia cho
quý bà tập bắn. Tôi đành
dùng ngòi bút, qua tờ báo Đất Mẹ
để phân giải cho tường tận.
*
Đàn ông chúng tôi không phải
ai cũng hoàn hảo như quý bà. Chúng
tôi biết điều đó lắm chứ.
Nhưng quý bà phải nhớ cho một điều:
Sau năm 1975, giới đàn ông, giới làm
chồng sau khi bước chân vào nước Mỹ,
chúng tôi đã biết ngay “thân phận”
của chúng tôi ra sao; cũng như thế,
quý bà cũng biết ngay “quyền lực”
của quý bà đến mức nào.
Nếu nói rằng người chồng trước
năm 1975 đủ mọi tính xấu, gắt gỏng
vợ con, trăng hoa bay bướm, vợ bé vợ mọn,
tiền bạc nắm hết, chuyện gì cũng quyết
định, vợ con ít khi dám xía vào
v.v và v..v.. chúng tôi tạm đồng ý
chuyện đó có thật. Quý bà chỉ
một mình tần tả nuôi con, lo cơm nước
trong nhà, không làm một công việc
gì vì người chồng đã gánh
vác hết.
Nhưng cũng có một số bà, chồng
làm lớn, có người ăn kẻ ở
nên vác thân đi tới nhà bạn
bè, ngồi lê đôi mách, hết nói
chuyện chồng mình tới nói chuyện chồng
thiên hạ, lắm mồm lắm miệng rồi sinh
ra mất lòng nhiều người.
Nhưng khi người chồng sống trên
đất nước nầy, chúng tôi dám
nói với quý bà là 90% các ông chồng
già, sồn sồn và cả bọn chồng trẻ,
đều là những người chồng
đáng khâm phục.
Họ không còn ăn chơi như ở Việt
Nam.
Họ không dám độc đoán về những
quyết định trong gia đình. Chuyện vợ
nhỏ vợ bé là một điều họ tối
kỵ và không thể, không dám thực hiện
được, lý do cũng dễ hiểu: tiền bạc
đâu có mà cung cấp nuôi dưỡng
các cô vợ bé nầy. Cũng chẳng
cô gái trẻ nào lại ngu dại đi
làm cái kiếp vợ bé hay “gái
bao” như ở Việt Nam. Các cô chịu
khó đi làm thì tiền bạc gấp
trăm lần tiền của các ông chồng
“cất dấu” để nuôi các cô.
Hơn nữa, phương tiện di chuyển, liên lạc,
xe hơi đó, điện thoại cầm tay
đó, người quen kẻ biết tràn ngập
trong những nơi sinh hoạt tấp nập người
Việt, làm sao mà họ che dấu vợ con bạn
bè được. Luật pháp Mỹ cũng rất
sẵn sàng đưa họ vào tù nếu
mang tội “song hôn”. Những cô có
nhan sắc lại là những món quà quý
của Thượng Đế ban tặng, thì thiếu
gì những anh kỹ sư, bác sĩ nhòm
ngó tới, tội gì phải lấy mấy anh chồng
già đủ bệnh tật.
Họ biết con cái trên đất nước
nầy có một cuộc sống riêng tư của
chúng. Nếu gắt gỏng hay sống không xứng
đáng là một người bố, chúng sẽ
không ngần ngại bỏ ra ra đi rất dễ
dàng. Tiền bạc cũng làm sao cất giấu
vợ, trừ khi có những ông chồng đi
làm riêng tư, lấy tiền mặt, không
biên nhận. Nhưng tiền đó cũng chẳng
là bao nhiêu. Nếu nhiều thì phải khai thuế.
Giấy khai thuế nằm chình ình trước mắt,
có bà vợ nào lại không biết đọc,
trừ phi những bà vợ mới chân ướt
chân ráo tới Mỹ. Những ông chồng
có máu ăn nhậu la cà, cũng chỉ vừa
phải. Chuyện ăn nhậu với bạn bè cuối
tuần hay trong gia đình cũng có giới hạn.
Người chồng biết điều đó,
không như ở Việt Nam ăn nhậu tuần bảy
ngày, la cà thâu đêm suốt sáng,
đôi khi không về nhà hai ba ngày, người
vợ mỏi mắt chờ chồng mà không
dám nói lên một lời trách móc. Nếu
họ hành xử như ở Việt Nam thì
hậu quả xảy ra trong gia đình thế
nào, họ đã biết trước: mất vợ,
mất luôn con và bạn bè không ai
dám dung dưỡng họ trong lúc bị vợ
con đánh bật ra khỏi gia đình.
Còn rất nhiều điều và luật lệ
bất thành văn đã khống chế người
chồng trên đất Mỹ không thể tung
hoành như ở quê nhà. Những điều
đó đã đưa người chồng tới
một sự lựa chọn thật rõ ràng: một
là trở thành người chồng tốt, hai
là chỉ có chết không kịp ngáp. Dĩ
nhiên, những người đàn ông Việt Nam bình
thường, không ai muốn đi vào chỗ chết
cả, ai cũng muốn có một mái gia
đình ấm cúng.
Quý bà đổ tội cho mấy ông chồng
già rồi sinh ra gắt gỏng ? Chúng tôi
không đồng ý chuyện đó.
Đây chỉ là một câu nói xưa
như trái đất. Một bà đồn qua hai
bà, hai bà đồn tới mười bà,
mười bà truyền miệng sang trăm bà,
ngàn bà để rồi trở thành một
câu nói truyền thống nhưng vô nghĩa.
Không có ông chồng già hay trẻ nào
tự dưng gắt gỏng với vợ con, nó phải
được phát xuất từ một lý do
nào đó. Chúng tôi xin tạm đưa
ra những lý do chung, mà hầu như gia
đình nào cũng có thể xảy ra:
- Người chồng gắt gỏng khi say sưa.
Đây là một lý do chúng tôi
không dám bênh vực. Một số ông chồng
có tật xấu đó, khi rượu vào thường
sinh ra gắt gỏng với vợ con, đó là
điều đúng. Nhưng chỉ qua cơn say
thôi, sau đó họ sẽ trở lại
bình thường. Hơn nữa, chuyện người
chồng say túy lúy, bê tha làm xấu hổ
vợ con là chuyện rất hiếm xảy ra. Nếu
quý bà biết tính chồng như vậy, chịu
khó nhẫn nhục một vài tiếng đồng
hồ qua cơn say rồi đâu cũng đâu
vào đó, không phải là lý do
chánh đáng để lên án chồng.
- Người chồng gắt gỏng về chuyện
tiền bạc gởi về Việt Nam. Thường thường,
người chồng ít khi quan tâm tới chuyện
gởi tiền bạc về Việt Nam cho gia đình hai
bên. Chuyện nầy 95% các bà vợ đều
quyết định và nắm giữ. Đôi khi
có những ông chồng thật tội nghiệp,
phải cất giấu tiền bạc riêng không
nhiều để gởi về cho gia đình.
Vì họ biết rằng lên tiếng trong vấn
đề nầy, làm gì cũng bị vợ
gây gổ rồi sinh chuyện lớn. Họ không
muốn chuyện nầy xảy ra. Ngược lại,
bà vợ muốn lên tiếng gởi tiền về
Việt Nam lúc nào cũng được, gởi
cho ai cũng chẳng “care” gì chồng. Dĩ
nhiên người vợ thường gởi nhiều
cho gia đình mình hơn gia đình bên chồng,
không cần biết chồng đồng ý hay
không. Nếu ông chồng lên tiếng, lập tức
các bà vợ lên tiếng chống đối,
chưa kể tới chuyện quý bà còn mắng
nhiếc chồng là đồ bần tiện, keo kiệt,
nói cho con cái biết bố mầy là như
thế đó, như thế kia. Thử hỏi có
ông chồng nào chịu nổi, lại không
sinh ra gắt gỏng ?
- Người chồng gắt gỏng về chuyện
buôn bán làm ăn. Đưa tiền về Việt
Nam
để nhờ bà con mua đất đai tài sản
đầu tư, là một cách khá thông
dụng. Nhưng đa số quý bà khi quyết
định việc nầy, tiền bạc thường
giao cho cha mẹ, anh em bà con phía bên mình,
ít khi giao cho bên chồng. Giao cho bên chồng
thì đưa ra nhiều lý do chánh
đáng, nào là anh em lừa gạt nhau, cha mẹ
cũng không tin nổi, em út thì lo ăn
chơi đâu biết làm ăn. Nhưng nói tới
gia đình quý bà thì ông chồng phải
mở tai mà nghe: cha mẹ tôi rất thương
con cái, biết suy xa tính gần, anh em tôi
đứa nào cũng lo làm ăn lại thật
thà không có chuyện lừa gạt, em út
không ăn chơi như mấy thằng em của
ông chồng. Ông chồng không dám có
ý kiến, vì lên tiếng là bị đổ
tội bênh gia đình chồng. Ông chồng
đành phải im tiếng cho yên cửa yên
nhà. Sau khi bên vợ đầu tư xong xuôi,
tên tuổi tài sản cũng bên vợ nắm
hết. Nhưng xảy ra chuyện chiếm đoạt,
quý bà cũng phe lờ luôn. Lý do rất
dễ hiểu là có chiếm đoạt thì
cha mẹ anh em mình cũng hưởng, có ai xa lạ
đâu. Ông chồng lại cắn răng mà
chịu trận. Nếu tiền bạc chia đều cho cả
hai bên nội ngoại đầu tư, rủi bị
thất bại, mất cả chì lẫn chài
thì bà vợ lại la rầm lên: Tại gia
đình bên ông, toàn là thứ lừa
gạt, chị em phản trắc, bố mẹ gian manh.
Còn bên tôi thì tội nghiệp chúng
nó, đã ráng sức làm ăn nhưng
thời không đến nên mới thất bại
đó thôi. Ông chồng cãi lại sẽ
bị mang tội khó chịu, gắt gỏng, bênh
gia đình mình.
- Người chồng gắt gỏng về con
cái. “Con hư tại mẹ” chứ chẳng
ai nói “con hư tại bố”. Vì con
cái được mẹ nuông chiều như vậy
nên chúng thường theo và nghe mẹ. Bố
mẹ thương yêu con cái đều giống
nhau, nhưng chiều con thì bố nhất định
không bằng mẹ. Vì mẹ thường chiều
con một cách vô lý, quá đáng hoặc
quá “sợ” chúng nó nên ông bố
đôi khi nổi cáu. Người chồng
nóng tính thì la hét om sòm, người
điềm đạm thì nói với vợ nhẹ
nhàng nhưng khá đau, có ông thì
để gia đình được êm ấm,
không dám nói năng nhưng cử chỉ tức
bực, bất mãn thế nào con cũng biết.
Tất cả những hành động đó, nếu
có gây gổ giữa vợ chồng xảy ra
vì con cái, quý bà cũng la lên là
chồng bà khó khăn, gắt gỏng với con
cái, nhưng quý bà không biết rằng
nguyên do không chịu hiểu chồng, lại đội
con lên đầu, bênh con đến độ xem
uy quyền ông bố của nó chẳng ra gì
cả.
Ngoài vô số chuyện lớn bị tội
gắt gỏng, các ông chồng cũng bị cho
là gắt gỏng, khó tính trong những việc
nhỏ. Nếu đi công việc là của chồng
như tiệc tùng đình đám, hội
hè, tang lễ cưới hỏi, nhà thờ,
nhà chùa … ông chồng luôn muốn
đúng giờ nên cho quý bà biết
trước cả ngày, đôi khi cả
tháng. Nhưng đến giờ sắp đi thì
quý bà còn tà tà chải tóc,
bôi son, thay áo nầy đổi áo kia,
dép nầy không hợp màu áo, giày
kia không cao đúng mức, đôi khi có
bà tới giờ phút đó còn bắt
chồng chở đến tiệm hair làm lại bộ
tóc. Ông chồng tức hộc máu, ngồi chờ
như “gà mắc đẻ”, mặt mày
hầm hầm cằn nhằn mà không dám
nói lớn. Quý bà lại cho là chồng
khó tính, hay cằn nhằn. Nhưng tới
phiên đi vì chuyện quý bà như xem
Đại Nhạc Hội, nhảy đầm, phòng
trà, shopping, tiệm kim hoàn … thì ông
chồng chưa kịp mang giày, đã la toáng
lên là chậm chạp, không lo chuẩn bị
trước, người vô trách nhiệm,
không thương vợ, không lo cho vợ. Nếu
ông chồng có phản ứng thì bị cho
là khó khăn, gắt gỏng.
Ông chồng mới đi làm về, tắm
rửa xong lên sofa ngồi xem TV vài phút để
“thư giãn”. Ngồi chưa nóng
đít, bà vợ lù lù đi làm về
thấy chồng ngồi xem TV, bắt đầu mở
máy phóng thanh, vặn volume tối đa: Ông
làm gì mà để nhà cửa lôi
thôi như vầy ? Bếp núc không chịu dọn,
chén bát lung tung trong sink, vậy mà ông ngồi
xem TV được sao ? Cái gì cũng bắt con vợ
già nầy làm, chịu làm sao nổi hở
ông? Ông chồng lên tiếng giải thích
là bị ghép ngay cái tội già sinh
khó tính, gắt gỏng. Nhưng có khi
ông chồng đi làm về thấy bà vợ
ngồi xem phim bộ Tàu, Đại Hàn, Việt
Nam suốt ngày, cơm nước chưa có,
áo quần chất thành đống chưa giặt,
chúng tôi mới lên tiếng than phiền
chút đỉnh, đâu dám nặng lời, cũng
bị tiếng là khó chịu, không biết
thương vợ đi làm vất vả lại
còn gắt gỏng vô lý.
Cơm nước xong, con trai thì nhảy lên
sofa xem TV, con gái thì phóng vô phòng
riêng, ôm cell phone nói chuyện tràng giang
đại hải với boy friend. Quý bà
đâu dám kêu con ra giúp mẹ một tay,
chỉ còn thằng chồng đang ngồi
đó, uống chưa hết lon beer đã bị
kêu tên đích danh, lo tới giúp bà một
tay. Ông chồng bất mãn, chưa kịp thi
hành, vừa đi vừa lầm bầm trong miệng,
trước sau gì cũng bị ghép tội lười
biếng không giúp đỡ vợ, còn cằn
nhằn khó chịu.
Đi shopping là một sở thích qúy
bà có thể đi suốt ngày mà
không mệt mỏi, mặc dù chẳng mua gì
hết. Nhưng nó là một cực hình cho
người chồng. Có nhiều bà còn độc
ác hơn, không chịu đi một mình
mà bắt chồng phải đi theo như là một
body guard. Có nhiều ông chồng kinh nghiệm, mang
theo một cuốn sách báo nào đó,
tìm một nơi vắng vẻ ngồi đọc
để chờ vợ. Nhưng có bà cũng
không chịu, bắt chồng phải đi theo
mình suốt buổi. Thế là gắt gỏng, cằn
nhằn, khó chịu phải xảy ra, quý bà
lại quy tội cho ông chồng.
Từ sau năm 1975, quý bà sang Mỹ đua
nhau đi học nhảy đầm rần rần như
đi biểu tình. Ngược lại không mấy
ai thấy đàn ông đi học nhảy đầm.
Đi vũ trường cũng là một sở
thích của quý bà thời nay. Nhưng
ông chồng lớn tuổi không còn ham muốn
chi vụ nầy. Cho nên mỗi lần quý bà
bắt ông chồng đi vũ trường là
như một cực hình cho các ông. Không
đi thì không được, bị quý
bà cằn nhằn cho là quê mùa, khó
tính, mà đi là cả một chuyện
“chẳng đặng đừng”. Lớn tiếng
lại xảy ra, trăm tội đổ lên đầu
ông chồng là gắt gỏng, khó chịu.
Chúng tôi chỉ nói ra một vài
trong số hàng ngàn chuyện tại sao ông chồng
của quý bà phải gắt gỏng, khó chịu.
Đó không phải là lỗi hoàn
toàn tại họ. Người đàn ông,
người chồng trung bình, luôn luôn họ
muốn có một cuộc sống hạnh phúc
và gia đình vui vẻ. Họ không muốn bỗng
dưng trở nên gắt gỏng. Họ không phải
là loại người ít học và không
thương quý vợ, nhưng sự đòi hỏi
của quý bà đi quá xa với cách xử
sự của người chồng. Quý bà đừng
bắt người chồng phải giải quyết một
vấn đề theo ý của mình. Đàn
ông họ thường có cái nhìn xa
hơn, sâu hơn và tế nhị hơn người
đàn bà, nhất là hạng đàn
bà lúc nào cũng muốn hơn chồng,
hơn trong nhà chưa đủ mà phải hơn
cả ngoài xã hội.
Quý bà cứ thử xem, trong xã hội
nước Mỹ đầy oan ức và oan trái
cho các ông chúng tôi, có lúc
nào quý bà thấy vợ mang súng giết
chết con cái rồi tự sát không ? Chắc
chắn là không. Nhưng chồng giết hết một
đàn con, nếu vợ có mặt ở
đó cũng xơi tái luôn rồi tự
sát, chuyện đó không thiếu trên
đất Mỹ. Người Việt cũng có
“tham gia” vào những thảm kịch nầy
không ít. Sống tại Houston
gần 30 năm, tôi đã chứng kiến
ít nhất bốn vụ người chồng Việt
Nam
giết vợ, giết con rồi tự sát. Tại
sao ? Quý bà cứ đổ tội cho thằng chồng
đó ngu dốt, tàn ác, vô lương
tâm, khùng điên, thiếu học, cờ bạc,
nghiện ngập xì ke ma túy v..v.. Chúng
tôi dám nói chắc với quý bà
nó khùng điên hoặc xì ke ma túy,
nhiều lắm chỉ chiếm 20% thôi, còn lại
80% là người chồng đã bị các
bà vợ dồn đến một ngõ cụt
không lối thoát. Con chó khi đẩy nó
vào đường cùng, nó phải tấn
công trở lại. Quý bà đã đẩy
chồng mình như một con chó vào chân
tường. Một con chó biết cân nhắc
trái phải, biết đạo nghĩa, biết tạo
dựng một gia đình hạnh phúc, biết dạy
dỗ con cái nên người, biết cần
cù làm ăn, biết giao hết tiền bạc
cho vợ để quán xuyến việc gia
đình, biết thương vợ nhịn con trong những
hoàn cảnh phải chịu sự thiệt thòi về
mình, nhưng đến độ con chó hai
chân không còn sức chịu đựng
được nữa, bộ óc thông minh của
nó như bị nổ tung lên, “out of
control”, nó không nhảy xổm để cắn
xé, mà chỉ còn cách dùng tới khẩu
súng để kết thúc một sự tức giận
đến cùng tận, một nghiệt ngã
mà sức chịu đựng của nó không
còn “handle” nổi.
Việc làm của con chó hai chân nầy
quả thật là đáng buồn và
đáng trách, nhưng quý bà chẳng bao
giờ nghĩ đến ai đã dồn nó
vào chân tường. Quý bà hôm gọi
vào đài quy hết sự gắt gỏng,
khó tính, bảo thủ lên đầu ông
chồng già, nhưng thật “nhân đức
phúc hậu” thay, cuối cùng quý bà
cũng ráng hy sinh chịu đựng để cho gia
đình được êm ấm, con cái
kính nể ông bố … Chính những lời
nói “nhân đức phúc hậu”
đó đã làm cho thính giả, trong
đó có hàng chục ngàn bà vợ
đang nghe phải khó chịu và bất
bình, nói chi tới ông chồng của
quý bà. Chúng tôi không thấy bà
nào nói được một câu nhận
mình có lỗi lầm trong sự gắt gỏng của
chồng, mà chỉ a dua nhau đổ tội hết
lên đầu chồng. Quý bà đang muốn
phô trương cho thính giả biết quý
bà là những “thánh nhân”,
là những tấm gương sáng soi cho chị
em đang và sẽ làm vợ, là những
người vợ “Tiết Hạnh Khả Phong” cần
đưa lên bàn thờ cho thế nhân tôn
kính.
Khi bước chân vào đất Mỹ
để có một cuộc sống mới,
đó cũng là lúc Thượng Đế
đã ban cho quý bà một diễm phúc
có một người chồng tốt hơn rất
nhiều như lúc còn ở quê nhà.
Nhưng cùng lúc đó, Thượng Đế
lại bắt đầu đặt lên vai
ngưòi chồng Việt Nam một Thánh
Giá nặng tới ngàn cân. Chính quyền
Mỹ thì giương cao biểu ngữ
“Đây là đất nước tự do
và bình đẳng”. Chỉ có chừng
đó thôi, quý bà sẽ nghiệm ra tại
sao các ông chồng già của quý bà
gắt gỏng, khó chịu, bực tức mà phải
lặng câm, không thốt nên lời. Xin
quý bà nên xem lại mình trước khi
phán đoán người bạn đời của
mình. Chúng tôi biết rằng hôm hội
luận, có rất nhiều, rất nhiều người
vợ bất bình với quý bà. Họ
có cảm tưởng như quý bà đang
thay mặt cho giới phụ nữ làm vợ Việt
Nam giương cao “ngọn cờ chính nghĩa
làm vợ” trong cái xã hội tự do
và bình đẳng nầy. Hình như
quý bà cũng rất hãnh diện về lối
phát biểu trù dập chồng trước mặt
thiên hạ. Nói thẳng ra, quý bà
không phải là những người vợ tiêu
biểu giống như hàng vạn người phụ
nữ Việt Nam đang làm vợ trên đất
nước nầy. Họ thông minh và hiểu biết,
nhận ra lý do gắt gỏng của chồng và
biết tự chế những phản ứng không
như quý bà. Họ còn biết sự gắt
gỏng của chồng không bỗng dưng mà
có, nhưng lý do cũng tại mình một phần
trong đó. Họ biết cân bằng những xung
khắc cả đôi bên để bảo vệ một
mái ấm gia đình, vì họ biết cả
hai vợ chồng cũng như con cái đều muốn
điều đó.
Tôi được biết chỉ có một
số ít quý bà (thường là vợ của
những cựu tù nhân chính trị mới qua
Mỹ sau nầy) đã thay đổi rất nhanh,
còn hơn cả con gái mình. Họ hòa nhập
với xã hội Mỹ như để không muốn
thua kém các bà qua trước. Chỉ có
việc đó không thôi nên đã xảy
ra biết bao chuyện đau lòng, và người
chồng, con cái biết nhưng cũng đành
câm lặng cho yên cửa yên nhà. Nhưng
đa số phụ nữ Việt Nam tại Mỹ, nhất
là các vợ người lính, họ rất
hiểu và thông cảm cho chồng. Trong thời
chiến chồng phải đi vào trận mạc,
đối diện với cái chết từng
phút, từng giây. Sau khi miền Nam mất, họ
lại bị đẩy vào tù, một nhà
tù không có xét xử, không biết
ngày về. Cái tâm trạng cực kỳ
căng thẳng đó đã làm cho người
quân nhân sa sút tinh thần biết chừng
nào. Khi qua tới Mỹ, người chồng lúc
nầy đã đến tuổi về hưu, nếu
trẻ hơn thì sức khỏe cũng không
còn trai tráng đủ sức đi làm.
Người vợ biết điều đó,
và nếu ông chồng lúc nào có
nóng nảy, bực tức, khó khăn, cằn nhằn,
gắt gỏng thì người vợ cũng hiểu,
rồi mọi chuyện sẽ qua đi. Nếu sự chịu
đựng của quý bà như hôm lên
đài gọi vào, so với sức chịu đựng
của các ông chồng, chỉ là hạt
cát trong sa mạc. Người chồng chưa bao
giò than trách, chưa bao giờ oán hận mấy
bà. Họ cũng không khoe khoang sức chịu
đựng của họ để rồi lên tiếng
cho thiên hạ nghe như quý bà. Đó
là đàn ông ! Đó là người
chồng quý bà phải trân quý !
Cuối cùng, nếu qúy bà cứ tiếp
tục chê trách than phiền ông chồng
gìa của mình khó tính, gắt gỏng với
vợ con, độc tài, không nghe theo lời mấy
bà để bắt quý bà phải hy sinh chịu
đựng năm nầy qua tháng khác …
chúng tôi đề nghị và chỉ lối
cho mấy bà kiếm một ông chồng khác
tuyệt vời: không cằn nhằn, không gắt
gỏng, không khó chịu với con cái,
không bảo thủ, nói gì làm
đó, bảo sao đánh vậy như ông
Thiên Lôi, khỏe mạnh, trẻ trung …
quý bà đến ngay trước chợ Việt
Hoa góc đường Beltway 8 và Beechnut, hàng
trăm “ông chồng lý tưởng”
đó nằm la liệt trên sân cỏ, trong
parking lot, quý bà tha hồ lựa chọn.
NGUYỄN QUỐC
PHƯƠNG
(Bai chuyen)