ƠN THẦY
(NGÔ TỊNH YÊN)
Ơn thầy đi sau câu "công cha, nghĩa
mẹ" ở trên môi dân gian nước Việt
xưa nay, nhưng giờ đây chắc nó chỉ
còn là xưa, chứ chẳng còn là nay nữa
… Nay thì cái nước Việt Nam trong tim
chúng ta đã quá nhiều thương
tích, thương tích đến từ cường
quyền bá đạo cai trị nhân dân,
thương tích đến từ sự vô cảm
trước nỗi đau bị cuớp nhà, cướp
đất của đồng bào, thương
tích đến từ nhiều vụ mất đạo
đức từ trong xã hội đến trường
học …
Tương lai của một đất nước
nằm trong tay những ông thầy đòi
nữ sinh "đổi tình lấy điểm"
hay đàn áp tinh thần học sinh như vụ
một học sinh lớp 5 Đồng Tháp bị
ép cung dẫn đến hoảng loạn. Nạn nhân là em Huỳnh Thị Ngọc Trâm, học
trường tiểu học An Hiệp 2 huyện Châu
Thành. Lưu Văn Ca, nguyên hiệu trưởng
trường Tiểu Học 2 và Lê Văn Xem,
nguyên tổng phụ trách đội trường
tiểu học An Hiệp 2, nghi em Trâm lấy số tiền
47,800 đồng tiền quỹ của lớp. Thầy Xem
cùng Lưu Văn Ca đưa em đến công an
xã hỏi cung, ở đây 2 tên Lê Văn
Thanh và Võ Thanh Phương, nguyên là
trưởng và phó công an xã An Hiệp
đã ép
cung khiến tinh thần em
Trâm bị khủng hoảng phải nghỉ học từ
tháng 3 năm nay. Hiện tình trạng
tinh thần của em vẫn chưa bình phục hẳn.
Chắc cũng không nên kể thêm một
trường hợp thầy trò Việt Nam ngày nay nào nữa
(dù năm nào họ cũng tổ chức long trọng
lễ các nhà giáo 20/11), nếu không muốn
trái tim những người Việt
còn đau xót cho sự suy đồi của đất
nước phải đau đớn thêm. Trường
học Mỹ cũng không hẳn là an toàn
và đạo đức, ví dụ như họ
đang dung chứa và đào tạo những thứ
như Vũ Hoàng Việt, con một trưởng công an ở
Hà Nội đi du học, vừa tung phim sex của
mình với cô bạn gái diễn viên
lên mạng lưới toàn cầu. Thử
tưởng tượng cái thứ tàn ác
và lưu manh như vậy khi tốt nghiệp xong về
cầm đầu đất nước thì Việt Nam sẽ
còn ra làm sao ?
Tuy vậy, trường học của Mỹ cũng
có những điểm son như trong vụ Virginia
Tech. Trong số những nạn nhân thiệt mạng
trong vụ thảm sát là giáo sư Liviu
Librescu, 76 tuổi, dạy toán và kỹ thuật tại
đại học này từ 20 năm nay. Ông
là nguời Roumanie gốc Do Thái, sống sót
sau vụ Đức Quốc Xã đại tàn
sát người Do Thái vào Thế Chiến Thứ
Hai, di dân về Israel năm 1978 và sang Hoa Kỳ
năm 1986. Giáo sư đã chặn cửa
không cho hung thủ xông vào lớp giết học
trò của ông nên ông đã bị bắn
gục. Nhờ vậy học trò của
ông đã trốn thoát được. Gia đình đã đưa ông về
mai táng ở Israel.
Liviu Librescu đã được Tổng Thống Bush
vinh danh về hành động can trường - chứ
không phải là có quá nhiều thứ tệ
hại như đang xảy ra ở các ngôi
trường VN hiện tại.
Khủng hoảng giáo dục
không xảy ra riêng ở một nước
nào, nhưng họ không để cho "dân
biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm
tra" như các chính sách quái đản
ở Việt Nam
hiện giờ. Tại
New South Wales, Úc châu, trường trung học
Walgett có khoảng 120 học sinh, tuy vậy một số
ngày chỉ có hai học sinh có mặt trong lớp
học. Một cuộc điều tra riêng của nhật
báo The Daily Telegraph cho biết rằng một số
trường học đã phải "hối lộ"
các học sinh, bằng cách tặng quà gồm
các chiếc xe đạp và phiếu thực phẩm,
để gia tăng tỷ lệ học sinh đến
trường trong khi khủng hoảng giáo dục
đang ảnh hưởng đến các cộng
đồng ở vùng xa xôi hẻo lánh bị
thiệt thòi nhiều nhất.
Và cuộc điều tra này cũng cho thấy
nhiều học sinh không chịu đi học, một
số rất lớn các em bị đuổi khỏi
trường vì có hành động xấu
là vấn đề thâm căn cố đế.
Các phụ huynh tại trường Walgett, một
trường trung học thuộc phía bắc tiểu
bang NSW, nói rằng họ choáng váng khi biết
các đứa con của họ bị mù chữ
dù đã nhiều năm cắp sách đến
trường. Họ nói rằng sau nhiều
năm hứa hẹn và chi tiêu hàng chục
ngàn, hệ thống giáo dục đã
làm họ thất vọng hoàn toàn, và họ
tố cáo giới hữu trách giáo dục
đã che đậy vấn đề này.
Tình trạng tại Walgett
đã thay đổi đôi chút kể từ
khi Thủ Hiến Bob Carr bị chặn đường bởi
nhóm nông dân vô cùng giận dữ
cách đây vài năm. Tài liệu có được
bởi tờ Daily Telegraph cho thấy tỷ lệ đến
lớp tại trường trung học này chỉ
có 10%, ngôi trường này có tổng cộng
120 học sinh, phần lớn là thổ dân
Úc. Một nam sinh lớp bảy đã vắng mặt
85 ngày trong sáu tháng đầu của năm,
một số em lớp tám vắng mặt tới 73
ngày và các học sinh lớp chín vắng
mặt 76 ngày. Và có trường hợp, một
trường tiểu học có tổng cộng 150 học
sinh thì có tới 59 em bị đuổi vì
có cách cư xử quá tồi tệ.
Các phụ huynh học sinh đã đe dọa
một vụ kiện tập thể chống lại Bộ
Giáo Dục và Huấn Nghệ. Trong một bức
thư gửi đến Bộ Trưởng Giáo Dục
Andrew Refshauge, bà Jenny Trindall, người đứng
đầu Nhóm Cố Vấn Giáo Dục Thổ
Dân ở địa phương, viết rằng:
"Đã nhiều năm con cái chúng tôi
gặp khó khăn rất nhiều bởi sự bất
tài của giới thẩm quyền giáo dục. Chúng tôi có những người lớn
tuổi trong cộng đồng, những người
này có sự hiểu biết giáo dục
còn tốt hơn các đứa con và
cháu nội ngoại của họ". Tiến Sĩ Refshauge đã công bố một
cuộc cứu xét toàn bộ các chính
sách giáo dục đối với thổ dân
và tiến hành một cuộc điều tra về
các vấn đề tại trường trung học
Walgett.
Còn tại nước Ý,
niên học đã từng thực hiện
chương trình cải cách của Bộ Trưởng
Giáo Dục Letigia Moratti. Trọng điểm của
chương trình này là ý tưởng
"3i" của Thủ Tướng Silvio Berlusconi. Đó là Impresa, Informatica và Inglese
(tiếng Ý có nghĩa là hãng xưởng,
tin học và Anh ngữ). Quản
lý trường học như một hãng xưởng
là ý tưởng gây nhiều tranh cãi nhất.
Nhật báo La Republica phân tích: Áp dụng
một vài nét đặc trưng của hãng
xưởng vào hệ thống trường học
là điều có thể khả dĩ chấp nhận
được. Ví dụ, áp dụng chính
sách tưởng thưởng theo
thành tích của hãng xưởng vào
các trường học. Thế nhưng có
nên chăng quản lý nhà trường theo kiểu
này ? Theo các
chuyên gia giáo dục Ý, đó là
điều không nên.
Ngay cả ý tưởng coi trường học
như hãng xưởng cũng không ổn, bởi
một lý do đơn giản là mục tiêu
cuối cùng của nhà trường không phải
là lợi nhuận. Đó cũng là lý
do tại sao không nên coi giáo dục như
là thị trường biến thiên theo
luật cung cầu. Nếu không, cuộc cạnh tranh
giữa các nhà trường được quản
lý theo kiểu này sẽ coi lợi nhuận
là cứu cánh, dẫn tới tình trạng
nhà trường được gắn sao theo kiểu
khách sạn: trường 2 sao, 3 sao, 4 sao và ...
trường hạng bét ! Ở các nhà trường này, người ta
không còn chú ý đến việc
đào tạo nhân cách, lòng tự tin
và những đức tính khác làm
nên con người có văn hóa mà chỉ chú trọng
vào những kỹ năng.
Cải cách thứ hai về tin học
cũng bị gặp không ít lời chỉ
trích. Đối với
các bậc phụ huynh học sinh có thể tạo
được sự hài lòng vì con họ
được học cách sử dụng máy
điện toán từ lớp 1. Theo luật
cải cách giáo dục mới, mỗi lớp học
được trang bị một máy điện
toán kết nối với mạng Internet. Đối với các thầy cô
giáo, cải cách này làm cho họ hoảng
sợ. Có những điều bất
cập ai cũng nhìn thấy. Nghiên cứu kỹ
chương trình cải cách về tin học,
người ta thấy rằng hệ quả của
nó là khiến cho học sinh cảm thấy
máy điện toán có thể thay thế những
nỗ lực cá nhân, không phải học
đời sống xã hội, kể cả không phải
học những bài giảng lý thú của những
thầy cô giỏi.
Trong chương trình cải
cách này, người ta còn tìm cách
cô đọng một tiết giảng 50 phút
thành 15 phút đa truyền thông. Một số nhà
sư phạm Ý cho rằng nhiệm vụ của
nhà trường không phải là nhồi
nhét dữ liệu. Nhà trường cũng
không phải là nơi cung cấp những câu
hỏi có sẵn, mà là những phương
pháp suy tư và khả năng phán
đoán. Muốn như vậy, phải
có thầy giỏi và học trò có động
lực học hành đúng đắn. Những thứ khác như máy điện
toán, thời khóa biểu, tổ chức lớp
đều là quan trọng nhưng không mang
tính quyết định.
Cuối cùng, vấn đề dạy
và học Anh ngữ.
Tiếng Anh ngày nay có vị thế
hết sức quan trọng, nó hầu như trở
thành ngôn ngữ của thế giới. Việc học sinh, ngay từ lúc còn nhỏ,
học Anh ngữ để dễ dàng hội nhập
với cộng đồng quốc tế, là một
điều hoàn toàn đúng đắn
và nghiêm túc. Tuy nhiên, cũng có
vài ý kiến thắc mắc: Có ý nghĩa
gì khi so sánh việc học tiếng Anh với
tình trạng 10% người Ý không thông
thạo tiếng mẹ đẻ. Thật vậy, theo báo La Republica, đa số người
Ý sử dụng một thứ tiếng Ý
nghèo nàn. Kết luận: Học tiếng Anh là cần
thiết nhưng chỉ sau khi viết và nói
thành thạo tiếng mẹ đẻ.
Nền giáo dục ở Việt Nam bây
giờ cũng có thể gọi là khủng hoảng
(quá nữa là khác), không hiểu có
học hỏi gì ở những cải cách
giáo dục nơi những nước tân tiến
khác. Bấy
lâu nay, có vẻ như họ chỉ có "cãi"
chứ không có cách. Quan tâm đến
sự suy đồi nơi trường học đâu
có quan trọng bằng cách "tư duy" xem
nên sử dụng số tiền viện trợ
không điều kiện của ngoại quốc
vào túi của mình làm sao cho hợp
pháp. Đất nước tan hoang, đạo
đức tan nát như thế mãi … hẳn sẽ
đến một ngày mà câu "công cha,
nghĩa mẹ" cũng biến mất trong lòng nguời,
nói gì đến hai chữ "ơn thầy".
NGÔ TỊNH YÊN
MAI NWS
(Sưu Tầm Liên Mạng chuyển)