Nghe Qua Rồi Nhớ
(Hoàng Hải Thủy)
* Thôi thế còn ai
dám quấy rầy,
Mấy thằng chấp pháp cũng
khoanh tay.
Ăng-ten lép nhép, thây cha
nó.
Quản giáo hăm he, kệ mẹ
bay !
Vĩnh biệt phòng giam đôi
khóa sắt,
Tiêu dao tiên giới chín từng
mây.
Lê-nin, Các-mác bao giờ gặp,
Sẵn gậy ông cho chúng mấy
cây ..! *
Bài thơ tôi nghe được khi tôi nằm
phơi rốn trong những phòng tù Nhà
Tù Số 4 Phan đăng Lưu, Trung Tâm Thẩm Vấn
Nhân Dân Sài Gòn của bọn Công An Cộng
sản Thành Hồ. Nhà Tù Số 4 Phan
đăng Lưu là Ðề Lao Gia Ðịnh xưa
của ta, nằm cạnh Toà Tỉnh Trưởng Gia
Ðịnh, giáp lưng với Trường Hồ Ngọc
Cẩn, nhìn sang Lăng Ông, chợ Bà Chiểu.
Ở trong nhà tù ấy tôi nghe người bạn
tù đọc cho nghe bài thơ một lần,
tôi nhớ mãi.
Liêu lạc bi tiền sự .. ! Chi ly tiếu thử
thân ..! Sống buồn ở
quê người hôm nay tôi kể vài chuyện
tôi nghe ở trong tù và tôi nhớ
mãi. Như chuyện bài thơ "Thôi thế
còn ai dám quấy rầy. Mấy thằng chấp
pháp cũng khoanh tay .."
Tôi không biết tên thi sĩ tác giả.
Một ông tù làm bài thơ ấy khi
ông bạn tù của ông chết trong tù.
Bài thơ đặc biệt tả cảnh Nhà
Tù Số 4 Phan đăng Lưu, bài thơ
riêng của những người từng nằm
tù trong Nhà Tù Số 4 Phan đăng Lưu.
Như đã viết: Nhà Tù Số 4 Phan
đăng Lưu nguyên là Ðề Lao Gia Ðịnh
của Quốc Gia Việt Nam Cộng Hoà. Ðề lao
Gia Ðịnh chỉ có một khu, gọi là Khu
A. Khu này có nhà bếp, phòng tù
lát đá hoa, có trần, thoáng mát,
khu đỡ khổ nhất trong Nhà Tù.
Bọn Bắc Cộng ác ôn vào Sài
Gòn, một trong những việc chúng làm
đầu tiên là xây nhà tù mới, mở
lớn thêm những nhà tu cũ. Ðề Lao Gia
Ðịnh được chúng xây thêm 3 khu:
Khu C 1, Khu C2, Khu B. Hai Khu C1, C2 mỗi khu có 7 phòng lớn
giam chung, 25 xà-lim, chúng gọi theo Bố Tầu của
chúng là "phòng biệt giam", có thằng
gọi theo Bố Tây của chúng - đa số những
tên Cai Tù này từ miền Bắc vào -
là ca-sô. Khu B chúng xây sau cùng có 5
phòng tập thể, 15 xà-lim. Trong hai lần, ba
năm tôi sống trong Nhà Tù Số 4 Phan
đăng Lưu, tôi chỉ ở Khu C1 và Khu B,
tôi không vào Khu A nên không biết khu
này có bao nhiêu phòng tù. Khu C 2 giống
y Khu C1.
Lúc đầu cánh cửa sắt những
phòng tập thể Khu C1, C2 chỉ có một
ô mở lớn bằng quyển sách. Bọn cai
tù không thể nhìn qua ô cửa gió nhỏ
xíu này vào mà thấy hết trong
phòng tù, nên chúng bắt buộc phải
làm lại cánh cửa phòng. Nửa trên
cánh cửa sắt được cắt đi, gắn
chấn song sắt. Người tù có thể
thò tay ra mở khoá cửa nên chúng phải
làm thêm một cái khoá nữa ở phần
dưới cánh cửa, nơi bàn tay người
tù trong phòng không với tới được.
Do đó những cánh cửa phòng tù
Nhà Tù Số 4 Phan đăng Lưu đều
có hai khoá sắt
Vĩnh biệt phòng giam đôi
khóa sắt …
Chỉ cửa phòng tù Nhà Tù Số
4 Phan đăng Lưu mới có hai khoá, những
phòng tù Nhà Tù Chí Hòa chỉ
có một khoá.
Tôi cảm khái vì bài thơ. Những
tiếng "chấp
pháp, ăng-ten, quản giáo.." cho người đời sau biết
bài thơ được làm tro ng nhà tù
cộng sản những năm 1980, những năm ấy
trong ngôn ngữ nhân dân Sài Gòn mới
có những tiếng "ăng-ten, chấp pháp,
quản giáo.." Và cho người đời
sau biết đó là bài thơ về Nhà
Tù Số 4 Phan đăng Lưu.
Những Ông Tù Chính Trị Quốc Gia
Việt Nam Cộng Hoà đàng hoàng biết
chừng bao. Các ông có thể chết trong
tù nhưng các ông vẫn giữ vững
tư cách trước tù đầy, trước
cái chết, các ông không thèm
đánh những tên Hồ chí Minh, Trường
Chinh, Lê Duẩn cắc ké kỳ nhông, các
ông đánh những tên tổ sư của bọn
cộng sản là Lê-nin, Các-mác !
Lê-nin, Các-mác bao giờ gặp,
Sẵn gậy ông cho chúng mấy
cây ..!
Cảm khái cách gì ..! Sướng
khoái dường bao ..! Gặp hai tên Lê-nin,
Các-mác Ông Tù VNCH đập gậy
lên đầu chúng, chúng chỉ có nước
ôm đầu máu mà chạy. Nhưng chắc
Ông Tù không có dịp đánh hai
tên đó, ông không đánh được
chúng vì chúng ngàn đời ở trong Hỏa
Ngục, Ông Tù VNCH tiêu dao tiên giới
chín tầng mây, chẳng bao giờ ông gặp
chúng ..
Thơ Tù của các Ông Tù
Chính Trị Việt Nam Cộng Hoà hơn hẳn
những bài thơ tù lèm bèm của bọn
đảng viên cộng sản. Chỉ cần hai
bài thôi, ta thấy ngay giá trị ưu việt
của Thơ Tù Quốc Gia:
NGỒI RÙ GÃI HÁNG
Ăn rồi lại ngủ, ngủ rồi
ăn
Chưa thấy chuyện gì chuyện
khó khăn.
Nằm khểnh sờ cằm, râu
tua tủa,
Ngồi rù gãi háng,
dái lăn tăn.
Làm sang phe phẩy tay còn quạt,
Ði tắm trần truồng mổng
thiếu chăn.
Ăn ngủ, ỉa xong đầy đủ
cả.
Muốn làm chi nữa, biết mần
răng !
Bài Thơ "Ngồi Rù Gãi
Háng" của Thi sĩ Trần Văn Hương
là bài thơ đại biểu cho Thơ Tù
thời Quốc Gia, bài "Phòng giam đôi
khoá sắt" là bài thơ đại biểu
cho Thơ Tù Chính Trị thời bọn Bắc Cộng
bỏ tù nhân dân Sài Gòn. Chỉ cần
đưa ra hai bài thơ ấy thôi, bao nhiêu
thơ tù cóc nhái của bọn cộng sản
tự động nhẩy vào thùng rác.
*****
Buổi tối trong phòng tù, từ 7 giờ
đến 10 giờ đánh kẻng ngủ, là
khoảng thời gian thoải mái nhất trong
ngày của người tù. Phòng tù
tương đối yên tĩnh, không còn cảnh
láo nháo chia cơm, đi khai báo, cửa
đóng, cửa mở, bọn cai tù đi qua
nhòm ngó, anh em tù nằm yên, nói chuyện
nho nhỏ. Yên tĩnh mà cũng là lúc
người tù thấy lòng mình trống trải
nhất, nhớ nhà, nhớ vợ con nhất trong một
ngày. Trong những buổi tối như thế nếu
tôi không phải kể chuyện cho anh em nghe, việc
kể chuyện được gọi là chiếu
phim, tôi thường hỏi anh em nằm quanh có
chuyện ma, hay chuyện khôi hài, kể cho tôi
nghe. Những chuyện thuộc loại nghe qua rồi bỏ,
nhưng tôi nghe qua mà nhớ mãi.
Tôi cũng kể nhiều chuyện cho anh em
tù nghe. Với những chú tù trẻ gọi
tôi bằng bố, hay yêu cầu tôi kể chuyện,
kể mãi hết chuyện tôi đặt ra chuyện
này:
- Ðố biết ở trên người con
gái, người đàn bà cũng vậy,
cái gì chúng mày:
Le lưỡi liếm
thấy ngọt ?
Liếm, nếm thấy
mặn ?
Liếm, nếm thấy
chua ?
Liếm, nếm thấy
tanh ?
Ăn thấy
chát ?
Ðố biết
cái gì trên người bọn con gái cứ
trẻ mãi không bao giờ già ?
Những câu hỏi
trên do tôi nghĩ ra, không em tù trẻ
nào giải được, em nào cũng nghĩ bậy
bạ. Và tôi được nghe một số chuyện
dân gian thật hay, những chuyện cười của
người Việt Nam, do người Việt Nam đặt
ra, như chuyện:
* Dì cháu
đi đò. Bà dì trạc bốn
mươi, cô cháu hai mươi, anh lái
đò hai mươi nhăm. Cô cháu mắc cở
không nói chuyện, bà dì nói tía
lia. Thấy da cô cháu trắng quá anh lái
nói với bà Dì :
- Bà Hai .. Nước
da cô Tư trắng quá há ?
Bà Dì vui chuyện
trả lời :
- Em nó trắng
vì em nó là thợ may.
Anh lái đò
théc méc :
- Con gái cứ
làm thợ may là nước da trắng sao bà
?
Bà Dì giải
thích:
- Con gái làm thợ
may được ở trong nhà, không phải
phơi nắng ngoài ruộng nên nước da trắng.
Anh lái đò
lại hỏi :
- Dzậy là da thịt
người ta cứ không phơi nắng là trắng,
là không bị đen sao bà ?
Bà Dì gật
đầu: - Ðúng dzậy.
Anh lái đò
có vẻ nghĩ ngợi, anh thốt ra tiếng: "Kỳ..!".
Rồi anh lại thốt ra tiếng "Kỳ .. Thiệt
kỳ..". Bà Dì hỏi:
- Chú nói
cái gì kỳ ?
Anh lái đò
đặt lại câu hỏi:
- Bà nói
là da người ta cứ không phơi nắng
là không bị đen ?
Bà Dì xác
nhận : - Chứ sao !
- Kỳ.. !
- Chú nói .. kỳ..
là sao ?
- Tôi nói.. kỳ..
là vì con cu tôi nó có ra nắng bao giờ
đâu mà nó đen thui à ! *
Chuyện vui không
chỉ là chuyện Việt Nam mà còn là
chuyện dân gian Nam Bộ. Chuyện dưới
đây còn có tính chất Nam Bộ
hơn, chỉ nhân dân miền Nam mới có thể
sản xuất ra câu chuyện này:
* Chuyện
đồng quê Nam Bộ mến yêu, chuyện
người Nam Bộ thuần phác, dễ tính, dễ
tin, dễ thương: Chị vợ mới đẻ, anh
chồng và cô em vợ ra đồng xúc
tép. Anh chồng 25, chị vợ 20, cô em vợ 17.
Chổng mông lúi húi ngoài đồng vắng
một lúc cô em vợ nói :
- Anh Ba .. Em về
trước nha.
Anh rể của
cô hỏi :
- Dì về đi
đé, phải hôn ?
Cô em vợ ngạc
nhiên :
- Phải. Sao anh biết
?
- Có gì
mà không biết. Dì về đé cho
tôi gửi Dì về nhà đé dùm
tôi. Tôi ở lại xúc thêm ít
tép nữa, tôi về sau.
- Sao anh Ba không
đé ở ngoài này mà lại phải gửi
em đem về nhà đé ?
- Tôi đé
ngoài đồng không được. Tôi phải
đé ở nhà, đé ngoài đồng
là tôi bị Ông hành, đau đầu muốn
chết. Dì chịu khó đem về nhà
đé dùm tôi.
Cô em vợ chịu.
Về đến nhà cô ngồi đé ở
vườn sau nhà, cô nói :
- Ðống này của
anh Ba, đống này của em ..
Chị cô nằm
trong nhà nghe tiếng, bèn nói với cô :
- Anh em mày đi
xúc được bao nhiêu để chung vào
một rổ, chia ra của anh, của em làm chi ?
Cô em kể cho chị
nghe chuyện anh rể nhờ cô đem về nhà
đé. Vừa kể xong, thấy chị xỉu liền
một khi, hai mắt trợn trắng, cô hoảng sợ
chạy ra ruộng phi báo anh rể:
- Anh Ba .. Em về
nhà đé .. Em nói đống này của
anh Ba, đống này của em. Chị Ba nghe tiếng,
chị tưởng là em chia tép, em nói cho chỉ
biết anh gửi em đem về nhà đé. Vừa
nghe em kể chỉ xỉu luôn ..
Anh rể cô
nói:
- Ðược rồi.
Dì về đi, tôi về sau. Mới đẻ
máu sung nên xỉu đấy mà. Tỉnh ngay
thôi. Không sao đâu.
Sẩm tối anh chồng
mới về nhà. Anh thủ sẵn con cá trê,
con dao, cái thớt. Vừa vào đến buồng
chị vợ nằm cữ, không đợi cho chị
vợ nói, anh nói ngay :
- Thôi .. Mình
đừng trách tôi nữa. Tôi biết tội
rồi. Chỉ tại cái này thôi. Chặt phứt
nó đi là xong ..!
Anh ngồi xuống
đất, đặt con cá trê lên thớt,
vung dao chặt bụp một cái. Ðầu con cá
trê văng ra. Buồng tối, chị vợ tưởng
anh chồng chặt thật, chị la lên chói
lói :
- Chèn ơi .!
Làm cái chi dữ dzậy .? Lỡ rồi thì thôi
.. Ðừng có mần dzậy nữa. Sao lại chặt
đi ? Rồi làm sao có cái mà dùng
..? Trời ơi là trời ..!
Anh chồng ôm bụng
kêu đau, anh cũng khóc mùi mẫn. Rồi
thấy chị vợ khóc quá, anh thương
quá, anh gượng nói :
- Có ông
bác sĩ có thể chắp lại được.
Nhưng phải mang đến cho ổng chặp lại
ngay, để đến mai là hư luôn. Nếu
mình thương tôi, mình tha tội cho
tôi, thì tôi mang cái khúc bị chặt
này đến nhờ ổng làm ngay mới kịp
..
Chị vợ thấy
đời tươi trở lại, chị hồi hộp:
- Chặt đứt rồi
bác sĩ chắp lại vẫn xài được
như cũ thiệt sao mình ?
Anh chồng quả quyết
:
- Ðược chớ.
Bác sĩ lấy cục gân bò đắp
bên ngoài, chích thuốc, khâu lại, rồi
băng kín. Dzậy là thuốc làm nó liền
lại. Nhưng phải đến cho bác sĩ mần
ngay ..
Chị vợ giục
:
- Dzậy thì
mình ráng chịu đau đi ngay đi ..
Anh chồng lượm
đầu con cá trê đi ra. Chị vợ
còn dặn với:
- Mình nhớ xin
ông bác sĩ cho mình cục gân nào bự
bự nghe mình ..!
Ba ngày sau có
anh bạn của anh chồng đến nhà nói với
chị vợ:
- Tôi ở bệnh
viện về báo tin mừng cho chị. Cái của
ảnh đã được chắp lại rồi.
Nhưng bác sĩ nói phải cho ảnh thử xem
có tốt không. Nếu có gì trục trặc
thì phải làm lại ngay. Ðể lâu
làm lại hổng được !
Chị vợ sốt sắng
:
- Muốn thử dễ
ợt khó gì.
Anh bạn lắc đầu
:
- Thử chị hả
? Hổng có được đâu. Bác sĩ
dặn kỹ lắm: đàn bà mới đẻ
là không dùng để thử được.
Thử với đàn bà mới đẻ là
hư, trọn đời không sửa được nữa.
Phải chọn cái nào còn tốt cho anh ấy
thử. Chị có cô em đấy. Nhờ cổ
cho ảnh thử được không ?
Cô em được
chị nhờ cho anh rể thử. Cổ chịu. Anh chồng
về nhà vào buồng thử với cô em vợ.
Chị vợ đứng ngoài nhòm qua khe cửa
vào xem. Không biết cô em chị làm
gì mà chị rẫy lên, chị dậm
chân, chị la lối :
- Chèng đéc
ơi .. Con đĩ ngựa .. Của ảnh mới
làm lại xong. Làm thử thì làm nhẹ
nhẹ thôi. Mày làm dữ quá gẫy của
tao thì sao ? *
Câu chuyện độc
đáo, đặc sản Nam Bộ thứ hai
được dành để tặng cho những
Ông Bố Vợ, tức để tặng những
ông có cô con gái quí :
* Ông
bà nhà giầu miệt vườn sanh được
có một cô con gái. Bà vắn số. Khi
lâm chung bà trăn trối với ông:
- Tôi nói thiệt
cho ông biết tại sao tôi không sống
lâu được. Cái của ông dài
quá nên tôi bị đau. Con gái mình
nó giống tôi, sợ nó cũng vì vậy
mà chết sớm như tôi thôi. Tôi chết
đi rồi ông có thương tôi,
thương con thì phải nhớ lời tôi dặn:
chọn cho con mình thằng chồng nào nó thật
ngắn, đừng có dài như của ông.
Ông nhà giầu
chung tình, thương vợ, thương con, hứa sẽ
làm đúng lời bà vợ dặn. Nhưng
khi ông chọn rể thì lựa mãi không
được thằng nào ngắn như ông muốn.
Thằng nào cũng dài ít nhất là bằng
cái của ông. Cuối cùng ông phải lựa
thằng tương đối ngắn nhất. Song
ông vẫn thấy cái của nó vẫn
còn dài. Ông cẩn thận dặn nó :
- Con gái tao
không chịu được dài. Dài như của
mày cho hết cả dzô là chỉ vài lần
con tao đau, con tao chết. Tao phải dặn kỹ
mày: khi mày .. ấy nó mày không
được cho hết dzô, mày chỉ được
cho một nửa dzô thôi. Nhớ chưa ? Mày
mà cho hết dzô là con tao đau, tao biết
ngay, tao cho mày ra khỏi nhà tao, tao cưới cho
con tao thằng chồng khác. Tao nói là tao
làm. Ðừng có than tao không nói trước.
Anh con rể ông mặt
mũi điển trai nhưng con nhà nghèo,
được làm rể nhà giầu chẳng phải
làm lụng gì, cô vợ lại có nhan sắc,
chỉ ăn với chơi, anh sướng mê mẩn.
Anh rất sợ ông bố vợ nên anh làm
đúng lời ông dặn. Anh chỉ cho một nửa
dzô thôi.
Cô vợ anh
lúc đầu còn thẹn nên không
dám nói gì. Khi quen rồi thấy anh không
cho dzô hết cô vừa thở vừa hối anh :
- Cho .. dzô .. hết
.. đi.! Cho .. dzô .. hết .. đi.! Sao cứ .. nhắp
.. nhắp .. dzậy..? Sao không cho hết dzô .. ?
Anh chồng cũng vừa
thở vừa nói :
- Hổng .. được.!
.. Hổng .. cho .. dzô .. hết .. được !
- Sao lại hổng cho
dzô hết được ?
- Bố biểu
không được cho dzô hết. Phải để
một nửa ở ngoài, cho dzô một nửa
thôi ..!
- Tại sao Bố lại
không cho mình cho dzô hết ?
- Hổng biết. Bố
dặn tôi kỹ lắm. Bố nói tôi mà
cho dzô hết .. Bố đuổi tôi, Bố không
cho tôi ở với em nữa, Bố cưới cho em
thằng chồng khác .
Cô vợ anh, tức
chị con gái ông nhà giầu miệt vườn,
tức quá thở hắt ra, rồi chị kêu
lên :
- Úi trời ui ..!
Ông già ác ôn ..! Ông già mắc dịch
..! Ổng giữ lại một nửa để ổng
nhậu hay sao mà ổng không cho người ta
đút dzô ? *
Chuyện thứ hai
dưới đây cũng đặc biệt là
chuyện đồng quê Nam Bộ. Chuyện này chỉ
có thể xẩy ra ở miền đồng bằng
sông Cửu Long, không thể xẩy ra ở nơi
nào khác.
* Ông
già góa vợ, sống một mình ven kinh.
Ông bị té vập mồm xuống đường,
môi miệng sưng vếu, mấy cái răng
còn lại lung lay làm ông đau nhức.
Ông ở bờ kinh bên này, con gái ông
lấy chồng ở bờ kinh bên kia. Ðau quá,
buổi sáng ông ra bờ kinh, nhờ người
quen:
- Chị qua bển kiếm
con Hai nhà tôi, nói cho nó biết tôi mới
bị té. Biểu nó qua nấu cho tôi tô
cháo.
Một lúc sau anh
con rể ông sang. Anh lội qua kinh, cái quần
xà lỏn quấn trên đầu. Qua bờ kinh
bên này anh mới mặc quần. Dzô nhà
thấy ông già vợ, anh hỏi :
- Ông kêu con vợ
tôi qua làm chi dzậy ? Sớm nay vợ tôi
nó lấy ghe đi công chuyện. Nghe người
ta nói tôi lội qua coi ông có chuyện
gì.
Ông già rầu rĩ:
- Bữa qua tao té,
đập mồm xuống lộ. Tao kêu con vợ
mày qua nấu cho tao tô cháo tao ăn chứ
có chuyện gì đâu.
Nhìn mồm ông bố
vợ sưng vếu, anh con rể nói:
- Tội hông !
Tôi đâu biết ông té. Tôi mà biết
thì trưa nay ông có nồi cháo tôm
ngon lành rồi. Hồi nẫy lội qua kinh có mấy
con tôm bự bám vào lông dái tôi.
Lúc lên bờ tôi lại gỡ ra liệng xuống
kinh mất. Nếu biết ông muốn ăn cháo
tôi giữ lại nấu cháo cho ông.
Ông bố vợ cay
cú đuổi anh con rể về. Ðến trưa chị
con gái ông chèo ghe sang. Ông kể cho chị
nghe:
- Thằng chồng
mày nó thô tục quá. Tao nói tao bị
té, răng nhức, ăn cơm hổng được,
kêu mày qua nấu cho tao tô cháo. Nó
nói lúc nó lội qua kinh có mấy con
tôm bám vào lông dái nó, nó gỡ
ra liệng đi, nó mà biết tao muốn ăn
cháo thì nó giữ tôm lại nấu
cháo tao ăn. Mày coi nó nói dzậy nghe
được hông ?
Chị con gái
ông hứ một tiếng rồi nói :
- Úi trời ôi
.. Bố trách thằng chồng tôi làm chi.
Nó thô tục lắm. Ðã thô tục
nó còn hung dữ nữa. Tối qua nó đi
nhậu xỉn về, nó đè tôi ra .. Biểu
nó .. nhẹ.. nhẹ.. thôi, nó đâu
có chịu nghe. Nó làm dữ quá trời
quá đất. Nó làm cho cái của
tôi cũng sưng chằm bằm như cái mồm
của Bố ! *
*****
Tháng Bẩy 1976
tôi nằm sà-lim Khu B, Nhà Tù Số 4 Phan
đăng Lưu. Có thể tôi là anh tù
ngu ngốc nhất đời vì, không biết tại
sao, tôi yên trí Nhà Tù Số 4 Phan
đăng Lưu không có tù nữ, chỉ
có toàn tù nam, nên trong hai, ba đêm
đầu tiên, nghe tiếng con gái hát những
bài Ðôi Mắt Người Sơn Tây, Nắng
Chiều, Mộng Dưới Hoa .. vọng vào
xà-lim, tôi nghĩ: "... Bọn công an nữ
cai tù văn minh quá ta ... Biết hát cả những
bài này.. !" Buổi sáng nhìn qua ô
cửa gió ra khoảng sân có những dây
phơi quần áo của tù, thấy những bộ
đồ hoa, tôi nghĩ: "Bọn công an
cái ăn bận cũng được quá chứ
..!"
Mấy ngày sau
tôi mới biết Khu B có ba phòng tù nữ,
những phòng tù nữ này ở sau
xà-lim tôi nằm nên mới vào tù
tôi không biết, những bộ đồ hoa
tôi thấy phơi đó là đồ của
các em tù. Buổi tối, trước giờ
đánh kẻng ngủ, tôi nằm nghe các em
tù hát, và nghe những anh tù ở hai
phòng tập thể trước xà-lim tôi
nói chuyện với nhau.
Cửa phòng tập
thể khu B là cửa lưới, nhờ cửa
lưới nên phòng được sáng,
thoáng mát, những đêm mưa lạnh, những
đêm cuối năm, người tù trong những
phòng tập thể này có thể không ngủ
được vì lạnh. Những buổi tối anh
em tù ngồi sau những cửa lưới sắt
nói chuyện râm ran nghe thật vui. Nằm trong
xà-lim bên này đường đi tôi nghe
thật rõ tiếng họ.
Một tối có anh
ra bài toán đố:
Sớm mai em đi
chợ Gò Công
Em mang đi 20 đồng,
em mua 20 đứa.
Con trai ẵm ngửa
mỗi đứa 5 đồng,
Con gái chưa
chồng 1 đồng 5 đứa.
Hỏi chàng em
mua bao nhiêu con trai, bao nhiêu con gái ?
Chàng mà giải
được em liền theo không !
Bài toán đố
đặc biệt Nam Bộ. Anh ra bài toán trạc
35 tuổi, tóc quăn, nước da đen, có vẻ
nửa tỉnh, nửa vườn, kể chuyện rất
có duyên, anh nói:
- Tôi đố
các ông cả hai phòng này giải
được. Tôi phải nói trước
đây là đố mẹo, các ông
dùng toán đại số giải nó là
không có được. Các ông cứ
tìm đi, tối mai tôi giải.
Không ai giải
được. Tối hôm sau tôi chờ nghe lời
giải, tôi nhớ kỹ lời giải bài đố
mẹo ấy. Hai mươi bốn tháng sau tôi
được trở về mái nhà xưa,
tôi vẫn nhớ lời giải. Tôi kể
bài đố cho vợ tôi nghe, nói lời giải.
Thế rồi tôi quên, bây giờ, 1977-2004, hai
mươi mấy năm sau, tôi nhớ bài đố
mà tôi quên bài giải. Chỉ nhớ
hình như mua một số em trai, em gái rồi
nhưng dư tiền, nhưng thiếu tiền để
có thể mua đủ 20 em, phải hai, ba lần
bán đi một, hai em trai, bán đi vài ba em
gái, lấy một số đồng bạc về, cộng
với khoản tiền chưa mua, rồi lại mua một,
hai em .., trừ đi cộng lại mấy lần mới
ra số 20 đứa con trai, con gái.
Ðây là lời
giải mấy lời đố của tôi:
Le lưỡi liếm
đường
ngôi trên đầu thấy ngọt.
Liếm, nếm mồ hôi thấy mặn.
Liếm, nếm trái chanh ở bàn tay
thấy chua.
Liếm, nếm mắt cá
chân thấy tanh.
Ăn bắp chuối, còn gọi
là bụng chân, thấy chát.
Trên người
con gái đùi non không bao giờ già.
Vị quân tải
nào trả lời dùm câu hỏi của
người phụ nữ Gò Công, tôi cám
ơn:
Sớm mai em đi
chợ Gò Công
Em mang đi 20 đồng,
em mua 20 đưá.
Con trai ẵm ngửa
mỗi đưá 5 đồng,
Con gái chưa
chồng, 1 đồng 5 đưá.
Hỏi chàng em
mua bao nhiêu con trai, bao nhiêu con gái?
Chàng mà giải
được em liền theo không!
Quí vị có thể
đọc qua rồi quên những chuyện tôi vừa
kể, với tôi, đó là những chuyện
tôi nghe một lần mà nhớ mãi.
HOÀNG
HẢI THỦY
(Bai Chuyen)