Năm Tý nói chuyện
chuột
(Nguyễn Thanh Ty)
Trong mười hai con giáp, Tý
là con chuột đứng hàng đầu, Hợi
là con heo đứng thứ chót. Con heo mập ú, thân hình nặng
nề, ủn a ủn ỉn, chậm chạp, cầm
đèn đỏ thì đã đành.
Còn chuột là con vật bé nhất trong
các con vật cầm tinh sao lại được xếp
hạng nhất ?
Chắc hẳn cũng có vài người
tò mò muốn biết !
Trong các sách tử vi của
mấy thầy lốc cốc tử không thấy ai giải
thích. Cả mấy “giáo sư Chiromansi”
trải chiếu dọc lề đường, bày bức
hình vẽ bàn tay bên cạnh cái mu
rùa với mấy đồng kẽm, chuyên
môn coi chỉ tay, đoán mạng số, cầu
gia đạo cũng chịu chết, không có
cách lý giải. “Professeur Chiromansi” là
chức tự xưng của mấy ông thầy tướng
số ở Sài Gòn trước 75, dịch nghĩa
theo tiếng Tây là “Giáo sư chỉ
rõ mạng số”, mặc dầu ông thầy
chưa học qua một trường lớp đào tạo
nào cả, vẫn cứ khơi khơi xưng
mình là giáo sư !
Chỉ còn cách nói theo
truyền thuyết, nghe chơi cho vui ba ngày xuân rồi
bỏ, là ổn nhất.
Vậy, theo truyền thuyết thì khi lựa
mười hai con vật để đặt tên cho một
giáp, ông Tổ làm ra lịch đầu
tiên đã để cho mấy con vật chạy
thi, con nào về nhất, về nhì ... thì sẽ
được xếp theo thứ tự ưu tiên.
Khi các con vật chạy thi, con chuột lừa
con mèo là ngày hôm sau mới thi, con
mèo yên tâm nằm ngủ. Con chuột leo lên lưng trâu nằm, con trâu
cắm đầu chạỵ Khi gần tới
đích, con chuột nhảy xuống và phóng
tới mức ăn thua. Thế là chuột
đươc xếp đứng đầu. Vì tích này nên mèo căm
thù chuột, luôn luôn săn đuổi để
trả thù.
Người nghe chuyện xong, phì cười, hỏi
vặn:
- Thôi thì cho là mèo bị gạt,
trâu cõng chuột chạy cũng được
đi. Còn con cọp, con rồng, con ngựa, con
chó đều chạy thua con trâu à
? Để phải xếp hạng Tý đứng
đầu, tới Sửu đứng nhì, rồi mới
tới Dần, Mẹo, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi,
Thân, Dậu, Tuất, Hợi ?
- Đã bảo là truyền thuyết, nghe
qua rồi bỏ mà ! Từ xưa tới
nay có ai đi giải thích truyền thuyết đâu ! Nếu có thì chuyện
mẹ Âu Cơ là tiên lấy cha rồng Lạc
Long Quân đẻ ra trăm trứng đã
được trịnh trọng ghi chép vào tự
điển khoa học trên thế giới để
lưu trữ làm tài liệu nghiên cứu rồi.
Nhưng có điều chắc chắn
đúng, theo truyền thuyết kể,
là mèo với chuột thù nhau không đội
trời chung. Chỉ có Ông Đạo Dừa hồi
cái nẫm, cố chứng minh rằng mèo với
chuột có thể sống chung
hòa bình. Ông xách cái lồng nhốt
chung hai con vật này tới trước dinh Độc
Lập ngồi Thiền và xin Chính phủ VNCH cho
ông ra Bắc để nói chuyện hòa hợp,
hòa giải với Cộng Sản Bắc Việt. Tiếc thay, Chính phủ chưa kịp cho
ông đi thì con mèo đã nhai xương
con chuột trong đêm rồi. Thế
là ông Đạo Dừa bị hẫng cơ hội
trổ tài miệng lưỡi Tô Tần.
Cũng giống y như vậy, nhưng còn
hơn ông Đạo Dừa mấy bậc, Nhà
nước Cộng Sản Việt Nam tin chắc như
đinh đóng cột rằng Trung Quốc và Việt
Nam núi liền núi, sông liền sông,
có thể sống chung với nhau “đời
đời bền vững như núi Trường
Sơn, như môi với răng (như chuột với
mèo) không có gì lay chuyển nổi”.
Việt Nam ta, 70
năm nay, vẫn luôn hô khẩu hiệu như vậy,
(trừ năm 1979, 1981, răng Trung Quốc bập môi
Việt Nam
ta chảy máu quá ể nên tạm ngưng),
còn Trung Quốc có giơ nắm tay
hô theo không, thì chưa chắc. Nhưng
có điều chắc 100% phần dầu là con
mèo trắng lẫn mèo đen Trung Quốc
đã nuốt chửng ải Nam Quan và thác Bản
Giốc hồi nào không hay rồi.
Mới đây, con mèo Trung Quốc tay
trái tặng cho Việt Nam mười sáu chữ
vàng, (người dân trong nước gọi
là 16 chữ ve chai) tay phải tóm hai quần đảo
Trường Sa và Hoàng Sa vào bản đồ
của mình, lập nên huyện Tam Sa một
cách ngang ngược, ngon ơ. Bộ Chính trị,
Hội đồng chuột Việt Nam, vừa há mồm
ú ớ có mấy tiếng em chả chịu, em chả
... liền bị con mèo Trung Quốc đưa
cái giấy bán nước của Phạm Văn
Đồng ký tên gửi cho Chu Ân Lai năm
1958 ra, dán vào trán, làm cứng họng,
nhục nhã quá, không ngôn được
tiếng nào nữa.
Cũng có thể, đảng Cộng Sản Việt
Nam
bị bệnh mộng du, hoang tưởng, đêm
đêm đi dây lơ ngơ trên thiên
đường Mác-Lê-Mao, miệng ca bài:
Con mèo
trèo lên cây cau,
Hỏi thăm
chú chuột đi đâu vắng nhà.
Chú chuột
đi chợ đàng xa,
Mua mắm, mua
muối giỗ cha chú mèo !
Ừ phải đa ! Con chuột Việt Nam sắp sửa
làm cỗ giỗ cha chú mèo Trung Quốc
đúng ngày 2 tháng 9 để dâng
luôn thủ đô Hà Nội cho trọn
tình, trọn nghĩa “mèo chuột”.
* * *
Ngày Xuân con chuột,
ngồi nhâm nhi nước trà với mứt gừng,
cùng nhau kể chuyện chuột hay liên quan đến
chuột cũng vui.
Chuột là
loài gậm nhấm, chuyên phá hại từ
trong nhà ra tới ruộng đồng. Chuột cũng
là con vật mang bệnh “dịch hạch”
lây nhiễm chết người hàng loạt rất
khủng khiếp. Đa số đều biết chuột
là con vật nguy hiểm chẳng ích gì cho
loài người. Tuy nhiên, bên cạnh những
cái nguy hiểm của nó gây ra, chuột cũng
có nhiều ích lợi, có lúc còn
trân quí nữa là đằng khác. Như
chuyện “tù cải tạo” nhờ ơn chuột
mà sống còn trong những năm lao cải, chẳng
hạn.
Người viết
lượm lặt đó đây vài ba mẩu
chuyện về chuột, xin được lần lượt
trình bày để cùng các bạn mua vui
trong chốc lát.
Chuyện ông quan tuổi tý:
Chuyện rằng,
có ông quan nọ lúc tại chức rất
thanh liêm, không tơ hào của dân một
xu, lúc về hưu, cuộc sống rất thanh bần.
Ngày hai bữa cơm rau. Một hôm bà vợ
dọn mâm cơm rất thịnh soạn có cả
gà, rượu. Ông lấy làm ngạc
nhiên, gặng hỏi bà tiền ở đâu
có mà mua thức ăn sang vậy. Bà vợ ấp
úng hồi lâu mới kể thật:
- Số là, khi
ông hồi hưu, những người thọ ơn
lúc trước đến tặng quà cáp
(quá mức tình cảm) tôi vẫn không
dám nhận. Cuối cùng họ nằn nì hỏi
ông tuổi con gì, tôi bảo là ông tuổi
Tý, tuổi con chuột. Mấy hôm sau họ đến
tặng cho ông con chuột bằng vàng để
đáp nghĩa. Tôi đã giấu ông từ
bấy đến nay. Giờ thấy ông ăn uống
kham khổ quá, tôi xén con chuột ấy một
ít đem bán lấy tiền mua thức ăn ngon
cho ông “bồi dưỡng”. Xin ông đừng
trách tôi.
Ông quan nghe chuyện
xong, ngẫm nghĩ một lúc rồi chép miệng:
- Phải chi lúc ấy
bà nói tôi tuổi sửu thì bây giờ
đỡ biết mấy !
Lời bàn Mao
Tôn Cương Ẩu: Làm quan đời nay,
quà cáp biếu xén cỡ 5 triệu thì
không thèm. Nhưng cỡ 50 triệu hoặc 500 triệu,
quá mức tình cảm, thì e chừng quan
còn phải xét lại.
Chuột cứu hổ:
Một hôm hổ vồ
được một con chuột, toan ăn thịt. Chuột
lạy xin tha mạng vì có đàn con nhỏ
mới sinh ở nhà. Hổ thương tình tha
cho chuột về với vợ con. Chuột thề sẽ
có lúc đền ơn. Thời gian sau, hổ bị
mắc lưới thợ săn. Hổ vùng vẫy thế
nào cũng không thoát. Chuột được
hổ tha khi trước thấy thế, chạy về huy
động hết họ hàng nhà chuột mấy
trăm con, ra cắn rách lưới và cứu
được hổ.
Lời bàn Mao
Tôn Cương Ẩu: Chuyện xưa chuột cứu
hổ để trả ơn tha mạng còn rành
rành mà nay lại có chuyện bà Năm
đào hầm cứu người lại bị
người đem ra xử bắn trước tiên
để phát động phong trào CCRĐ. Thật
hết nói nổi. Đúng là “Cứu vật, vật trả ơn, cứu
nhơn, nhơn trả oán” là vậy.
Chuột say rượu:
Chú chuột nọ
bị té nhào vào hũ rượu nếp
(chuột sa hũ nếp thì trúng mánh, đằng
này lại sa vào hũ rượu, có nước
đi ăn mày) khi bò ra được thì
đã say mèm, lại gặp ngay ông mèo nằm
chờ sẵn bên cạnh giơ vuốt ra chộp cổ.
Chuột van xin thảm thiết:
- Trăm ngàn lạy
ông xin ông tha cho. Con đang say xỉn, mình mẩy
hôi mùi rượu, ông xực không có
ngon. Ông cho con về nhà tắm rửa sạch sẽ
rồi con xin đến nộp mạng cho ông xơi.
Mèo nghe bùi tai
tha cho và hối mau về tắm rửa. Mèo ngồi
chờ ngoài hang mãi không thấy chuột ra,
bèn lên tiếng:
- Sao tắm lâu thế ? Mày đã hứa như thế
bây giờ muốn nuốt lời à
?
- Thưa ông
lúc nãy con say, con hứa ẩu. Bây giờ con
tỉnh lại rồi, bộ ngu sao đem nộp mạng
cho ông xơi !
Lời bàn Mao
Tôn Cương Ẩu: Lời hứa trên “chiếu”
nhậu của đám “bình dân học vụ”
không nên tin tưởng lắm. Nhưng lời hứa
trên “bàn” nhậu của đám quan lại
với “các đối tác” thì
có giá trị bạc triệu "đô
tươi".
Chuột tha trứng
Chuột thông minh
thuộc loại tinh ranh nhất trong 12 con giáp. Chuột
có thể tha trứng ra khỏi nhà kho về hang
bằng cách một con nằm ngửa ôm trứng,
con khác cắn đuôi kéo đi. Trong một
đêm mà đàn chuột tha hết toàn
bộ trứng mấy trăm cái.
Thuở còn học
trò tiểu học, Thầy Cô thường dạy
cho hát bài “Chuột cắp trứng”. Chỉ
nhớ lõm bõm như sau: Chú chuột ta cắp
trứng ra nhưng không biết làm sao kéo
đi. Chú khác kia bày mưu: - Khó gì ? Anh nằm ngửa bốn chân cứ
việc ôm trứng đi. Còn tôi thì cắn
cái đuôi kéo anh về hang tức thì. Nào ! Dô ta !
Hò dô ta ! Ái !
Lời bàn Mao
Tôn Cương Ẩu: Cái tinh ranh của chuột
đời xưa chỉ cắp trứng là cùng.
Cái lưu manh của chuột ngày nay ăn cắp
luôn cả kho bạc nhà nước mới
đáng cho thế giới nể mặt nước
Nam ta.
Chuột Mickey lừng danh:
Chuột Mickey là
nhân vật lừng danh của điện ảnh Hoa Kỳ.
Chú chuột dễ thương này được
tạo ra năm 1928 bởi họa sĩ Ub Iwerks và
ông Walt Disney sản xuất phim lồng tiếng.
Ngày sinh của chú là ngày 18 tháng 11,
thời điểm hãng phim Walt Disney tung ra bộ phim
“Tàu hơi nước Willie”.
Chuột Mickey là
nhân vật hoạt hình, một trong những biểu
tượng được biết đến toàn cầu.
Nói về chú
chuột Mickey của mình, Walt Disney kể lại:
“Chúng tôi cảm nhận thấy là
công chúng, đặc biệt là các em nhỏ
thích con vật nhỏ bé nhưng lanh lợi.
Tôi nghĩ chúng tôi mắc nợ Charlie Chaplin một
ý tưởng. Chúng tôi nghĩ đến
chú chuột nhắt bé xíu cũng có
lòng khát khao như Chaplin - một
anh chàng nhỏ bé cố gắng làm điều
mà anh ta có thể làm một cách tốt
nhất”. Bí quyết khiến Chuột Mickey
nổi tiếng nhứ thế là do chú ta “rất
người”. Chuột Mickey đã nhanh chóng
trở thành nhân vật yêu thích của
các gia đình Mỹ, tượng trưng cho tinh
thần vui vẻ ngay cả khi trong cảnh ngặt
nghèo.
Năm 1955, Walt Disney
đã bỏ ra 17 triệu USD khai trương công
viên Disneyland rộng 70 ha, một công viên
hoàn toàn để vui chơi và giải
trí dựa theo những bộ phim hoạt hình của
ông. Ngay trong 7 tuần đầu chuột Mickey
cùng các bạn đã đón một triệu
lượt khách đến thăm.
Walt Disney lồng tiếng
cho Mickey từ năm 1928 đến 1946, sau đó
chuyên gia hiệu ứng âm thanh James G. MacDonald đảm
nhiệm vai trò này. Hiện nay, giọng nói của
Mickey được thể hiện bởi Wayne Allwine.
Chú Chuột Jerry:
Sau Chuột Mickey, Tom
và Jerry là một bộ phim hoạt hình nhiều
tập nổi tiếng của Mỹ, được
sáng tạo, viết kịch bản và đạo
diễn bởi hai nhà làm phim hoạt họa
William Hanna và Joseph Barbera .. Mặc
dù được sản xuất từ những
năm 1940 đến 1967 nhưng dường như bộ
phim hoạt hình này vẫn còn rất cuốn
hút và quen thuộc đối với nhiều thế
hệ người xem.
Tom và Jerry
đã từng dành được 7 giải Oscar,
chia sẻ danh hiệu “bộ phim hoạt hình
đoạt nhiều giải nhất” cùng với
Silly Symphonie của Walt Disney.
Mỗi tập phim của
Tom & Jerry hầu hết đều xung quanh việc một
chú mèo tên là Tom cố đuổi bắt
chú chuột Jerry để rồi kết quả
là sự đổ vỡ, ngổn ngang trong nhà. Một
số lý do để Tom đuổi bắt Jerry
là: Thù hằn giữa mèo và chuột -
Khoái trá khi dày vò Jerry - Tranh dành nhau
thức ăn - Trả thù vì bị Jerry làm
cho khốn đốn v.v... Tom thường rất hiếm
khi bắt được Jerry, chủ yếu là do
cái đầu láu cá, khôn ngoan của chuột
và thỉnh thoảng do cả sự ngốc nghếch
của mèo.
Bộ phim cuốn
hút người xem nhờ những tình huống
khôi hài: Tom dùng đủ mọi thứ
như rìu, súng, chất độc, bẫy chuột,
pho mát... để bắt Jerry trong khi Jerry cũng
không vừa, tuy chạy trốn nhưng nó vẫn
gài bẫy lại Tom như đập bàn
là, tảng thép làm Tom dẹp lép như
con tép, đút đuôi Tom vào ổ điện
hoặc bày mưu để bà chủ và con
chó ngao đánh cho Tom một trận
...
Chuột trong văn học Việt Nam
- Truyện
Trinh Thử
Truyện kể một
con chuột cái góa bụa, muốn tái
giá. Hồ Sinh, một nhân vật trong truyện gặp
được con chuột cái, khuyên nên ở
vậy thờ chồng nuôi con cho tròn chữ
“trinh”.
Tác giả truyện
không rõ là ai. Có người cho rằng
tác giả vô danh. Có người lại bảo
là của Trần Triều Xử Sĩ Hồ Huyền
Vi tiên sinh. Truyện này viết vào thời
nhà Trần, khi Hồ Quí Ly lấn lướt muốn
cướp ngôi. Tác giả ngụ ý chê
bai Hồ Quí Ly không giữ chữ trung, muốt
đoạt ngôi vua.
- Ông
Năm Chuột
“Ông Năm Chuột”
là một truyện ngắn của cụ Phan Khôi.
Truyện kể về một anh chàng cùng
đinh, nghèo rớt mồng tơi, làm nghề thợ
bạc, rất khéo tay nhưng lại chuyên lường
gạt, tráo vàng giả lấy vàng thật.
Người làng ai cũng khinh rẻ, kêu anh ta
là “Thằng Năm Chuột”.
Cụ Phan Khôi
có dịp gặp và trò chuyện cùng anh
ta, thấy Năm Chuột tuy bất lương nhưng
đã dám thẳng thắn nhìn nhận những
việc làm không tốt của mình. Trong khi
đó, giới cầm quyền miền Bắc tham nhũng,
ăn cắp của công còn nhiều hơn Năm
Chuột nên cụ cảm phục gọi Năm Chuột
bằng ông.
Khi truyện
“Ông Năm Chuột” được
đăng trên báo Văn, nhà cầm quyền
Hà Nội cho là có ý xiên xỏ
nên rất căm tức và đóng cửa tờ
báo này.
- O Chuột
“O Chuột”
là một truyện ngắn của Tô Hoài.
Truyện kể một con mèo mướp, khi bắt
được chuột không ăn ngay mà cứ vờn
mãi cho đến khi chuột sợ quá mà chết.
Chuột trong văn học phương Tây
Trong văn học
phương Tây, chuyện chuột cũng được
đưa vào nhiều tác phẩm nổi tiếng:
- Dịch
hạch:
Dịch hạch
là một cuốn tiểu thuyết nổi tiếng của
Albert Camus xuất bản năm 1947, kể lại trận
dịch do chuột gây ra tại thành phố Oran, một
thành phố biển xấu xí của Pháp, nằm
ở phía Bắc Algériẹ
Bệnh dịch khởi
phát vào sáng ngày 16 tháng 4 của một
năm trong thập niên 1940, do Bác sĩ Rieux
tình cờ phát hiện. Lúc đầu
vài con chuột chết giãy chết, người
ta cứ tưởng đó là trò nghịch
ngợm của trẻ con. Nhưng số lượng chuột
chết ngày càng nhiều, khiến dân cư bắt
đầu lo sợ. Các bệnh nhân đầu
tiên được đưa vào bệnh viện
và bị chết sau đó.
Qua nhiều cuộc tranh
cãi, cuối cùng chính quyền công nhận
thành phố bị “dịch hạch” và
quyết định đóng cửa thành phố
để bệnh khỏi lây lan. Những cảnh chết
chóc, đốt xác chết, chôn người
chết diễn ra hằng ngày rất ghê rợn.
Nổi lên trong
tác phẩm là một số nhân vật
không nề hà nguy hiểm giúp đỡ bệnh
nhân hoặc nghiên cứu điều chế vacsin
trị bệnh. Đó là Grand, một viên chức
bình thường ở tòa thị chính,
là nhà báo Rambert có người yêu ở
Pari nhưng không nỡ rời thành phố chết
chóc này để tìm hạnh phúc
riêng tư, là cha Panelou, vị linh mục vừa
tin bệnh dịch hạch là sự trừng phạt
của Chúa, vừa mong muốn làm giảm nỗi
đau cho con người, là nhà trí thức
Tarrou, đặc biệt là bác sĩ Rieux, người
làm việc ngày đêm không mệt mỏi
để cố tìm cách đẩy lùi bệnh
dịch.
Sau nhiều ngày
tháng Oran lâm vào cảnh chết chóc tang
thương, bệnh dịch hạch dần chững lại
và đến 25 tháng giêng bệnh coi như chấm
dứt sau khi đã giết chết không biết
bao nhiêu sinh mạng. Dịch hạch là một bệnh
truyền nhiễm do vi khuẩn từ chuột gây ra. Bệnh
lây truyền nhanh chóng từ chuột sang người
qua vết cắn hay cào xước trong việc tiếp
xúc với xác thú vật bị nhiễm bệnh.
Vào thế kỷ
14, trận dịch “Black Death” hay “Black
Plague” đã lan tràn hầu như toàn thế
giới trong 3 đợt dịch lớn sát hại gần
1/3 dân số trong vùng có dịch. Trận dịch
này bắt nguồn từ Trung Á rồi lan sang
Âu Châu cuối thập niên 1340. Có khoảng
20 đến 30 triệu người bị chết.
Vào năm 1866, bệnh dịch hạch phát hiện
ở Côn Minh, thủ đô tỉnh Vân Nam.
Năm sau lan đến Quảng Đông. Suốt 28
năm tiềm tàng ở Vân Nam và Quảng
Đông đe dọa lây lan sang Bắc Việt Nam.
Bác sĩ Alexandre
Yersin lúc đó đang phục vụ tại Việt
Nam là người đầu tiên phát hiện
ra vi trùng gây nên bệnh dịch hạch
nên vi trùng được mang tên “Yersinia
pestis”. Ông lập một phòng thí nghiệm
tại làng chài Xóm Cồn, sát bờ biển
Nha Trang, sau lưng Tòa Hành Chánh Khánh
Hòa, dân làng chài gọi ông bằng một
cái tên thân thương là Ông Tư
và phòng thí nghiệm là Lầu ông
Tư (cấp bậc quân đội của ông
là Thiếu tá). Ông cũng cất một trại
chăn nuôi tại Suối Dầu, cách thành
phố Nha Trang 20 Km nuôi trâu bò, ngựa, thỏ
chuột để lấy huyết thanh bào chế vắc-xin
chữa bện dịch hạch và chó dại.
- Của
chuột và người
Tác phẩm “Của
chuột và người” (Of Mice and Men) của
nhà văn John Steinbeck, Hoa Kỳ, kể lại thảm
kịch và nghịch cảnh của hai nông dân
tên là George và Lennie. Hai người
đã phấn đấu làm việc để kiếm
tiền mua đất riêng của mình.
- Thơ
Ngụ Ngôn La Fontaine
Nhà thơ người
Pháp, Jean De La Fontaine, trong tập “Thơ ngụ
ngôn của La Fontaine” có nhiều bài
thơ liên quan đến chuột như: “Chuột
nhà và chuột đồng”, “Con sư tử
và con chuột”, “Con mèo và con chuột
già”, “Con nhái và con chuột”...
Trong số này có bài “Hội Đồng
chuột” là dí dỏm nhất.
Truyện kể
nhà kia có một con mèo bắt chuột rất
giỏi. Chuột lớn, chuột nhỏ, con nào vừa
ló ra khỏi hang là bị mèo ta chộp nhai
xương tức khắc. Trước nguy cơ tuyệt
chủng, họ hàng nhà chuột triệu tập
một hội đồng để tìm cách đối
phó. Sau khi bàn cãi chán chê, một
ý kiến táo bạo được cả hội
đồng tán thành là sẽ đem một
cái chuông rung, cột vào cổ mèo để
mèo đi tới đâu chuông sẽ kêu
leng keng, báo động cho chuột biết đường
mà chạy trốn. Ý kiến hay, nhưng khi
tìm một kẻ thi hành mang chuông đi cột
thì anh nào cũng co rúm lại vì sợ.
Cuối cùng hội đồng tan hàng, kết quả
chẳng ra sao cả. Bài thơ ngụ ý chế
diễu những đoàn thể hay chính khách
chuyên đấu võ mồm, toàn chuyện
trên trời dưới đất, đội
đá vá trời mà rốt cục chẳng
làm được chuyện gì cả.
Đó là chuyện
ngụ ngôn đời xưa, dù vậy, cũng
còn có chí khí đưa ra một ý
tưởng táo bạo. Ngày nay, có một
cái hội đồng nhân sự đông đảo
cả hơn 500 người mà không một ai
dám có ý nghĩ đến “gióng
lên tiếng chuông” chứ đừng nói
chi đến “cái chuông” cột vào cổ
mèo. Trước cảnh xâm lấn đất
nước của ngoại bang, mà cái hội
đồng này cứ im thin thít, sợ mất mật.
Chuột trong ca dao, thành ngữ, tục ngữ
- Thành ngữ liên quan
đến chuột có nhiều câu ý nghĩa
rất súc tích ý nghĩa, nói ít hiểu
nhiều: ném chuột e vỡ đồ - đầu
dơi mỏ chuột - đầu voi đuôi chuột
- cháy nhà ra mặt chuột - mặt chuột kẹp
- trái núi đẻ ra con chuột - chuột sa hũ
nếp v.v...
- Ca dao về chuột
lại càng độc đáo.
Mèo với chuột
luôn là hai kẻ thù, như cảnh mẹ chồng
nàng dâu:
Mẹ chồng
đối với nàng dâu,
Như mèo
với chuột thương nhau bao giờ.
Ghét nhau như
mèo với chuột, không hiểu sao ông
bà ta lại ví von cái cảnh “tò te
tút tít” giữa đôi trai gái bằng
“ chúng nó đang
“mèo chuột với nhau”. Có lẽ ngụ
ý chúng dang “vờn nhau” như mèo vờn
chuột chăng ?
Nhưng người
con gái dùng tiếng chuột để nhắc chừng
và “chỉ đường cho hươu chạy”
cho chàng trai mò vào nhà với mình sau
đây là chắc ăn nhứt:
Chuột
kêu rúc rích trong rương,
Anh đi cho
khéo đụng giường mẹ hay.
Hoặc
Chuột
kêu chút chít trong lò,
Lòng anh
có muốn thì mò lại đây.
Để cười
những kẻ hợm mình, tự cao tự đại,
dưới mắt không ai, ca dao có những
câu dùng hình ảnh con chuột diễn đạt
rất thâm thúy:
Chuột
chù chê khỉ rằng hôi,
Khỉ lại
trả lời: Cả họ mày thơm !
hoặc
Chuột
chê xó bếp chẳng ăn,
Chó
chê nhà dột ra nằm buội tre.
Đặc biệt
bài ca dao kể chuyện chuột “tha mất l ...” thì người viết
không sao hiểu được. Có đi hỏi
nhiều cao nhân thì chỉ nhận được
những cái cười tinh quái.
Chuột chuyên tha
rác về làm tổ, đẻ con. Rác
có thể đủ loại như rơm, giấy vụn,
lông gà vịt, giẻ rách v.v... chứ
cái món kể dưới đây thì
chưa bao giờ nghe nói đến:
Con gái
mười bảy mười ba,
Đêm nằm
với mẹ chuột tha mất l...
Nó tha
lên núi, lên non,
Nó tha về
tổ cho con nó nằm.
Cao nhân nào
đã thấy hoặc biết được nguồn
cơn xin chỉ giáo dùm.
Chuột trong tranh
Trong dịp Tết,
dân ta thường có thú chơi tranh.
Đó là một phong tục rất đáng
yêu. Nhà nào cũng mua vài bức tranh về
treo trên vách chơi ba ngày Tết. Trong Nam
thì mua tranh Tứ bình vẽ cảnh bốn
mùa, hay mai lan cúc trúc. Có người lại
thích tranh cổ tích như Phạm Công
Cúc Hoa. Có người lại thích tích
Tàu, mua tranh Quan Công phò nhị tẩu v.v...
Ngoài Bắc lại
thích tranh mộc bản (bản in khắc vào gỗ)
nhiều màu sắc. Đặc biệt vẽ chuột
rất vui mắt như tranh “Đám cưới
chuột”, tả cảnh những con chuột
đánh trống, thổi kèn, khiêng kiệu
cô dâu rộn rịp như hội hè
đình đám ngày xưa.
Hay tranh “Vinh qui bái
tổ” vẽ cảnh chuột đậu trạng
nguyên áo mão về làng để khuyến
khích việc học hành thi đỗ làm
quan.
Pháo chuột
Ngoài tranh vẽ
chuột ra, ngày Tết còn có pháo chuột,
là những chiếc pháo nhỏ nổ lẹt
đẹt trẻ con rất thích. Như câu
thơ:
Đì
đẹt trong sân tràng pháo chuột,
Om sòm
trên vách bức tranh gà.
Nhà thơ
Đoàn văn Cừ cũng đề cập đến
pháo chuột trong bài thơ “Tết”:
Giờ lâu
tràng pháo chuột
Đì
đẹt nổ trên hè.
Thi sĩ Bàng
bá Lân cũng nhớ tết trong:
Tết về
nhớ bánh chưng xanh,
Nhớ
tràng pháo chuột, nhớ tranh lợn gà.
Sâm thử của Từ Hy Thái hậu:
Sâm thử là
chuột sâm, chỉ những con chuột nuôi lớn
bằng sâm.
Theo tác giả Vũ
Bằng kể lại trong “Món lạ miền
Nam” món sâm thử như sau: Chuột mới
đẻ đem nuôi trong lồng kính cho ăn
toàn sâm thượng hảo hạng và uống
nước suối, đến khi đẻ ra con thì
lấy những con đó cũng nuôi riêng theo
cách thức đó. Nuôi đến đời
thứ ba, chuột mới thực là “thập
toàn đại bổ”, người ta mới lấy
những con chuột bao tử thế hệ này ra
ăn.Và ăn như thế là ăn tất cả
cái tinh hoa, bén nhậy, khôn ngoan của giống
chuột cộng với tất cả tính chất cải
lão hoàn đồng, cải tử hồi sinh,
tráng dương bổ thận của cây sâm
vốn được y lý Đông phương
đặt lên hàng đầu thần dược
từ cổ chí kim trong trời đất.
Theo Đại sứ
Tây Ban Nha, một trong những Sứ thần ngoại
quốc, dự buổi tiệc do Từ Hy Thái hậu
thết đãi, thuật lại rằng: Đến
món ăn đặc biệt ấy thì có một
ông quan đứng lên giới thiệu trước
rồi cho quân hầu bưng lên bàn tiệc
cho mỗi quan khách một dĩa con bằng ngọc
trong đó có một con chuột bao tử chưa
mở mắt, đỏ hon hỏn hãy còn cựa
quậy, nghĩa là còn sống. Bao nhiêu quan
khách thấy thế đều chết lặng đi,
bởi vì nếu theo giao tế mà ăn cái
món này thì ... nhất định
phải ... trả lại hết những món gì
đã ăn trước đó.
Mọi người
nhìn nhau. Thái Hậu cầm nĩa xúc con chuột
bao tử ăn để mọi người bắt
chước ăn theo. Con chuột kêu chí chí,
người tinh mắt thấy một tia máu vọt ra .... Hoàng đế Trung Hoa thong thả
vừa nhai vừa suy nghĩ như thể muốn kéo
dài cái thú ăn tuyệt diệu để
cho cái thú ấy thấm nhuần trí óc
và cơ thể. Và Ngài nói:
- Mời chư vị !
Nhưng không một
vị nào đụng đũa, cứ ngồi trơ
ra nhìn. Tây Thái Hậu bèn cười
và nói đùa:
- Tôi tiếc
không thấm nhuần được cái văn
minh Âu Mỹ của quí Ngài, nhưng riêng
về cái ăn thì tôi thấy các
Ngài chậm tiến, không biết cái gì
là ngon, là bổ. Về món đó,
các Ngài có lẽ phải còn học nhiều
của người Á Đông.
Không một
ông nào trả lời vì có lẽ
các ông đại diện ấy đến
lúc ấy còn bán tín bán nghi
không biết ăn chuột bao tử như thế
là văn minh hay man dã. Tuy nhiên người ta
có thể chắc chắn chưa có một nước
nào trên thế giới lại có một
món ăn tinh vi, quí báu, cầu kỳ đến
thế bao giờ.
Chính cái
ông Đại sứ Tây Ban Nha nhắm mắt lại
ăn thử nhưng ông thú thực rằng vừa
cho vào miệng cắn một cái thấy chuột
con kêu chí chí, ông ta vội vàng chạy
ra ngoài, lè ra, và một tháng sau còn
sợ.
Ăn thịt chuột:
Nói chuyện
ăn thịt chuột, thì không đâu bằng
xuống miệt An Giang, Sóc Trăng, Trà Vinh ... chuột ở đây bày
bán la liệt khắp chợ, nhất là vào
mùa mưa. Chuột được làm nhiều
món như: chuột lá lốt, chuột cuốn,
chuột xé phay, chuột lúc lắc, chuột
nướng, chuột ram mặn, chuột băm nhỏ
xào rau ngò om, chuột ninh nước dừa, chuột
ngũ vị, chuột khô, chuột xào sả ớt ...
Dân sành điệu
ăn chuột cho là chuột An Giang ngon nhất trong tất
cả các tỉnh thuộc đồng bằng sông
Cửu Long. Hiện nay, mỗi ngày các tay đầu
nậu thu gom chuột ở An Giang đưa về
Sài Gòn gần hai tấn thịt chuột để
cung ứng cho các nhà hàng và các bợm
nhậu.
Người viết
chưa lần nào đặt chân đến
các tỉnh nói trên và cũng chưa hề
ăn thử miếng thịt chuột lần nào,
nên không hình dung ra được “miếng
ngon” như ông Vũ Bằng tả ở
“Món lạ miền Nam”, cho đến khi
“được” đảng ta “mời”
đi học tập cải tạo “10 ngày”
(Sic) mới biết đến thịt chuột và biết
ơn chuột đã cứu sống mình và rất
nhiều tù nhân khác.
Năm Kỷ Mùi,
1979, cả nước đói khủng khiếp.
Người dân ăn cả rễ cây, lá
cây và sâu bọ để sống sót.
Trong tù, cái đói càng thê thảm
hơn bội phần. May thay, còn có chuột
núi, chuột đồng để bắt mà
ăn. Thịt chuột trong tù lúc đói, chỉ
có nướng ăn với muối ớt, mà cảm
thấy ngon tuyệt vời còn hơn cả chuột
sâm của bà Từ Hy Thái Hậụ
Các bạn có
muốn thử vài món thịt chuột không ? Nếu
thích thì người viết xin mời vào
quán chuyên bán thịt chuột của ông
Trần Đỗ Cẩm ở Texas làm vài
món xem ông ta nấu nướng, chế biến ra
sao nhé !
Món thứ nhất
là chuột nướng chao, chuột săn về
đem thui lột da, bỏ hết xạ quanh cổ,
bên nách háng, bộ lòng (chừa gan),
răng và 4 bàn chân. Dùng ngũ vị
hương, tiêu, ớt, sả, đường, bột
ngọt ướp cho ngấm vào thịt. Độ
10 phút nướng chuột trên lửa than hồng.
Chao bóp nhuyễn trộn ít mỡ heo phết từ
từ lên mình chuột, trở đi trở lại
khi chuột chín vàng, giòn rụm là
được.
Món kế tiếp
là món thịt chuột xào lăn. Sau khi
làm sạch, chuột sẽ được chặt
thành 4 hay 6 miếng (chuột lớn hay nhỏ). Ướp
cà ri, ngũ vị hương, sả, ớt. Bắc
chảo mỡ phi hành tỏi rồi đổ thịt
vào xào. Thịt vừa chín tới, rưới
nước cốt dừa, gạt bớt lửa cho nước
dừa rút đều vào thịt. Ăn nóng
kèm với rau thơm chuối cây xắt mỏng.
Món thứ ba
không kém phần đặc sắc và hấp
dẫn, đó là món thịt chuột bằm
nhuyễn xào khô trộn lá cách, dùng
với bánh đa (bánh tráng nướng). Chuột
làm xong để ráo đem bằm nhuyễn,
ướp cà ri, tỏi, sả, đậu phộng
rang vàng đâm nhỏ, gia vị vừa ăn. Khử
mỡ hành, tỏi, cho thịt chuột vào
xào khô, khi chín cho lá cách xắt nhuyễn
vào trộn đều nhắc xuống bày ra dĩa
ăn nóng, dùng bánh tráng nướng
xúc, cho vào miệng nhai từ từ để tất
cả hòa quyện với nhau ...
Chuột xương mềm,
thịt trắng, thơm như thịt gà nên
được văn hoa gọi là “gà đồng”.
Thịt chuột được chế biến thành
nhiều món khác nhau, nhưng phổ cập nhất
vẫn là … “thử”
luộc. Thịt luộc xong phải ướp bằng
lá chanh khoảng vài tiếng đồng hồ.
Khi ăn thì chặt bỏ thủ, bỏ cẳng rồi
chấm với muối tiêu, chanh ớt. Muốn cầu
kỳ và ngon hơn nữa thì có thể
đặt lá chuối lên tấm ván cho
“thử” vào ép chặt (giống như
ép bánh chưng) khoảng một buổi. Lúc
đó thịt sẽ chắc lại và ăn ngon
hơn.
Món chuột nấu
giả cầy cũng rất hay, được nhiều
người thưởng thức, vì nó dễ
làm, dễ ăn. Công đoạn chế biến
chẳng khác gì so với làm bằng thịt
lợn, thịt cầỵ
Chả chuột là
món mà giới bợm nhậu cũng rất
thích. Thịt chuột được làm sạch
và nhúng qua nước sôi, sau đó
băm nhỏ cả xương (vì xương
“thử” rất mềm). Trước khi cho
vào vỉ nướng hoặc rán, thịt phải
được ướp đẫm gia vị, chanh,
răm, ớt, nghệ, mì chính.
Bên cạnh
đó, còn có mấy món thịt chuột
có thể làm để ăn dần.
Thứ nhất là
món “giò chuột”. Thịt được
làm sạch, bỏ thủ, cẳng, ướp gia vị,
lá chanh, tiêu muối, rồi thái hạt lựu
trộn với mộc nhĩ, nấm hương bó chặt
vào ống tre luộc lên và để ăn dần.
Thứ hai là
món “chuột nấu đông”. Do thịt chuột
béo nên nấu đông rất nhanh đặc,
lúc ăn lại giòn. Thịt thái miếng vừa
phải, nên thêm gia vị và nấu kỹ
cùng với bì lợn, mộc nhĩ, nấm hương … Ngoài ra còn
món chuột ướp tiêu ớt phơi khô. Muốn
ăn chuột nướng, cần có rau
răm để xoá mùi tanh, làm đậm
mùi thơm của thịt. Có thể thêm chuối
chát, khế và các loại rau mùi
khác. Tuy nhiên, không thể thiếu xoài sống:
xoài cắt lát để ăn kèm với thịt.
Bằm nhuyễn một ít xoài cho vào nước
mắm trong loại ngon, thêm một chút ớt cay
để làm nước chấm.
Đặc biệt
còn có món Chuột đồng quay lu tương tự
“bò nuớng ngói”. Chuột vặt
lông, để lại da (quay mới ngon), ướp
gia vị (bí mật), sau đó đem quay trong lu
khạp. Lu này dân miền quê còn gọi
là mái đầm hay lu “ba vú”. Gần
miệng lu nòng vành sắt; các móc sắt
có hai đầu, một đầu để móc
vào miệng lu, đầu còn lại để
móc chuột đã làm sạch; dưới
đáy lu khoét một lỗ khoảng cái
bát, thông ra ngoài nền đất âm
để bỏ than đước vào nướng. Mỗi
lu có thể quay một mẻ khoảng 15 con chuột.
Sau nửa giờ, giở nắp lu ra trở bề con chuột
và đậy nắp lu lại, khoảng 20 phút
thì lấy chuột ra, thoa mỡ lên cho da chuột
bóng mướt, vàng ươm. Chuột quay
ăn rất béo, chấm muối tiêu chanh ăn
cùng với rau răm, chuối chát, cà chua,
dưa leo mới đúng điệu
… Ăn thịt chuột quay mà đưa cay
với vài ly đế thì tuyệt vời ! (Trích: “Chuột
kêu rúc rích trong rương” của Trần
Đỗ Cẩm Austin Texas)
Dòng họ nhà chuột
Dòng họ
nhà chuột thì có rất nhiều: Chuột
núi, chuột đồng, chuột nhắt, chuột cống,
chuột sạ, chuột chù, chuột chũi, chuột
bạch, chuột tàu, chuột lang... Chuột
được dùng làm vật thí nghiệm
trong các phòng thí nghiệm sinh vật. Chuột
bạch được nuôi làm cảnh. Chuột
tàu nuôi thả trong nhà để đuổi
chuột nhắc ưa cắn phá đồ đạc,
vật dụng.
Chuột chù
có tên khoa học là Soricomorpha. Loại
này được tìm thấy có nhiều giống
như: chuột chù vàng, chuột chù voi, chuột
chù núi cao, chuột chù răng trắng,
răng đỏ, răng khía. Chuột chù
Tây Ấn, nay đã tuyệt chủng.
Chuột lang tên
khoa học là Cavia gồm có 9 loài. Chuột
lang là nguồn động vật cung cấp thịt
quan trọng tại Nam Mỹ và cũng là con vật
được nuôi làm cảnh phổ biến tại
phương Tây.
Giống chuột không biết sợ mèo
Các nhà khoa học
của Nhật Bản vừa mới tạo ra một
chú chuột không biết sợ mèo là
gì có tên gọi là “Chuột GM”
bằng cách thay đổi cấu trúc gen.
Các nhà nghiên cứu khoa học của trường
đại học Tokyo đã thành công trong việc
vô hiệu hóa cơ quan cảm thụ - có
tác dụng tạo phản ứng với mùi vị
của kẻ thù trong bộ não của con chuột
thí nghiệm. Thay vì hoảng sợ và bỏ
chạy, những chú chuột GM vẫn thản
nhiên ngay cả khi mặt đối mặt với
mèo.
Giáo sư y sinh
hóa của trường đại học Tokyo,
ông Ko Kobayakawa giải thích về quá
trình nghiên cứu: “Bằng cách loại bỏ
các cơ quan cảm giác mùi vị, con chuột
đó sẽ không bao giờ có cảm
giác sợ mèo”. Không biết kết quả
nghiên cứu của mấy ông Nhật này
có giúp ích gì cho nhân loại
không chứ cái kiểu làm cho chuột
không sợ mèo chỉ tổ giúp cho mấy
ngài “tiểu hổ” lại có cơ hội
bằng vàng, nằm mát xơi bát vàng
tha hồ mà xơi chuột thoải mái, khỏi
cần rình mò làm chi cho nhọc sức.
Nhắc đến hai
tiếng “tiểu hổ” lại nhớ đến
thủ đoạn thâm độc của Trung Quốc
mà đảng ta luôn gọi một cách
âu yếm, trìu mến “ vừa
là đồng chí, vừa là anh em”
đã có thời kỳ thu mua toàn bộ
mèo của Việt Nam với giá rất cao.
Dân ta ùn ùn đổ xô nhau bắt
mèo đem bán. Hậu quả liền sau
đó là nạn chuột tràn đồng cắn
nát sạch tất cả lúa của ta. Suốt mấy
năm liền mùa màng mất trắng.
Người anh em
phương Bắc đã tay trái âu yếm
ôm hôn thắm thiết “đồng chí Ố
Nàm”, tay phải dùng dao trủy thủ
đâm sau lưng một nhát trí mạng,
làm kinh tế Việt Nam sụm bà chè,
dân Việt thiếu điều cạp đất
mà ăn.
Giống chuột khổng lồ
Mới đây,
các nhà nghiên cứu do ông Bruce Beehler dẫn
đầu, đã tìm thấy một con chuột
khổng lồ và một thú có túi
ô pốt trong khu rừng nhiệt đới Foja hẻo
lánh thuộc tỉnh Papua, Indonesia. Đây là lần
đầu tiên hai sinh vật này được giới
khoa học biết tới.
Con chuột khổng lồ
có kích thước lớn gấp 5 lần cỡ
chuột thành phố và có điểm đặc
biệt là không sợ người - bằng chứng
là nó đã đi vào lều trại của
các nhà khoa học nhiều lần.
Trong khi đó con
thú ô pốt tìm thấy lại là một
trong những loài có túi nhỏ nhất
trên thế giới.
Chuột Mickey làm nhân chứng phiên
tòa
Những nhân vật
hoạt hình như chuột Mickey, chim Tweety và vịt
Donald đã được triệu tập đến
một phiên tòa làm nhân chứng. Tại
sao lại có chuyện lạ vậy ?
Số là một
người đàn ông Trung Quốc bị ra
tòa vì tội làm nhái các sản phẩm
của Disney và Warner Brother. Trong phiên tòa,
tên các nhân chứng đặc biệt
trên được xướng bằng tiếng
Ý như Titty, Paperino, Topolino. Thay vì chỉ viết
tên các công ty và những người
đại diện luật pháp, thư ký
phiên toà còn viết thêm các nhân vật
hoạt họa vào trong danh sách nhân chứng
có mặt.
“Chúng tôi
có cảm giác những nhân vật này
như có thật bởi vì chúng tôi
đang cố sản xuất chúng thật tốt”,
ông Fiorenza Sorotto, Phó Giám đốc chi
nhánh Disney ở Ý nói.
Chuột rút
Loại chuột
này không phải là loài gậm nhấm
có bốn chân như những con vật ta thường
thấy mà là cảm giác đau đớn
gây ra bởi sự co rút bắp thịt, còn
gọi là vọp bẻ. Chuột rút thường
do lạnh hay hoạt động quá sức như
bơi lội hay chạy đường trường. Ở
dưới nước rất dễ bị chết đuối
nếu không cấp cứu kịp lúc. Việc giảm
sức khoẻ hoặc bị ngộ độc cũng
có thể gây ra chuột rút, đặc biệt
ở dạ dày.
Chuột máy tính
Loại chuột
không chân, không lông này chỉ có
ích mà không có hại.
Chuột máy
tính là một thiết bị ngoại vi của
máy tính dùng để điều khiển
và làm việc với máy tính. Chuột
máy tính có nhiều loại: Chuột bi, chuột
quang, chuột tích hợp, chuột không dây.
Đụng vào
chuyện máy tính rất rắc rối sự
đời và nhức đầu. Người viết
xin “kính nhi viễn chi” và cũng để
các bạn thoải mái hưởng xuân.
Chuột địa đạo
Chuột địa
đạo, tiếng Anh là Tunnel Rat, gọi nôm na
là lính chuột cống, là những binh sĩ
của quân đội Mỹ, Úc và New Zeland
trong chiến tranh Việt Nam thực hiện nhiệm vụ
tiến nhập vào các hầm ngầm của Việt
Cộng để tìm kiếm và tiêu diệt
đối phương.
Ở Củ Chi, Việt
Cộng đã xây dựng một hệ thống
phức tạp đường hầm dưới
lòng đất. Lính chuột cống đã
được phái xuống để tiêu diệt
ViXi trốn bên trong và đặt chất nổ
để phá hủy hầm. Những căn hầm
đều là nơi vô cùng nguy hiểm với
bẫy chông và địch nằm phục bên
trong. Những đoạn uốn cong hình chữ U
để giữ không khí trong hầm. Việt Cộng
nằm bên trong bảo vệ hầm còn làm những
lỗ bên thành hầm để chọc dao, lao ... vào kẻ xâm nhập. Trong hầm
không những chỉ có đối phương
mà còn cả rắn, bò cạp, nhện, kiến
và dơi.
Bởi không gian chật
hẹp, các chuột địa đạo không
ưa dùng súng ngắn M1911 bởi tiếng nổ
lớn có thể làm ù tai họ. Những
súng lục của Liên Xô hay của Đức
được ưa dùng hơn hoạc xử dụng
nòng giảm thanh.
Dưa chuột
Trong số thực phẩm
rau quả thường dùng hàng ngày, có
trái dưa chuột, tương tự như dưa
leo nhưng nhỏ hơn với cái cuống nhỏ,
dài như đuôi chuột. Dưa chuột là
một món ăn thông dụng cùng với rau sống.
Dưa chuột non có thể dùng làm chua hay nộm.
Ngoài lợi ích dinh dưỡng, dưa chuột
còn có khả năng chữa bệnh hay làm
đẹp cho các bà các cô. Dưa chuột
tính hàn, vị ngọt, ít độc,
có tác dụng thanh nhiệt, giải khát,
mát da thịt, lợi tiểu, chữa phù thủng,
sưng trướng, kiết lỵ do nhiệt, đau bụng
do ruột bị kích thích và dưỡng da.
Dưa chuột có lượng calcium cao nên có
tác dụng tốt đối với trẻ em chậm
lớn. Tuy nhiên, người huyết áp cao
không nên dùng vì nó rất lợi tiểu.
Dưa chuột cũng không thích hợp với những
người tỳ vị hư hàn (nhất là trẻ
em), thận hư yếu.ụ Dưa chuột có thể
dùng để:
- Chữa Phỏng
Lửa: Để da không bị rát và rộp,
có thể lấy hai quả dưa chuột, thái
nhỏ, giã nhuyễn, vắt lấy nước rồi
đắp vào chỗ bỏng, đợi khô lại
đắp tiếp bã dưa chuột vào.
- Chữa
phù thủng, bụng trướng: Dưa chuột 150-200
g, thái nhỏ, cho một bát dấm nuôi
vào nấu vừa sôi, ăn điểm tâm cả
nước lẫn cái, có tác dụng lợi
tiểu.
- Chữa trẻ
đi lỵ mùa nắng: Dưa chuột non 1
kg, rửa sạch, thái nhỏ, đổ mật
mía vào xâm xấp, nấu sôi trong 10
phút, ăn nhiều lần trong 1-2 ngày.
- Chữa ngộ
độc thức ăn: Lá dưa chuột 100 g,
giã nhuyễn, vắt lấy nước uống,
có tác dụng gây nôn để tống chất
độc ra ngoài.
- Chữa chứng
nấm ngoài da: Dưa chuột 1 quả, thái nhỏ,
giã nhuyễn, đắp cả nước lẫn
cái lên chỗ da bị nấm 20 phút, mỗi
ngày làm 1 lần, liên tục cho đến khi
khỏi (rửa sạch và lau khô chỗ da bị
nấm trước khi đắp).
- Bổ tỳ
vị, kích thích tiêu hóa: Dưa chuột
xào chua ngọt với thịt lợn, tôm
tươi, cà chua, hành tây. Món ăn
này có tác dụng bổ tỳ vị,
kích thích tiêu hóa, ăn biết ngon.
- Thanh nhiệt,
lợi tiểu, trị mắt đỏ: Dùng
dưa chuột trộn gỏi, làm nộm với
cà rốt, tôm tươi, thịt nạc, vừng
rang, lạc.
- Hỗ trợ
chữa sốt: Khi dùng thuốc chữa sốt,
nên lấy nước ép từ trái dưa chuột
làm nước giải khát, có tác dụng
hỗ trợ trong việc làm hạ thân nhiệt.
Sau đây là một
số phương cách làm đẹp bằng
dưa chuột:
- Trị da nhờn:
Dưa chuột 1 quả thái lát, nấu với
0,5 lít nước trong 10 phút. Dùng nước
này rửa mặt hằng ngày khi còn ấm.
- Trị nếp
nhăn trên da: Dưa chuột cắt từng khoanh mỏng,
đắp lên vùng da nhăn mỗi ngày khoảng
20 phút, vào buổi tối trước khi đi ngủ.
- Trị tàn
hương: Dưa chuột thái mỏng, ngâm trong
sữa bò tươi khoảng 20 phút rồi lấy
nước cốt bôi lên vùng tàn
hương, sau 30 phút rửa sạch bằng nước
ấm.
- Dưỡng da mặt:
Dưa chuột 200 g, rửa sạch, băm nhỏ, hạnh
nhân 50 g, rửa sạch, giã nhỏ. Hai thứ trộn
lẫn, đun sôi trong 5 phút, để nguội rồi
dùng vải mỏng lọc lấy nước,
thêm vào 200 ml cồn 90 độ và 1g tinh dầu
hoa hồng. Bôi dung dịch này lên mặt trong
khoảng 10 phút rồi rửa lại bằng nước
ấm. (Trích: “Chuột
kêu rúc rích trong rương” Trần Đỗ
Cẩm Austin Texas)
Kỹ nghệ nuôi chuột
Trên thế giới
không đâu có kỹ nghệ nuôi chuột
một cách “vĩ mô” và
“hoành tráng” bằng cái xứ Cộng
Hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Xứ
này nuôi chuột một cách có khoa học,
có hệ thống mắc xích với nhau rất
ư là chặt chẽ từ trên xuống dưới,
từ chuột nhắt cho đến chuột cống, rất
là “lô gíc”, đúng bài bản
kinh điển của Mác Lê Mao truyền lại.
Chuột được
phối giống rất kỹ để tránh trường
hợp lai giống. Chuột đầu đàn nhất
định phải là chuột nối dòng từ
đời ông, đời cha tới đời con,
cháu, chắc, chút, chụt, chịt... chứ
không được là giống khác.
Loại chuột xứ
này, ngoài lúa gạo, ngũ cốc ra còn
có thể ăn nhà đất, sắt thép,
xi măng, quota may mặc, phẩm vật viện trợ ... luôn cả phân bón. Nhờ
dễ nuôi và ăn nhiều nên chúng sống
dai, sống lâu và sinh sản rất nhanh. Chỉ
trong vòng chưa đầy 50 năm mà số chuột
đã tăng lên đến 3 triệu con. Vì
được hưởng nhiều ưu đãi
đặc biệt nên giống chuột này trở
nên ngang ngược lộng hành, ngày
càng dữ dằn. Chúng đục khoét kho quĩ
nhà nước tan hoang rồi bò ra cả
ngoài phá phách nhà cửa dân
chúng.
Dân chúng
tìm cách ngăn chận diệt trừ liền bị
chúng xúm vào cắn chết. Bây giờ
chúng không còn ở hang, ở cống như
xưa. Chúng ở nhà lầu, biệt thự rộng
rãi nguy nga. Chúng còn đòi cả đi
xe con đắt tiền.
Sự tác hại
của chúng ngày càng ghê gớm. Bao
nhiêu công trình xây dựng, chúng
đào hầm chui vào, ăn ruỗng bên trong
làm sập đổ tanh bành hết. Đường
sá, cầu cống, công ốc v.v.... đều bị
đục khoét không từ. Đơn cử gần
đây, chiếc cầu Cần Thơ cũng bị
chúng kéo nhau tới gặm nuốt hết sắt
và xi măng khiến cho cầu sập, gây chết
chóc thương vong rất nhiều cho công
nhân nghèo khổ. Người ta cũng khám
phá ra nhiều cầu, đường, kè
phà bến bãi cũng bị chúng gặm nhấm
hết sắt, thay vào đó là cọc tre
nên vừa xây dựng đã bị xuống cấp.
Ngay cả đồng đúc tượng cũng bị
chúng nuốt gần hết. Dân nghèo bị
thiên tai bão lụt đói khổ mong chờ
chút gạo, mì cứu đói cũng bị
chúng moi ăn từ trong kho hết sạch. Dân
kêu trời không thấu, có tố cáo
chúng thì chủ nhân nuôi chúng cũng là
loài tương cận thì Tết Công Gô
mới được xét đơn.
Chuyện tập
đoàn chuột ở cái xứ Cộng Hòa
Xã hội Chủ nghĩa gặm nhấm, đục
khoét tiền của nhân dân ghê gớm
như thế nào thì không thể kể cho hết,
xin kể một vụ mới đây, còn
nóng hổi làm ví dụ điển hình
để kết thúc bài viết đầy
“chuột bọ” này.
Đó là con
chuột cống cũng thuộc hạng tép riu
thôi, cỡ Tổng giám đốc. Cỡ
đó mà đã đục khoét ngân
quĩ dữ dằn rồi huống chi cỡ bự
như các ngài Bộ trưởng, Thủ tướng,
Chủ tịch nước, Tổng bí thư,
Thái thượng hoàng Cố vấn
... thì cứ nhắm mắt mà nhân
lên sẽ biết tiền muôn, vạn, triệu, ức,
tỷ chứa đâu cho hết. Cứ nhìn
cái khố rách của dân đen là biết.
Chuyện con chuột cống
có tên là Trần văn Khánh, Tổng
Giám đốc Công ty Vật tư Nông nghiệp
thuộc Bộ Nông nghiệp Phát triễn Nông
thôn nổi tiếng xài sang được
bàn dân thiên hạ biết đến từ
lâu và đặt vấn đề từ
tháng 8 năm 2007. Theo nhà văn Văn Quang,
tác giả bài “Lẩm cẩm Sài
Gòn thiên hạ sự số 238” cho biết,
được tóm lược như sau
Chuột
Trần văn Khánh chơi xe hơi:
Từ thời chuột
cống Hoàng văn Nghiên mặc áo chủ tịch
UBND TP Hà Nội chơi chiếc xe BKS 31C – 5888
nhãn hiệu Lexus sê ri LS 430, các bác
nông dân tính toán trị giá chiếc
xe đã xót ruột thấy mình bị mất
3000 con trâu rồi. Bây giờ chuột Khánh
còn chơi ngông hơn đàn anh nữa, mặc
cho dân căm ghét.
Đúng theo qui
định, chức danh Tổng Giám đốc chỉ
được mua xe có mức tối đa là 450
triệu đồng. Nếu thuê xe để phục vụ,
cũng chỉ được thuê xe loại
tương đương, mức giá từ 15-20 triệu
đồng một tháng. Mặc dù có qui
định như vậy, nhưng từ tháng 5-2003
đến tháng 9-2006, Ban Giám đốc Tổng
Cty đã không mua xe theo tiêu chuẩn trên
mà đi thuê 3 chiếc Mercedes loại 5 chỗ ngồi
để phục vụ Tổng Giám Đốc
và các thành viên Hội đồng quản
trị với giá từ 45 - 48 triệu đống/tháng,
với tổng số tiền đã thanh toán
lên tới 3,7 tỷ đồng.
Riêng chiếc
Mercedes mang biển số 14NN-206 thuê từ tháng
10/2003 đến tháng 9/2006 dành riêng cho chuột
Khánh được thuê với giá 48 triệu
đồng/tháng. Số tiền thanh toán cho xe
này tiêu tốn tới 1,8 đồng.
Nhà của
chuột Khánh: biến nhà của nhà nước
thành nhà mình
Khi chuột Khánh
được điều động từ Hải
Phòng về Hà Nội nhiệm chức Tổng
Giám đốc Tổng Công ty Vật tư
Nông nghiệp, Khánh đã gấp rút cho
xây công trình “nhà khách”
trên nóc khu tập thể hai tầng cũ số
16 đường Ngô tất Tố, quận Đống
Đa Hà Nội, có tổng diện tích 220 m2
bằng tiền Tổng Công ty, với lý do: Để
phục vụ đón khách từ các Công
ty về Tổng Công ty công tác.
Nhưng vừa xây
xong, chuột Khánh đã họp “hội đồng
chuột” cơ quan rồi ra quyết định cấp
luôn căn “nhà khách” đó cho
cá nhân ông và tài xế kiêm trợ
lý, với lý do “mới nhận công
tác chưa có chỗ ở”. Khi chuột
Khánh đã mua được nhà riêng ở
phố Bùi thị Xuân, Hà Nội, ông vẫn
không trả “nhà khách” cho Cty mà
giữ luôn đến tháng 7-2002 thì ông
Khánh “hợp thức hóa” việc sở
hữu căn bằng việc quyết định mua lại
căn nhà theo Nghị định 61/CP, với cái
giá rẻ như cho không. Hiện căn nhà
này còn thừa chỗ nên ông Khánh
đem cho “mượn”.
Tình trạng
“hợp thức hóa” hiện nay đang
tùm lum, tùm la quá rồi. Nó là
tình trạng phổ biến trong họ nhà chuột,
không ai mất công đi tìm hỏi cho ra lẽ.
Vả lại đi tìm thì lại đụng chạm
lung tung, nên “quên nó” đi là
thượng sách. Ông Văn Quang thở dài
ngao ngán, nhận định như vậy.
Tiền
tiếp khách một ngày hơn 6 triệu đồng:
Trong hoạt động
sản xuất kinh doanh của Tồng Công Ty Vật
tư Nông Nghiệp là doanh nghiệp nhà nước
này được coi là “một mình một
chợ” với doanh thu hàng năm hơn 2.200 tỷ
đồng, nhưng tiền lời theo sổ sách, thu
chỉ được vài trăm triệu.
TCty này tận dụng
tối đa mọi nguồn lợi nhuận đã
được ông Khánh đổ vào khoản ... tiếp khách. Chỉ
tính từ năm 2002-2006, riêng khoản tiếp
khách tốn 8 tỷ đồng, trong khi lợi nhuận
trong khoản thời gian đó chỉ được
4,3 tỷ đồng. Tính ra mỗi tháng, TCty tiếp
khách từ 91,5-171,6 triệu đồng. Nếu
tính theo ngày làm việc thì mỗi
ngày bình quân TCty tiếp khách hết 6 triệu
đồng.
Phòng
làm việc hoành tráng
Một phóng
viên đến thăm phòng làm việc của
chuột Tổng Khánh đã mô tả:
"Phòng làm việc của ông Khánh
toát lên vẻ quyền uy của một ông
“tổng” ở công ty 90, từ chiếc
đèn chùm hàng chục triệu đồng,
tấm thảm nhung đến những bức phù điêu ... đều được
trang trí cầu kỳ và có họa tiết lạ
mắt. Toàn bộ căn phòng từ tủ,
tường, bàn ghế cho tới trần nhà
đều được ốp bằng gỗ quí ..."
Ông Khánh nổi
tiếng là người yêu hoa. Trên bàn
làm việc của ông luôn có lọ hoa với
đủ 100 bông hồng đỏ thắm. Hoa phải
luôn tươi. Nếu có bông nào có
vẻ xuống sắc ông sẵn sàng vứt bỏ
cả lọ.
Ông Lê thiên
Long, thành viên Ban kiểm soát của Công
ty - người đứng đơn tố cáo sếp
tổng, nhận xét: Tôi chưa thấy một vị
lãnh đạo nào lại chơi ngông và
xài sang như ông Khánh. Thậm chí nhiều
phái đoàn nước ngoài đến
làm việc nhìn căn phòng phải thốt
lên đầy sửng sốt.
Chuyện chuột cống
Tổng Giám đốc Công ty vật tư
Nông nghiệp Trần văn Khánh đục
khoét công quỹ, tiền thuế của dân
còn dài, quá dài, người viết mổ
cò bàn phím mãi mỏi cả tay, mờ cả
mắt. Thôi xin tạm chấm dứt ở
đây.
Tuy nhiên, chuyện
phải có hồi kết, đành phải
ráng thêm chút nữa.
Cái chuyện chuột
cống Khánh xài sang, vung tay đốt tiền
nhà nước xả láng, coi trời bằng vung
rồi cũng dần dần lộ ra rõ ràng,
không còn bịt mắt ai được nữa.
Nhưng điều nhức nhối hơn lại là sự
bao che của các quan thanh tra.
Ông Lê Thiên
Long, chuyên viên Ban kiểm soát công ty,
người phanh phui sai phạm tại Tổng Công ty Vật
tư Nông nghiệp đã từng bị ông Tổng
hành lên hành xuống, đá từ nơi
này sang nơi khác như cái mền rách,
đã xách đơn tố cáo của
mình đi qua rất nhiều cửa lớn cửa nhỏ.
Cuộc hành trình của ông còn khó
hơn leo núi Hy Mã Lạp Sơn.
Ngày 11-4-2007, lần
đầu tiên ông gởi đơn đến
lãnh đạo, ban đổi mới doanh nghiệp
và thanh tra Bộ NN&PTNT để tố cáo
hành vi sai phạm của ông Trần văn
Khánh. Hơn 15 ngày sau Bộ không có phản
ứng gì đối với đơn kiện nên
ông Long tiếp tục gởi lên hàng chục
cấp trên khác. Không thấy nhúc
nhích gì, ông biết đưa đơn trực
tiếp thì khó nên ông gửi thư qua dịch
vụ chuyển phát nhanh. Ông gởi đơn nhiều
đến nỗi nhân viên Bưu cục quen mặt.
Có đến hàng trăm lá đơn
được gởi qua đường chuyển
phát nhanh đến các vị lãnh đạọ
Thậm chí còn gởi đến nhà
riêng của các ngài lãnh đạo. Cuối
cùng rồi đơn ông cũng được
để mắt đến.
Xét ra cuộc
hành trình này cũng đầy gian khổ, nếu
không kiên nhẫn, chắc ông đã bỏ
cuộc. Đã có bao nhiêu người bỏ
cuộc trong hành trình tố cáo tham nhũng ? Chắc là ...
hơi nhiều ! Ông Văn Quang kết luận bài
viết: Đừng tưởng tố
cáo tham nhũng là dễ.
Nên nhớ lại
rằng, Thanh tra Bộ Nông nghiệp Phát triển
Nông thôn đã xác minh những việc
trên nhưng chỉ đưa ra kết luận: “Tổng
Giám đốc Công ty nghiêm túc kiểm
điểm, rút kinh nghiệm ...”
thì cũng đủ biết cái tập
đoàn “đại kỹ nghệ nuôi chuột”
nó đã “hiệp đồng” chặt chẽ
với nhau biết là chừng nào ! Liệu
cái ông Lê Thiên Long làm thân con kiến
đi kiện củ khoai, tố tham nhũng, chưa thấy
tham nhũng rụng cái lông chân nào
mà ông đã “bể nồi cơm” vợ
con ông đã méo mặt và méo miệng.
Nhưng sự đời cũng chưa chắc,
đã có trường hợp “châu chấu
đá xe, tưởng đâu chấu ngã ai
dè xe nghiêng”.
Vậy, xin thêm với
ông Văn Quang câu này: “Chưa biết
mèo nào cắn mỉu nào”, nếu bỗng
nhiên trong tập đoàn chuột lại nảy
sinh ra một Bao Thanh Thiên”. Chuyện quả
là thiên nan, vạn nan. Nhưng biết đâu ... cứ hy vọng.
* * *
Năm nay là
năm Mậu Tý.
Chữ Mậu
ngoài vị thứ năm trong 10 thiên can ra, cũng
còn có nghĩa: không có tri thức, mắt
mù, nói bậy, sai lầm. (Hán Việt từ
điển Đào Duy Anh) Tiếng lóng dân gian
còn có: mậu xu: không tiền, mậu hẩu:
không tốt ...
Nếu cái Ban
Giám đốc của cái Công ty nuôi chuột
ở xứ CHXHCN Việt Nam, không quyết tâm chận
đứng đám chuột sổng chuồng,
không cho chúng đục khoét, gặm nhấm
nát hết cả tài nguyên đất nước,
công quĩ quốc gia để cùng mở mắt
ra nhìn về phương Bắc, trông chừng bọn
Tàu phù lấn cướp dần đất
nước thì e rằng cái chữ Mậu của
năm Mậu Tý sẽ là điềm báo
trước, ám vào cái Công ty chuột sắp
đến ngày “mậu dậu” nghĩa
là sẽ không còn ... một cái khố
để che thân.
Hãy đợi
mà xem !
Nguyễn
Thanh Ty
* Tài liệu tham
khảo: Bách khoa toàn thư mở Wikipedia.
(Sưu Tầm
Liên Mạng chuyển)