CHỢ CHỒM HỔM CUỐI TUẦN
(Nguyễn
Trần Diệu Hương)
Tác giả một ḿnh vượt biển
giữa thập niên 80 khi c̣n tuổi học tṛ. Tham dự
Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu
tiên, cô nhận giải danh dự 2001. Bốn năm sau, cô
nhận thêm giải vinh danh tác phẩm 2005 với bài viết
"Tháng Tư, C̣n Đó Ngậm Ngùi," kể về t́nh
gia đ́nh chung thủy của người Việt tị nạn
tại Hoa Kỳ. Sau đây là bài viết mới của cô.
* *
*
Ngôi chợ chỉ họp vài tiếng
mỗi buổi sáng thứ bảy nhưng đó là nơi rất
nhiều người đến không chỉ để mua sắm,
mà c̣n là nơi để t́m lại một chút h́nh ảnh
quê nhà.
Lúc mới thành lập, ngôi chợ chỉ
bán các loại trái cây, rau quả do nông dân trồng từ các
nông trại nhỏ của họ ở ngoại ô mang lên
thành phố bán hàng tuần vào mỗi thứ bảy. Chợ
chỉ nhóm nửa ngày mỗi tuần từ bảy giờ
sáng vào mùa hè (tám giờ sáng vào mùa đông) và kết thúc vào
lúc một giờ trưa. Những ông bà nông dân (hầu hết
là người Mỹ gốc Mễ Tây Cơ) đen đúa,
thật thà, với đôi mắt to tṛn đen láy, chân thật,
dễ gây thiện cảm với người đối diện.
Họ chở hàng trên những chiếc xe truck cũng giống
họ, cục mịch, bám bụi đường, nhưng
chắc chắn đáng tin cậy. Sạp hàng là những
cái bàn xếp nhẹ nhàng, được lôi từ thùng xe
truck xuống, mở chân ra, rồi táo, cherry, hồng, dâu,
bưởi cam, quít, lê .., cùng cà rốt, khoai tây, cà chua,
dưa leo, tía tô, bạc hà, dấp cá, ng̣, chanh, hành, ớt,
tiêu, tỏi .., mùa nào thức ấy, được bày la liệt
trên bàn, không bắt mắt như quầy trái cây, rau cải
trong các hệ thống chợ ở Mỹ nhưng
tươi vô cùng.
Có hôm tôi đến sớm, gần
như cùng giờ họ đang bày hàng, thấy những bắp
xà lách c̣n đọng sương, và những trái dâu tây
tươi như cô gái ở tuổi mười sáu
đương th́. Sau khi bày hàng họ bắt đầu chọn
một số trái cây, cắt lát mỏng bỏ vào những
hộp vuông, và đậy bên trên bằng một miếng
nylon trong, bên cạnh một hộp tăm tre để
người mua có thể ăn thử trước khi mua. Dĩ
nhiên những miếng sample này không được rửa kỹ
nhưng như thế lại gợi cho tôi những trái cây
được hái từ trên cây xuống, được
lau sơ bằng vạt áo rồi bỏ vào miệng nhai
ngon lành của những ngày thơ dại ở quê nhà.
Sample nước uống th́ sạch
sẽ hơn, được rót ra trong những cái ly giấy
nhỏ cho người đi chợ nếm đủ thứ
nước ép từ trái cây: nước táo, nước cam,
nước chanh, nước bưởi ..
Đến hàng bánh ḿ mới thật
hấp dẫn, bánh ḿ nóng đủ loại được
cắt nhỏ bày trên những cái khay tṛn to lót giấy trắng
rất tươm tất, bên cạnh là một khay vuông nhỏ
bày những sample dầu olive đủ loại để
người mua có thể chấm ăn thử. Con nít th́
được thử bắp rang bơ nóng đủ loại
mặn, ngọt không hạn chế. Nhưng các em cũng
được giáo dục kỹ, nên em nào tham ăn lắm
cũng chỉ lấy hai phần.
Mỗi gian hàng đều có một
hay hai giỏ rác nhỏ để chứa vỏ trái cây, ly
giấy được người bán thay bao rác mới mỗi
khi giỏ đầy hơn một nửa. Từ đầu
đến cuối chợ không hề có một miếng
rác. Ngôi chợ lộ thiên nhỏ xíu cũng phản ảnh
được tŕnh độ dân trí của một quốc
gia giàu mạnh, và là một trong những nét văn hóa
đường phố của Mỹ.
Lâu dần chợ mở rộng
hơn bán cả một vài món đồ đặc sản
của nhiều quốc gia như mấy con búp bê Matryoshka
(con nhỏ nằm trong ḷng con lớn) của Nga, nguyên vật
liệu làm sushi của Nhật .. Nhiều nhất là các món
đồ trang sức giả, có những viên kim
cương to bằng trái chôm chôm, làm một cách tinh xảo,
giống như thật. Người bán cũng đa dạng
hơn, đến từ khắp các nơi trên thế giới.
Giá bán tương đương với
ở chợ nhưng tôi vẫn thích đi Farmers Market cuối
tuần v́ ở đó tôi t́m lại được h́nh ảnh
những ngôi chợ chồm hổm ở rải rác trên khắp
Việt Nam.
Có lẽ nhiều người cũng
cùng ư nghĩ như tôi, nên chợ khá đông khách. Và như
quy luật cung cầu của kinh tế, chợ ngày càng lớn
ra, không chỉ nằm ở một góc đường mà
c̣n kéo dài đến cả một khúc đường dài cũng
cả gần ba trăm mét. Mặt hàng cũng đa dạng
hơn, ngoài trái cây, và rau cải, c̣n có các loại đậu,
trái cây khô, bắp rang và cả bánh ḿ. Ước ǵ một
ngày nào đó họ bán cả bắp nướng thoa mỡ
hành th́ tôi có thể thấy một góc quê nhà rơ ràng hơn.
Từ ngày có hàng bánh ḿ đủ loại:
bánh ḿ Ư ướt dầu Olive, bánh ḿ baguette Pháp có mùi beurre
hoặc mùi fromage "La Vache qui rit", bánh ḿ Trung Đông
tráng mỏng như bánh tráng của Việt Nam .., khách hàng
ngày càng đông hơn. "Sample" ăn thử cũng hấp
dẫn hơn. Đi từ đầu đến cuối
chợ là có thể no bụng, không cần ăn cho đến
tối. V́ những người bán h́nh như có cá tính hiếu
khách, rộng răi của người miền Tây ở Việt
Nam, hào phóng hơn cả hệ thống siêu thị bán lẻ
khổng lồ Costco ở Mỹ. Người ta thoải
mái ăn thử, không bị giới hạn. Tuy vậy
người mua cũng biết đạo công bằng nên
khi ăn thử từ miếng thứ hai trở lên, bao giờ
họ cũng mua một ít thức ăn.
Và cứ như vậy, những
người nông dân ít học này không được qua một
trường lớp nào về kinh tế, thương mại,
đôi khi nói tiếng Mỹ với giọng Mễ sai
văn phạm lung tung, nhưng đôi mắt thật thà và
sự rộng răi của họ lôi cuốn khách hảng trở
lại mỗi tuần. Tôi là một trong những khách hàng
trung thành của họ từ cả chục năm nay.
Trong số đó, có một gian hàng ở
cuối chợ của một cặp vợ chồng Mễ
ở tuổi trung niên là nơi tôi không thể bỏ qua khi
đi ngôi chợ chồm hỏm giữa trời này. Chắc
là họ không được may mắn đi học tới
nơi tới chốn, nhưng h́nh như họ có một
tâm hồn rất phong phú. Cách bày hàng của họ rất
có hệ thống và những tấm bảng giá nhỏ viết
nguệch ngoạc cũng cuốn hút tôi và nhiều người
khác. Ở những gian hàng khác có táo loại một 1.59/lb,
táo loại hai 0.99/lb, ở đây bảng giá của táo vẫn
vậy, nhưng tên gọi lại khác: loại xinh đẹp
(the beautiful one) 1.59/lb, loại kém đẹp (the less beautiful
one) 0.99/lb. Không những thế họ biết bài trí màu sắc
từ vàng đậm của bí rợ, vàng tươi của
cam, đến vàng nhạt của dưa gang; hay xanh đậm
của hành lá, xanh nhạt hơn của dưa leo, đến
xanh non của rau các loại. Cái tên "the less beautiful
one" dĩ nhiên gây sự chú ư của người đi
chợ hơn là "táo loại hai".
Vài năm nay gần đây, chợ
xuất hiện một anh chàng râu tóc dài như phong trào
hippies của vài thập niên trước. Anh ngồi trên một
cái ghế gỗ, đàn bằng một cây guitar điện,
có hai cái loa lớn để hai bên nên đầu đến
cuối chợ đều có thể nghe được những
bài hát đồng quê của anh, xen lẫn với những
bài hát cổ điển rất hay như "Love Story"
hay "My favorite things". Trước mặt anh là cái thùng
đàn guitar mở rộng, trông giống một nghệ sĩ
du ca đang biểu diễn hơn là một người hát
rong độ nhật. Người đi chợ bu chung
quanh anh thành một ṿng tṛn. Sau mỗi bài hát, tất cả
mọi người vỗ tay nồng nhiệt, có người
bỏ vào cái thùng đàn những tờ giấy bạc màu
xanh, hầu hết là một đồng, nhưng thỉnh
thoảng cũng có những tờ giấy bạc những
tờ năm đồng, hai mươi đồng. Anh say
sưa biểu diễn dù thùng đàn chỉ lơ thơ vài
tờ giấy một đồng hay cả một nhóm giấy
bạc đủ loại nằm đoàn kết bên nhau.
Hầu hết mọi người
đến cái chợ chồm hổm này mỗi thứ bảy,
mua thức ăn chỉ là lư do phụ, lư do chính là để
thấy lại một góc quê nhà ở quê hương thứ
hai. Người Nga t́m mua được mấy con búp bê
matryoshka doll, con nhỏ nằm trong ḷng con lớn. Người
Trung Đông mua được loại đậu Fava quen
thuộc. Người Pháp t́m mua được croissant nho
nhỏ kiểu Pháp. Và người Việt Nam như tôi t́m
thấy rau mồng tơi xanh ngát của quê nhà. Hơn thế
nữa, tôi c̣n thấy lại ngôi chợ chồm hỏm ở
đầu hẻm Saigon, với những người bán
hàng b́nh dị mộc mạc, chỉ bán hàng vài tiếng mỗi
ngày, không chỉ bán thức ăn mà c̣n gởi theo món hàng của
họ mùi biển mặn của Nha Trang, chiếc khăn mỏ
quạ của xứ quan họ Bắc Ninh, và một chục
mười bốn của Cần Thơ gạo trắng
nước trong ..
Quê hương ẩn hiện đâu
đó ở những ngôi chợ nhỏ xíu có đôi mắt
chân thật của những người bán hàng hiền ḥa
kiếm sống bằng mồ hôi nước mắt chân
chính của ḿnh.
Thung lũng Hoa
Vàng- Jul 2014
NGUYỄN
TRẦN DIỆU HƯƠNG
(Khánh Dung
sưu tầm và chuyển)