Chuyện Đức Phật và BỐN
NGỌN NÚI
Một hôm, Phật
đang đi thiền hành đến cổng tinh xá Pubbaràma
(Đông Viên) th́ thấy xa giá của vua Pasenadi cũng vừa
dừng lại trước cổng. Hai người c̣n
đang đứng tṛ chuyện th́ có bảy vị du sĩ
phái Nigantha đi ngang qua. Họ là những người tu khổ
hạnh, lơa thể, tóc và râu không cạo, móng tay móng chân
để dài. Trông thấy họ, vua Pasenadi xin lỗi Phật,
rồi bước đến chào đón các vị du sĩ.
Vua Pasenadi lạy xuống rất cung kính trước bảy
vị du sĩ, vừa nói :
- Thưa các vị
hiền đức, trẫm là Pasenadi, vua nước Kosala,
xin đảnh lễ chư vị.
Vua lạy và nói ba
lần như thế, rồi mới từ giă họ và trở
lại với Phật.
Đợi họ
đi khuất, vua hỏi :
- Bạch Thế
Tôn, theo Thế Tôn th́ trong bảy vị du sĩ đó có vị
nào chứng quả A-la-hán chưa ? Hoặc có vị nào sắp
chứng được quả vị ấy ?
- Thưa Đại
vương, Phật đáp, ngài sống cuộc đời
vương giả, thân cận với giới chính trị
nhiều hơn với giới tu sĩ nên ngài khó biết
được ai là người đă tu chứng và
được giải thoát. Chỉ khi nào ta sống bên họ
lâu ngày, có th́ giờ nhận xét họ trong mọi cử chỉ,
hành động, lời nói, ta mới biết được
họ đă có thực chứng hay chưa. Đối với
người đă quen sống với giới tu sĩ th́ việc
nhận xét có phần dễ dàng hơn. Nhưng thực ra
việc tu chứng là việc riêng của từng người.
Mỗi người nên tự cố gắng học hỏi
Giáo Pháp cao thượng rồi mang ra thực hành trong đời
sống hằng ngày. Tu chứng tới đâu liền tự
biết lấy, đâu cần phải được ai ấn
chứng. Việc quan trọng là khi mới được
chút ít đừng vội vui mừng tự cho là đủ,
là hơn người, v́ như thế sẽ bị lạc
vào tà đạo. Phải luôn luôn tinh tấn, tự giác, giác
tha, cho đến khi giác hạnh được viên măn,
không c̣n chấp pháp, chấp ngă, mới thật sự
được giải thoát.
- Bạch Thế
Tôn, trẫm nay đă 60 tuổi. Trẫm nghĩ là trẫm
phải để nhiều th́ giờ hơn vào việc tu học,
quán tưởng, thiền tọa và thiền hành. Nhưng
công việc triều chính quá bận rộn. Sau bữa
ăn trưa và bữa ăn tối th́ trẫm cảm thấy
mỏi mệt và buồn ngủ. Do đó việc tu tập
không được mấy tiến bộ. Thế Tôn có
phương pháp nào hay chỉ cho trẫm không ?
- Thưa Đại
vương, việc triều chính Đại vương
nên giao bớt lại cho các quan đại thần trông coi
theo đường lối chính trị ích nước lợi
dân của Đại vương và triều thần đă
vạch ra. Về các bữa ăn, Đại vương
nên chú trọng về phẩm chất dinh dưỡng và bớt
số lượng thức ăn. V́ ăn nhiều làm cho
cơ thể mỏi mệt và sanh ra buồn ngủ.
Thưa Đại
vương, Đại vương nay đă 60 tuổi rồi.
Đại vương thử nghĩ nếu bây giờ có một
người hộ vệ thân tín của Đại
vương từ phương đông trở về báo cáo
với Đại vương là có một ḥn núi vĩ đại
đang tiến dần từ phương đông tới,
và trên đường đi trái núi ấy nghiền nát tất
cả mọi chướng ngại vật, không có ǵ
ngăn cản được nó. Đại vương
đang lo lắng th́ lại có một người thân tín
khác về báo cáo là có một ḥn núi vĩ đại khác
đang từ phương tây tiến tới. Rồi lại
có những người thân tín khác báo cáo là có một ḥn núi vĩ
đại đang từ phương nam tiến tới, và
một ḥn núi vĩ đại đang từ phương bắc
tiến tới. Không có đường nào tránhđược
bốn ngọn núi oan nghiệt đó. Vậy Đại
vương sẽ làm ǵ trong t́nh trạng ấy ?
Vua Pasenadi ngẫm
nghĩ giây lát rồi nh́n Phật, đáp :
- Bạch Thế
Tôn, trẫm nghĩ trong trường hợp ấy th́ chỉ
c̣n một việc đáng làm mà thôi. Đó là sống những
ngày c̣n lại thật xứng đáng, thật trầm tĩnh,
đúng theo Chánh Pháp.
- Lành thay ! Đại
vương. Bốn ngọn núi oan nghiệt đó là bốn ngọn núi Sanh, Già, Bệnh,
Chết. Chúng nó tiến tới từ từ, từng
giây, từng phút, một cách chắc chắn. Không có ǵ
ngăn cản chúng được. Không ai ở thế gian
này có thể tránh khỏi. Chỉ có Chánh Pháp giác ngộ giải
thoát mới có thể giúp ta vượt khỏi bốn ḥn
núi ấy khi ta đă có đầy đủ nguyện lực,
định lực, trí tuệ và giác hạnh.
- Bạch Thế
Tôn, trẫm đă hiểu. Đứng trước vấn
đề sinh tử không có ǵ khác quan trọng và đáng làm
hơn là tinh tấn tu tập giác ngộ và giải thoát.
- Đúng vậy !
Đại vương cứ theo đó mà hành tŕ.
(Ngoc.Lan sưu tầm, Chung Truong chuyển)