SU'U TÂ`M 7

Home | VA(N | VA(N [tt] | VA(N 1 | VA(N 2 | VA(N 3 | VA(N 4 | VA(N 5 | VA(N 6 | VA(N 7 | VA(N 8 | VA(N 9 | VA(N 10 | VA(N 11 | VA(N 12 | VA(N 13 | VA(N 14 | VA(N 15 | VA(N 16 | VA(N 17 | VA(N 18 | VA(N VUI | VA(N VUI [tt] | VA(N VUI 1 | VA(N VUI 2 | VA(N VUI 3 | TA.P GHI | TA.P GHI [tt] | TA.P GHI 1 | TA.P GHI 2 | TA.P GHI 3 | TA.P GHI 4 | TA.P GHI 5 | TA.P GHI 6 | TA.P GHI 7 | TA.P GHI 8 | TA.P GHI 9 | TA.P GHI 10 | TA.P GHI 11 | TA.P GHI 12 | TA.P GHI 13 | TA.P GHI 14 | TA.P GHI 15 | TA.P GHI 16 | TA.P GHI 17 | TA.P GHI 18 | BÀI VIÊ'T | BÀI VIÊ'T [tt] | BÀI VIÊ'T 1 | BÀI VIÊ'T 2 | BÀI VIÊ'T 3 | BÀI VIÊ'T 4 | BÀI VIÊ'T 5 | BÀI VIÊ'T 6 | SU'U TÂ`M TIN | CU'̉'I CHÚT CHO'I | CHUYÊ.N LA. KHÓ TIN

TA.P GHI 9

L ẨM

 

Trích đoạn LẨM CẨM SÀI GÒN THIÊN HẠ SỰ

- số 236 -

(Văn Quang)

 

 

.. Giá xăng một lần nữa lại tăng rất mạnh, mọi mặt hàng đều nhảy vọt theo khiến người dân đã nghèo càng nghèo

 

Cú “đột phá” hay “đột tử” ?

Bây giờ xin trở lại những chuyện thời sự nóng bỏng nhất hiện nay. Không gì tác động đến đời sống hơn là giá cả. Từ đầu năm đến nay, giá cả mọi mặt hàng đều tăng chóng mặt. Nhưng chưa bao giờ tăng “khủng khiếp” như những ngày vừa qua. Ngoại trừ một thứ duy nhất không tăng, có chiều hướng giảm là hàng điện máy.

 

Đi từ thành phố lớn, thành phố nhỏ, về đến thôn quê, chỗ nào cũng thấy người dân ca thán vì giá cả. Kể từ 11 giờ ngày 22-11, liên bộ Tài chính và Công Thương VN bất ngờ công bố tăng giá cả mặt hàng xăng và dầu. Một cú sốc quá mạnh, tác động bao trùm lên toàn bộ thị trường và nhiều ngành kinh tế VN. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử thị trường VN, mặt hàng xăng được điều chỉnh tăng tới 1.700đ/lít. Mức tăng và cũng là mức giá cao nhất từ trước tới nay. Trong khi nền kinh tế và người dân VN đang phải đối mặt với mức lạm phát, tốc độ tăng giá cao nhất trong lịch sử hàng chục năm gần đây thì Chính phủ lại quyết định tăng giá mặt hàng này.

 

Những người hiểu biết có thể “thông cảm” vì ảnh hưởng của giá dầu trên thế giới tăng mạnh, người dân nước nào cũng cùng chịu chung ảnh hưởng đó. Nhưng người “bình dân” thì chỉ biết giá tăng vùn vụt, thực tế có những mặt hàng đã tăng 50% và còn đang tăng. Một thí dụ giản dị như một hộp mì gói, hồi đầu năm chúng tôi mua để giúp đồng bào nghèo với giá 32 ngàn đồng, nay lên tới gần 50 ngàn đồng. Gạo từ 6 ngàn một ký nay lên 8 ngàn. Theo dự báo của những người bán hàng, mức giá đó sẽ còn tăng, nhất là vào dịp lễ Tết sắp tới. Chẳng cần đợi Tết, ngay từ bây giờ, các bà nội trợ đều cho biết thực phẩm cứ leo thang mỗi ngày một giá. Và chẳng phải chỉ có lớp nông dân, công nhân, người lao động chân tay đã khốn khó càng khốn khó, ngay cả tầng lớp trung lưu cũng đang lo thiếu trước hụt sau. Cuộc sống ở Việt Nam đang có hai bộ mặt trái ngược. Kinh tế phát triển, hàng hóa đổ về ầm ầm đủ mọi loại, thế nhưng đời sống người dân ngày càng suy sụp. Tất nhiên không kể đến những ông “sờ chỗ nào cũng ra tiền”.

 

Số gia đình nghèo sẽ tăng nhanh

Tăng giá xăng dầu vào lúc này chính là lúc “nguy hại” nhất, một thời điểm hoàn toàn không thích hợp và cú “đột phá” này không khác gì cú “đột tử” đối với người dân và đối với sự kìm hãm lạm phát. Mọi cố gắng kìm giá đều trở nên vô ích, mọi kế hoạch bình ổn thị trưởng hầu như bị phá sản toàn diện.

 

Nhưng “lực bất tòng tâm”, chính phủ phải thú nhận bị dồn vào “thế chân tường", gánh nặng giá cả xăng dầu lần này buộc phải chuyển sang vai người dân. Nhà nước đã "hết chịu nổi" gánh nặng quá tải của bù lỗ, dù đã giảm thuế xuống 0%. Tính cả năm 2007, bù lỗ xăng lên tới 1.100 tỉ đồng; trong khi bù lỗ dầu là con số khổng lồ, với 12.300 tỉ đồng. Người dân sẽ phải bỏ ra không dưới 6.000 tỉ đồng để chia sẻ gánh nặng này. Đại diện các bộ Tài chính và Công Thương còn cho rằng: Giá xăng dầu VN đang thấp hơn thế giới và khu vực lân cận; xu thế giá xăng dầu sẽ còn ở mức cao; đặc biệt là VN đã là thành viên của WTO, vì thế giá xăng dầu cũng phải hội nhập với thế giới.

 

Như thế có nghĩa là giá xăng dầu vẫn chưa ổn định, nó sẽ còn nhảy mambo nữa và người dân chỉ cỏn mỗi việc là nhảy hay bò theo tiếng nhạc của WTO, chính phủ sẽ không can thiệp, hay không thể can thiệp gì vào đó nữa ! Bởi không thể áp đặt mệnh lệnh hành chính và những chính sách điều hành kinh tế "quá sức" từ Nhà nước. Đừng tưởng gia nhập WTO là bở !

 

Một cảnh báo nhẹ nhàng nhưng hết sức rõ rệt và hết sức đáng lo ngại cho đời sống của lớp người nghèo ở VN. Trong dịp vừa qua, có số tiền của bà con ở Canada gửi về, chúng tôi đã đi đến nhà một số người dân nghèo, quả thật đời sống của họ từ đầu năm 2007 đến nay đã thay đổi khá nhiều. Nếu có những gia đình đầu năm đủ ăn thì nay túng thiếu, thậm chí thiếu cả gạo ăn, chưa nói đến những thứ khác. Chỉ cần mang một số quần áo mua “son” từ chợ Bàn Cờ về tặng, họ cũng đã vui mừng lắm rồi. Chúng tôi bàn với Hội Hồng Thập Tự địa phương, mua gạo phát thẳng cho từng nhà. Nếu trước đây con số chừng 50 gia đình cần phát thì nay số người đến hàng trăm người trong một hai xã. Như thế có thể hiểu số gia đình nghèo ở Việt Nam sẽ gia tăng nhanh chóng. Rất nhiều “hộ thoát nghèo” nay có thể lại trở về với cảnh trắng tay.

 

Lại thêm một đề nghị chết điếng

Giữa lúc dầu sôi lửa bỏng này, sáng ngày 21 -11, một giải pháp của Cục Đường bộ VN được đề nghị là tăng lệ phí đăng ký phương tiện tại Hà Nội và TP. Sài Gòn tới 30-50% giá trị của phương tiện. Thu phí lưu hành phương tiện vào giờ cao điểm trong nội đô theo ngày hoặc tháng, ví dụ: 20.000 đồng một ngày hoặc 500.000 đồng một tháng đối với xe hơi và 10.000 đồng một ngày và 200.000 đồng một tháng đối với xe máy.

 

Xe hơi cá nhân đăng ký mới sẽ thu 15 triệu đồng, xe đang lưu hành 10 triệu đồng một năm. Xe máy tùy theo phân khối thu từ 200.000 đồng đến 3 triệu đồng một năm, đó là một trong những đề nghị của Sở giao thông công chính TP. Sài Gòn khi bàn về các giải pháp phòng chống ùn tắc giao thông.

 

Biện pháp khác, được Bộ Giao thông - Vận tải đưa ra là cấm xe ngoại tỉnh vào thành phố bằng cách bố trí nơi đậu xe cho phương tiện này tại các đường vành đai; bắt buộc đi xe buýt đến trường đối với học sinh cấp 3 và sinh viên bằng cách phát vé hoặc trợ giá đi xe buýt.

 

Theo Cục phó Cục Đường bộ, sinh viên các trường đại học, cao đẳng nên bố trí học thứ 7, chủ nhật thay cho 2 ngày trong tuần để giảm số người tham gia giao thông. Ngoài ra, ngày thường sẽ bố trí học muộn hơn vào buổi sáng và kết thúc muộn vào buổi chiều để tránh giờ cao điểm …

 

Kẹt đường ở Sài Gòn - Hà Nội, vô phương tìm ra giải pháp khả thi vì đường sá chỉ có vậy, xe ngày một nhiều, làm sao không kẹt ? Đừng mang gánh nặng đổ lên đầu dân

 

Người dân cũng bị dồn vào “thế chân tường”

Tạm thời chưa bàn đền hai biện pháp saụ Xin bàn đến giải pháp đầu tiên là thu thuế mới đối với xe hơi và xe gắn máy lưu thông trong nội đô thành phố. Nói thẳng ra đây là một kiểu đẩy cái khó cho người dân gánh hết. Nôm na ra là “sáng tạo này” được phát sinh từ ý nghĩ đường kẹt vì nhiều xe quá, bắt anh đóng thuế nặng là anh hết dám đi xe. Cái đầu óc của vị lãnh đạo ngành này quả là “đơn giản” và thông minh … đáng sợ.

 

Bởi bất cứ người dân lao động nào, bất cứ một anh công nhân, công chức còm nào lẹt đẹt cưỡi xe máy trong thành phố nghe cái tin này cũng hết hồn. Xe “xịn” thì đóng nhiều tiền hơn, xe cũ được coi như những “con ngựa già của chúa Trịnh” cũng phải đóng thuế chứ không được tha. Những vị đi “ô tô con”, tôi không bàn đến ở đây vì con số đó chưa đáng là bao nhiêu so với tuyệt đại đa số người dân thành phố buộc phải dùng xe gắn máy. Nó trở thành cái chân của người dân, cái cần câu cơm hàng ngày. Xăng đã tăng, thực phẩm leo thang, vậy mà nỡ lòng nào “ông nhà nước” lại thu thêm một thứ thuế mới thì đúng là sau khi nhà nước bị dồn vào thế “không thể chịu đựng nổi” thì cũng dồn người dân lao động vào thế chân tường thêm một bậc nữa. “Đã đói cho mày đói luôn” hay sao đây ?

 

Dù sao cũng phải công nhận rằng chuyện kẹt xe ở Sài Gòn lúc này là rất trầm trọng. Kẹt mọi lúc mọi nơi, kẹt từ đường lớn đến đường nhỏ, kẹt tứ tung, kẹt đến nỗi chẳng biết đường nào ra. Liều mình, có những anh chị leo cả xe lên hè phố khấp khểnh gập ghềnh tìm lối thoát cũng không thoát nổi. Một ca sĩ từ Mỹ ghé về Sài Gòn chơi 2 ngày, rủ tôi đi ăn cơm chay, được cô em đèo xe gắn máy đi từ Đường Nguyễn Trãi đến Đường Huỳnh Khương Ninh Đa Kao mất hai tiếng đồng hồ. Tôi đi xe ôm từ Nguyễn Thiện Thuật đến nơi cũng mất gần một tiếng. Rất nhiều vị lỡ hẹn, lỡ cả chuyến bay vì kẹt đường. Thế nên ở Sài Gòn, muốn có bất cứ cuộc hẹn nào cũng cần tính trước bài toán kẹt đường này. Theo Cục Đường bộ Việt Nam, hiện mật độ phương tiện giao thông trên đường Hà Nội, TP Sài Gòn đã lên đến mức kỷ lục so với các nước trong khu vực.

 

Việc tìm những giải pháp để gỡ cho đường phố bớt kẹt xe là một việc cần làm và làm càng sớm càng tốt. Người dân nào cũng mong như thế cả, tuyệt nhiên không ai “vô cảm” trước tình trạng nhức nhối này.

 

Nhưng không thể đề nghị một giải pháp theo ý nghĩ đơn sơ, mà phải nghiên cứu xem hạ tầng giao thông của Hà Nội và TP Sài Gòn có thể “gánh” được bao nhiêu xe hơi, xe máy. Ông có đánh thuế nặng hơn nữa thì người đi làm kiếm cơm vẫn phải đi, mọi lưu thông hàng hoá, chuyển dịch của xã hội vẫn phải diễn ra. Ông hạn chế như thế là chỉ hạn chế được những anh “chạy rông”, không có việc làm. Mà những anh này lại thường hay la cà vào những ban đêm, tức là thời điểm không kẹt xẹ Đánh thuế như thế là chỉ “chết” người lao động. Dù có phải đóng thuế, người dân cũng đành nghiến răng chịu đựng. Dân Sài Gòn đã nghiến răng nhiều rồi, nghiến đến nỗi sứt cả răng, nên bây giờ các cửa hàng nha khoa mới hốt bạc.

 

Cơm đường cháo chợ

Tôi có thể khẳng định rằng chỉ cần thu thuế của người lao động một ngày 20 ngàn đồng là tước đoạt của họ 2 bữa cơm. Bởi ngay khu chung cư tôi ở, cách đây vài năm chỉ có vỏn vẹn một quán cơm bình dân. Nay mọc lên khá nhiều. Trên con đường từ đường lớn vào chung cư đã có thể kiếm được 3 quán cơm bình dân. Hầu hết những quán cơm bày ngay ra đầu hè. Khi về Sài Gòn tôi sống “độc thân” nên “cơm đường cháo chợ” là chuyện thường xuyên hàng ngày. Ra quán ăn một tô cơm, một dĩa nhỏ cá kho hoặc tép kho, một bìa đậu hũ nhỏ dồn thịt, một tô canh, chỉ mất mười ngàn. Hôm nào lười, mua hai ngàn cơm, một khúc cá kho, năm trăm hay một ngàn dưa chua về nhà ăn, chỉ mất tám ngàn đồng. Đối với tôi và những người buôn thúng bán bưng hoặc những anh công nhân lao động, trong đó có cả những cô thư ký, những anh làm văn phòng ở Phường, nhân viên ở mấy cái công ty nhỏ cũng “tham gia” cơm hè phố. Mỗi bữa tối đa là mười ngàn đồng. Còn những công nhân viên khá hơn thì cũng thường dùng bữa trưa ở các cửa hàng bình dân sang hơn đôi chút, nhưng họ ăn đông, ăn tập thể, nên giá cả cũng rất rẻ, chỉ trên dưới 20 ngàn đồng mỗi bữa trưa.

 

Mà hầu hết những khách “cơm đường cháo chợ” đó lại là những người đi xe gắn máy. Mỗi ngày phải nộp thuế cho nhà nước 20 ngàn bằng với hai bữa cơm của họ chứ ít sao. Vậy nếu ông cứ thu thuế, họ có thể không đi làm nữa được không ? Ông hạn chế được bao nhiêu người ? Và những người đó là ai ? ..

 

..

 

VĂN QUANG

 

(Sưu Tầm Liên Mạng chuyển)

 

 

website counter