SU'U TÂ`M 8

Home | VA(N | VA(N [tt] | VA(N 1 | VA(N 2 | VA(N 3 | VA(N 4 | VA(N 5 | VA(N 6 | VA(N 7 | VA(N 8 | VA(N 9 | VA(N 10 | VA(N VUI | VA(N VUI [tt] | VA(N VUI 1 | VA(N VUI 2 | VA(N VUI 3 | VA(N VUI 5 | TA.P GHI | TA.P GHI [tt] | TA.P GHI 1 | TA.P GHI 2 | TA.P GHI 3 | TA.P GHI 4 | TA.P GHI 5 | TA.P GHI 6 | TA.P GHI 7 | TA.P GHI 8 | TA.P GHI 9 | TA.P GHI 10 | TA.P GHI 11 | TA.P GHI 12 | TA.P GHI 13 | TA.P GHI 14 | TA.P GHI 15 | TA.P GHI 16 | BÀI VIÊ'T | BÀI VIÊ'T [tt] | BA`I VIÊ'T 1 | BÀI VIÊ'T 2 | BÀI VIÊ'T 3 | BÀI VIÊ'T 4 | BÀI VIÊ'T 5 | BÀI VIÊ'T 6 | BÀI VIÊ'T 7 | TIN ... Su'u Tâ`m ! | CHUYÊ.N LA. KHÓ TIN

TA.P GHI 2

Trích đoạn:

 

Trích đoạn:

 Lẩm cẩm Sài Gòn thiên hạ sự số 248

(Văn Quang)

 

 

- Công trình nghệ thuật biến... đàn bà thành đàn ông

 

Ngày xửa ngày xưa, khi mới bắt đầu biết đọc sách, tôi đã rất thích thú khi được đọc mấy câu thơ trong Quốc Văn Giáo Khoa Thư lớp Đồng Ấu. Bài thơ châm biếm có vẽ đôi voi được đắp nổi trên bức tường cổng làng.

 

“Khen ai kheo khéo vẽ đôi voi

Đủ cả đầu đuôi đủ cả vòi

Còn “cái số kia” sao không đắp

Hay là lý trưởng bớt đi rồi ?”

 

Nhìn kỹ lại bức tranh vẽ trên bức tường cổng làng thì đúng là đôi voi có đủ đầu đuôi, đủ cả cặp vòi, cặp ngà dài cứng đơ, nhưng lại không có “cái số kia” thật. Cái bụng cứ tròn quay, nhẵn thín như cái trống, chẳng biết nó là voi đực hay voi cái hay là loại voi “đồng tính” cũng nên. Song ai cũng thấy ngụ ý mỉa mai trong mấy câu thơ đó.

 

Ngày nay đi đến địa phương nào cũng thấy người ta đua nhau dựng một bức tượng hoành tráng làm biểu tượng cho địa phương mình. Ngoài cái biểu tượng đó, địa phương nào giàu hoặc có nhiều danh lam thắng cảnh, còn xây thêm dăm ba cái biểu tượng nữa cho thêm phần “vinh hoa phú quý”, mặc dầu dân tình nơi đó vẫn đói meo. Hãy “phồn vinh giả tạo” trước cái đã.

 

- Chẳng ai hiểu là cái gì

 

Vì thế mấy bác làm nghề tạc tượng, xếp đá, nặn đất, đắp xi măng có một thời làm ăn khấm khá lắm, tậu xe hơi làm nhà lầu như chơi. Mỗi “công trình điêu khắc” như thế đều mang tính “nghệ thuật cao”. Và đã là nghệ thuật thì không thể tính bằng tiền. Do đó cứ thoải mái lập dự án, bao nhiêu cũng được. Ủy Ban “duyệt” là có tiền !

 

Đã có rất nhiều “công trình điêu khắc nghệ thuật” làm xong mà dân chẳng hiểu là cái hình thù gì, nói lên cái quỷ gì. Những nhà làm văn học nghệ thuật địa phương lại phải dài cổ ra giải thích: hòn đá dài dài là cánh tay phụ nữ, cục tròn tròn là cái đầu một đôi thanh niên nam nữ chụm vào nhau tượng trưng cho cuộc sống hạnh phúc, mấy cái lủng lẳng kia là bốn cái chân bước trên đường tự do, cái hòn đất đứng chơ vơ giữa trời là tính độc lập. Thế là đủ cả Độc lập Tự Do Hạnh Phúc nhé.

 

Dân nghe mà không sướng. Dân cố hiểu mà … không hiểu. Mặc ! cứ có biểu tượng là văn minh hiện đại rồi. Chẳng tin bạn cứ thử đi một vòng, quanh mấy tỉnh ở VN chúng tôi mà xem. Đố bạn hiểu được một phần trong những công trình nghệ thuật tuyệt tác đứng chình ình ở khắp nơi trên đường phố, trong công viên, giữa ngã ba ngã . Toàn những tác phẩm “kinh hồn” của những “điêu khắc gia” cả đấy. Mỗi công trình ngốn của nhà nước, của nhân dân năm bảy trăm triệu hoặc một vài tỉ là chuyện bình thường. Nếu xấu hoặc chưa chuyển tải được ý nghĩa sâu sắc (!) thì ta làm lại. Hà tiện từng ký gạo phát cho dân nghèo, song đã nói đến công trình nghệ thuật, tiêu biểu cho tinh thần, ý chí cương quyết của “tỉnh nhà” thì không thể hà tiện được. Có phải không các bác ? Đấy là “lời bàn Mao Tôn Cương” của mấy cụ trong Hội Đồng Nhân Dân, những vị được coi là có bằng cấp, có chữ nghĩa. Không cần biết là bằng cấp đi mua hay nhờ thi hộ. Còn những vị tự biết mình là nông dân thì cứ im lặng, gật gù ra cái điều hiểu biết cho sáng giá. Các biểu tượng cứ thi nhau mọc lên, chẳng có trường lớp mỹ thuật nào đào tạo ra kịp những điêu khắc gia, danh họa, danh sư để cung ứng cho kịp với tốc độ phát triển cái kiểu này.

 

- Công trình nghệ thuật Hoa Biển hơn 10 tỉ đi về đâu ?

 

“Hoa Biển”, cái tên thật lãng mạn, đầy chất hoa, chất thơ, chất…muối, rất thích hợp với một thành phố như Nha Trang.

 

Còn nhớ cách đây hơn ba năm, tháng 11-2004, UBND tỉnh Khánh Hòa đã phê duyệt dự án đầu tư, cho phá dỡ đài liệt sĩ tại bãi biển trung tâm thành phố Nha Trang để xây dựng “công trình nghệ thuật Hoa biển”. Cả thành phố xôn xao chờ đợi tác phẩm nghệ thuật này.

 

Dự án không phải thông qua đấu thầu, đã được giao cho Ban quản lý dự án các công trình xây dựng dân dụng Khánh Hòa làm chủ đầu . Công ty cổ phần xây lắp - vật liệu xây dựng Khánh Hòa được chỉ định thầu thi công “Hoa biển”. Cứ mỗi ngày cái tác phẩm nghệ thuật ấy như cái bụng bà bầu dần dần hình thành, dần dần lộ rõ thì người dân càng ngơ ngác không hiểu nó tượng trưng cho cái gì. Suốt một đời sống với biển, song người dân chẳng hề biết cái hoa biển nó ra làm sao, nó có giống con tôm, con nghêu hay con bạch tuộc, con sứa biển ? Nhưng những nhà văn nhà thơ thì biết rất rõ, bởi nó có sẵn trong óc tưởng tượng phong phú của mỗi người. Tuy nhiên, có ông cho nó méo, có ông cho nó tròn, có ông cho nó giống cái lá đa, có ông cho nó huyền hoặc như sương khói, như mặt trời lúc rạng đông …

 

Thế cho nên “hoa Biển” có quyền tròn méo thế nào là tùy nhà thiết kế. Mỗi lúc Hoa Biển thân yêu của dân Nha Trang hiện hình trên nền trời thì người dân càng thấy nó… kỳ cục. Đã có nhiều cuộc tranh cãi nổ ra ngay từ khi Hoa Biển chưa hoàn thành, bởi nó không giống ai, không giống cái gì cả. Hoa cũng không mà lá cũng không. Người cũng không mà ngợm cũng không.

 

Tuy nhiên việc ngưng thi công, tức là bỏ ngang xương không làm nữa lại vì một lý do khác, trần tục và dễ hiểu hơn: Hết tiền !

 

Ban đầu tổng vốn đầu tư cho “Hoa biển” chưa tới 10 tỷ đồng. Thế nhưng sau một thời gian làm việc, nhà thầu và chủ đầu tư đã nhiều lần đề nghị phải tăng vốn đầu tư lên gần gấp đôi, tới 18,3 tỷ đồng mà vẫn không hoàn thành đúng tiến độ.

 

- Cứ làm sao trúng thầu rồi xin thêm

 

Ở Việt Nam, chuyện đang làm rồi bỏ ngang hoặc làm lờ lững để “vòi” thêm tiền của nhà nước là chuyện rất thường xảy ra. Dường như trong tất cả những hợp đồng đều chấp nhận cái khoản gia tăng này. Không có hợp đồng nào trói buộc nhà thầu phải tuân thủ đúng nguyên tắc phải làm xong công việc với số tiền đã được ký kết. Đã có không biết bao nhiêu dự án được các cấp có thẩm quyền phê duyệt tăng thêm ngân sách. Cái “hướng mở” này rất có lợi cho cả nhà thầu xây dựng và người có quyền cho phép tăng thêm ngân sách. Đôi bên cùng có lợi, chỉ có nhà nước thiệt.

 

Công trình nghệ thuật Hoa Biển cũng không thoát ra ngoài cái tiền lệ thông minh ấy. Công trình bị bỏ dở dang và đến đầu năm 2006 thì tỉnh phải chỉ thị ngừng thi công để thuê kiểm toán thẩm định lại. Mặc cho mưa nắng, gió biển dãi dầu, cát trắng vùi dập, công trình nghệ thuật biến thành một bãi lộn xộn như bãi rác. Hình thù của Hoa Biển vốn đã dị hợm càng dị hợm.

 

Điều này đã khiến nhà cầm quyền thành phố Nha Trang đau đầu loay hoay tìm giải pháp “tháo gỡ khó khăn”.

 

Rất may là tỉnh đang có một đại công ty khai thác “Hòn Ngọc” Vinpearl thành một nơi du lịch sang trọng, dành cho khách du lịch hạng “chiến”. Sau một thời gian thương lượng, tỉnh đã ra quyết định chấm dứt đầu tư cho dự án này và giao cả công trình “Hoa biển” cùng khu vực đất bãi biển thuộc đài liệt sĩ trước đây cho Công ty cổ phần du lịch và thương mại Vinpearl đầu tư, khai thác. Tất nhiên trong những “động thái” này, phải có sự mặc cả giữa đôi bên. Nhà đầu tư Vinpearl vin vào thế bí của một công trình đứt đoạn xếp xó để kiếm cái giá hời và áp đặt những điều kiện có lợi cho mình. Phía chính quyền thì đành chịu nhượng bộ miễn là có người chịu dang tay đón nhận cái “cục nợ đời” đó cho êm đẹp. Nhưng ngay trong những sự “dàn xếp” ấy đã chắc gì nhà nước không chịu thiệt thêm một lần nữa ?

 

- Nghệ thuật hô biến đàn bà thành “liền ông”

 

Sau khi xem xét nhiều giải pháp để “sửa sai” cho dự án kể trên, tỉnh đã chấp thuận cho Vinpearl sửa lại “Hoa biển” thành “Tháp trầm hương”.

 

Chuyện cũng dễ hiểu thôi, đang vẽ cái hoa, tẩy xóa bớt vài cái cành cái lá, biến nó thành cái lọ. Đấy là một thứ “công trình nghệ thuật” biết làm xiếc.

 

Vinpearl sẽ đập bỏ cả bộ phận “hai chiếc vòi” của “Hoa biển” và cắt bỏ bớt một số tầng trên cùng đã xây dang dở để hạ độ cao; thiết kế bổ sung, tạo thêm các hình ảnh xung quanh phần ống tháp còn lại để tạo hình thù “Tháp trầm hương”...

 

Chẳng biết ý tưởng lớn lao của tác giả Hoa Biển là thế nào, đến nay người ta cắt cụt cả hai tay, cứa luôn phần đầu của tác phẩm mà ông cũng nín khe. Đang là đàn bà với khuôn ngực tuyệt mỹ bỗng bị cưa luôn phần tuyệt mỹ để trở thành “liền ông”. Một tác phẩm điêu khắc quan trọng làm biểu tượng cho cả một thành phố du lịch nổi tiếng của Việt Nam mà bị biến dạng đến như thế thì quả là một sự “sỉ nhục nghệ thuật” trắng trợn nhất trong những công trình nghệ thuật đương đạị

 

Mười mấy tỉ cho đại tác phẩm có lẽ cũng bay hơi theo gió biển. Từ nay mỗi lần nhìn thấy Đỉnh Trầm Hương người ta không thể quên sự hình thành bôi bác của nó, dù cho mai này nó có là “hòn ngọc của hòn ngọc” cũng thế thôi !

 

- Nông dân và sân golf quý tộc

 

Trong những chuyện lẩm cẩm về thực hiện dự án có liên quan tới đất đai còn một chuyện lẩm cẩm nữa có nằm mơ cũng khó hình dung ra được. Đó là chuyện các bác nông dân ở Long An đang chuẩn bị đi đánh gôn (golf). Golf vốn là sân chơi của dân có tiền, được coi như món chơi của dân “quý sờ tộc”. Ở Việt Nam bây giờ cũng có khối vị “lên đời” bắt đầu cầm gậy chơi gôn. Cứ tính sơ sơ, trung bình mỗi lần chơi gôn mất vào khoảng gần 100 USD thôi chứ không nhiều ! Tưởng rằng muôn đời các bác nông dân cũng không giờ sờ vào chiếc gậy. Ấy thế mà thời cuộc đổi thay, tầng lớp trung lưu trúng mánh, quan chức trúng mối, dân tư sản “vùng lên” cũng đã biết cầm gậy. Lạ hơn nữa các bác nông dân Long An cũng chuẩn bị cầm gậy không phải “đả cẩu bổng” như của Cái Bang mà là gậy đánh gôn đàng hoàng. Lý do cũng hơi kỳ quặc.

 

Trong khi thế giới đang rộ lên phong trào tẩy chay sân golf và chọn ngày 29/4 hàng năm là Ngày thế giới không có golf (World-no-golf Day") thì tại Việt Nam lại rộ lên phong trào lập dự án sân golf ! Cứ như cái gì thừa thãi trên thế giới đều được “tải” về xứ sở nàỵ

 

- Nông dân không còn tấc đất cắm dùi

 

Chỉ trong một thời gian ngắn, một tỉnh sát nách Sài Gòn là Long An đã có 18 dự án sân golf và đã có 13 dự án được UBND tỉnh tiếp nhận, 5 dự án đang trong giai đoạn hoàn chỉnh chờ phê duyệt.

 

Đặc biệt, ở huyện Cần Giuộc có đến 7 dự án sân golf, ở một xã nghèo của tỉnh Long An lại có đến 5 dự án sân golf được nhắm đến và đã có một vài dự án đang được thực hiện.

 

Cụ thể tại một xã như xã Long Hậu, dự án sân golf đầu tiên trên địa bàn xã này là dự án của Công ty An Tây với diện tích 300ha, trong đó quy mô sân golf 36 lỗ với diện tích là 96ha. Tiếp đến là dự án đầu tư khu đô thị, sân golf với diện tích 275ha của Công ty Thái Sơn, trong đó quy mô sân golf cũng là 36 lỗ 100ha. Rồi dự án đầu tư khu sân golf và vui chơi giải trí cao cấp quy mô 562 ha, trong đó sân golf chiếm 120ha.

 

Quy mô “vĩ đại” của các dự án sân golf là thế nhưng cả Long Hậu chỉ có 1 cái sân bóng bé tí chưa bằng 1/1.000 dự án sân golf dành cho thanh thiếu niên trong xã vui chơi.

 

Khi những dự án sân golf này thực hiện thì tổng diện tích đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Cần Giuộc phải thu hồi giao cho các dự án là gần 3.200ha. Như thế, đất nông nghiệp sẽ bị teo lại, nhiều nông dân sẽ không còn tấc đất "cắm dùi", bị đẩy ra các khu tái định cư và chưa biết mai này sẽ ra sao !

 

- Những mưu toan thâm độc

 

Rồi khi dự án khu đô thị, sân golf chuẩn bị thực hiện, dân có đất ruộng thì muốn "lên đời" để kiếm thêm tiền đền bù; quan cũng "thừa nước đục thả câu" trục lợị Từ đó, một đường dây "chạy" chuyển mục đích sử dụng đất ra đời.

 

Chính vì thế 2 viên chức Phòng Tài nguyên - Môi trường huyện Cần Giuộc và 2 viên chức xã Long Hậu xộ khám; Chủ tịch và Phó Chủ tịch xã Long Hậu cũng bị cho về vườn.

 

Theo kế hoạch đền bù Dự án khu đô thị, sân golf của Công ty Thái Sơn thì 1 công đất ruộng (1.000m2) được đền bù 35 triệu đồng, còn đất thổ cư thì 90 triệu.

 

Theo tính toán của các bác lão nông thì tiền đền bù 1m2 chỉ đủ mua 2 tô phở bởi 1 công đất = 1.000m2 và chỉ được có 35 triệu đồng, vậy 1m2 chỉ có 35.000 đồng. Nếu lấy tiền đền bù 1m2 đi ăn Phở 24 ở Sài Gòn thì chỉ vừa đủ 1 tô.

 

Trong khi đó, dư luận lại cho rằng thực chất các dự án sân golf ở Long An là những dự án nhằm chiếm đất và tập trung ở những khu vực giáp ranh TP Sài Gòn. Việc lập quy hoạch đầu tư sân golf chỉ là bước thứ nhất nhằm chiếm đất rồi sau đó xin điều chỉnh lại quy hoạch phân lô, bán nền ...

 

Nói cho rõ hơn việc lập dự án sân golf chỉ là một “động tác giả”, sau khi đã đuổi được các bác nhà quê rời khỏi mảnh đất của cha ông để lại thì tạm thời cứ để đó rồi sẽ tính toán với những giới chức có thẩm quyền, xin thay đổi mục đích sử dụng từ sân golf sang đất làm nhà, làm phố, xây biệt thự, chung cư cao cấp. Giá đất sẽ lên đến vài ngàn lần. Dân có tiền lại xếp hàng tranh nhau mua. Thế là, nông dân thì bị "ép" nhận tiền đền bù theo giá "bèo" còn chủ đầu tư thì hốt hàng trăm tỉ .

 

Chỉ thiệt thòi cho các bác nông dân. Chung quy mọi mục đích đều phục vụ cho cánh nhà giàu, cánh ăn trên ngồi trước. Người lao động, người công nhân, nông dân được hưởng cái gì ? Chỉ có mất đất, mất nhà mất cửa, mất cả chỗ sinh nhai.

 

Những toan tính quả là tàn độc, tất nhiên muốn tính toán được như thế thì phải có bàn tay của những người có quyền hành, có thế lực. Một mình bọn con buôn không làm nổi.

 

Cần phải nói cho rõ hơn, đây không phải là lần đầu tiên xuất hiện mưu toan này. Nó đã được áp dụng ở khá nhiều nơi và đã thành công nên bây giờ đem áp dụng tại Long An, một tỉnh ngay cửa ngõ TP. Sài Gòn, món lợi khổng lồ sẽ “thơm” hơn nhiều.

 

 

VĂN QUANG

 

(Sưu Tầm Liên Mạng chuyển)

 

 

website counter