SU'U TÂ`M 8

Home | VA(N | VA(N [tt] | VA(N 1 | VA(N 2 | VA(N 3 | VA(N 4 | VA(N 5 | VA(N 6 | VA(N 7 | VA(N 8 | VA(N 9 | VA(N 10 | VA(N VUI | VA(N VUI [tt] | VA(N VUI 1 | VA(N VUI 2 | VA(N VUI 3 | VA(N VUI 5 | TA.P GHI | TA.P GHI [tt] | TA.P GHI 1 | TA.P GHI 2 | TA.P GHI 3 | TA.P GHI 4 | TA.P GHI 5 | TA.P GHI 6 | TA.P GHI 7 | TA.P GHI 8 | TA.P GHI 9 | TA.P GHI 10 | TA.P GHI 11 | TA.P GHI 12 | TA.P GHI 13 | TA.P GHI 14 | TA.P GHI 15 | TA.P GHI 16 | BÀI VIÊ'T | BÀI VIÊ'T [tt] | BA`I VIÊ'T 1 | BÀI VIÊ'T 2 | BÀI VIÊ'T 3 | BÀI VIÊ'T 4 | BÀI VIÊ'T 5 | BÀI VIÊ'T 6 | BÀI VIÊ'T 7 | TIN ... Su'u Tâ`m ! | CHUYÊ.N LA. KHÓ TIN

TA.P GHI 6

Gia Long Ngày Ấy

 

Gia Long Ngày Ấy

(Hoàng Lan Chi)

 

 

Có người đã nói rằng góc phố không chỉ đuợc làm bằng những con  đường mà cả con người với phục sức, ngôn ngữ… Vậy thì “Góc Truờng” cũng thế !  

Cái gì đã khiến những người con gái của Sài Gòn, của Hòn Ngọc Viễn Đông một thuở - tự hào khi nhắc lại quá khứ Gia Long ?

  

Hãy nghe lời tự tình

 

Thuở ấy khi còn bé, chúng tôi được học chung trai gái. Người ta chia tên rõ ràng: Tiểu,Trung và Đại Học. Chẳng ai chia cấp 1, 2, 3 rồi sao không là cấp 4 mà là đại học ? Qua bậc Tiểu Học, trai gái đã bắt đầu bước dần vào tuổi dậy thì. Để giúp học trò yên tâm học, tránh những gặp gỡ hàng ngày có thể làm nảy sinh tình yêu quá sớm và do đó xao lãng học hành, các nhà giáo dục đã để nam nữ học riêng. Chỉ các trường tư là bắt buộc phải cho học chung ...

 

Từ đó, như mọi không gian và thời gian khác, đã hình thành những ngôi truờng có nét riêng của mình. Hai trường nữ nổi tiếng nhất là Gia Long và Trưng Vương, tuợng trưng cho nữ sinh miền Bắc di cư và miền Nam.Tất nhiên phân biệt như vậy là nói theo đa số chứ trong Gia Long cũng có nữ sinh Bắc và nguợc lại. Hai truờng nam danh tiếng là Chu Văn An và Pétrus Ký. Tiếp theo sau là nữ Lê Văn Duyệt và nam Hồ Ngọc Cẩn, Nguyễn Trãi.

    

Hãy tưởng tượng xem, cũng sân trường ấy nhưng chỉ có những tà áo dài trắng tung bay. Khi tan trường, áo bay như đàn bướm ùa khỏi tổ. Và con đường rợp bóng cây cao là những chiếc xe đạp xinh xinh với áo trắng đơn sơ với nón lá dịu dàng.

  

Hãy tuởng tuợng xem cũng sân truờng ấy nhưng chỉ là những áo trắng quần xanh.

  

Thì rõ ra là hoa hay buớm

.  

Chẳng như bây giờ. Tôi luôn có cảm tưởng trường tôi đã bị những hình bóng nam sinh làm “ô uế”. Không, không bao giờ tôi quay về trường cũ để nhìn nam nữ lộn xộn trong sân trường dấu yêu. Như cô tôi, nhất quyết không về quê cũ, Thái Bình ngày ấy chỉ vì không muốn mất đi những hình ảnh của thuở nào còn bé. Thuở xưa với lũy tre xanh, con  đường làng đất đỏ… Với cả những con người  không hợm hĩnh như hôm nay.

  

Gia Long ngày ấy… Chúng tôi sống êm đềm, trật tự và nề nếp. Mỗi sáng thứ hai một lớp đứng hát quốc ca và lá cờ được kéo lên từ từ. Rồi đến sáng thứ bẩy, cũng lớp ấy đứng hát và lá cờ từ từ kéo xuống. Các lớp thay phiên nhau phụ trách việc này. Các lớp khác thì đứng nghiêm ngay trước lớp mình. Khi hát quốc ca, chúng tôi nghiêm chỉnh, không đùa giỡn. Chính vì thế chúng tôi, học sinh của những thập niên ấy, không bao giờ quên được bản quốc ca.

 

Chúng tôi học đàng hoàng, không đùa giỡn hay phá phách quá đáng vì muốn thi đậu vào Gia Long thì phải giỏi. Nếu đã học giỏi thì thường đi đôi với việc ít phá.

 

Kỷ luật quá nghiêm.

 

Không được đi giày cao. Ôi tôi thấy nữ sinh  bây giờ đi giày cao gót lộp cộp mà buồn quá. Không được mang nữ trang. Chẳng thấy nữ sinh nào diêm dúa vòng vàng lấn át các cô giáo như bây giờ. Chúng tôi đơn giản dị và nhu mì biết bao.

  

Chúng tôi đi đứng đàng hoàng. Ai chạy là kỳ cục, là bất kính. Lên cầu thang chúng tôi đi cũng nhẹ nhàng, rón rén. Gặp cô giáo thì phải nhường đi sau cô, không dám vượt. Ô hay, bây giờ hình ảnh ấy hiếm lắm.Trừ phi là cô giáo của lớp thì học trò còn nhường. Nếu Thầy Cô khác lớp thì đường ta, ta cứ việc lên, chẳng phải nhường ai.

 

Chúng tôi gìn giữ lớp học  sân truờng như những gì được học ở bậc Tiểu Học trong các giờ công dân giáo dục. Tôi chẳng thấy ai phá truờng, phá lớp. Chúng tôi có quán ăn trong trường. Cũng xơi quà giờ ra chơi nhưng ít khi nào vừa đi lang thang vừa ăn. Chúng tôi đứng trước quán và ăn. Vậy thôi. Còn chúng tôi đi dạo trong sân trường. Vì sao vậy, vì chúng tôi đuợc dạy rằng đang đi trong sân, gặp cô giáo trong khi mình đang nhồm nhoàm bánh kẹo hay cóc ổi gì đó là… xấu hổ lắm.  

 

Mọi thành tích về học hành đa số tập trung vào bốn trường nam nữ nổi tiếng ấy. Chúng tôi chỉ thi Tú Tài 1, Tú Tài 2. Bằng Trung Học, muốn thi cũng đuợc, còn thì đủ điểm vẫn lên lớp. Nhưng nhiều người vẫn thi vì sau đó đi làm. Với bằng trung học thời tôi, có thể làm thư ký được rồi. Chúng tôi chỉ có duy nhất Bằng Trung Học Toàn Quốc để thi tuyển học sinh giỏi. Thế thôi. Ngày đó, thời tôi, thi Tú Tài còn các thứ hạng Tối Ưu, Ưu, Bình, Bình Thứ và Thứ tùy theo số điểm trung bình cho các môn phải là 18/20, 16/20, 14//20, 12/20…Tối Ưu thì hiếm vô cùng. Ưu thì một lớp chừng hai đến ba nguời. Vậy thôi.

  

Chúng tôi không phải chạy theo thành tích nào cả. Lương Giáo Sư, thời ấy gọi là Giáo Sư, khoảng 5200đ (vợ được trợ cấp 1200đ và mỗi con là 800đ ). Một tô phở khá thời ấy là năm (5) đồng. Coi như lương giáo sư độc thân khoảng 1040 tô phở khá.

  

À há, còn Việt Nam, năm 2000 thì lương giáo viên cấp 3 khoảng hơn một triệu trong khi tô phở khá là 7000đ còn phở "xịn" là 14,0000đ. Coi như lương giáo viên bây giờ khoảng 144 tô phở khá, chưa xịn. Có lẽ chỉ bằng 1/10 lương giáo sư của ngày ấy ?

  

Thì hỏi làm sao giáo viên không bê bối ? Làm sao giáo viên không đánh mất lương tâm? Báo chí trong nước nêu đầy đó thôi. Dạy ở truờng thì dở nhưng kéo học trò về nhà thì hay.

  

Nên đừng nói rằng Gia Long hay NTMK thì cũng thế. Cũng sân truờng ấy, chỉ có nguời  khác.

  

Không, khác nhiều lắm…

  

Khác ở sân trường chỉ có áo trắng tung bay

Khác ở giáo sư không kéo học trò về nhà dậy

Khác ở học sinh không phải đua thành tích ảo

Khác ở nề nếp, ngày đó chúng tôi sống và học, đúng với câu "Tiên học lễ hậu học văn".

  

Còn nữa…  

Nhưng thế thôi. Ngừng vậy.

  

Đó,"hồn truờng" được làm nên bởi các Giáo Sư và chúng tôi, được làm bởi những gốc cây, bụi cỏ, bệnh thất, hồ bơi, sân võ... Nếp truờng được làm bởi những nết na của đa số nữ sinh.

  

Đã từ lâu, trước cổng trường treo đầy quảng cáo. Nào là Trung Tâm Nhật Ngữ, nào là Trung Tâm Tin Học. Ôi cái "mặt tiền" xinh đẹp của Gia Long ngày ấy đang bị nham nhở bởi vô vàn những cái bảng kinh doanh.

   

Gia Long của tôi, của chúng tôi ngày xưa là như thế...

 

Và dù có đi đâu, ở đâu, chúng tôi luôn tự hào “Vâng, nữ  sinh Gia Long ngày ấy đây !"

 

Trường xưa dù có mất tên nhưng truyền thống của những thời ấy thì vẫn còn mãi với thời gian.

  

Người Gia Long

 

Em gái Gia Long của tôi ơi

Dù có đi đâu bốn phưong trời

Xin em nhớ giữ hồn xưa nhé

Danh tiếng Gia Long đã một  thời...

 

 

 

Hoàng Lan Chi

 

 

website counter