THẦY
GIÁO CŨ và LÁ
CỜ VÀNG
(Nguyễn
Duy-An)
Tôi
bàng hoàng xúc động thật lâu khi nhận được
điện thoại của một người bạn học
gọi từ Pennsylvania báo tin thầy cũ của chúng tôi
là thầy N. mới từ Việt Nam qua Mỹ du lịch
và thầy rất mong được gặp lại tôi. Thầy
tôi đang ở nhà của một người cháu ở
vùng Tây Nam tiểu bang Virginia, cách nhà tôi gần 3 giờ lái
xe.
Tôi
gọi điện thoại xuống để chào thầy
và hẹn cuối tuần sẽ xuống đón thầy về
nhà nhưng thầy bảo cứ để thầy đi
xe lửa lên Hoa Thịnh Đốn rồi đón thầy ở
nhà ga, và "đó là mệnh lệnh" nên tôi đành phải
vâng lời.
Sau
khi nói chuyện điện thoại với thầy, tôi
đă ngồi thẫn thờ cả tiếng đồng hồ
tưởng nhớ lại kỷ niệm hơn bốn
năm về trước, lúc trở về Việt Nam
thăm gia đ́nh, tôi đă hỏi thăm và t́m cách đến
thăm Thầy sau gần 30 năm cách biệt. Nếu không
có một người bạn học dẫn tới, chắc
chắn tôi không thể nào nhận ra thầy cũ của
ḿnh .. Tôi chỉ nấc lên được một tiếng
"thầy" rồi ôm chầm lấy thầy mà khóc ̣a
trong tức tưởi! Thầy tôi đó, một ông lăo gầy
g̣ ốm yếu, tóc chỉ c̣n lơ thơ vài sợi trắng
như tuyết, và vẫn chưa được "trả
quyền công dân" sau bao nhiêu năm bị tù đày v́
đă làm thầy của bao nhiêu người "quyền
cao chức trọng" trước năm 1975. Thầy tôi
chỉ là một nhà giáo dạy trường tư nhưng
đă bị giam cầm và quản chế lâu hơn rất
nhiều sĩ quan và công chức khác v́ lúc nào thầy cũng
"ngẩng cao đầu và đứng thẳng lưng"
để không mất đi tư cách của một nhà
giáo. Thầy tôi đă quyết định không đi Mỹ
theo diện đoàn tụ, cũng chẳng nộp
đơn theo diện H.O. , chỉ muốn đi du lịch
một lần cho biết trước khi về với ông
bà tổ tiên.
Sáng
Thứ Bảy tôi thức dậy rất trễ v́ tối
hôm trước ngồi chuyện tṛ với thầy măi tới
gần 2 giờ sáng mới đi ngủ. Vừa bước
xuống nhà tôi đă thấy thầy đang ngồi uống
trà và đọc báo ở pḥng khách. Nghe tôi chào, thầy tháo cặp
kiếng lăo rồi nói:
-
Đúng là "đi một ngày đàng học một sàng
khôn" con ạ. Mới đọc vài tờ báo đă học
được nhiều chuyện hay về đời sống
của người Việt ḿnh bên Mỹ .. Con uống trà
hay cà phê? Vợ con đă để sẵn phích nước
sôi, hộp trà, và cà phê trên bàn. Chắc thầy làm ồn nên
con giật ḿnh hả?
- Dạ
không ạ. B́nh thường con dậy sớm lắm. Thầy
dậy lâu chưa ạ?
- Mỗi
đêm thầy ngủ có vài ba tiếng thôi. Con mệt cứ
lên ngủ tiếp đi.
-
Con ngủ thẳng giấc rồi thầy ạ. Để
con pha vội ly cà phê rồi chở thầy ra Eden chơi. Gần
10 giờ sáng rồi, thầy tṛ ḿnh ra trễ khó t́m chỗ
đậu xe lắm .. Buổi chiều vợ chồng con
và các cháu sẽ đưa thầy lên DC chụp h́nh và
thăm Nhà Trắng, Quốc Hội, Tháp Bút Ch́, Viện Bảo
Tàng và những đài kỷ niệm khác.
-
Tùy con. Nhưng thầy không muốn gia đ́nh con phát bịnh
v́ phải lo tiếp đăi thầy.
Trong
lúc chờ vắng xe để quẹo trái vào "Cổng
Tam Quan" trước trung tâm Eden, thầy tôi hỏi lớn:
-
Đường này họ đặt tên là "Đại Lộ
Sàig̣n" hả con?
- Dạ.
Hồi đầu năm Thành Phố Falls Church cho phép cộng
đồng Việt Nam để thêm tên "Saigon
Boulevard" song song với tên đường chính thức
là "Wilson Boulevard". C̣n bên trong khu Eden, tất cả các
đường ngang dọc đều mang tên Việt Nam hết
đó thầy.
-
Người Việt ḿnh bên này hay thật!
-
Mai mốt thầy sang California hay Texas sẽ thấy nhiều
trung tâm lớn hơn Eden nữa, và sinh hoạt người
Việt dưới đó c̣n mạnh gấp mấy lần
trên này thầy ạ.
Tôi
vừa quẹo xe vào cổng, thầy tôi đă nghẹn ngào
thốt lên:
-
Ôi! Đẹp quá. Lá cờ .. Lá Cờ Vàng .. Ôi! Mấy chục
năm rồi .. Con nhớ chụp cho thầy mấy tấm
h́nh dưới cột cờ nhé.
- Dạ
.. Mà thầy không sợ gặp rắc rối lúc trở về
Việt Nam sao?? Mấy người "du lịch" khác
họ sợ liên lụy lắm nên ..
-
Ăn thua chi con. Ai sao kệ họ. Phần thầy đă nếm
đủ rồi, chẳng có ǵ phải sợ hăi! Con lái xe
tới gần chỗ cột cờ đi.
- Dạ
.. nhưng phải đứng xa xa mới chụp
được thầy ạ. Cây cột cờ cao quá.
- Ừ
nhỉ. Mà con nhớ chờ lúc gió nó bay bay rồi mới chụp
cho đẹp nhé. Nh́n hai lá cờ Việt - Mỹ tung bay
trong gió mà thấy ḷng quặn đau con ạ. Ôi! Mấy chục
năm rồi!
Tôi
nghe giọng thầy nghèn nghẹn như không muốn thoát
ra khỏi đầu môi. Tôi biết thầy ḿnh đang xúc
động lắm. H́nh như đôi mắt của thầy
cũng long lanh ngấn lệ ..
Sau
khi chụp mấy tấm h́nh với nhiều góc độ
khác nhau, thầy cầm tay tôi nói nhỏ:
-
Con đi với thầy tới chỗ cột cờ nhé.
- Dạ.
Tôi
theo thầy đến bên cột cờ. Thầy tôi trịnh
trọng đưa tay sờ vào cột cờ như một
cái ǵ linh thiêng lắm, rồi từ từ ngửa mặt,
nheo mắt ngắm hai lá cờ đang tung bay phần phật
dưới nắng ban mai. Măi một lúc lâu thầy mới
quay lại thầm th́ bên tai tôi:
- Thầy
tṛ ḿnh đứng im cầu xin cho những người
đă hy sinh bỏ ḿnh v́ quê hương con nhé.
- Dạ.
Một phút mặc niệm phải không thầy?
-
Đúng. Đă có hàng trăm, hàng ngàn người bỏ ḿnh
dưới Lá Cờ này đó, con c̣n nhớ không? Ta bắt
đầu cầu nguyện cho họ nhé.
- Dạ.
Sau
mấy phút im lặng dưới cột cờ, tôi nhận
ra sự thay đổi khác thường trên khuôn mặt già
nua v́ tuổi tác của thầy? Tôi biết biết chắc
chắn đằng sau đôi mắt u uẩn đau buồn
của thầy c̣n chất chứa bao nhiêu tâm sự không biết
giăi bày cùng ai. Tôi đưa thầy dạo qua một vài cửa
tiệm nhưng thầy tôi cứ lững thững đi
theo như một kẻ mất hồn! Tôi dừng lại
bên "quầy báo" trước cửa tiệm Phở
Xe Lửa. Mặc dầu "người bán báo" hôm nay
không phải là "chú thương phế binh" quen biết
nhưng tôi cũng lên tiếng theo thói quen:
-
Chú cho cháu xin mỗi thứ một tờ.
- Có
ngay. Có ngay. 15 Đô tất cả.
Thầy
cầm tay tôi giặc giặc:
- Ở
nhà có mấy tờ Hoa Thịnh Đốn, Phố Nhỏ
.. rồi đó con. Sáng nay thầy đă đọc.
- Dạ.
Không sao thầy ạ. Con mua ủng hộ các chú gây "quỹ
thương phế binh".
- Ồ.
Quư hóa quá!
Chờ
lúc tôi nhận lại tiền thối và xếp báo xong xuôi,
thầy tôi trao cho "chú bán báo" tờ giấy 5 Đô
và nói nhỏ:
-
Ông cho tôi góp mấy đồng nhé.
- Dạ
.. Dạ .. Cám ơn. Xin lỗi ông đây là ..
Tôi
đỡ lời:
-
Thưa chú đây là thầy cũ của cháu mới từ
Việt Nam qua chơi.
Không
để tôi nói thêm, thầy tôi lên tiếng:
-
T́nh chiến hữu! T́nh chiến hữu! Đẹp thật!
Đẹp thật! Các ông làm hay quá.
Rồi
quay sang tôi, thầy tiếp tục:
-
Con chụp cho thầy một tấm h́nh với ông anh
đây. Con chụp cẩn thận để lấy hết
h́nh cái sạp báo nhé.
- Dạ.
Không
biết thầy tôi và "ông bạn mới" to nhỏ
những ǵ mà chú ấy phải chạy nhờ người
trông dùm sạp báo để đi theo thầy tôi chụp
chung một số h́nh dưới "sân cờ" với
những nụ cười thật rạng rỡ trên khuôn
mặt của cả hai người. Sau đó, thầy tôi
nhất định không chịu vào tiệm ăn sáng, cứ
nằng nặc bắt tôi chở về nhà để đọc
báo và "con đi in ngay cho thầy mấy tấm
h́nh!". Cũng may vợ và các con tôi đă dậy, và
đang chuẩn bị bữa trưa trước khi chở
thầy đi thăm thủ đô Hoa Thịnh Đốn.
Thầy kính
yêu,
Bao nhiêu
năm ở Mỹ, hầu như tuần nào con cũng ghé
Eden, và đă hơn một lần con đậu xe sát bên cột
cờ, nhưng chưa bao giờ con xúc động như mấy
phút cùng thầy cầu nguyện dưới cột cờ
buổi sáng hôm đó. Đúng như cha ông đă nói -
"không thầy đố mầy làm nên" - con đă quên
mất ư nghĩa linh thiêng của Lá Cờ nếu như con
không được một lần chứng kiến "cảnh
đoàn viên" của thầy và Lá Cờ Vàng ở Eden sau
bao nhiêu năm cách biệt. Măi măi con vẫn là đứa học
tṛ bé nhỏ của thầy. Thầy không những đă dạy
con qua sách vở và bài giảng mà c̣n qua chính gương sống
của thầy. Con cầu xin để bài học về "Lá
Cờ" không phải là bài học cuối cùng thầy dạy
cho con.
NGUYỄN
DUY-AN
(Cong Huynh
sưu tầm - LiH Coco chuyển)