SU'U TÂ`M 9

Home | VA(N | VA(N [tt] | VA(N 1 | VA(N 2 | VA(N 3 | VA(N 4 | VA(N 5 | VA(N 6 | VA(N 7 | VA(N 8 | VA(N 9 | VA(N 10 | VA(N 11 | VA(N VUI | VA(N VUI [tt] | VA(N VUI 1 | VA(N VUI 2 | VA(N VUI 3 | VA(N VUI 4 | VA(N VUI 5 | VA(N VUI 6 | VA(N VUI 7 | TA.P GHI | TA.P GHI [tt] | TA.P GHI 1 | TA.P GHI 2 | TA.P GHI 3 | TA.P GHI 4 | TA.P GHI 5 | TA.P GHI 6 | TA.P GHI 7 | TA.P GHI 8 | TA.P GHI 9 | TA.P GHI 10 | TA.P GHI 11 | TA.P GHI 12 | TA.P GHI 13 | TA.P GHI 14 | TA.P GHI 15 | TA.P GHI 16 | TA.P GHI 17 | TA.P GHI 18 | TA.P GHI 19 | TA.P GHI 20 | TA.P GHI 21 | TA.P GHI 22 | TA.P GHI 23 | BÀI VIÊ'T | BÀI VIÊ'T [tt] | BÀI VIÊ'T 1 | BÀI VIÊ'T 2 | BÀI VIÊ'T 3 | BÀI VIÊ'T 4 | BÀI VIÊ'T 5 | BÀI VIÊ'T 6 | BÀI VIÊ'T 7 | BÀI VIÊ'T 8 | BÀI VIÊ'T 9 | Su'u Tâ`m TIN | Su'u Tâ`m TIN [tt] | CHUYÊ.N LA. KHO' TIN | LINKS .. Dê~Thu'o'ng ! | CU'̉'I CHÚT CHO'I

TA.P GHI 5

Một Thời Lưu Lạc

 

Một Thời Lưu Lạc

(Ngụy Xưa)

 

Bạn thân,

 

Tôi muốn qua miền Đông nuớc Mỹ thăm bạn và ngắm lá vàng vào cuối tháng này nhưng đành hủy bỏ chuyến đi vì một lý do riêng. Không được gặp bạn, và mất một dịp nhìn lại rừng thu của vùng New England, nơi tôi có một thời lưu lạc, tôi tiếc nuối đến thẫn thờ.

 

Bạn còn nhớ danh từ “Vietnamization” không ? Cuối thập niên 60 người Mỹ ‘bàn giao’ chiến tranh Việt Nam cho quân đội VNCH, mẹ kiếp, làm như là chúng mình ngồi chơi x ơi nước để họ đánh đấm dùm chúng mình không bằng ! Thế nhưng vì cái ‘sự cố’ đó mà với mấy câu tiếng Anh ấm ớ tôi được gửi qua New Port, R.I., làm sỹ quan liên lạc với Hải Quân Hoa Kỳ. 750 tân sỹ quan Hải Quân VN đã được Hoa Kỳ đào tạo tại Officer Candidate School (O.C.S) của thành phố biển này, và vai trò liên lạc của tôi cũng tương đương trách nhiệm của một SPEW Officer [1], nên tôi có thì giờ ngao du sơn thủy, ngắm lá vàng vào mùa Thu ở New England, đào clam và trap lobster ngoài bãi biển tại một hòn đảo của một người bạn Mỹ tại tiểu bang Maine vào mùa hè.

 

Khi đó tôi còn trẻ lắm, chưa đầy 30, tóc còn bồng bềnh đen nhánh, mắt đầy ước vọng,  yêu đời và yêu người. Cuối tuần tôi thường tới Boston thăm vài người bạn đang học tại MIT, tranh luận với các sinh viên Việt Nam phản chiến con nhà giàu tại các trường trong thành phố đó. Tôi gặp một nữ sinh viên mà bây giờ tôi chẳng còn nhớ tên, cãi nhau với cô ta về quốc gia và cộng sản như hai kẻ thù, và tôi nghĩ là cô ta chẳng bao giờ chấp nhận được một người lính cộng hoà. Thế nhưng vào một ngày lễ hội cuối năm tại trường tôi thấy cô ta nép trong tay một SVSQ/HQ Việt Nam đi những bước Slow dịu dàng. Cô ta nhìn tôi không nói, chỉ mỉm cười, rõ ràng là đã quên hết hận thù ! Tình yêu mạnh hơn lý tưởng chính trị, và cô ta đã yêu người sinh viên sỹ quan này để không còn nhớ gì đến ‘phía bên kia’.

 

Lúc đó tôi cũng có người yêu ở Sài Gòn. Năm thứ hai của những ngày lưu lạc tôi nhớ nhà, nhiều khi quay quắt nên thường lang thang đường xa để tìm quên. Mùa hè năm 1970,  Theodore người bạn Mỹ rủ tôi lên Maine. Gia đình Ted là chủ nhân một hòn đảo ngoài khơi. Hôm tôi đến, Ted kéo lá cờ vàng ba sọc đỏ bay phất phới trên đỉnh cột cờ ngoài bãi biển. Nhìn hòn đảo và lá cờ, tôi tưởng như mình đang ở quê nhà, nước mắt tôi lưng tròng vì xúc động.

 

Ted là huấn luyện viên làm việc song phương với tôi tại O.C.S., mỗi buổi sáng thấy sinh viên sỹ quan Tiểu Đoàn Trưởng hô “Vào hàng, phắc” khi tôi đi thanh tra hàng quân là nó lại mỉm cười. Lần đầu tiên nghe thấy Việt Nam ta hô to “phắc” nó đã giật mình, sau này được giải thích đó là cách dàn chào một sỹ quan cấp tá của quân ta, nó đã hiểu nhưng mỗi lần như thế Ted vẫn không giữ được nét nghiêm trang cố hữu.

 

Bạn thân,

 

Những tháng ngày lưu lạc đó để lại cho tôi nhiều kỷ niệm vui buồn.  Bây giờ lâu lâu gặp lại một sinh viên cũ, và được chào “Niên trưởng còn nhớ tôi không ?” tôi chỉ ngơ ngác lắc đầu ! Bao nhiêu năm đã qua, bao nhiêu nước đã chảy qua cầu, người sinh viên sỹ quan trẻ măng mặt mũi sáng láng ngày xưa bây giờ đã là một trung niên với những nếp nhăn trên vầng trán, với những vết chân chim ở đưôi con mắt, và tôi, tóc đã nhạt màu, mắt mờ sau cặp kính, tình cờ gặp nhau ở một nơi xa lạ thì khó mà nhận được nhau. Nhưng rồi chỉ vài câu nhắc nhở, dĩ vãng lại ùa về, tôi lại nhận ra ngày tháng cũ, bạn bè xưa, đủ để ngậm ngùi.

 

Mùa thu năm nay tôi không sang bên đó được nhưng lúc nào tôi cũng nhớ bạn, nhớ một thời đã qua với những kỷ niệm mà tôi trân trọng giữ gìn. Đành hẹn bạn một dịp khác vậy. Tình thân.

 

Ngụy Xưa

Oct. 15, 2008

 

(Bai Chuyen)

 

 

website counter