NHỮNG NẺO ĐƯỜNG
RẠCH GIÁ
(Trương Dậu)
Xe đạp một chiếc chạy
lông bông
Vòng vòng phố thị dưới
nắng hồng
Vui chơi thỏa thích thời
niên thiếu
Chất chồng kỷ niệm cõi
mênh mông
Đôi chân dạo khắp phố
chợ đông
Hình ảnh thân thương ghi
nhớ lòng
Mai sau ôn lại hình bóng cũ
Để lòng gợi
nhớ ít nhiều không?
Đúng vậy ! với một chiếc xe đạp và
đôi bàn chân đã giúp tôi ghi lại
không nhiều nhưng cũng được chút
ít những hình ảnh thân thương của
Rạch Giá ngày xưa.
Xin mời quí vị hãy
cùng tôi dạo chơi một vòng từ Nam chí
Bắc của Rạch Giá năm xưa.
Bắt đầu từ sân bay quân sự Lạc
Hồng (hay bến xe Rạch Giá), đi từ hướng
Rạch Sỏi về Rạch Giá, trước khi
vô Cổng Tam Quan, phía bên phải có
hãng kem Anh Đào (chuyên cung cấp cà rem
cho các em nhỏ đi bán dạo), tới bến
xe Rạch Giá, rồi tới trụ sở hội
đồng xã Vĩnh Thanh Vân.
Đây là Cổng Tam Quan và đại lộ
Nguyễn Trung Trực, phía trên Cổng Tam Quan
có hàng chữ CHÂU THÀNH RẠCH GIÁ,
nếu đi ngược chiều sẽ thấy hàng
chữ TỔ QUỐC TRÊN HẾT.
Sau khi qua Cổng Tam Quan, phía bên phải
có một con đường mòn dẫn tới
đường Ngô Quyền, nơi đó có
chùa Láng Cát và những người bạn
gốc Miên của tôi ở trọ trong chùa
này để đi học như: Danh Prich, Danh Năm,
Danh Gương v.v..., phía bên tay
trái là Vĩnh Phước Miếu.
Đi đến ngã tư đầu tiên
là đường Nguyễn An Ninh,
(còn có tên gọi là ngã tư Am
Ông Địa). Ngay góc phải ngã tư
có nhà của Sầm Ngọc Hà, nếu quẹo
trái trên đường này có nhà của
Dương Ngân Sên, đi đến cuối
đường là đường Lâm Quang Ky, khoảng
gần đâu đấy có quán Chiêu
Dương, quán này ban đêm rất thơ mộng,
có hòn non bộ, có nhà thủy tạ,
có cầu xe duyên, nơi lý tưởng
hò hẹn với bạn bè thuở học sinh thời
đó.
Trở về đại lộ Nguyễn Trung Trực
đi tiếp, bên phải có lò bánh mì
Tân Thanh, thánh thất Cao Đài và trường
tiểu học Vĩnh Lạc, đối diện là
nhà của thầy Vĩnh Du, thầy có hai đứa
con trai là Bảo Đạt và Bảo Đức.
Đi đến ngã tư thứ hai là
đường Chi Lăng, còn có tên gọi
là ngã tư Tin Lành vì ngay góc phải
có nhà thờ Tin Lành, nếu quẹo phải
đi thẳng tuốt xuống đường Ngô Quyền
có chợ Nhà Máy Cháy.
Tiếp tục cuộc hành trình sau khi
đi qua ngã tư Tin Lành, phía bên phải
có chùa Tam Bảo, có trường Minh Đức
(trường của người Tiều dạy chữ
Hoa), có nhị tỳ Quảng Đông, đối
diện có chùa Vĩnh Nguơn và sân
bóng rổ của trường Minh Đức.
Chúng ta sẽ đi đến
ngã tư Xã Mai, vì góc phải có tiệm
cà phê Đặng Văn Mai (của cô Đặng
Thị Nuôi giám thị trường Nguyễn Trung
Trực) nên được gọi là ngã
tư Xã Mai. Nếu
quẹo phải là đường Cô Bắc, cuối
đường Cô Bắc tuốt dưới
đường Ngô Quyền là xóm Bánh Tằm,
còn quẹo trái là đường Cô
Giang, trên đường Cô Giang có chùa Phổ
Minh. Hai đường Cô Bắc và Cô Giang
trước đó có chung một
tên là đường Vạn Kiếp.
Sau khi đi qua ngã tư Xã Mai, bên phải
có tiệm vàng Lê Ngọc, bên trái
ngay góc đường có nhà in Thanh Tâm,
xích đằng kia có trường dạy
đánh máy chữ, kế bên có miếu
Cô Tư rất linh thiêng, đằng đầu
đường có quán cơm xã hội,
phía sau là nhà của Nguyễn Hữu Trung,
đối diện với quán cơm là nhà của
thầy Lý Thành Lễ và cô Lý Thị
Diễn (cô giáo dạy trường Nam Tiểu Học)
ngay góc đường. Đường cặp với
bờ sông cầu đúc là đường
Nguyễn Thái Học, trên đường này
có nhà của Ong Đình Ký, nhà của
Cái thị Ngọc Viễn và nhà của
bác sĩ Lê Phước An. Đại lộ Nguyễn
Trung Trực chấm dứt ở đây, chúng ta
đi qua cầu đúc để đi đến
đường Lê Lợi.
Sau khi đi qua cầu đúc là bắt
đầu đường Lê Lợi, con đường
ngang cặp với bờ sông là đường
Trần Hưng Đạo, phía bên bờ sông
có cây xăng Đại Nam và có nhiều
bar như: bar Đông Thành, bar Phước
Thành, bar Tàu Dình, bar Ba Ký, bar Đào
Ký v.v..., phía bên kia đường có
phòng mạch bác sĩ Trần Lỹ và
nhà bảo sanh Cô Ba Giàu. Tại góc
đường Gia Long có xe bán
sữa đậu nành ướp lạnh nổi tiếng.
Ngay tại góc đường Lê Lợi và Trần
Hưng Đạo có một tấm bảng rất lớn,
đó là bản đồ "Châu Thành
Rạch Giá" mà tôi thường đến
đây để học thuộc hết các
tên đường của Rạch Giá, phía
bên trái đường Lê Lợi còn
có sân quần vợt.
Đi đến ngã tư nếu quẹo phải
là đường Lê Văn Duyệt, trên
đường này có quán Dư Âm của
thầy Trương Ngọc Thạch và tòa
án cũ, nếu quẹo trái là đường
Đào Duy Từ, đường này cũng dẫn
đến sân quần vợt.
Trên đường Lê Lợi góc
đường Lê Văn Duyệt, có nhà thuốc
tây Nam Long 2, kế bên là quán giải
khát Soái Hoa Băng Gia, quán Café Văn của
cô Tường Vi, rồi tới Ngân Hàng
Phát Triển Nông Nghiệp, rồi tới nhà
của Vương Hùng Kiệt, trường Trọng
Ni (trường của người Quảng Đông
và người Hải Nam hợp tác điều
hành dạy chữ Hoa), rồi đến chùa
bà Thiên Hậu Quảng Đông. Phía
bên kia đường là Bệnh
Viện Rạch Giá, kế đó là
đường cổng sau Trường Nam có tên là
đường Kiều Công Thiện. Tại cổng
sau Trường Nam
có rất nhiều hàng bánh, quà vặt, xe nước đá v.v... bán
cho học sinh trong giờ ra chơi. Ở
ngoài đường Lê Lợi có trụ sở
phường Vĩnh Thanh Vân.
Bây giờ chúng ta đi đến ngã
tư của Ty Cảnh Sát, bên trái là
đường Trương Vĩnh Ký, có tiệm
khắc dấu đồng của Nguyễn Nghiệp Tự,
bên phải là đường Cái Văn
Ngà (trước đó có tên là
đường Thiệu Trị), có xe nước
mía của Huỳnh Hùng, có xe nước
đá của chú Xây. Trên đường
Lê Lợi bên phải có ảnh viện Tấn
Hưng, cà phê Lê Lợi, tiệm Gia Tân
Băng Gia, rạp hát Nghệ Đô, khách sạn
Cẩm Đô, nhà thuốc tây Võ
Thành, bên kia đường có nhà thuốc
tây Nguyễn Văn Đô (Thầy Ba Đô)
và một con hẻm lớn thông qua đường
Gia Long, hẻm này có nhà của chị
Lâm Chu. Đường Lê Lợi
đến đây là hết.
* * *
Bắt đầu ở đây chúng ta
nhìn thấy tượng ông Nguyễn Trung Trực
với khói hương nghi ngút, phía trên
có hàng chữ CHỢ KIÊN GIANG, đằng sau
là tiệm bách hóa Tòng Hưng của
Đặng Hoàng Minh. (Trước khi
xây dựng lên tượng ông Nguyễn,
nơi đó là Phòng Thông Tin mà tôi
thường lui tới để xem hình thời sự
và đọc báo Sông Kiên).
Nếu đứng ở cuối đường
Lê lợi, phía bên phải là đường
Duy Tân, ngay góc đường có Tín Nghĩa
Ngân Hàng hay Thần Tài Tín Nghĩa (tiệm
cà phê Cái Ký cũ), kế bên là
cà phê Tân Vĩnh Phát, tiệm thuốc bắc
Nhơn Dân, rồi nhà thuốc tây Văn Lang,
tiệm chụp hình Âu Lạc, tiệm vàng
Tân Kim Sơn của Hàn Thị Minh Châu, đằng
kia là sân tập võ buổi sáng của thầy
Nguyễn Nhựt Quang, nhà của Nguyễn Thế Kiệt
và rạp hát cải lương Đồng Thinh
(trước đó có tên là nhà
hát Trần Văn Long), bên cạnh rạp hát
là ảnh viện Nam Hoa của Lâm Kim Loan, đối
diện có nhà may Yến Huê của Châu
Phan. Phía bên trái là đường
Hàm Nghi, ngay góc đường có tiệm
Lý Anh Mậu, đi thẳng xuống hướng biển
có tiệm chụp hình Tân Tiến, tiệm xe
đạp Hoàng Điệp, nhà may Thanh Việt,
nhà may Như Ý, tiệm cơm Bồng Lai (là
nhà của Tăng Xảo Xảo nơi mà
các thầy cô giáo thường đến
đây để ăn cơm), bên kia đường
có nhà may Tân Việt (nhà của Phan Tấn
Phát) và có nhà vẽ Nghĩa Tâm.
Trở ra ngoài cuối đường Lê Lợi,
nếu nhìn thẳng ngay giữa là nhà lồng
chợ Rạch Giá, mé tay phải là
đường Hoàng Hoa Thám, ngay góc
đường Duy Tân có tiệm chụp hình
Đạt Quang, tiệm Quảng Thuận An, nhà thuốc
tây Nam Long, tiệm Tân Hoà (ông Kẹo), tiệm
vải Nam Long ở ngay góc đường Nguyễn
Du.
Trên đường Nguyễn Du bên phải
có nhà hàng Kim Thành, có chùa
Ông Bắc (chùa của người Tiều)
và có đề-pô nước đá Huỳnh
Long, bên trái có Nhơn Sanh Dược
Phòng của Lai Chí Thành và Lai Tố Hinh,
có nhà hàng Hưng Phát, tiệm bánh
Hiệp Mậu và sân tập võ của thầy
Hoàng Chiều Nhân (ngang chùa Ông Bắc).
Trở ra ngoài đầu đường
Hoàng Hoa Thám, ngay góc đường có
tiệm vàng Quảng An, góc
đằng kia là Đông Phương Ngân
Hàng (tiệm Khiêm Tín Mậu cũ). Đường
ngang là đường Phan Chu Trinh, trên đường
này bên phải có tiệm Cẩm Tú,
bên trái có lò bánh mì Lưu
Tường Ký và tiệm Nguyễn Văn
Tâm.
Đi ra ngoài đầu đường
Hoàng Hoa Thám lần nữa, ngay góc đường
có tiệm trà Trần Dũ Ký, có tiệm
may của Thái Vĩnh Phước, có nhà thuốc
gác Trung Trực, ngay góc đường cuối
cùng là tiệm Công Trường Xuân. Đường ngang cặp với bờ sông
là đường Phan Thanh Giản, đó là
khu chợ chiếm lòng đường bán rau
hành. Cạnh cầu chợ cá, tay phải
có chợ Cá Đồng, tay trái có chợ
Cá Biển, phía trên gần nóc của 2
chợ cá này có con số 1919, chắc
là được xây dựng vào năm 1919.
Bây giờ chúng ta đi ngược trở
lại đầu đường Hàm Nghi để tiếp
tục đi dãy tiệm bên hông trái của
nhà lồng chợ, con đường được
mang tên đường Phạm Hồng Thái
(trước đó có tên là đường
Đồng Khánh). Đầu đường Phạm
Hồng Thái là khách sạn Phú Sĩ, viện
uốn tóc Đông Quang, tiệm bán băng nhạc
của chị Tăng Mỹ Mỹ, tiệm thuốc bắc
Vĩnh Sanh Đường, tiệm Đỗ Khôn Mậu,
tiệm Nam Mỹ, tiệm Lý Phong Mậu, đối
diện là chợ vải có nhà sách Tiến
Thành, có tiệm vải Đồng Hiệp của
Huỳnh Kiện Mỹ. Khoảng giữa khu chợ vải
và nhà lồng chợ, có 2 xe bán thịt
khìa rất đặc biệt của Rạch
Giá.
Sau khi băng qua đường Nguyễn
Đình Chiểu, có tiệm Quảng Vĩnh
Tường, tiệm Ích Sanh Tường, tiệm thuốc
bắc Đại Tế, lò bánh mì
Lương Sanh Thái, rồi tới tiệm cà
phê Quách Xái ngay góc đường Phan Bội
Châu, trên đường này có nhà in
Kiên Giang, xích đằng kia có nhà của
Trần Lão trong "Lá Thư Người Rạch
Giá Úc Châu", ngoài đầu đường
có tiệm cà phê 2 căn Tân Tường
Phát, (bên hông tiệm cà phê có
gánh bún nước Rạch Giá hay bún
cá Kiên Giang rất nổi tiếng của xứ Rạch
Giá) và ngay góc đường tận
cùng có tiệm Trần Nam Thành.
***
Con đường cặp bờ sông là bến
Bạch Đằng (trước đó có tên
là đường Thái Lập Thành),
đây là khu chợ cá chiếm lòng
đường. Trên dãy phố
có tiệm Hải Hưng của Phù Thị Kim
Vân.
Nếu cặp theo bờ sông
đi về hướng Tây. Chúng ta sẽ thấy
có một con đường ngang không tên,
không số nhà, nhưng trước đó
có tên là đường Phạm Hồng
Thái, bên hông phòng mạch của bác
sĩ Nguyễn Khắc Định, rồi tới trường
trung học tư thục Kiên Giang, tới tiệm sửa
máy Công Hiệp ngay góc đường .
Đến đường ngang là
đường Thành Thái. Nơi đây có bến
tàu hành khách Thuận Lợi đi Phú Quốc.
Băng qua đường Thành Thái có tiệm
Nghĩa Thành và Hữu Tín, đi một
đoạn sẽ tới căn nhà lớn 3 căn của
bà Lò Than, rồi tới hãng nước
đá Việt Long ngay góc đường Võ
Văn Sang (trước đó có tên là
đường Huỳnh Tịnh Của). Sau khi băng qua
đường này, đi một đoạn sẽ tới
Hợp Tác Xã Ngư Nghiệp Rạch Giá,
nơi này cũng là bến tàu để
lên cá, rồi đến đường ngang
Đinh Tiên Hoàng, đi thẳng đến cuối
đường là đường Hoàng Diệu,
khoảng gần đường Hoàng Diệu có
nhà của anh Phạm Kim Rồng.
Đây là Ngư Cảng Rạch
Giá. Tại
đây có một con đò đưa
khách sang bên kia bờ sông,
để khỏi phải đi vòng bằng ngõ cầu
chợ cá. Mỗi buổi sáng, tôi thường
nhìn thấy có một vài tà áo trắng,
đứng chờ đò sang bên kia bờ
sông, để rồi đi theo con đường tắt
Mạc Đỉnh Chi dẫn đến trường Nguyễn
Trung Trực và Lâm Quang Ky. Thỉnh thoảng xe
đạp tôi bị bể bánh, tôi cũng
đi học bằng cách này.
Sông Kiên nước chảy lờ
đờ
Nữ sinh Trung Trực đợi chờ
sang sông
Và cũng tại nơi này, nếu
nhìn ra ngoài biển, chúng ta sẽ thấy
Hòn Rùa (Hòn Tre) và nhiều tàu thuyền
đánh cá ngoài khơi, nếu nhìn qua
bên kia bờ sông, chúng ta sẽ
thấy đình thần ông Nguyễn Trung Trực
mà không người dân Rạch Giá
nào dám quên.
Xa xa ở tận chân trời
Hòn Rùa ngạo nghễ thuyền
khơi lướt vào
Kiên Giang thơ mộng như
đào
Đền thần Trung Trực ai
nào dám quên
Bây giờ chúng ta đi ngược
về hướng chợ để qua cầu chợ
cá.
* * *
Đi qua cầu chợ cá, tới một
bùng binh rộng lớn có hình bán nguyệt
là công trường Thủ Tướng Thinh. Nửa vòng tròn từ
trái sang phải nhìn thẳng vào Ty Bưu
Điện là: bờ Sông Kiên, đường
Nguyễn Công Trứ, ngân hàng Việt Nam
Thương Tín, đường Tự Đức, Ty
Bưu Điện, đường đi thẳng xuống
bến xe Hà Tiên, Nông Công Thương
Ngân Hàng, đường đi thẳng vô
nhà thờ và trường công giáo trung học
Thanh Bình, Nhà Văn Hóa Nguyễn Trung Trực,
bờ sông Kiên.
Bây giờ hành trình của chúng ta
đi trên đường Tự Đức, đến
đường Nguyễn Công Trứ nối dài
có Đồn Quân Cảnh, bên phải có
Ty Công An và một con đường dẫn tới
đại lộ Cách Mạng và đường
Mạc Cửu.
Tiếp tục đi trên đường Tự
Đức, bên phải có Ty Thuế Vụ,
có nhà của cô Dương Thị Hồng Diễm,
nhà của 3 chị em Thêu, Thông, Thái cạnh
nhà cô Nguyễn Phương Mai. Kế
bên đó là bàn ping-pong và bi-da
mà học sinh thường lui tới ở ngay
góc đường, rồi tới đường
ngang có chiều ngang rất rộng, sẽ dẫn tới
bên hông trường Phó Điều.
Trên đường Tự Đức, bên
trái có Ty Ngân Khố, Ty Công Chánh,
trường Mẫu Giáo, tới đường ngang
là đường Lý Thường Kiệt,
trên đường này có khám lớn.
Qua khỏi đường Lý Thường Kiệt
có nhà của Nguyễn Vĩnh Hồng và
trường tiểu học Vĩnh Thanh, đối diện
là nhà và lớp dạy tư của Thầy
Nguyễn Văn Đốc (pa-pa của Nguyễn Minh Sinh
và Nguyễn Đức Hiền), nhà của thầy
Nguyễn Đình Đăng và nhà của
Lương Thị Như, cuối đường Tự
Đức là đường Nguyễn Bỉnh
Khiêm nằm ngang, tại đây có quán
cà phê mà học sinh thường lui tới.
* * *
Chúng ta quẹo trái, đi trên đường
Nguyễn Bỉnh Khiêm đến ngã tư là
đường Quang Trung, ngã tư này có
nhóm chợ gọi là chợ Chùa Ông Thần.
Phía bên tay trái đường Quang Trung
có lớp học của thầy Nguyễn Văn Duyệt
và thầy Nguyễn Hồng Huỳnh, phía bên
tay phải có chùa Ông Thần, (đối diện
với chùa có nhà của Nguyễn Ngọc
Đức), kế bên chùa Ông Thần là
chùa Ông Bổn (chùa của người
Phước Kiến), sân sau của chùa này
là sân tập võ của thầy Đào Tuấn
Ngọc, các môn sinh gồm có thầy
Hoàng Chiều Nhân, thầy Trương Tấn Kiệt,
thầy Khá dạy trường Vĩnh Thanh, anh Trần
Ngươn Giáp, anh Trần Văn Tú, anh
Dương Tấn Nhiên, anh Sáu Nhỏ, chị
Hàn Thị Ngọc Minh, Huỳnh Kiện Mỹ, Đặng
Thanh Sơn v.v... Đường Quang Trung nếu
đi hoài sẽ tới chùa Phật Lớn
(chùa của người Miên).
Trở ra ngoài đường Nguyễn
Bỉnh Khiêm đi về hướng trường học,
bên trái có chùa bà Quan Âm. Đi thẳng đến
ngã ba Mạc Đỉnh Chi, quẹo trái có
chùa Bửu Quang, đối diện có nhà của
Nguyễn Tuấn Khải và Trần Văn Quyền.
Đường Mạc Đỉnh Chi chạy thẳng xuống
bờ sông có Ty Thanh Niên (có phòng tập
võ của anh Thảo), có Tòa Án
Kiên Giang và Đình Thần Nguyễn Trung Trực.
Tiếp tục đi trên đường Nguyễn
Bỉnh Khiêm, sắp gần tới trường học,
hai bên nhà đều nhận giữ xe cho học
sinh, bên trái có một con đường nhỏ
đi vô đó là trường trung học
bán công Lâm Quang Ky, có quán cà
phê điểm tâm sáng, quán sinh tố của
chú Tư ở ngoài đường.
Đây là trường trung học tổng hợp
Nguyễn Trung Trực, tay trái có một dãy lầu
2 từng, tay phải có 3 dãy trệt và một
dãy phòng thí nghiệm với lớp nhạc,
phía sau có một cái nhà nhỏ bán
sữa đậu nành của thầy Vinh trong giờ
ra chơi.
* * *
Sau khi thăm viếng xong trường Nguyễn Trung
Trực, đi thẳng ra bờ biển, quẹo trái,
đi cặp theo bờ biển bằng một con
đường mòn để dẫn tới Sân Vận
Động Rạch Giá, trong sân vận động
còn có khán đài, con đường bờ
biển của sân vận động là bến Vạn
Kiếp (trước đó có tên là
đường Kiên Giang), có một nhà dừng
chân nghỉ mát nho nhỏ nhô ra ngoài bờ
biển, quen gọi là nhà mát, để cho
du khách ngắm nhìn cảnh hòn rùa với
mặt trời lặn, xa xa thấp thoáng những ghe
xuồng cùng với trẻ em thả diều và
đàn chim bay.
Chiều chiều diều thả
trên không
Và đàn chim hót theo dòng mây bay.
Đó là cảnh Rạch
Giá quê hương tôi. Hy vọng đã mang
đến cho quí vị những giây phút
bùi ngùi nhớ về Rạch Giá năm
xưa.
Hỡi ai lạc xứ tha phương
.
Hướng về Rạch
Giá quê hương của mình.
Trương Dậu
(Diễm Xưa sưu tầm và chuyển)