SU'U TÂ`M 10

Home | VA(N | VA(N [tt] | VA(N 1 | VA(N 2 | VA(N 3 | VA(N 4 | VA(N 5 | VA(N 6 | VA(N 7 | VA(N 8 | VA(N 9 | VA(N 10 | VA(N 11 | VA(N 12 | VA(N 13 | VA(N VUI | VA(N VUI [tt] | VA(N VUI 1 | VA(N VUI 2 | VA(N VUI 3 | TA.P GHI | TA.P GHI [tt] | TA.P GHI 1 | TA.P GHI 2 | TA.P GHI 3 | TA.P GHI 4 | TA.P GHI 5 | TA.P GHI 6 | TA.P GHI 7 | TA.P GHI 8 | TA.P GHI 9 | TA.P GHI 10 | TA.P GHI 11 | TA.P GHI 12 | TA.P GHI 13 | TA.P GHI 14 | TA.P GHI 15 | TA.P GHI 16 | TA.P GHI 17 | TA.P GHI 18 | TA.P GHI 19 | TA.P GHI 20 | TA.P GHI 21 | TA.P GHI 22 | TA.P GHI 23 | TA.P GHI 24 | TA.P GHI 25 | TA.P GHI 26 | TA.P GHI 27 | TA.P GHI 28 | SU'U TÂ`M | SU'U TÂ`M [tt] | SU'U TÂ`M 1 | SU'U TÂ`M 2 | SU'U TÂ`M 3 | SU'U TÂ`M 4 | SU'U TÂ`M 5 | SU'U TÂ`M 6 | Su'u Tâ`m TÊ'U | SU'U TÂ`M TÊ'U [tt] | BÀI VIÊ'T | BÀI VIÊ'T [tt] | BÀI VIÊ'T 1 | BÀI VIÊ'T 2 | BÀI VIÊ'T 3 | BÀI VIÊ'T 4 | LINKS | THÚ VI. | CHUYÊ.N LA. | CU'̉'I CHÚT CHO'I | CU'̉'I CHU'T CHO'I [tt]

TA.P GHI 22

BÁC VÕ ÐÌNH

 

BÁC VÕ ÐÌNH

 

Texax, mùng 10 tháng 6 năm 2009,

 

Thân gửi chị Lai Hồng,

 

Tôi vừa nhận được tin anh Võ Đình mệnh chung. Toàn gia chúng tôi xin được gửi lời chia buồn tới chị.

 

Gia đình chúng tôi ở ba đại lục đã cùng chia sẻ với nhau những kỷ niệm về anh khi gặp lại tại Việt Nam.

 

Cháu Thanh, trưởng nữ của chúng tôi ở Úc nhắc lại bác Võ Đình gặp bố Sỹ lần đầu tiên vào năm 1968, thuở tôi mới qua Mỹ du học. Cháu nhớ thời đó bác còn ở Thạch Lũng (Stonevale) - tiểu bang Maryland.

 

Năm 1973, bác về lại quê hương sau mấy chục năm xa xứ. Bác đã kể lại chuyến đi này trong bài Chiếc Vòng của tác phẩm Xứ Xấm Sét. 

 

Ngày đầu tiên ở nhà chúng tôi tại hẻm Thành Thái - Sài Gòn đã được anh tả rất rõ trong bài Một món Tết mặn   (tập truyện Sao có tiếng Sóng).

 

Cháu Liên còn nhớ buổi trưa nắng nóng trên gác gỗ nhà Thành Thái, bác miệt mài vẽ từng ô trên cái tủ thờ. Cháu Liên bưng lên đĩa đu đủ lạnh để bác giải khát. Bác thích đu đủ lắm, nói là có texture rất lạ, không giống thứ trái cây nào khác. Cái tủ thờ được bác vẽ với ba sắc màu: đỏ, đen và vàng bằng sơn dầu Bạch Tuyết. Cháu Hưng nói “Nhà mình giàu to rồi vì đây là một kỷ niệm và cũng là một trong những tác phẩm tuyệt vời của bác Võ Đình”.

 

Cháu Thái trưởng nam của tôi nhắc về bác như sau:

Bác thích ăn cơm với đậu rán và cà pháo. Có lần bác kể cho con nghe về cảm xúc của người hoạ sĩ. Bác bảo rằng khi có đề tài sáng tác, bác thấy trong lồng ngực thôi thúc, bừng bừng lên như có lửa đốt … Bác cầm ngay cây cọ và cứ như thế, những ý tưởng màu sắc chạy rần rần vào canvas trước mặt cho đến khi bức hoạ hoàn thành.

 

Bác thích mặc quần jean, sơ mi xắn tay, hút pipe và đạp xe vòng quanh Sài Gòn với bố Sỹ, không thích đi taxi hoặc xích lô.

 

Bác có một câu nói bất hủ mà con nhớ hoài : “Đông và Tây sẽ không bao giờ có một điểm chung nào cả, tất cả chỉ là ảo tưởng !”

 

Xin một lần nữa chia buồn cùng chị !

 

Doãn Quốc Sỹ và gia đình

 

 

 

(Phan Ni Tấn sưu tầm và chuyển)

Vơ Đ́nh, Người Chưa Gặp

 

 

Vơ Đ́nh, Người Chưa Gặp

(PHAN NHIÊN HẠO)

 

 

Một lần tôi viết, có những nhà văn tuy chưa gặp nhưng đọc họ cảm thấy rất gần gũi, nghĩ về họ như những người bạn tài năng, tin cậy, hiểu biết. Ngược lại, có những kẻ chưa gặp nhưng đọc thứ văn chương uốn éo, khoe mẽ của họ chỉ cầu mong đừng bao giờ phải t́nh cờ đụng mặt, ăn nhậu sẽ mất vui.

 

Trong đời, tôi chỉ dăm ba lần chủ động viết thư làm quen văn nghệ sĩ. Không phải tôi hay ho ǵ, mà thật ra v́ tôi rất ngại ngùng, và thấy cũng không cần thiết.

 

Vơ Đ́nh là người tôi đă viết thư làm quen. Đó là năm 1997, tôi đang học văn chương ở đại học UCLA. Một lần cần tiểu sử một tác giả Mỹ, tôi lên thư viện t́m danh mục Contemporary Author. Lúc đó Contemporary Author đă gồm khoảng 200 tập, muốn tra trước tiên phải xem qua cuốn Index, trong đó chỉ in tên tác giả và cho biết tiểu sử của họ ở tập sách số mấy. Tôi thử ḍ t́m trong Index những cái họ Việt Nam như Nguyễn, Trần. Lê .. nhưng thất vọng thấy chẳng có mấy người. Họ Nguyễn phổ biến nhất chỉ ghi duy nhất tên ông Nguyễn Ngọc Huy. Xem đến họ Vơ, thấy tên Vo-Dinh Mai (Vơ Đ́nh), cho biết tiểu sử ghi ở tập 53. Lần lượt đọc qua tiểu sử các tác giả gốc Việt, tôi "kết" Vơ Đ́nh nhất. Lúc đó tôi chưa đọc tác phẩm nào của Vơ Đ́nh, tôi thích ông chỉ v́ hai lư do: ông là một nghệ sĩ sáng tác chuyên nghiệp, và quan trọng hơn, ông là một nghệ sĩ người Việt đă sống và sinh hoạt trong môi trường nghệ thuật ngoại quốc hơn bốn mươi năm, từ Âu sang Mỹ.

 

Là người mới đến Mỹ chỉ vài năm lại "đua đ̣i" học văn chương Anh Mỹ, lúc đó cuộc sống sinh viên của tôi khá buồn phiền. Tôi cảm thấy lạc lơng và mệt mỏi v́ những cố gắng hội nhập. Một nghệ sĩ như Vơ Đ́nh chính là người tôi muốn được hỏi chuyện. Tôi muốn biết ông có trải qua những xung đột văn hóa như tôi không, và làm thế nào để vượt qua chúng, làm thế nào để sống và sáng tác như một người nhập cư ở Mỹ. Tôi viết cho ông một lá thư dài, viết tay, v́ lúc đó tôi đánh máy rất chậm. Tôi không nhớ rơ chi tiết bức thư, nhưng đại khái "tâm sự" khá nhiều. Tôi cũng viết tôi nghĩ nghệ sĩ thế hệ của ông th́ "cliché" hơn thế hệ tôi bây giờ. Dĩ nhiên nói vậy ẩu, lẽ ra không nên. Ít lâu sau tôi nhận thư của Vơ Đ́nh, đâu khoảng hơn trang, lời lẽ ấm áp nhưng chừng mực, ông trả lời một số thắc mắc của tôi, nhưng không chi tiết lắm.

 

Từ đó, có thể tạm nói tôi quen biết Vơ Đ́nh, thỉnh thoảng thư từ qua lại, dạo sau bằng email. Cách đây vài tháng tôi viết email thăm ông nhưng không thấy trả lời, sau nhận được hồi âm từ vợ ông, bà Trần Thị Lai Hồng, cho biết sức khỏe ông không tốt, bà phải đọc thư từ và làm "thư kư" cho ông.

 

Tôi vẫn tự hứa sẽ đi thăm Vơ Đ́nh. Tôi có nhiều chuyện muốn hỏi ông. Tôi nghĩ ông đă sống một cuộc đời tinh thần thật phong phú, trải nghiệm sâu sắc những khác biệt văn hoá và nghệ thuật Đông-Tây. Ông là người đi thật xa, nhưng cũng rất Việt Nam. Trong những email Vơ Đ́nh gởi, thỉnh thoảng ông so sánh đời sống của ông với lối sống ở Việt Nam. Trong email ngày 18 tháng 2 năm 2005, nghe tôi nói mong có dịp xuống thăm, ông viết: "Anh chị ở một nơi hơi "trẹo đường", khó đến, khó đi. Nếu em đến được th́ cho anh chị biết. Anh chị sống giản dị, ăn cơm nhiều rau, ít thịt cá, (lối VN cũ)". Năm 2004, Florida bị băo, trong email ngày 11 tháng 9, ông viết: "Vùng anh ở đang bị băo ( .. ) Vừa sống qua 5,6 ngày không có điện, nước. Như ông bà ḿnh 60 năm về trước ở VN."

 

Tôi mong có dịp gặp Vơ Đ́nh để hỏi thời trẻ tuổi ông đă mộng ước ǵ cho riêng ông và cho nghệ thuật Việt Nam, và hôm nay sau bao nhiêu năm nh́n lại, ông có hạnh phúc với con đường sáng tạo ông đă đi qua. Nhưng trên hết, tôi muốn nghe những mẫu chuyện từ đời sống ông, những năm 60 ở châu Âu, những năm dài ông sống lặn hẳn vào thế giới của người bản xứ, và nhất là những chuyến trở về Việt Nam hiếm hoi của ông. Ông đă viết rất tha thiết cảm giác gặp lại quê hương trong truyện ngắn "Chiếc Ṿng":

 

"Chúng tôi vượt qua cầu Trường Tiền, qua đường Trần Hưng Đạo (nay không c̣n hai hàng phượng nữa), về cửa Thượng Tứ. Cửa thành đă mất thượng lầu trong vụ Mậu Thân, và người ta đă thay thế vào một thứ lô-cốt tṛn, ngắn, một cái pháo đài thấp lè tè.

 

Cửa thành cổ kính, rêu phong loang lổ, sừng sững trong nắng trưa như một người phong hủi đầy ḿnh; đầu đă bị chặt cụt, chỉ c̣n cái cổ ngắn trên hai vai ngang. Xúc động, tôi vội cúi xuống. Và tôi đứng lặng người. Dưới cạnh chân tôi là một vũng nước nhỏ (sáng ấy có mưa), đường kính không quá hai ba gang tay. Mặt nước phản chiếu một tí trời, một tí mây. Nhưng vũng nuớc ấy cũng là vũng nước tôi đă nh́n xuống bao nhiêu lần trên hai mươi năm về trước mỗi lần đi học ngang qua đấy. Góc đường quen thuộc ấy, lề đường lở lói, gốc cây cằn cỗi ấy. Tôi đi xa một phần tư thế kỷ mới về, mà vũng nước nhỏ bé ấy vẫn c̣n nằm nguyên đó, không bốc hơi biến mất, không xê dịch, không lớn hơn hay nhỏ hơn. Lư trí đối với tôi lúc ấy hoàn toàn vô giá trị: vũng nước ấy chính là vũng nước của ngày tháng xa xưa, và tôi lại nh́n thấy nó ! Nó không thay đổi, mà tôi cũng không đổi thay. Tôi nh́n vũng nước nhỏ bên lề đường, rưng rưng nước mắt" [i]

 

Tôi đă rất muốn gặp Vơ Đ́nh, nhưng tôi không cố gắng làm bất cứ điều ǵ để mong muốn của tôi thành tựu. Tôi chỉ nghĩ rồi ngày nào đó sẽ có dịp, có lẽ tôi sẽ đi công tác ở Florida, có lẽ tôi sẽ đưa con tôi đi chơi Disney World, sẵn dịp ghé thăm ông. Tôi cứ đợi dịp, và bây giờ th́ không c̣n dịp nào nữa.

 

Chờ đợi là một cách để người ta tích tụ hối tiếc trong đời.

 

 

PHAN NHIÊN HẠO

5 tháng 6, 2009

source: http://litviet.wordpress.com/

 

 

(Sưu Tầm Liên Mạng chuyển)

 

 

website counter