SU'U TÂ`M 9

Home | VA(N | VA(N [tt] | VA(N 1 | VA(N 2 | VA(N 3 | VA(N 4 | VA(N 5 | VA(N 6 | VA(N 7 | VA(N 8 | VA(N 9 | VA(N 10 | VA(N 11 | VA(N VUI | VA(N VUI [tt] | VA(N VUI 1 | VA(N VUI 2 | VA(N VUI 3 | VA(N VUI 4 | VA(N VUI 5 | VA(N VUI 6 | VA(N VUI 7 | TA.P GHI | TA.P GHI [tt] | TA.P GHI 1 | TA.P GHI 2 | TA.P GHI 3 | TA.P GHI 4 | TA.P GHI 5 | TA.P GHI 6 | TA.P GHI 7 | TA.P GHI 8 | TA.P GHI 9 | TA.P GHI 10 | TA.P GHI 11 | TA.P GHI 12 | TA.P GHI 13 | TA.P GHI 14 | TA.P GHI 15 | TA.P GHI 16 | TA.P GHI 17 | TA.P GHI 18 | TA.P GHI 19 | TA.P GHI 20 | TA.P GHI 21 | TA.P GHI 22 | TA.P GHI 23 | BÀI VIÊ'T | BÀI VIÊ'T [tt] | BÀI VIÊ'T 1 | BÀI VIÊ'T 2 | BÀI VIÊ'T 3 | BÀI VIÊ'T 4 | BÀI VIÊ'T 5 | BÀI VIÊ'T 6 | BÀI VIÊ'T 7 | BÀI VIÊ'T 8 | BÀI VIÊ'T 9 | Su'u Tâ`m TIN | Su'u Tâ`m TIN [tt] | CHUYÊ.N LA. KHO' TIN | LINKS .. Dê~Thu'o'ng ! | CU'̉'I CHÚT CHO'I

TA.P GHI 1

Cà Mâu mặn nước mắt

 

Cà Mâu mặn nước mắt

(Nguyễn Ðạt Thịnh)

 

 

Hai anh phóng viên Quang VinhTrần Vũ của báo Tuổi Trẻ xuất bản tại Sài Gòn đang bị nhà nước rút thẻ báo chí vì tội bêu xấu chế độ trong loạt bài viết về những khó khăn của học sinh Cà Mâu để được theo học.

 

Trong thể phóng sự, hai anh kể lại hoàn cảnh sống của dân cư Ðội 13 (thuộc ấp 19, xã Nguyễn Phích, huyện U Minh, Cà Mau), như sau:

 

"Ở vùng quê nghèo này, trẻ em học đến lớp 5 là phải lội đường sình lầy 3-4km mới đến được lớp học. "Cả Đội 13 có 98 hộ dân thì nghèo hết 94 hộ. Chỉ trừ thằng Dương Đình Huấn, con của vợ chồng Ba Bình, không có đứa nào học quá lớp 9. Chúng nghỉ hết ở cấp I, một số ít vượt được đến nửa lớp 9 là cùng" - ông Tư Tiến, một lão làng ở xóm, cho biết.

 

Thế nhưng mẹ của Dương Đình Huấn vào năm 2006 đã từng phải đành đoạn khấn cầu cho con mình thi trượt. Mùa hè ấy xóm dân cư Đội 13 có một sự kiện: Huấn đỗ tú tài. Cả xóm mừng, người này khoe với người kia, nhưng vợ chồng Ba Bình thì trằn trọc cả đêm không sao ngủ được. Ông bà không tìm đâu ra tiền cho con đi thi đại học. Cuối cùng bà Ba Bình chợt nhớ đến đôi bông tai cưới của mình. Không suy nghĩ gì, trời vừa hửng sáng bà lủi thủi mang đi cầm lấy tiền cho con đi thi.

 

Huấn đi thi, ở nhà bà Ba Bình nói với chồng và hai đứa con gái: "Vái trời cho thằng Huấn thi rớt đại học, tôi cúng cặp vịt tạ đất trời". Bà lý giải việc làm ngược ngạo của mình: "Chỉ có rớt đại học nó mới cam tâm từ bỏ việc học. Chứ đậu mà không đi học được vì nghèo, nó sẽ bị sốc, mình cũng đau lòng. Tôi hiểu rõ tính nó, mê học hơn ăn". Nhưng Huấn lại đậu. Trong đêm đầu tiên Huấn nhận được giấy báo trúng tuyển đại học quản trị kinh doanh, cả nhà Huấn mất ngủ. Cha Huấn nằm trên võng, rít thuốc đỏ tàn. Mẹ Huấn ngồi ở đầu võng cạnh chồng ưu .

 

Với sáu công ruộng lúa đất phèn chua thất bát nhiều năm, một thẻo rừng tràm èo uột, chưa thấy hi vọng khai thác được. Ông bà tính mãi không ra con đường nào giúp Huấn ăn học đại học ở Cần Thơ. Bế tắc, bà Ba Bình nói thẳng với con trai: "Gia cảnh nghèo con hãy nghỉ học". Huấn chết lặng. Ánh đèn dầu leo lét phản chiếu giọt nước mắt lưng tròng trên mắt Huấn. Em gái Huấn, Dương Chúc Xuân, cũng gục đầu lên hai đầu gối trên bộ ván ngựa đối diện. Ông Ba Bình cứ ngó lơ lên trần nhà, không dám nhìn các con. Rất lâu, không ai nói lời nào.

 

Bỗng Chúc Xuân ngẩng đầu gạt nước mắt: "Con sẽ nghỉ học, đi làm công nhân lấy tiền cho anh Ba đi học". Rồi Xuân bước xuống đất, đi như chạy vào buồng ôm gối rấm rứt. Dù đang là học sinh lớp 8 Trường THCS Thới Bình (huyện Thới Bình, Cà Mau), nhưng Xuân quyết định nghỉ học.

 

Sáng hôm sau Xuân lặng lẽ lên đường, mang theo giấy chứng minh của chị Hai để nâng cho đủ tuổi làm công nhân. Sau đó một năm, chị của Xuân là Dương Thùy Trang cũng chấp nhận nghỉ học theo em ra TP Cà Mau làm công nhân góp tiền nuôi em trai ăn học. Vậy là Huấn được tiếp tục đường học, nhưng phải chuyển nguyện vọng về học cử nhân Anh văn tại Cà Mau để giảm bớt gánh nặng chi phí cho chị Hai và em Xuân.

 

Đó là câu chuyện thường được kể ở đây mỗi khi có ai nhắc đến chuyện học hành. "Đến nay xứ u tịch này vẫn chưa tìm ra thêm một đứa thứ hai học hết lớp 9. Trẻ con vẫn phải xách lồng đèn lúc 4g30 lội 7-8 cây số đến trường. Và nhiều bậc cha mẹ làm lụng đến thối hết móng tay vẫn không đủ tiền cho con nhập học ngày khai trường" - chị Lê Hồng Tươi, một người dân ở xóm, kể." (QUANG VINH - TRẦN VŨ)

 

 

Việt Nam vào WTO, vào Liên Hiệp Quốc, và thế giới đầu tư vào Việt Nam hàng trăm tỉ, hàng ngàn tỉ mỹ kim, trong lúc nông dân Ðội 13, có 98 gia đình thì hết 94 gia đình bị coi là nghèo. Một trong số 4 gia đình khá hơn, cũng không khá gì, vì bà Ba Bình, một trong những gia đình khá, phải nói với chồng và hai đứa con gái: "Vái trời cho thằng Huấn thi rớt đại học, tôi cúng cặp vịt tạ đất trời".

 

Câu chuyện của hai phóng viên Quang Vinh và Trần Vũ kể lại giúp người Việt hải ngoại thấy 2 điều: một là khoảng cách giầu nghèo giữa thành phần 2% người giầu và 98% người nghèo quá lớn; và hai là nhà nước Việt Cộng không có một chính sách giáo dục để nâng cao kiến thức quần chúng.

 

Họ không có “student's loan” không có  “parents' loan” để cậu Huấn có thể vay tiền đi học, và để bà Ba Bình không phải khấn vái cầu cho con mình thi rớt, hai cô chị và em Huấn không phải nghỉ học đi làm nuôi anh ăn học.

 

Việt Cộng nói mọi kế hoạch đều cần thì giờ để thực hiện; họ cho là 33 năm cai trị miền Nam Việt Nam chưa đủ dài để họ có kế hoạch nâng đỡ học sinh, nâng cao kiến thức người Việt.

 

Thật đáng buồn, vì luôn luôn họ có sẵn lập luận để biện minh cho sai trái nhưng lại  thiếu thiện chí để sửa sai, trong lúc toàn bộ những tỉnh khác của Việt Nam, không gần biển như Cà Mâu nhưng vẫn mặn nước mắt nghèo đói.

 

 

Nguyễn Ðạt Thịnh

 

(Bai Chuyen)

website counter