SU'U TÂ`M 5

Home | VA(N | VA(N (tt) | VA(N 1 | VA(N 2 | VA(N 3 | VA(N 4 | VA(N 5 | VA(N 6 | VA(N 7 | VA(N 8 | VA(N 9 | VA(N 10 | VA(N 11 | VA(N 12 | VA(N 13 | VA(N 14 | VA(N 15 | VA(N 16 | VA(N 17 | TA.P GHI | TA.P GHI (tt) | TA.P GHI 1 | TA.P GHI 2 | TA.P GHI 3 | TA.P GHI 4 | TA.P GHI 5 | TA.P GHI 6 | TA.P GHI 7 | TA.P GHI 8 | TA.P GHI 9 | TA.P GHI 10 | TA.P GHI 11 | TA.P GHI 12 | TA.P GHI 13 | TA.P GHI 14 | TA.P GHI 15 | VA(N VUI | VA(N VUI (tt) | VA(N VUI 1 | VA(N VUI 2 | VA(N VUI 3 | VA(N VUI 4 | BÀI VIÊ'T | BÀI VIÊ'T (tt) | BÀI VIÊ'T 1 | BÀI VIÊ'T 2 | BÀI VIÊ'T 3 | BÀI VIÊ'T 4 | BÀI VIÊ'T 5 | BÀI VIÊ'T 6 | BÀI VIÊ'T 7 | BÀI VIÊ'T 8 | BÀI VIÊ'T 9 | CHUYÊ.N LA. KHÓ TIN | CU'̉'I CHÚT CHO'I | SU'U TÂ`M .. tho*

TA.P GHI 9

TRÊN MẶT BẰNG CỦA CÕI CHẾT

 

 

TRÊN MẶT BẰNG CỦA CÕI CHẾT

(HUY PHƯƠNG)

 

 

“Khôn dại cùng chung ba tấc đất

Giàu sang chưa chín một nồi kê”.

(Vua Tự Đức)

 

Từ bảy năm nay, nhiều lần liên lạc sang Mỹ, ông anh rể tôi luôn luôn nhắc nhở chúng tôi gởi tiền về để xây lại mộ bố mẹ và ông bà tôi cho khang trang, đẹp đẽ hơn. Ông cho biết hiện nay trong làng, những người có thân nhân ở hải ngoại đang có phong trào đua nhau xây lại mồ mả, lăng tẩm cho to lớn, để khỏi xấu hổ với bà con là mình có con cái là “việt kiều” mà không được nở mày nở mặt với người ta. Ông nhắc tôi năm lần bảy lượt, nhưng lần nào tôi cũng giả lả nói sang chuyện khác. Không phải tôi tiếc tiền xây lăng cho cha mẹ tôi cho bằng làng bằng nước, nhưng quả thật trong làng còn nghèo, nhiều người già lưng còng rồi mà phải bắt ốc, hái rau, mót lúa mới có cái bỏ vào miệng mỗi ngày, mà bản thân tôi cũng chưa giúp đỡ được gì. Bây giờ xây mồ đắp mả cha mẹ mình cho cao lớn lên để làm gì, chẳng qua chỉ gieo thêm tủi nhục cho những người bà con chung quanh.

 

Thế rồi năm ngoái, hai ông anh bà chị tôi được đi du lịch một chuyến sang thăm con ở Mỹ. Tôi nghĩ với số tiền chi phí rong chơi này, người ta xây ba cái lăng thứ bự cũng còn dư, nếu có lòng và muốn làm, đâu có cần kêu gọi đến ai. Tôi mời anh chị tôi ghé tiểu bang tôi, ở lại chơi vài ngày, thăm em cho biết sự tình. Nếu vì phương tiện hẹp hòi mà không mời khách đến nhà, có khi người ta lại tưởng mình giàu có mà keo kiệt. Chương trình thăm viếng này hầu hết là những chuyến đi đây đó cho khách du lịch biết thêm về nước Mỹ, tôi “khoe” cho khách biết từ cái nhà mấy triệu ở Newport Beach cho đến những khu xập xệ Santa Ana, nơi không thiếu những căn chung cư hai phòng của một gia đình người Mễ có đến 12 người chen chúc sống với nhau.

 

Một buổi trưa trời khá nóng nực, sau khi đi loanh quanh, tôi đưa hai ông bà vào thăm một nghĩa trang đầy bóng mát trong thành phố. Ở đây thật tĩnh mịch vắng tiếng động cơ của xe cộ qua lại, lại có tiếng chim hót đâu đó, khiến tâm hồn mình trở nên thanh thản. Những hàng bia mộ đồng loạt, cùng một kích thước trải dài trên những thảm cỏ xanh mướt và chắc chắn dưới những nấm mộ kia, những nắm xương cũng nằm trong những chiếc hố vuông vắn giống nhau mà những người phu đào huyệt đã làm sẵn. Vì tò mò, cũng là lần đầu đi thăm một nghĩa địa của người Mỹ, ông bà theo tôi đi thơ thẩn một vòng qua các ngôi mộ. Tôi giới thiệu cho ông bà đây là ngôi mộ của một tỷ phú trong thành phố mới chết cách đây vài năm, đây là nấm mộ của quả phụ một vị Đại tá Mỹ, và gần nhất là nơi yên nghỉ của một thi sĩ rất nghèo mới định cư tại Hoa Kỳ sau năm 1975. Tất cả nghĩa trang là một mặt phẳng và tên tuổi được ghi trên một mảnh đá đen nhỏ nằm trên mộ giữa đám cỏ xanh. Anh chị tôi có vẻ ngạc nhiên nghe tôi nói chuyện vì không ngờ rằng nghĩa địa ở Mỹ khác hẳn ở Việt Nam, không có cái cao, cái thấp, không có cái lớn cái nhỏ, người giàu có hay kẻ nghèo hèn đều theo một quy luật bình đẳng, ai cũng như ai.

 

Ra xe, tôi thấy mặt ông anh có vẻ đăm chiêu như đang suy nghĩ một điều gì và từ ngày ông trở lại Việt Nam đến nay gần cả năm, tôi không nghe ông nói gì về việc xây mộ, làm lăng cho bố mẹ tôi nữa.

 

Tôi biết hiện nay có nhiều gia đình ở hải ngoại đang gởi tiền về xây lăng cho bố mẹ, kể cả ông bà để báo hiếu. Trong chữ Hán, hiếu là kính yêu cha mẹ, nhưng hiếu cũng có nghĩa là có tang cha mẹ, nên người xưa gọi việc tang lễ là việc hiếu. Hiếu sự là việc chôn cất ma chay cho người chết. Hội hiếu là một tổ chức lo việc chung sự. Lo mồ mả cho cha mẹ cũng là báo hiếu. Ở Huế trong vùng biển Thuận An có một ngôi làng tên An Bằng (dân ở đây đọc trại là An Bường), có một cái nghĩa địa, đắt giá nhất thế giới. Cũng như tất cả dân chúng ở các vùng biển, sau tháng 4 năm 1975, dân Thuận An cũng nhiều cơ hội vượt biển đi tìm cuộc sống mới hơn những người ở xa biển. Thôn An Bằng có 800 gia đình nhưng trong đó đã có 75% gia đình có người vượt biển, sang Mỹ sang Tây. Xung quanh ngôi làng này chỉ là những đụn cát, xưa dân An Bằng những năm mất mùa cá có khi phải ăn cháo xương rồng, lấy cây xương rồng phơi khô làm củi đốt và kéo nhau lên thành phố Huế ăn xin.

 

Khi có tiền người ta nghĩ đến việc báo hiếu, cha mẹ còn sống thì quà cáp tiền nong, cha mẹ đã qua đời thì lo xây đắp một phần cho khang trang để tỏ lòng hiếu nghĩa. Lúc đầu người ta chỉ xây lăng, đắp mộ vừa phải, nhưng sau đó thấy mộ phần của hàng xóm đẹp hơn, sang trọng hơn hơn hẳn gia đình mình, lại muốn chạy đua cho bằng hoặc hơn người khác. Có khi lăng mộ đã xây xong lại đập phá đi để làm lại đẹp đẽ hơn nhà bên cạnh, cứ tuần tự như thế, nghĩa địa An Bường thành một thành phố của người chết tốn kém nhất. Một ngôi mộ lớn nhất ở đây phải tốn khoảng 100,000 đô la. Theo học giả Lê Văn Lân tả một ngôi mộ gia đình theo Phật Giáo ở đầu làng An Bằng thì “Một ngôi mộ theo Phật giáo xây năm 1999 với những hình chữ Vạn, hình bánh xe Pháp luân đúc trên cổng tam quan, cột chạy rồng cẩn sứ xanh với những họa tiết tứ quí: mai lan cúc trúc. Muốn lên cổng tam quan này, du khách phải bước lên năm bậc cấp, hai bên trang trí cặp kỳ lân, ở chính giữa là một đỉnh trầm màu vàng hòe lớn cao nừa tầm người; đỉnh đứng trong một vòng cung chạy hình đúc mây khói. Sau cổng tam quan, là nhà bia hay bi đình có một tầng mái hình lục giác với góc cong lên, lợp ngói hoàng ly. Đặc biệt trên từng mái bi đình là một cái tháp tròn có tượng Phật ngồi có hai từng mái trông xa giống cái bảo bình đựng cốt Phật, riềm mái chạy hoa sen. Trên chót đỉnh bi đình cũng như trên chót bốn trụ cổng tam quan là hình năm quả bầu, tượng trưng cho bầu Thái cực. Sau bi đình là những ngôi tẩm chứa những thạch quách tô điểm với họa tiết chữ Vạn và hoa sen. Cuối lăng là một cổng sau với ba tầng mái với lưỡng long triều nguyệt.”

 

Về phải Thiên Chúa Giáo, tuy khác hình ảnh và dáng dấp nhưng mức độ đồ sộ cũng không chịu thua sút. Chỉ một cái cổng tam quan của đi vào ngôi mộ này thôi trị giá cũng lên đến 30,000 đô la.

 

Không phải chỉ có cao lớn, mà khu nghĩa địa này còn là nơi thi thố tài năng của nhiều nghệ nhân còn sót lại của triều Nguyễn để có những các cột chạm rồng, những bậc tam cấp lưỡng long, những tấm bình phong chạm trổ tứ quý. Các nghệ nhân xây lăng ở đây không những biết xây nề, lên hình dáng của kiến trúc, mà còn biết đúc, chạm, cẩn các loại sành sứ, tô màu, vẽ hình hoa lá, mây nước. Các loại sứ để trang trí vẩy rồng, lông phượng phải mua từ Bát Tràng ngoài đất Bắc đem về. Đây là lăng tẩm của những bậc vương giả chứ không phải của kẻ bần dân, với tâm lý là xưa khốn khó, giờ chết rồi cũng làm cho tổ tiên mát mặt.

 

Công trình kiến trúc đầy phô trương này chắc chắn tốn kém hơn hẳn những ngôi nhà gạch ở làng này và trong vùng biển Thuận An, nơi mà những người buôn thúng bán bưng vẫn hằng ngày lang thang trên bãi biển, bán những chiếc bánh bột lọc bằng đầu ngón tay hay cho thuê những manh chiếu dơ bẩn, rách nát cho du khách để mót nhặt từng đồng bạc cho những bữa cơm đạm bạc qua ngày.

 

Những vị Vua Chúa ngày xưa khi mới vừa lên ngôi đã chọn chỗ để lo hậu sự cho mình, tiến hành công việc xây lăng tẩm để làm nơi an nghỉ cuối cùng, có khi lăng tẩm dành cho lúc chết còn nguy nga hơn cung điện khi còn sống. Vua Tự Đức cũng vì lo chỗ nằm thiên thu của mình quá tráng lệ với đào hào sâu, xây hồ rộng, đắp núi cao đã đày ải phu phen vào những công việc nặng nhọc xây dựng lăng Khiêm Lăng khiến nhân dân ta oán, mới xẩy ra loạn giặc Chày Vôi:

 

“Vạn Niên là Vạn Niên nào,

Thành phơi xương lính, ao đào máu dân”.

 

Hoàng Đế Bảo Đại theo Tây học, có lẽ không nghĩ nhiều về nơi an nghỉ cuối cùng, không xây lăng tẩm, mà có lẽ ông cũng không bao giờ nghĩ rằng vào cuối đời ông sẽ được mai táng trong nghĩa địa Passy của nước Pháp xa xôi, trong nơi bình thường. Ba anh em nhà họ Đinh, khét tiếng là hung thần một thời ở Bắc Bộ Phủ với những cái tên Đinh Đức Thiện, Lê Đức Thọ, Mai Chí Thọ, chung thân cũng một “sè sè nắm đất bên đường”.

 

Người xưa thường nhắc nhở đến chuyện vô thường của đời người “giàu có đến vạn muôn tối ngủ cũng chỗ nằm hai thước, vương hầu khanh tướng chết cũng chôn ba tấc đất !”

 

 

HUY PHƯƠNG

(Sưu Tầm Liên Mạng chuyển)

 

 

website counter