Tháng Bảy ngát mùa hoa yêu thương
(TRỊNH
THANH THỦY)
Tháng Bảy mùa Vu Lan về, mùa của
hiếu hạnh, của sum họp, của yêu thương.
Mùa của mưa Ngâu rải hạt cho hoa Ngâu nở. Cho lũ
quạ bắc cầu Ô Thước rủ Ngưu Lang, Chức
Nữ về liếc mắt, trao t́nh, kể lể chuyện
khăn yếm trắc trở, sụt sùi giọt vắn,
giọt dài. Mùa của tưởng nhớ ông bà, cha mẹ,
tổ tiên. Mùa của ban phát yêu thương cho những
người phạm tội, cho cả cơi dương và cơi
âm, cho oan hồn uổng tử bay về trần gian ăn
cỗ.
Tháng Bảy nơi tôi ở, hoa
hướng dương, cúc, thược dược, rực
vàng, chói đỏ. Ở quê nhà, hoa phượng, hoa sấu,
hoa loa kèn, cũng toé lửa, trải thảm vàng hoe. Tuy nhiên
tôi vẫn thích nhất một loài hoa nở rực rỡ,
dịu dàng, cao quư và đẹp vô ngần nở vào Tháng Bảy,
đó chính là "hoa từ mẫu" hay là "hoa mẹ
hiền".
Mỗi năm, tới mùa Vu Lan tôi lại
đi chùa, cúng Phật, cầu nguyện cho cha mẹ, cho gia
đ́nh tôi được vạn điều lành. Tôi hân hoan
dự lễ hoa hồng và hănh diện cài lên ve áo ḿnh một
đoá hoa màu hồng thay v́ màu trắng. Màu hồng của
yêu thương chảy nhẹ vào tim tôi, màu của biểu
trưng mẹ tôi c̣n sống.
Trăng rằm Tháng Bảy treo cao,
đẹp làm sao ngày Tết Trung Nguyên, đẹp làm sao ư
nghĩa của mùa Vu Lan. Thuở bé, trong kư ức lúc mờ
lúc tỏ của tôi, mùa Vu Lan, chỉ vẻn vẹn có một
điều vui là "đi giựt cô hồn". Tôi của
xa xưa thường cặp bè, tụ bạn với lũ
nhóc hàng xóm đi ŕnh xem nhà nào cúng cô hồn, đợi họ
cúng xong thảy thức ăn ra, là nhào vào tranh giựt. Ở
Sài G̣n những năm trước 75, người dân cúng cô
hồn rất nhiều. Có nhà cúng lớn, nhất là những
nhà làm ăn buôn bán. Theo tục cúng rằm, sau khi cúng Phật,
cúng dường thần linh, ông bà tổ tiên, th́ người
ta cúng chúng sinh (cô hồn).
Lệ này thường cúng vào buổi
chiều. Cúng cô hồn xuất phát từ việc ngày 15
tháng7 âm lịch là ngày mở cửa ngục, xá tội cho
các vong linh không nơi nương tựa. Mâm cúng chúng sinh là
quần áo giấy, vàng mă, hoa quả, cháo trắng loăng, muối
và nhiều loại hoa quả khác nhau.
Cô hồn chết đâu không thấy
mà lũ cô hồn sống tụi tôi thập tḥ chỉ
đợi chủ nhà vừa dứt hồi kinh tụng, là
a lại giựt đồ. Có nơi bà chủ nhà vừa
quay đi khấn vái, quay lại, nải chuối, con gà
đă không cánh mà bay. Của cướp được ngon
hơn của mua hay cho. Tôi c̣n nhớ cái dư vị mặn
mà, ngon béo biết bao của bánh tét, bánh đậu, khúc mía,
khi xả thân ra tranh cướp.
Rách áo, rách quần, chen lấn, trầy trụa mặt
mày, mới giựt được chiến công đem về.
Lũ chúng tôi thích nhất là tiền cắc, có chủ nhà
c̣n tử tế thảy cả tiền cắc và bánh kẹo
cho chúng tôi, những đứa bé ham vui, hảo ngọt, sống
hồn nhiên tranh ăn với cả cô hồn. Chẳng bù
ngày nay, các chùa cúng cô hồn xong, chẳng có lũ trẻ háu
ăn nào đến giành giựt. Bánh trái, xôi chè ê hề,
thay v́ bỏ thùng rác th́ thiện nam, tín nữ đem dùm về.
Tuy nhiên ít ai muốn đem v́ họ tin rằng đồ vật
sau khi cúng đă nhiễm khí âm hàn của cô hồn nếm
vào, không nên đem về nhà.
Tháng Bảy, ngoài cái nắng chói chang
của lửa Hạ, chiều xuống, thỉnh thoảng
lại có một cơn mưa giông thoắt về mang chút
mát mẻ đổ xuống một cách dịu dàng. Những
cơn mưa từ bi của ḷng người làm râm mát cơi
thế gian. Cúng Cô Hồn là một hành động bố thí,
bác ái, chia sẻ sự đau khổ cùng những cô hồn
bất hạnh, thường bị đói khát triền
miên, bơ vơ, sống vất vưởng, lang thang từ
lâu không siêu thoát và nhất là không được người
thân quyến cúng kiến. Những linh hồn chiến sĩ
vô danh, tha phương, chôn thây nơi đất khách quê
người, hy sinh cho những lư tưởng, chủ nghĩa
dân tộc. Những linh hồn oan khuất, cô đơn, chết
bất đắc kỳ tử, vẫn phiêu du trong
sương, trong gió chưa chịu uống cháo lú hóa kiếp
đầu thai. Tất cả cùng về ăn cỗ. Vô h́nh
chung những kẻ không nhà trên dương thế cũng
được hưởng chút lộc ăn, một
năm mới có một lần.
Tháng Bảy, mùa báo hiếu, mùa nhớ
ơn cha mẹ dưỡng dục sinh thành. Đẹp và ư
nghĩa biết bao nhiêu cho người Phương Đông
có được một tháng để ngẫm nghĩ về
những điều ḿnh chưa làm, chưa trả ơn cho
cha mẹ. Trong cuộc sống tất bật ngày nay, ai cũng
bận rộn. Nào là lo cho miếng ăn, cái mặc, thân
ḿnh, gia đ́nh, con cái. Vu Lan là tiếng chuông nhắc nhở
những đứa con ngủ quên, lạc lối, vô t́nh hay
cố ư đă bất hiếu, đă bỏ quên cha mẹ. Cũng
là lúc những ai không biết đến bổn phận phải
đền đáp công ơn trời biển của cha mẹ,
suy nghĩ lại.
Tôi có cô bạn, bố vừa mất.
Trong một trang viết ngắn cô tâm sự: "Ba ơi,
con thật có lỗi với Ba.
Đáng lẽ con phải dành nhiều thời giờ
bên cạnh Ba hơn, ngồi ăn và nói chuyện với Ba
nhiều hơn, để Ba được vui, thay v́
đi đây đó gặp bạn bè chỉ v́ con ham vui. Con
xin lỗi Ba thật nhiều, Ba ơi. Con ước ǵ Ba vẫn
c̣n đây để con có thể làm lại những ǵ con
chưa làm đầy đủ đối với Ba. Từ
nay con sẽ chẳng có cơ hội được gọi
tiếng Ba nữa rồi, Ba ơi. Ư nghĩ đó khiến
con càng thêm đau ḷng và khóc to hơn nữa."
Có phải cái ǵ mất đi người
ta mới thấy được mức cần thiết của
nó biết là bao nhiêu. Mẹ, cha, chỉ có một, mất
đi là mất cả bầu trời. Trong đoản khúc
"Bông hồng cài áo" của Nhất Hạnh, chữ
hiếu được tả thế này:
Con
mà không có hiếu là con bỏ đi. Nhưng hiếu th́ cũng
do t́nh thương mà có; không có t́nh thương, hiếu chỉ
là giả tạo, khô khan, vụng về, cố gắng mệt
nhọc. Mà có t́nh thương là có đủ rồi. Cần
chi nói đến bổn phận. Thương mẹ,
như vậy là đủ. Mà thương mẹ không phải
là một bổn phận. Thương mẹ là một cái
ǵ rất tự nhiên. Như khát th́ uống nước ..
Ngày xưa thầy giáo hỏi rằng: "Con mà
thương mẹ th́ phải làm thế nào?" Tôi trả
lời: "Vâng lời, cố gắng, giúp đỡ, phụng
dưỡng lúc mẹ về già và thờ phụng khi mẹ
khuất núi". Bây giờ th́ tôi biết rằng: Con
thương mẹ th́ không phải "làm thế nào" ǵ
hết. Cứ thương mẹ,
thế là đủ lắm rồi, đủ hết rồi,
cần chi phải hỏi "làm thế nào" nữa!
Vu Lan lại về, nhẹ nhàng,
khoan thai và ngọt ngào hương yêu thương. Chúc các bạn
yêu nhiều, thương lắm và đóa hoa ḷng Tháng Bảy
luôn rực nở bát ngát.
TRỊNH THANH
THỦY
(Rose
KD sưu tầm và chuyển)