Cuộc Hồi sinh
của những đường
phố Sài Gòn Hà Nội
(T.Vấn)
1.
Những ngày cuối năm,
tình cờ tôi gặp lại người bạn cũ
của một thời chúng tôi làm xáo trộn
những đường phố Sài Gòn bằng những
cuộc lên đường xuống đường. Giờ gặp lại nhau,
hai ông già tóc đã đổi màu,
chỉ còn biết hỏi thăm nhau về sức khỏe
và gia đình, cùng đôi câu chuyện
không lấy gì làm hào hứng lắm về
những ngày tháng cũ. Lần cuối
cùng chúng tôi gặp nhau là dịp tết
năm 1973 tại một thành phố cao nguyên,
nơi tôi sắp hoàn tất một chương
trình học quân sự. Anh bạn
tôi từ Sài Gòn lên, ra mắt gia
đình vợ tương lai trước khi đi nhận
nhiệm sở tại một ty thông tin Tỉnh. Bố
vợ của anh là người thầy của
tôi. Dường như lần gặp
gỡ đó là lần cuối cùng chúng
tôi cùng nhau nhìn lại những ảo tưởng
một thời xốc nổi, những ảo tưởng
của bao tâm hồn non trẻ muốn làm một
chút gì đó trước tình hình
đất nước ngày càng lún sâu
vào những ngõ cụt không có lối
thoát. Chỉ đến khi chúng tôi
không còn lựa chọn nào khác ngoài
lựa chọn phải nhìn thẳng vào lớp vỏ
an tòan giả tạo của
chính bản thân mình, chúng tôi mới
vỡ ra rằng bấy lâu này mình chỉ
là con tốt trong những ván bài chính trị.
Sau lần ấy, chúng tôi chia tay nhau mỗi người
một con đường, thả mặc cho số phận
đẩy đưa, nhưng tất nhiên vẫn
còn ôm ấp trong đầu bao nhiêu những
ước vọng cho đời, cho mình. Hồi tưởng lại những ngày ấy,
những ngày chúng tôi đến với nhau tự
nhiên như mây trời. Chúng tôi
không hề băn khoăn suy nghĩ về một thực
tại thiếu cơm thiếu áo của chính bản
thân mình. Chúng tôi quá
dư thừa những hoài bão để bù
đắp vào sự thiếu thốn ấy. Chúng tôi lãng mạn như những
nhân vật tiểu thuyết bị ném vào cuộc
đời qua khung cửa hẹp. Vì
thế, những ngày ấy, chúng tôi không
biết rằng, mình chỉ là bong bóng
xà phòng, tuy lộng lẫy sắc màu,
nhưng mong manh dễ vỡ. Và kết
quả là chúng tôi bị cuộc đời
kéo xuống, bắt chạm chân trên mặt
đất cùng với những ảo vọng
ngông cuồng sớm hơn là chúng tôi
tưởng. Người bạn ấy tìm
nơi an thân trong một cuộc sống
nhiều phần dễ chịu. Còn
tôi, bước chân vào nơi gió cát
mà vẫn chưa có một mảnh tình vắt
vai. Có chăng là những tưởng tượng
về một thân xác người nữ vẫn
đêm đêm làm tôi thao thức...
Hơn ba mươi năm kể từ ngày
chúng tôi bị lôi cổ từ trên
mây xuống bắt đặt chân trên mặt
đất, ngoại trừ lần gặp nhau lại ngỡ
ngàng tại nhà người thầy học cũ,
chúng tôi không còn cơ hội gặp lại
nhau nữa. Nay tình cờ đối diện
nhau trong những ngày cuối năm xa nhà, xa xứ.
Tha hương ngộ cố tri. Nhất
là cố tri ấy lại là người
đã cùng với mình sống những
năm tháng đẹp nhất của tuổi trẻ,
tuy đầy những lỗi lầm nhưng trái tim trong sáng và vầng trán ngẩng
cao bất chấp những hệ lụy của cuộc
đời. Trong đôi mắt không
còn tinh anh của người bạn, tôi nhìn
thấy những dòng sông năm xưa nay
đã chảy ra biển và mất tăm giữa
lớp sóng bềnh bồng của đại
dương. Tôi nhìn thấy cả những
đời người đã tan biến giữa những
chập chùng của hưng phế, những ảo vọng
một thời đã bị thực tế và thời
gian làm tan vỡ. Mảnh quê
hương năm xưa mà chúng tôi tưởng
rằng có thể đem lại hòa bình,
cơm no, áo ấm chỉ sau một đêm khản
cổ những bài ca cách mạng lãng mạn,
nay, tuy đã có hòa bình nhưng cơm vẫn
chưa no và áo vẫn chưa ấm. Trên mảnh đất xa vời vợi ấy,
rất nhiều những đời người
đã biến đi với chiếc áo rách
và bụng lép kẹp. Rất nhiều những
con đường khét lẹt vỏ xe
hơi ngày xưa bây giờ bụi mù những
bước chân người buôn thúng bán
bưng. Rất nhiều những quán xá trước
đây là nơi tụ họp cho những người
trẻ say sưa thảo luận phương cách
xây dựng một ngày mai tươi sáng nay
là nơi những cô gái trẻ phơi
bày thân thể cho người mua vui. Và
trên hết, ước vọng tự do như mây
trời cho mình, cho dân tộc vẫn còn
nguyên là ước vọng, dù khoảng
cách đã là hơn 30 năm. Lịch sử
bất nhân đến như thế sao ?
chúng tôi nhìn nhau như tự
hỏi chính mình.
2.
Nhưng những ngày cuối năm
vừa rồi không để cho chúng tôi, hai
người bạn cũ, chỉ ngồi nhìn nhau
mà nói chuyện quá khứ. Tin tức dồn dập từ quê
nhà đưa sang đã khiến chúng tôi
vừa vui, vừa buồn, vừa ngậm ngùi cho số
tuổi không còn trẻ của chính mình.
Ngày 2 tháng 12 năm 2007, sau một loạt những
hành động nhằm từ từ lấn chiếm
hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của
Việt Nam, nhà cầm quyền Trung quốc
đã tuyên bố thành lập thành phố
Tam Sa thuộc tỉnh Hải Nam, trong đó bao gồm
hai quần đảo này. Phía nhà cầm quyền
Cộng sản Việt Nam chỉ phản đối lấy
lệ cũng như tìm mọi cách bưng
bít các tin tức liên quan đến hành
động xâm lăng của Trung quốc. Nhưng may
mắn thay, thời đại
mạng lưới toàn cầu với các
phương tiện thông tin nhanh chóng đã đóng một vai
trò quan trọng trong việc khơi dậy lòng
yêu nước của những người trẻ ở
trong nước. Sau gần một tuần lễ tuyên
truyền, rỉ tai nhau trên các blog cá
nhân, trên các trang mạng và bằng tin nhắn
trên các điện thoại di động, khoảng
vài trăm sinh viên học sinh, các văn nghệ
sĩ ở hai thành phố lớn Sài Gòn
và Hà Nội đã tổ chức biểu
tình phản đối hành động xâm
lược của Trung quốc vào ngày chủ nhật
9 tháng 12 năm 2007. Hai cuộc biểu tình ấy
đã nhanh chóng bị nhà cầm quyền
trong nước tìm cách giải tán, tuy
không bằng các phương tiện bạo lực
lộ liễu, nhưng cũng cho thấy họ không
hài lòng với những hành động tự
phát của người dân, nhất là của
giới trẻ thanh niên sinh viên học sinh và
dù mục đích của cuộc biểu
tình ấy là để phản đối
nhà cầm quyền Trung quốc. Thế
là những đường phố Sài Gòn sau
hơn 30 năm thiếu vắng bước chân tuổi
trẻ sục sôi vì những lý tưởng
cao đẹp, nay đã được hồi sinh bằng
chính những con người sinh ra, lớn lên
trong chế độ cộng sản. Một người trẻ ở
Sài Gòn đã thú nhận rằng đầy
là lần đầu tiên tuổi trẻ Việt
Nam sinh ra sau 1975 biết thế nào là biểu
tình, là xuống đường, là mở miệng
nói lên những điều suy nghĩ thật trong
lòng mình mà không cần đến bất
cứ ai cho phép. Cô hãnh diện vì là lần
đầu tiên cô "thực hiện một trong
những quyền cơ bản của con người"
(Lynh Bacardi - Hãy tự cho chúng ta thêm nhiều
lần lên tiếng - Talawas 12-12-2007). Cô sung
sướng là vì lần đầu tiên
cô cảm nhận được nhiệt huyết
sôi sục trên gương mặt những người
trẻ cùng trang lứa, một thứ tình cảm
tập thể được thúc đẩy bằng
lòng yêu nước tự nhiên mà bất
cứ người Việt Nam nào, cộng sản hay
không cộng sản, đều cảm nhận
được như nhau trong những giờ phút
mà mọi người tin rằng tổ quốc
đang lâm nguy, cần đến sự hy sinh như
cha ông đã hy sinh trong nhiều ngàn năm lịch
sử. Một nhà thơ miền Bắc (Hoàng
Hưng - Khi lòng yêu nước không bị
áp đặt - talawas 11-12-2007), có mặt ở
Sài Gòn hôm ấy, đã quẳng bỏ
bao đè nén trong lòng từ hơn 50
năm
trong
gông cùm chế độ, cũng thỏa thuê
được một lần trong đời tham gia cuộc
biểu tình tự phát của người
dân, chứ không phải dưới sự cho
phép hay chỉ đạo của nhà cầm quyền.
Lần đầu tiên tuổi trẻ Việt Nam ở
cả hai miền Nam Bắc cảm được
"hơi nóng như lửa" toát ra từ
hành động yêu nước tập thể (thứ
mà tuổi trẻ chúng tôi hơn 30 năm
trước đã mặc nhiên thụ hưởng
đến độ lạm dụng), chứ không phải
cái vô vị nhạt nhẽo từ những cuộc
biểu tình có chỉ đạo của nhà
nước, của lãnh đạo đảng
đoàn trong quá khứ. Tôi tin rằng, trong
không khí hừng hực lửa nhiệt tình
và trong sáng đó, những người trẻ
có mặt hẳn phải thấy tự tin họ
đang và sẽ đóng một vai trò quan trọng
trong việc định đoạt các vấn đề
tương lai của đất nước. Từ
ngày sinh ra đời, họ chưa bao giờ
được là người tự do đúng
nghĩa, có quyền quyết định cuộc đời
mình, có quyền góp phần quyết định
vận mệnh đất nước và hãnh diện
vì đã sống hết mình với những
hoài bão cao quý ấy. Nay, nhờ vào một
cử chỉ coi thường dân tộc của ngọai
bang, họ đã có cơ hội và có sự
thúc đẩy mạnh mẽ để đứng
lên khẳng định vị thế của mình,
khẳng định quyền làm người tự do
ngay trong lòng đất nước. Là
tương lai của đất nước, những
người trẻ ở Việt Nam đã mở miệng,
đã xuống đường, đã biết
làm gì để là người yêu nước.
Hẳn nhiên, họ cũng không ngây
thơ đến độ tin rằng chỉ với những
cuộc xuống đường là Trung quốc sẽ
trả lại hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa cho Việt Nam. Sự
biểu lộ của thanh niên tuổi trẻ Việt
Nam ở hai thành phố Sài Gòn và
Hà Nội ngày 9 tháng 12 năm 2007 (và hẳn
còn nhiều ngày sau đó nữa) chỉ
là một cách bày tỏ thái độ
để kẻ xâm lăng hiểu rằng, đừng
đánh đồng giới cầm quyền với
nhân dân một nước. Giới cầm quyền
vì những lý do riêng đã tỏ ra nhu
nhược, nhượng bộ nhiều lần để
Trung quốc đã nhiều phen được đằng
chân lân đằng đầu. Nhưng
nhân dân, sẽ đến lúc họ không
để cho giới cầm quyền muốn làm
gì thì làm. Nhóm cầm quyền đến rồi
đi, dù cố bám víu địa vị
cách mấy cũng sẽ bị đào thải. Nhưng nhân dân là khối người
tuy vô danh nhưng trường cửu. Họ vẫn còn đó từ
ngày đầu tiên của lịch sử lập
quốc một đất nước, đã anh dũng
chiến đấu nhiều cuộc chiến tranh giữ
nước, và sẽ sẵn sàng để chết
cho tổ quốc như cha ông của họ
đã hy sinh. Nếu không thế,
ngày nay đã không tồn tại một đất
nước tên gọi Việt Nam nằm ngay bên cạnh
anh Trung quốc khổng lồ cả hàng mấy
ngàn năm.
3.
Cuộc xuống đường của tuổi trẻ
Sài Gòn Hà Nội những ngày cuối
năm 2007 còn mang một ý nghĩa khác,
ý nghĩa dấu
mốc lịch sử mở đầu cho sự tan
rã một chế độ toàn trị
đã khống chế đất nước quá
lâu, nay đến
lúc nó cần phải bước ra khỏi tiền
trường sân khấu. Ở bất cứ
thời đại nào, tuổi trẻ luôn là
lực lượng xung kích, đi đầu trong việc
phá vỡ những bức tường áp bức,
đè nén người dân. Điều kiện
thiết yếu để tuổi trẻ làm tròn
vai trò xung kích ấy là họ biết tụ
họp lại đứng chung với
nhau thành một tập thể và biết lợi
dụng sức mạnh tập thể ấy để
dõng dạc nói lên nguyện vọng của
đất nước. Điều kiện rất thiết
yếu ấy, tuổi trẻ ở Việt Nam hiện nay đã
có được, qua cơ hội bằng vàng
mà nhà cầm quyền Trung quốc vừa "ban tặng". Từ
nay, họ đã có lý do rất chính
đáng để tự ý tụ họp,
chính đáng đến độ giới cầm
quyền tuy hiểu rõ hiểm họa tiềm ẩn của
sự tụ họp ấy có khả năng tiêu
diệt được quyền lực của chính
mình mà vẫn không dám thẳng tay
đàn áp, lý do ấy là biểu dương
lòng yêu nước trước sự xâm
lăng của ngọi bang. Từ đòi hỏi rất
chính đáng là được quyền
yêu nước, rất dễ dàng đi đến
những đòi hỏi trực tiếp thách đố
tính toàn trị của nhà cầm quyền cộng
sản : tự do hội họp, biểu
tình mà không cần sự cho phép của
nhà nước. Đó sẽ là những
bước đi tất yếu để tiến đến
dân chủ, tự do toàn diện cho người
dân.
Năm xưa, tuổi trẻ Sài Gòn
chúng tôi cũng đã từng sử dụng
những lợi thế ấy với tham vọng thúc
đẩy miền Nam tiến tới một chế độ
dân chủ tự do thực sự hơn, nhưng chẳng
may, cuộc chiến tranh oan nghiệt vốn đa diện
và phức tạp đã biến những lý
tưởng cao đẹp của tuổi trẻ thành
công cụ nhằm tiêu diệt chính niềm
tin tự do dân chủ mà những người trẻ
ngày ấy đã hết lòng xả thân.
Lịch sử của từng giai đoạn trong đời
sống đất nước có những ngã rẽ
mà tuổi trẻ vốn cả tin, nhiệt tình
và trong sáng đã không nhìn thấy hết
được. Phải đợi đến
khi lớp sương mù thời cuộc lắng lại,
khi ấy người ta mới nhìn thấy rõ.
Rất may mắn, tuổi trẻ ngày nay không phải
lao mình vào những mê cung
thăm thẳm như thời đại chúng tôi.
Con đường đi tới của họ sáng
như ban ngày và thẳng tắp. Họ
chỉ cần sự đảm lược là có
thể hoàn thành nhiệm vụ mà không sợ
lầm lẫn. Tôi không cho rằng nhiệm vụ
của tuổi trẻ ngày nay ở Việt Nam dễ
dàng hơn thời chúng tôi, thậm chí
còn khó khăn và nguy hiểm hơn vì
người cộng sản vốn sẵn sàng
làm bất cứ điều gì để duy
trì quyền lực, bất chấp công luận
và đạo lý, nhưng ít nhất, tuổi
trẻ ngày nay không sợ sẽ mắc phải những
lỗi lầm làm vẩn đục lý tưởng
vốn luôn cao đẹp của mình.
4.
Năm cũ sắp qua đi. Trong niềm háo hức mong chờ
năm mới đến cùng với những đổi
thay mới hứa hẹn một ngày mai tươi
sáng cho đất nước, sẽ là một
điều thật an ủi khi chứng
kiến bao sự kiện hiện đang diễn ra ở
quê nhà vào những ngày cuối năm.
Đường phố Sài Gòn đã hồi
sinh sau hơn 30 năm cúi đầu ủ rũ. Đường phố
Hà Nội đã hồi sinh sau hơn 50 năm nghẹt
thở trong đè nén, áp bức. Và vui mừng hơn hết, tuổi trẻ
Việt Nam
đã nhận diện được chính
mình, ý thức được sức mạnh tập
thể của mình. Người Việt
nam khắp nơi, từ trong nước đến hải
ngoại đang nhìn vào họ với bao kỳ vọng.
Tôi tin chắc họ không cô đơn trên
đường thực hiện sứ mạng lịch sử.
Tuổi trẻ Việt Nam, hãy
lên đường. Cầu xin Ơn Trên cho các bạn trẻ
của chúng tôi được chân cứng
đá mềm.
T.Vấn
Tháng 12-2007
(Sưu Tầm Liên Mạng chuyển)