Home | SUY NGÂM~ | SUY NGÂM~ [tt] | SUY NGÂM~ 1 | SUY NGÂM~ 2 | SUY NGÂM~ 3 | SUY NGÂM~ 4 | SUY NGÂM~ 5 | SUY NGÂM~ 6 | SUY NGÂM~ 7 | SUY NGÂM~ 8 | SUY NGÂM~ 9 | SUY NGÂM~ 10 | SUY NGÂM~ 11 | SUY NGÂM~ 12 | HU'U~ ÍCH | HU'U~ ÍCH [tt] | HU'U~ ÍCH 1 | HU'U~ ÍCH 2 | HU'U~ ÍCH 3 | HU'U~ ÍCH 4 | HU'U~ ÍCH 5 | HU'U~ ÍCH 6 | HU'U~ ÍCH 7 | HU'U~ ÍCH 8 | HU'U~ ÍCH 9 | HU'U~ ÍCH 10 | HU'U~ ÍCH 11 | VÊ` VN | VÊ` VN [tt] | TA.P GHI | TA.P GHI [tt] | TA.P GHI 1 | TA.P GHI 2 | TA.P GHI 3 | TA.P GHI 4 | TA.P GHI 5 | TA.P GHI 6 | TA.P GHI 7 | TA.P GHI 8 | TA.P GHI 9 | TA.P GHI 10 | TA.P GHI 11 | TA.P GHI 12 | TA.P GHI 13 | TA.P GHI 14 | TA.P GHI 15 | TA.P GHI 16 | TA.P GHI 17 | TA.P GHI 18 | TA.P GHI 19 | TA.P GHI 20 | TA.P GHI 21 | TA.P GHI 22 | TA.P GHI 23 | TA.P GHI 24 | TA.P GHI 25 | TA.P GHI 26 | TA.P GHI 27 | TA.P GHI 28 | TA.P GHI 29 | TA.P GHI 30 | TA.P GHI 31 | TA.P GHI 32 | TA.P GHI 33 | TA.P GHI 34 | TA.P GHI 35 | TA.P GHI 36 | TA.P GHI 37 | TA.P GHI 38 | TA.P GHI 39 | TA.P GHI 40 | TA.P GHI 41 | TA.P GHI 42 | TA.P GHI 43 | TA.P GHI 44 | TA.P GHI 45 | TA.P GHI 46 | TA.P GHI 47 | TA.P GHI 48 | TA.P GHI 49 | BÀI VIÊ'T | BÀI VIÊ'T [tt] | BÀI VIÊ'T 1 | BÀI VIÊ'T 2 | BÀI VIÊ'T 3 | BÀI VIÊ'T 4 | BÀI VIÊ'T 5 | TÀI T̀NH | NGU'̉'I -DE.P ! | THIÊN NHIÊN -DE.P ! | HAY | CU'̉'I CHÚT CHO'I | TÊ'U | LO.A !!! | THÚ VI. | THÚ VI. [tt] | LINKS

HU'U~ ÍCH 11

 

10 điều không bao giờ nên nói với bệnh nhân ung thư

(JANE BIANCHI)

 

 

Chúng ta nên thận trọng khi nói chuyện với bệnh nhân ung thư v́ điều chúng ta nói là có ư tốt nhưng có thể lại vô t́nh làm người bệnh buồn ḷng. Theo tiến sĩ tâm lư học Barbara L. Anderson  tốt nhất là bạn chỉ nên đơn giản nói "Rất buồn khi thấy bạn đau" ( I'm sorry you are ill) và "Luôn luôn nghĩ tới bạn" (I'm thinking of you)

 

Thật vậy đôi khi cử chỉ lại tốt hơn là lời nói.  Chẳng hạn như gởi tặng hoa hoặc ngồi xem TV cùng với người bệnh có thể đem lại nhiều an ủi. Dĩ  nhiên mỗi bệnh nhân ung thư có ư kiến và kinh nghiệm khác nhau và nhiều bệnh nhận nhận biết là bạn mong điều tốt lành cho họ. Tuy nhiên bạn vẫn cần thận trọng khi nói với họ và đặc biệt là nên tránh 10 câu sau đây         

 

1. Bạn trông c̣n khỏe chắc sẽ vượt qua bệnh kỳ này (You are strong and will get through this.)

 

Bà Jacki Donaldson, 44 tuổi, là một nhà văn sinh sống tại Gainesvilli, FL đă thoát tay tử thần ung thư. Theo bà câu nói trên  hàm ư bệnh nhân cần phải mạnh mẽ mới sống sót được. Nhưng điều này không nhất thiết phải như vây. Bà nói "Riêng tôi tôi thích nghe khi một người nào đó nói lên câu như sau: Thật là bất công. Chắc hẳn bạn buồn giận lắm. Câu nói này xác nhận cảm giác của tôi và làm tôi cảm thấy được thông cảm. Đau khổ thật sự ưa thích sự đồng t́nh. Đau khổ không luôn luôn ưa thích việc xoay quanh những sự cố bi thảm trong đời sống một cách tích cực".

 

 

2. Bạn thấy sao? (How are you feeling?)

 

Chắc bạn ngạc nhiên lắm v́ theo bạn câu nói này bộc lộ sự quan tâm của bạn. Nhưng vấn để là ở chỗ này:  Quá nhiều người hỏi bệnh nhân câu này, nên sau một thời gian nói trở thành quá cũ mà c̣n gây khó chịu nữa.  Hơn nữa bạn nên nhớ là người bệnh có thể không đượckhoẻ, nên câu hỏi này chỉ làm cho họ nhớ tới điều đó mà thôi.

 

3. Tôi có thể làm ǵ để giúp bạn (Can I do anything to help you?)

 

Đó là một t́nh cảm tốt đẹp, nhưng quá rộng và kết quả là ngưởi bệnh rất có thể sẽ trả lời là không. Có thể người bệnh quá mệt mỏi để nghĩ tới một công việc ǵ, v́ vậy bạn nên gơi ư một điều ǵ cụ thể cho họ. Bà Teresa Rhyne, 51 tuổi, luật sư sinh sống tại Riverside(California) và đă là nạn  nhân cũa bệnh ung thư, đưa ra một thí dụ như sau. Chẳng hạn như bạn có thể hỏi người bệnh "Tôi  muốn đem bữa ăn tối tới cho bạn. Vậy tối thứ ba hay tối thư tư thuận tiện cho bạn." Nếu bạn không thể làm như vậy được th́ bạn có thể mua tặng thực phẩm, trông dùm các con nhỏ của người bệnh trong một buổi chiều, hoặc chở người bệnh đi bác sĩ .. Nếu người bệnh có vợ/chồng hoặc người chăm sóc th́ bạn hăy hỏi họ xem có thể giúp được ǵ.

 

 

4. Bệnh ung thư của bạn ra sao? (How serious is the cancer?)

 

Theo bác sĩ Anderson th́ bạn không nên hỏi chi tiết về việc chẩn đoán và trị liệu. Bạn cũng đừng nên hỏi : "Bạn phải đi hoá trị bao nhiêu lần?" hay "Bạn có phải chiếu xạ hay không?". Điều bạn cần quan tâm là hỗ trợ bệnh nhân. Những loại câu hỏi như trên có thể gây căng thẳng cho người bệnh vị họ đâu có biết đầy đủ để mà trả lời. Bạn nên nhớ  là một số bệnh nhân có tính riêng tư hơn những bệnh nhân  khác , v́ thế bạn nên tránh đừng thảo luận về những vấn đề trên nếu người bệnh có nêu lên.

 

 

5. Bà/ mẹ/ chị/ d́/ bạn tôi cũng đă bị ung thư .. (My grandmother / mom/ sister /aunt/ friend had cancer ..)

 

T́nh trạng người bệnh có thể làm bạn liên tưởng tới một người nào khác, nhưng kể  lại câu chuyện về một người thân hay bạn bị ung thư là một điều không thích hợp - nhất là nếu câu chuyện kết thúc không tốt đẹp. Bà Lynne Feldman, 68 tuổi, luật sự và cũng đă bị ung thư nói "Khi bạn kể lại cho tôi nghe chuyện một ngưởi nào đó đi làm hoá trị lần thứ ba về ung thư tiền liệt tuyến, bạn chẳng giúp ǵ cho việc trị liệu ung thư của bản thân tôi".

 

6. Tôi có đọc một bài viết trên báo nói rẳng bạn nên .. (I read an article in the newspaper that said you should ..)

 

Bạn đừng nên đóng vai tṛ bác sĩ  v́ người bệnh đă có ít nhất một bác sĩ   chăm lo cho họ . Theo bác sĩ  Anderson "Nếu bệnh nhân cần thông tin ǵ  th́ họ có thể hỏi".  Người bệnh đă  tràn ngập những thông tin và chỉ dẫn cũa nhóm y tế nên chắc không cần tới những thông tin "rẻ tiền" trên báo chí, tạp chí hay  trên mạng.

 

7. Tóc của bạn như thế này trông được lắm (Your hair looks good like that.)

 

Theo bà Sarah Dugo, 50 tuổi, chuyên viên tiếp thị tại Charlotte và cũng là một nạn nhân của ung thư nói: "Bất cứ thứ ǵ  gợi chú ư  tới sự rung tóc hay sự thay đổi về mầu sắc và  cấu trúc của tóc hoặc tới tóc giả do hóa trị gây ra đều không nên đề  cập tới , v́ đó là những biểu hiện bề ngoài đáng sợ của bệnh tật đă  trải qua"

 

8 Chúa/Phật chắc không bắt bạn gánh chịu quá sức đâu (God doesn't give you more than you can handle.)

 

Câu nói này rất thường được nghe thấy nhiều ở bênh viện. Nếu bạn là nguời có đạo th́ bạn có thể cảm thấy an ủi . Nhưng, theo bác sĩ Anderson, câu nói này chẳng đem lại ǵ tốt lành hơn cho người bệnh không theo đạo mà trái lại làm cho họ  cảm thấy khó chịu. Trước khi nói câu này bạn hăy tự hỏi "B́nh luận này dành cho ta hay có thể giúp ích cho người bệnh?"

 

 9. Tôi biết bạn cảm thấy ra sao (I know how you feel.)

 

Thật sự chẳng phải như thế. Theo bà Christine Clifford, người sáng lập ra CancerClub.com và đă thoát chết v́ ung thư nói như sau: "Nếu bạn đă trải qua ung thư th́ bạn mới có thể hiểu được; nhưng  trừ phi bạn đă  có kinh nghiệm giống hệt  người bệnh,  c̣n không bạn sẽ chẳng bao giờ có được ư niệm về kinh nghiệm của họ". Bạn hăy nên tập trung vào các nhu cầu và các mối quan tâm cũa người bệnh

 

10. Chắc bạn đă  làm ǵ mới đến nông nỗi này (You must have done something to get it.)

 

Tin hay không, chính một người đă nói câu này với bà Haralee Weintraub, 60 tuổi, giám đốc điều hành một công ty may mặc tại Portland - OR, khi bà ta bị ung thư. Bác sĩ Anderson cho biết bà thấy điều này  xẩy ra nhiều với những bệnh nhân ung thư phổi - nguời ta thường đề cập tới việc bệnh nhân có hút thuốc hay không, một điều không thích hợp chút nào. Thậm chí bạn đừng bao giờ nêu lên nguyên nhân tiềm ẩn của ung thư, bởi v́ như thế là bạn có ư trách cứ người bệnh.

 

JANE BIANCHI

"10 Things You Should Never Say to Someone Who Has Cancer"

April 24,2014

 

(Phùng Kim Oanh sưu tm và chuyn)

 

 

website counter