SU'U TÂ`M 9

Home | VA(N | VA(N [tt] | VA(N 1 | VA(N 2 | VA(N 3 | VA(N 4 | VA(N 5 | VA(N 6 | VA(N 7 | VA(N 8 | VA(N 9 | VA(N 10 | VA(N 11 | VA(N VUI | VA(N VUI [tt] | VA(N VUI 1 | VA(N VUI 2 | VA(N VUI 3 | VA(N VUI 4 | VA(N VUI 5 | VA(N VUI 6 | VA(N VUI 7 | TA.P GHI | TA.P GHI [tt] | TA.P GHI 1 | TA.P GHI 2 | TA.P GHI 3 | TA.P GHI 4 | TA.P GHI 5 | TA.P GHI 6 | TA.P GHI 7 | TA.P GHI 8 | TA.P GHI 9 | TA.P GHI 10 | TA.P GHI 11 | TA.P GHI 12 | TA.P GHI 13 | TA.P GHI 14 | TA.P GHI 15 | TA.P GHI 16 | TA.P GHI 17 | TA.P GHI 18 | TA.P GHI 19 | TA.P GHI 20 | TA.P GHI 21 | TA.P GHI 22 | TA.P GHI 23 | BÀI VIÊ'T | BÀI VIÊ'T [tt] | BÀI VIÊ'T 1 | BÀI VIÊ'T 2 | BÀI VIÊ'T 3 | BÀI VIÊ'T 4 | BÀI VIÊ'T 5 | BÀI VIÊ'T 6 | BÀI VIÊ'T 7 | BÀI VIÊ'T 8 | BÀI VIÊ'T 9 | Su'u Tâ`m TIN | Su'u Tâ`m TIN [tt] | CHUYÊ.N LA. KHO' TIN | LINKS .. Dê~Thu'o'ng ! | CU'̉'I CHÚT CHO'I

BÀI VIÊ'T 1

TẠI SAO YUKON

 

TẠI SAO YUKON ?

(Trần Gia Phụng)

 

 

1.- CỘNG ĐỒNG, ĐẤT NƯỚC VÀ CHẾ ĐỘ

 

Từ ngày 1 đến ngày 3 tháng 8 vừa qua, tại thành phố Whitehorse, thủ phủ của địa hạt Yukon, diễn ra lễ hội “Whitehorse Heritage Festival and Grand March”. (tạm dịch “Lễ hội Di sản và diễn hành Whitehorse”). Trong cuộc diễn hành, các đoàn tham dự là cộng đồng các sắc dân sinh sống tại Yukon. Lễ hội nầy là “Lễ hội di sản” (Heritage Festival) của các cộng đồng công dân Canada, chứ không phải là “Lễ hội quốc gia”, hay “Lễ hội Quốc tế”. Nhân đây có ba khái niệm căn bản cần phải phân biệt. Đó là cộng đồng, đất nướcchế độ trên đất nước đó.

 

Cộng đồng là tập hợp một nhóm người có một mẫu số chung như địa phương, sắc tộc, chính trị, hay tôn giáo…Ví dụ Cộng đồng người Hoa, Cộng đồng người Do thái…Đất nước hay quê hương là nơi xuất phát của cộng đồng sắc dân, hay tổ tiên của thành viên trong cộng đồng sắc dân. Ví dụ Cộng đồng người Việt gồm những thành viên xuất phát từ nước Việt Nam, hay là con cháu của những thành viên đến từ Việt Nam. Chế độ chính trị là tổ chức cai trị của một đất nước hay quốc gia. Chế độ của mỗi đất nước có thể thay đổi theo những hoàn cảnh chính trị. Vì vậy, tuy xuất phát cùng một đất nước, hay cùng một sắc dân, nhưng theo những chế độ chính trị khác nhau nên có những cộng đồng khác nhau. Ví dụ Cộng đồng Hồng Kông, cộng đồng Quảng Đông…

 

Những định nghĩa trên đây có thể còn thiếu sót, nhưng rất căn bản để nhìn vào vấn đề Cộng đồng người Việt trên đất nước Canada thanh bình nầy.

 

2.- CĂN CƯỚC CỘNG ĐỒNG NGƯỜI VIỆT Ở CANADA

 

Người Việt ở Canada trước năm 1975 rất ít. Ít đến nỗi có thể đếm trên đầu ngón tay. Trước năm 1975, nước Việt Nam bị chia thành hai nước, theo hai thể chế chính trị khác nhau. Bắc Việt là Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (VNDCCH), theo chủ nghĩa cộng sản. Nam Việt là Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) theo chế độ tự do dân chủ. Được Cộng sản Quốc tế viện trợ, Bắc Việt chủ động xua quân tấn công Nam Việt từ năm 1956, và chiếm toàn thể VNCH từ ngày 30-4-1975.

 

Sau ngày 30-4-1975, do chính sách độc tài của chế độ cộng sản, nhiều người Việt ở miền Nam bỏ nước ra đi. Nhân đó, có một số người miền Bắc cũng ra đi. Tất cả người Nam hay người Bắc Việt đều ra đi vì lý do chính trị, mới được Cao uỷ Tỵ nạn Liên Hiệp quốc cho đi định cư.

 

Từ ngày 30-4-1975 cho đến cuối năm 1995, theo thống kê của Cao Uỷ Tỵ Nạn Liên Hiệp Quốc, số người Việt bỏ nước ra đi và đến được các nước tự do là 989,100, cả đường biển lẫn đường bộ. Số người tử nạn trên đường vượt biên phỏng chừng từ 400,000 đến 500,000 người. Nhiều nước trên thế giới đã bao dung, đón nhận thuyền nhân Việt Nam. Trong số nầy, Canada là nước sớm trở thành quê hương thứ hai của những người tỵ nạn cộng sản Việt Nam. Chính phủ Canada còn cho phép người tỵ nạn bảo lãnh gia đình đến định cư, nên người Việt càng ngày càng đông.

 

Bỏ nước ra đi sau năm 1975 để tỵ nạn cộng sản chính là căn cước của Cộng đồng người Canada gốc Việt hiện nay ở Canada. Sau năm 1975, phải là người tỵ nạn chính trị, chính phủ Canada mới chấp nhận cho vào định cư ở Canada. Những người được bảo lãnh cũng bắt nguồn từ việc tỵ nạn chính trị của thân nhân của mình. Chỉ có một số rất ít ra đi theo cách kết hôn.

 

Theo thống kê, trên toàn quốc Canada ngày nay có khoảng 180,000 người Canada gốc Việt. Cộng đồng Người Việt tỵ nạn cộng sản đã đóng góp không ít cho nhà nước Canada. Ví dụ điển hình gần đây nhất là chiếc huy chương vàng đầu tiên của Canada tại Thế vận hội Bắc Kinh ngày Thứ Bảy 16-08-2008 là thành tích của Carol Huỳnh, một phụ nữ trong một gia đình ở Sài Gòn trước đây, đã vượt biên và định cư ở tỉnh bang British Columbia.

 

3.- CỘNG ĐỒNG NGƯỜI VIỆT VÀ CHẾ ĐỘ HIỆN NAY Ở VIỆT NAM

 

Chế độ Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam (CHXHCNVN) ở trong nước hiện nay là hậu thân của chế độ VNDCCH, theo chủ nghĩa cộng sản. Quốc hội Âu Châu, họp ngày 25-1-2006 tại Strasbourg ở đông bắc nước Pháp, đã đưa ra nghị quyết 1481 lên án chủ nghĩa cộng sản là tội ác chống nhân loại và vi phạm nhân quyền tập thể. Chế độ CSVN ở trong nước hiện nay giống như các chế độ cộng sản khác, đã vi phạm nhân quyền một cách trầm trọng, mà ai cũng biết qua những vụ án lịch sử, như Các cuộc thủ tiêu chính trị năm 1945, Cuộc Cải cách ruộng đất (1955-1956), Nhân Văn Giai phẩm (1956), Tết Mậu Thân (1968), và gần đây, hình ảnh linh mục Nguyễn Văn Lý bị bịt miệng ở trước tòa án Huế ngày 30-3-2007, làm cho cả thế giới bàng hoàng.

 

Khi phải lìa bỏ quê hương ra đi, người Việt tỵ nạn cộng sản mang theo trong tâm trí mình hình ảnh quê hương, gia đình, bạn bè, trong đó đặc biệt là hình ảnh Lá Cờ vàng ba sọc đỏ, tượng trưng cho chế độ tự do dân chủ của Việt Nam trước khi đảng Cộng Sản chiếm quyền ở miền Bắc năm 1954 và trước khi Cộng sản chiếm quyền ở miền Nam năm 1975.

 

4.- TẠI SAO YUKON ?

 

Theo công pháp quốc tế, chế độ cộng sản CHXHCNVN hiện nay là đối tác chính thức của chính phủ Canada. Không ai chối cãi điều nầy. Tuy nhiên, CĐNCGV đang sinh sống, làm việc, thực hiện nghĩa vụ công dân, và đóng góp cho sự phát triển của Canada là một thực thể không thể phủ nhận được. Các cấp chính quyền Canada cần phân biệt rõ ràng giữa Cộng đồng người Canada gốc Việt (CĐNCGV) với chế độ Cộng sản Việt Nam hiện nay trong nước là hai thực thể hoàn toàn khác nhau. Đừng đồng hóa CĐNCGV tỵ nạn cộng sản ở Canada với chế độ cộng sản CHXHCNVN.

 

Trong khi chính phủ Canada bang giao, trao đổi mậu dịch với CHXHCNVN, thì CSVN đã lợi dụng cơ hội này để đưa cán bộ cộng sản vào Canada qua nhiều phương tiện khác nhau, nhằm tiếp tục tuyên truyền, rỉ tai, đe dọa những người Canada gốc Việt tỵ nạn cộng sản. Chính phủ Canada đã vì lợi ích của mình trong việc bang giao với CHXHCNVN, nhưng thủ tướng Stephen Harper đã từng tuyên bố tại Hà Nội năm vừa qua rằng Canada không đổi những giá trị nhân quyền để lấy dollar, thì chính phủ Canada cũng nên trực tiếp can thiệp, bảo đảm quyền lợi và sự an toàn cho CĐNCGV ngay tại Canada, để họ có điều kiện bảo tồn di sản của họ, mà trong đó Lá Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ là điều tối ưu tiên. Nước Canada nổi tiếng là nước đa văn hóa. Chính phủ Canada nổi tiếng tôn trọng nhân quyền. Không có lý do gì chính phủ Canada từ chối việc thừa nhận di sản văn hóa của CĐNCGV.

 

Các cấp chính quyền Canada cần lưu ý rằng Lá Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ là biểu tượng văn hóa, tâm linh thiêng liêng của CĐNVGC. Đối với CĐNCGV tỵ nạn cộng sản, Lá Cờ Đỏ Sao Vàng của chế độ CHXHCNVN không khác gì lá cờ của Đức Quốc Xã đối với các Cộng đồng Do Thái. Người Do Thái kinh hoàng và căm ghét lá cờ Đức Quốc Xã như thế nào thì người Việt tỵ nạn cộng sản kinh hoàng và căm ghét lá cờ của chế độ cộng sản Việt Nam như thế đó. Đó là lý do tại sao mà CĐNCGV cương quyết tranh đấu cho Lá Cờ Vàng tại Whitehorse Heritage Festival and Grand March ngày 02-08-2008.

 

 

TRẦN GIA PHỤNG

Toronto, 20-08-2008

 

(Bai Chuyen)

 

website counter