Những cái chết
không cần thiết !
Nam Dao (Adelaide)
Tâm Thức Việt Nam
December 11, 2007
Tuy không phải là xứ của hoa Tulipe,
nhưng cứ mỗi độ xuân về những công viên
Paris lại
rực rỡ muôn màu hoa Tulipe đẹp đâu thua gì xứ
Hoà Lan . Thật vậy, đủ loại hoa bé
nhỏ trồng ở dưới cành hoa tulipes với
mục đích làm nền cho những nàng
tulipes cao ngòng cứng cáp vươn mình khoe
sắc thắm
giữa ánh nắng ấm áp của
thành phố Paris
hoa lệ. Cái khéo của người trồng
vườn hoa này là biết phối hợp
màu sắc của những thứ hoa nền và biết
chọn những loại hoa với cành lá mềm
mại ẻo lả để tạo nét tương
phản với những cánh hoa tulipe to và thô cứng khiến
khu vườn trở thành một bức tranh nghệ
thuật mà trong đó người ta cảm
được âm dương và màu sắc
hoà hợp quyện vào n ha u một cách tuyệt
vời. Chính nhờ vào bàn tay phù thủy
của người làm vườn có đôi
mắt nghệ thuật đã biết chọn những
mầu sắc của những loài hoa pensées yểu điệu thục nữ
đầy âm tính để dung hoà và
làm nổi bật nét đẹp đầy
dương tính của loài hoa tulipes, có
nét đẹp cứng
cáp của một chàng trai khỏe mạnh.
Ngoài ra mỗi khi nhìn hoa tulipe nở rộ
trên đường phố Paris là tôi biết
ánh nắng muà xuân lại về sưởi ấm
lòng người dân Ba Lê sau những tháng muà
đông ủ rũ giá buốt. Thế nhưng lần
này lòng tôi không vui trọn vẹn để
hưởng những nét đẹp tươi thắm
của vườn
hoa tulipes mà mỗi ngày tôi đi ngang qua bởi
vì người buồn cảnh có vui đâu
bao giờ.
Lần vừa rồi tôi về Paris với mục
đích đi chăm sóc một người
thân trong gia đình đang bị bịnh. Mỗi lần trên đường
từ nhà thương trở về nhà nhìn
những bông hoa mơn mởn xinh tươi đầy
sức sống tôi chợt thấy kiếp người
phù du như đời mấy bệnh nhân nằm trong bệnh viện
này.
Có những người chết trong giấc ngủ thật bình thản nhẹ
nhàng giống như những cánh hoa tulipe bay theo
làn gió định mệnh. Có những
người đau đớn vật lộn với thần
chết từ tháng này sang tháng khác
trước khi ra đi. Nhưng cho dù chết
thế nào đi chăng nữa, tất cả những
bịnh nhân trong bệnh viện đều được
đối xử tử tế và bình đẳng
như nhau. Người
nghèo hay giầu, người thấp cổ bé họng
hay kẻ quyền thế đều được
nhân viên chăm sóc như nhau. Tôi còn
nhớ hình ảnh một bà đầm tên Anne nằm
cùng phòng với mẹ tôi. Có lẽ
vì bị liệt nên bà sinh ra gắt gỏng,
suốt ngày bấm chuông la hét nhân
viên nhà thương một cách vô lý
ngay đến cả tôi cũng còn phải nhức
đầu vì chịu không nổi những sự
lầu bầu đó. Chả hạn như
bà bấm chuông inh ỏi
kêu khát nước. Tôi sang rót cho bà
ly nước nhưng bà lại không chiụ uống
và chỉ muốn gọi y tá
vào để có
thể nói vài câu với họ cho đỡ
buồn. Và khi y tá vào thì bị
bà mắng là sao không vào liền.
Và cứ khoảng nửa giờ là bà lại rung chuông báo động
làm phiền y tá.
Hoặc là ngày nào bà cũng than phiền
chê thức ăn nhà thương dở, không
pha cà phê ngon cho bà uống v.v.. Riêng chuyện bà bấm chuông mắng
mỏ y tá cũng đủ làm tôi lên
áp huyết rồi chứ đừng nói chi đến
những người phải phục vụ lo cho bà.
Ấy thế mà nhân viên nhà
thương vẫn bình thản không một lời
gắt gỏng bà. Đến khi
bà rời nhà thương ai ai cũng thở
phào nhẹ nhõm như vừa trút được
gánh nặng. Một bệnh
nhân mới khác đến thế chỗ bà
đầm là một cô gái bị khiếm tật,
thuộc thành phần nghèo trong xã hội
Pháp. Cách đối xử của nhân
viên trong bịnh viện đối với cô
gái trẻ này cũng không có gì
khác biệt với bà đầm thuộc thành
phần khá giả nêu trên hay với những
bệnh nhân giàu sang khác. Nói tóm lại
những bệnh nhân không phân biệt tuổi
tác, giai cấp hay giàu nghèo đều
được nhân viên của bệnh viện
nhà nước chăm sóc chu
đáo như nhau. Điều này cho thấy
chính phủ Pháp đã không để cho
nhân viên nhà nước lợi dụng tình trạng sức
khoẻ của bịnh nhân để làm tiền
họ. Còn y tá, bác sĩ đều
có lương tâm nghề nghiệp biết
quý trọng sinh mạng của bịnh nhân
và đối xử có tình người với
bệnh nhân.
Nhìn cách làm việc
và hành xử của nhân viên bịnh viện
ở Pháp đối với bệnh nhân lòng
tôi nao nao buồn chợt nhớ đến những cảnh
ngộ đáng thương của đồng
bào nghèo ở quê nhà khi nằm bịnh
viện. Tôi
chợt nghĩ đến câu chuyện thương
tâm của một thiếu nữ Việt Nam 17 tuổi
bị đau ruột thừa nằm oằn oại rên
xiết trong nhà thương mà không được
ai ngó ngàng tới chỉ vì cô ta
không có tiền đút lót y tá
bác sĩ trong bịnh viện. Mãi cho tới
ngày hôm sau, khi bố mẹ từ quê lên
mang được tiền tới "lót tay" y
tá thì cô gái đó mới được bác sĩ "nhiệt
tình" chữa trị. Nhưng lúc
đó đã quá muộn. Người
thiếu nữ đã chết vì nhiễm
trùng quá nặng do ruột thừa bể ra. Ôi ! Một cái chết không cần
thiết và thừa thãi trên quê
hương tôi !
Tôi cũng nghĩ tới một người
dân Việt Nam
nọ khi đi mổ võng mô, cũng chỉ
vì không có tiền đút lót
bác sĩ nên bị họ mạnh tay
làm bệnh nhân mù loà. Người
đàn ông nọ dẫu uất ức nhưng cũng
đành ngậm miệng biết kiện cùng ai. Một thương tật phi
lý phủ lên một kiếp người lầm
than chỉ vì không có tiền đút
lót nhân viên nhà thương
!
Người Pháp hay người Việt Nam cũng
đều là những con người, cùng đi
làm và cùng đóng thuế cho xứ sở
họ sống. Thế nhưng người dân
nghèo Pháp lại được hưởng đầy
đủ những quyền lợi của một công
dân và được chính phủ lo cho họ
nhiều hơn số tiền họ đóng thuế mỗi
khi họ bị ốm đau hoạn nạn. Trong khi
đó thì dân
tôi cong lưng
phải đóng đủ mọi loại
thuế để rồi vẫn phải chết tức
tưởi trong bệnh viện trước sự thản
nhiên của nhân viên nhà nước -
là những kẻ được nuôi sống bằng
tiền thuế đẫm mồ hôi nước mắt
của dân nghèo mà họ có bổn phận
phải đền ơn.
Đây quả thật là nghịch lý đầy
bất công cho dân tôi, bởi vì trong khi
sinh mạng của ngưòi dân ở những xứ dân chủ được
trân quý bảo vệ, thì ở quê
nhà những kẻ có quyền thế lại nhẫn
tâm coi mạng sống người dân là một
phương tiện để làm giàu. Dân tôi nào có khác chi những
trái chanh bị nhà nước vắt khô rồi
bỏ vỏ. Còn gì chua cay cho bằng
hình ảnh một quả chanh èo uột khô héo
dần cho tới chết trên vỉa hè hay trong những
bịnh viện trong khi tai vẫn còn vẳng nghe những tiếng
cười hưởng thụ khoái lạc trên khắp
nẻo đường đất nước ! Những tiếng
cười sặc mùi hối lộ làm suy đồi
đất nước và tình người
!
Ngày nào trên quê
hương Việt Nam
vẫn còn những cái chết không cần
thiết kiểu trên thì ngày đó
xã hội dân sự quốc doanh vẫn chỉ
là một thiên
đường mù
mà thôi.
NAM
DAO [Adelaide]
05/12/2007
(Bai Chuyen)