SU'U TÂ`M 5

Home | VA(N | VA(N (tt) | VA(N 1 | VA(N 2 | VA(N 3 | VA(N 4 | VA(N 5 | VA(N 6 | VA(N 7 | VA(N 8 | VA(N 9 | VA(N 10 | VA(N 11 | VA(N 12 | VA(N 13 | VA(N 14 | VA(N 15 | VA(N 16 | VA(N 17 | TA.P GHI | TA.P GHI (tt) | TA.P GHI 1 | TA.P GHI 2 | TA.P GHI 3 | TA.P GHI 4 | TA.P GHI 5 | TA.P GHI 6 | TA.P GHI 7 | TA.P GHI 8 | TA.P GHI 9 | TA.P GHI 10 | TA.P GHI 11 | TA.P GHI 12 | TA.P GHI 13 | TA.P GHI 14 | TA.P GHI 15 | VA(N VUI | VA(N VUI (tt) | VA(N VUI 1 | VA(N VUI 2 | VA(N VUI 3 | VA(N VUI 4 | BÀI VIÊ'T | BÀI VIÊ'T (tt) | BÀI VIÊ'T 1 | BÀI VIÊ'T 2 | BÀI VIÊ'T 3 | BÀI VIÊ'T 4 | BÀI VIÊ'T 5 | BÀI VIÊ'T 6 | BÀI VIÊ'T 7 | BÀI VIÊ'T 8 | BÀI VIÊ'T 9 | CHUYÊ.N LA. KHÓ TIN | CU'̉'I CHÚT CHO'I | SU'U TÂ`M .. tho*

TA.P GHI 11

NHỮNG NGÀY CUỐI TUẦN Ở MỸ

 

NHỮNG NGÀY CUỐI TUẦN  MỸ

(HUY PHƯƠNG)

 

 

Những ngày cuối tuần ở Mỹ người ta làm gì ? - Mỹ trắng đi chơi, Mỹ đen đi nhà thờ, Mễ sửa xe hơi và Việt Nam đi làm “overtime”. Câu trả lời này không biết đúng được bao nhiêu phần trăm, nhưng ít ra cũng nói đến đức tính cần cù của người Việt, ít nhất là trong giai đoạn mới nhập cư để sau đó, có nhà đẹp, xe mới. Ngày mới sang Mỹ, những công việc lao động chân tay của tôi cũng không có ngày cuối tuần, vì công ty cho người thay phiên nhau làm nhưng máy không nghỉ, do đó những thứ “chân ướt chân ráo” như tôi thường thì hai ngày thứ bảy chủ nhật phải đi làm và ngày “cuối tuần” sẽ là hai ngày nào đó trong tuần. Ngày người ta có thể ngủ dậy trễ, hội họp, bạn bè, quan hôn tang tế thì mình phải dậy sớm đi làm, ngày mình nghỉ thì nhìn quanh, nhà cửa, bạn bè vắng teo,  đó là những lúc cảm thấy nỗi lòng cô đơn vì thân thế công dân hạng hai của mình.

 

Nhưng rồi ra, sống ở Mỹ lâu ngày, tôi thấy thời đó không phải riêng tôi không có những ngày cuối tuần, mà tất cả những người làm thương mãi trên xứ này, nhất là ở chỗ người Việt, chăm chỉ cần cù thì ngày thứ bảy, chủ nhật là ngày đông người mua bán nhất. Từ đó các ông bà chủ của các nhà hàng ăn, tiệm vải, chỗ gởi tiền ... may lắm mới có được một ngày nghỉ trong tuần, có khi làm hết bảy ngày, mỗi năm 365 ngày không một ngày nghỉ. Có người, từ ngày sang Mỹ đến nay không biết cái ngày cuối tuần nó ở đâu ? Chẳng thế mà nước Mỹ giàu có cũng phải. Ở ngay Paris, thấy ông bác sĩ hai giờ chiều mới mở cửa phòng mạch; siêu thị ở Đức, chiều thứ sáu, ba giờ chiều đã đóng cửa để nghỉ cuối tuần. Thứ bảy chủ nhật, thành phố vắng tanh, để cho công dân thành phố ngủ hay đi ra biển. Vậy thì đừng có than nghèo ?

 

Nhiều người ở Mỹ than là ngày cuối tuần còn mệt hơn cả ngày thường. Ngày thường chỉ lo dậy sớm đi làm đúng giờ, tối về ngủ để sáng mai lại dậy sớm, còn bao nhiêu việc xin hẹn lại cuối tuần. Việc nhà thì dọn lại cái chỗ để xe, chùi lại cái bếp, vứt bớt thức ăn trong tủ lạnh, bỏ đồ giặt, chăm lo lại mấy cái cây ngoài vườn, cắt cỏ. Việc con thì còn đưa con đi đá banh, học đàn, học bơi hay học tiếng Việt. Việc bạn bè thì đi thăm viếng, gọi cho một người bạn ở xa (long distance xin chờ thứ bảy chủ nhật), viết cái thư, dự cái tiệc cưới, viếng một người bạn mới qua đời trong tang quán. Việc nước thì còn hội họp, biểu tình. Người phong lưu thích vui canh mạt- chược, chàng đàn đúm còn bữa nhậu ngất trời. Nói tóm lại là bao nhiêu thứ đổ vào đầu hai ngày cuối tuần. Sau hai ngày cuối tuần là mệt ngất ngư, ngày thứ hai trở lại công việc, lòng ai mà thấy hứng khởi, vui thú, đối với những người mang tâm trạng này thì đúng là “black Monday”.

 

Từ ngày sang Mỹ tôi mới thấy bao nhiêu thứ văn hoá “tang hôn tế lễ” của người Á Đông chúng ta đều phải dồn lại vào cuối tuần. Bây giờ chẳng còn ngày tốt ngày xấu, cứ đám cưới là phải tổ chức vào ngày thứ bảy, hay tệ lắm cũng chủ nhật. Còn như định vào ngày thứ bảy chủ nhật nào, thì lại còn phải do ông chủ nhà hàng “seafood” dở cái sổ hẹn như sổ hẹn ở phòng mạch ông bác sĩ ra, để kiếm cho gia đình bạn một ngày nào đó còn trống. Nếu ai đó đám tổ chức một đám cưới cho con vào ngày thứ ba hay thứ tư trong tuần, thì hoạ là đồ điên vì chuyện đó chẳng bao giờ có thể xẩy ra ở nước Mỹ này. Ngay như tổ chức tiệc cưới mà kẹt nhà hàng (tôi đã nói chủ nhà hàng Tàu là người chủ hôn và cả “ông thầy” xem ngày tốt cho đám trẻ), phải đem vào tối chủ nhật thì xem như tiệc cưới đã thất bại thấy rõ.

 

Chúng ta cúng giỗ ông bà không phải vào ngày sinh mà vào ngày chết. Cứ tính theo lịch ta, lịch tây thì ngày giỗ ông bố tôi phải vào ngày thứ tư này, nhưng vì con cháu “sinh lầm thế kỷ” ở Mỹ này, nên xin mời Cụ thứ bảy chủ nhật này hẵng về hưởng chút hương chút hoa. Cụ mà về đúng ngày Cụ đi thì hương tàn, bàn lạnh, nhà khoá cửa, bấm chuông không ai mở thì Cụ ráng chịu. Ngày chết đã vậy, ngày sinh nhật nào của ai thì cũng phải tổ chức vào ngày cuối tuần, sinh nhật mẹ hay thằng cháu ngoại thì “hãy đợi đấy”, chờ thứ bảy chủ nhật nào đẹp trời hẵng hay, trước hay sau vài ngày thì cũng chẳng chết ai.

 

Chẳng may ông Cụ nhà bạo bệnh qua đời, sống khôn thác thiêng, xin Cụ nhớ giùm, Cụ lại ra đi vào ngày thứ năm, thứ sáu, xem xém cuối tuần thì con cháu không thể nào lo kịp, đành phải để Cụ trong nhà xác lạnh lẽo chờ cho đến “weekend” tuần sau. Bao nhiêu thứ phải lo từ nhà quàn, đất cát cho đến cái cáo phó, lại muốn đưa Cụ đi một đoạn đường đông đông một tí thì phải chờ cuối tuần, thưa Cụ. Cụ cũng hiểu thêm cho con cháu rằng, muốn tổ chức tang lễ cho Cụ vào ngày cuối tuần cho ấm cúng để bạn bè con cháu cụ tham dự đông đủ thì phải chi cho nhà quàn thêm một khoản kha khá. Vé máy bay đi Việt Nam vào mùa hè hay ba ngày Tết giá cũng cắt cổ, thì nhà quàn cũng phải có giá riêng nếu con cháu muốn Cụ dùng “phi vụ” cuối tuần. Nước Mỹ nó “lạnh lùng” như thế đấy !

 

Cuối tuần ở Mỹ cái gì cũng đắt ! Không tin bạn thử lấy một cái phòng ở Las Vegas hay mua một cái giấy máy bay đi thứ bảy mà về chủ nhật. Cuối tuần ở Mỹ chỗ nào cũng đông, từ những khu vui chơi như Sea World, Disneyland đến các bãi biển, ngay ở phố Bolsa, muốn đi ăn phở cuối tuần phải xếp hàng dài dài, ghi tên như “đăng ký nghĩa vụ quân sự”.

 

Nếu một năm có 365 ngày “bằng mặt”, một màu xám xịt, ngày nào cũng như ngày nào, thì cuộc đời buồn biết mấy. Nghĩ cũng vui vui khi nhớ ra cuối tuần này có một cuộc họp bạn bè lớp học cũ hay có chuyến đi Nevada “đóng tiền điện”.

 

Thôi thì “Have Nice Weekend” bạn nhé !

 

 

Huy Phương

(Bai Chuyen)

website counter