Home | SUY NGÂM~ | SUY NGÂM~ [tt] | SUY NGÂM~ 1 | SUY NGÂM~ 2 | SUY NGÂM~ 3 | SUY NGÂM~ 4 | SUY NGÂM~ 5 | SUY NGÂM~ 6 | SUY NGÂM~ 7 | SUY NGÂM~ 8 | SUY NGÂM~ 9 | SUY NGÂM~ 10 | SUY NGÂM~ 11 | SUY NGÂM~ 12 | HU'U~ ÍCH | HU'U~ ÍCH [tt] | HU'U~ ÍCH 1 | HU'U~ ÍCH 2 | HU'U~ ÍCH 3 | HU'U~ ÍCH 4 | HU'U~ ÍCH 5 | HU'U~ ÍCH 6 | HU'U~ ÍCH 7 | HU'U~ ÍCH 8 | HU'U~ ÍCH 9 | HU'U~ ÍCH 10 | HU'U~ ÍCH 11 | VÊ` VN | VÊ` VN [tt] | TA.P GHI | TA.P GHI [tt] | TA.P GHI 1 | TA.P GHI 2 | TA.P GHI 3 | TA.P GHI 4 | TA.P GHI 5 | TA.P GHI 6 | TA.P GHI 7 | TA.P GHI 8 | TA.P GHI 9 | TA.P GHI 10 | TA.P GHI 11 | TA.P GHI 12 | TA.P GHI 13 | TA.P GHI 14 | TA.P GHI 15 | TA.P GHI 16 | TA.P GHI 17 | TA.P GHI 18 | TA.P GHI 19 | TA.P GHI 20 | TA.P GHI 21 | TA.P GHI 22 | TA.P GHI 23 | TA.P GHI 24 | TA.P GHI 25 | TA.P GHI 26 | TA.P GHI 27 | TA.P GHI 28 | TA.P GHI 29 | TA.P GHI 30 | TA.P GHI 31 | TA.P GHI 32 | TA.P GHI 33 | TA.P GHI 34 | TA.P GHI 35 | TA.P GHI 36 | TA.P GHI 37 | TA.P GHI 38 | TA.P GHI 39 | TA.P GHI 40 | TA.P GHI 41 | TA.P GHI 42 | TA.P GHI 43 | TA.P GHI 44 | TA.P GHI 45 | TA.P GHI 46 | TA.P GHI 47 | TA.P GHI 48 | TA.P GHI 49 | BÀI VIÊ'T | BÀI VIÊ'T [tt] | BÀI VIÊ'T 1 | BÀI VIÊ'T 2 | BÀI VIÊ'T 3 | BÀI VIÊ'T 4 | BÀI VIÊ'T 5 | TÀI T̀NH | NGU'̉'I -DE.P ! | THIÊN NHIÊN -DE.P ! | HAY | CU'̉'I CHÚT CHO'I | TÊ'U | LO.A !!! | THÚ VI. | THÚ VI. [tt] | LINKS

TA.P GHI 25

 

CH V̀ CÁI ĐÁNG YÊU

(B Tùng Ma)

 

Bồ Tùng Ma là bút hiệu của Nguyễn Tân. Trước 1975, ông là Hải Quân Trung Tá VNCH. Sau đó là 10 năm tù cộng sản, và định cư tại Mỹ theo diện H.O. Ông từng nhận các giải bán kết Viết Về Nước Mỹ 2001, giải Việt Bút 2008, và là tác giả được bạn đọc, bạn viết đặc biệt quí trọng. Từ 5 năm qua, ông là thành viên "Ban Tuyển Chọn Chung Kết" Viết Về Nước Mỹ, nhưng hàng năm vẫn tiếp tục góp bài, nói là "cho vui". Suốt 39 năm sau 30 Tháng Tư 1975 của Hải Quân Trung Tá Nguyễn Tân, người từng là hạm trưởng và chỉ huy ngành chiến tranh chính trị của Sở Pḥng Vệ Duyên Hải VNCH, bài "cho vui" lần này h́nh như là chuyện trăn trở nhất, khó viết nhất của chàng. Mừng chàng viết ra được.

 

* * *

 

Hôm 7 tháng 6 anh Chính, người bạn cùng khóa, cho tôi biết có một người tên T. N. Tân, muốn liên lạc với tôi v́ chuyện gia đ́nh quan trọng. Lúc đầu tôi không biết T.N.Tân là ai, nhưng ngay sau đó tôi nhớ ra anh ta là em cô cậu ruột với Phú, vợ trước của tôi. Tôi cảm thấy bồi hồi và vui mừng. Tôi chắc thế nào Tân cũng cho tôi biết tin tức Phú và hai con của chúng tôi. Tôi gọi ngay cho Tân. Đúng như tôi đoán, Tân nói:

- Hai con anh muốn t́m anh. Anh muốn tôi cho tụi nó biết số điện thoại của anh để tụi nó gọi, hay anh muốn tôi cho số điện thoại của tụi nó để anh gọi.

Chuyện rất đơn giản như vậy nhưng tôi cũng phải suy nghĩ một hồi lâu mới trả lời:

- Đây là địa chỉ email của tôi. Tân cho tụi nó biết đi.

Tôi nghĩ liên lạc bằng email th́ ít ngỡ ngàng hơn v́ có th́ giờ suy nghĩ trước khi trả lời.

Sau khi cho Tân biết địa chỉ email, tôi nói với Tân:

-Tôi rất cám ơn Tân về việc này. Mấy chục năm nay không liên lạc với Phú và hai con nhưng tôi vẫn âm thầm theo dơi. Tôi có nhờ nhiều người ḍ hỏi. Họ đă cho tôi những tin tức không xác thật, nghĩa là người này nói này người kia nói nọ, gần như chẳng có tin tức nào khớp với nhau trừ tin sau đây: Phú có cuộc sống khá giả, hai con tôi rất ngoan và rất thành công trên đường học vấn, cả hai đều có học lực trên đại học và có việc làm tốt, được mọi người thương yêu kính trọng. Thật là ngoài sự mong ước của tôi. Tôi không ngạc nhiên lắm khi nghe những tin lành như trên. Phú ở trong một gia đ́nh gia giáo, nghiêm túc, nên chắc chắn hai con tôi cũng được ảnh hưởng theo.

Tân nói:

- Đúng vậy. Thêm tin mừng là anh có một đứa cháu ngoại gái 10 tháng tuổi, tất cả đều b́nh an, khỏe mạnh. C̣n chị, 39 năm nay vẫn ở vậy, làm lụng nuôi con ăn học, không lập gia đ́nh.

Câu nói sau cùng của Tân làm tôi cảm thấy xót xa. Nếu Phú có chồng khác, tôi sẽ có ít mặc cảm tội lỗi với bà ấy hơn v́ tôi đă có vợ khác.

 

Sáng sớm hôm sau tôi đang ngồi ăn sáng th́ nghe có tiếng chuông điện thoại reo.

- Xin lỗi ai đó?-Tôi hỏi.

- Con đây!

Mấy giây đầu tiên tôi không biết ai mà lại xưng "con" với tôi, nhưng sau đó tôi biết đó là Tú, cậu con trai.

Nó nói tiếng Việt khá sơi, làm tôi cứ thao thao bất tuyệt trả lời trong vui mừng, không để ư đến việc có khi nói th́ dễ mà nghe th́ khó, hay ngược lại. Tôi nói nhiều hơn Tú, mà đến bây giờ tôi cũng không nhớ tôi đă nói ǵ. Để dễ dàng trong việc liên lạc, tôi bảo Tú có thể email cho tôi hay nhắn tin trong điện thoại, bằng tiếng Anh cũng được. Về h́nh ảnh, có thể gởi qua Viber, rất rơ và nhanh. Tú rất thích tôi gởi những tấm h́nh chụp nó hồi nhỏ và những h́nh bà con họ hàng. Tú hỏi tôi về h́nh của Trang, em gái nó. Thật đáng tiếc, tôi chỉ c̣n giữ được hai tấm h́nh của Trang, những h́nh khác có thể đă bị đốt v́ để chung trong số h́nh mặc quân phục của tôi. Hồi ở tù tôi đă yêu cầu mẹ tôi hủy bỏ những h́nh tôi mặc quân phục, v́ sợ họ thấy những h́nh ảnh này sẽ phiền phức cho bà. Tú hỏi tôi sao tôi có thể giữ những tấm h́nh của nó khi ở tù. Tôi nói mẹ tôi giữ. Tôi đă nói dối, thật ra không phải mẹ tôi, mà là Vinh, một người bạn gái trước đây và là vợ tôi bây giờ.

Thấy cậu con trai quư mến kỷ niệm gia đ́nh tôi vô cùng xúc động, đồng thời thấy ḿnh thật là tệ hại. Tại sao tôi không đi t́m hai con trước.

 

Một trong những người em của tôi và ngay cả Vinh nữa đă nhiều lần khuyên tôi nên đi t́m hai con. Tôi biết khuyên như vậy là đúng. Tôi đă định bụng sẽ đi t́m. Tôi sẽ ḍ hỏi địa chỉ của hai con. Việc này khó nhưng không phải khó lắm. Nhưng rồi anh X, một người bạn thân nói:

- Chưa chắc chị ấy muốn gặp anh đâu, mấy đứa con anh cũng vậy. Chắc chắn chúng nghe lời mẹ chúng. Chắc chắn chị ấy oán anh và mấy đứa con cũng vậy. Rồi cả đại gia đ́nh bên chị ấy nữa, chắc cũng chẳng ưa ǵ anh.

Tôi thấy anh X nói cũng có lư nên chần chờ.

Mấy em tôi thỉnh thoảng lại hỏi tôi đă gặp mấy cháu chưa. Tôi trả lời bằng cách nói lại những lời của anh X.

Một người em tôi nói như la lên:

- Trời! Sao lại có thể nói như vậy được! Chị ấy với gia đ́nh chị ấy .. mặc kệ! Con anh, ruột thịt của anh mà! Cứ đi gặp thử xem sao.

Tôi lại định bụng đi t́m, nhưng rồi lại thôi. Tôi không đủ can đảm gặp. Tôi mặc cảm. Tôi nhớ lại cái ngày 30-4-1975.

 

Tôi cùng gia đ́nh vợ và các con chạy vào trong Ṭa Đại sứ Mỹ để di tản. Từ một sĩ quan lúc ấy tôi c̣n thua cả một binh nh́. Tôi nghĩ gia đ́nh vợ tôi lúc đó xem tôi chỉ là loại người vô tích sự. Tôi thấy tôi trong ánh mắt của họ và ngay cả trong ánh mắt của vợ tôi. Thấy tôi c̣n mang cặp lon trên vai, ai đó mà tôi không nhớ rơ, nói lớn:

- Bây giờ mà c̣n mang lon. Lấy ra đi.

Tôi yên lặng, làm như không nghe. Tôi nh́n vợ tôi đang ngồi sắp hàng cùng với hai con. Bà ấy có vẻ như không biết có tôi. Có lẽ bà ấy đinh ninh thế nào tôi cũng đi theo. Tôi nhớ lại lời bà cô ruột tôi từ Đà Nẵng nhắn vào "Việt Cộng đối xử rất tử tế", nhớ lại lời một sĩ quan đàn anh "Các chiến hạm sẽ ra Phú Quốc để phản công.", nhớ lại Vinh đang ở Miền Tây. Và tôi đă bỏ ra ngoài khuôn viên phía trong của ṭa đại sứ, rồi tôi lại đổi ư đi trở vào, nhưng không c̣n kịp nữa. Cửa đă khóa chặt, hai lính thủy quân lục chiến Mỹ khoát tay từ chối. Tâm trạng tôi rối bời.

 

Tôi thơ thẩn đi như người mất hồn về nhà ông bà ngoại hai cháu. Ông Bà thấy tôi trở vào, ngạc nhiên, nhưng chỉ nói vài câu ǵ đó mà tôi không nhớ rơ. Tôi vào pḥng riêng của Phú, nh́n đồ đạc để bừa bộn trên sàn nhà. Tôi nhặt lấy một đôi vớ của bé Trang rồi đi ra ngoài. Đôi vớ này bây giờ tôi vẫn c̣n giữ. Ông ngoại hai cháu nh́n thấy đôi vớ nói:

- Thấy đôi vớ thêm nhớ cháu.

Tôi định ở lại nhưng rồi đổi ư. Chỗ này gợi nhớ cho tôi về hai đứa con, về Phú. Hơn nữa tôi cảm thấy lúc đó ḿnh là một phiền phức cho tất cả mọi người. Tôi nhớ đến Vinh. Cô ấy là một người dễ chịu, thật thà, nói sao nghe vậy, không so đo hơn thiệt. Đến với Vinh là chọn lựa hay nhất. Tôi đă xuống Hậu Giang, rồi cùng cô ấy đi Đà Nẵng. Trên đường đi tôi bị bắt.

 

Tôi đă trả giá bằng 8 năm tù. Với cấp bậc của tôi như vậy là ít. Ít v́ tôi đă "không thành thật khai báo". Trong bản kiểm điểm nào tôi cũng nói tôi chỉ làm nhiệm vụ vận chuyển hàng hóa, tôi không nói tôi từng là Trưởng pḥng Chiến tranh Chính trị của Sở Pḥng Vệ Duyên Hải.

 

Ở trong tù nhiều người thắc mắc tại sao tôi không đi Mỹ khi tôi có phương tiện. Có người mỉa mai tôi ở lại Việt Nam chỉ v́ đàn bà. Thật ra không phải vậy. Một kết quả do nhiều nguyên nhân, chứ không phải chỉ có một. Nguyên nhân chính là ḷng tự trọng, tự tôn dại dột. Tôi giải thích như vậy nhưng có người không tin.

 

Sau cái ngày tang thương đó, có kẻ phản bội, có kẻ quyên sinh, th́ cũng có kẻ ở giữa hai loại người đó như tôi. Trong thời điểm gần ngày 30 tháng Tư năm 1975 tôi rất tự hào về binh nghiệp của ḿnh, tôi được cấp dưới thương yêu kính nể, cấp trên tin tưởng, quư mến, lẽ nào tôi lại bỏ đồng đội mà đi. Dù có tháo chạy đi nữa, th́ tháo chạy theo đồng đội của ḿnh vẫn ít nhục hơn. Mà phải chi lúc ấy Phú níu tôi lại. Mà làm sao bà ấy níu tôi lại được khi chúng tôi giận nhau, thường xuyên gây gổ. Ḷng tự trọng tự tôn không đúng chỗ đă làm tôi điêu đứng trong thời gian 8 năm và thời gian sau đó nữa, thời gian cho một người đàn ông độ tuổi như tôi lúc ấy có thể làm nên sự nghiệp. Cho đến ngày nay trong giấc ngủ tôi vẫn thường mơ thấy tôi ở tù. Đến khi vừa giật ḿnh thức dậy tôi vẫn c̣n nghĩ đó không phải là một giấc mơ.

 

Năm vừa qua, 2013, tôi có viết một bài với tựa đề "Biết ơn cái đáng ghét". Năm nay tôi viết bài này với tựa đề "Chỉ v́ cái đáng yêu". Trong chuyện t́nh cảm, cái đáng ghét và cái đáng yêu ảnh hưởng rất nhiều lên t́nh cảm của chúng ta, chứ không phải cái ǵ khác hơn như sắc đẹp, tiền tài và địa vị.

 

Trong 8 năm trời Vinh đă đi làm công cho người em họ tôi để có tiền thăm nuôi tôi trong tù. Từ nhỏ đến lớn, cô ấy chẳng biết sàng gạo, xay lúa là ǵ mà lúc ấy vẫn phải làm. Mỗi lần cô ấy lên gặp, tôi nh́n cái bao đựng đồ thăm nuôi mà ứa nước mắt. Tôi định nói cô ấy đừng mang đồ ăn lên nữa, nhưng mà chúng tôi đói quá. Mỗi ngày chỉ có ba ca cơm độn 90% củ ḿ ăn với muối. Mẹ tôi và các em tôi phải phụ thêm cô ấy trong việc thăm nuôi tôi, nhưng làm sao đủ. Cả nước đều đói. Tôi phải gián tiếp cầu cứu đến vợ tôi đang ở Mỹ. Cho đến ngày nay tôi vẫn c̣n hổ thẹn về cái không thành thật của ḿnh. Vợ tôi ở Mỹ không hề biết tôi đang có Vinh, đă gởi những thùng quà cho tôi tận đến ngày tôi đi Mỹ.

 

Cái đáng yêu, đúng hơn ḷng tử tế của Vinh là nguyên do thứ hai làm tôi bị kẹt lại Việt Nam.

Năm 1983, sau khi được trả tự do, tôi và Vinh đă có một cháu trai kháu khỉnh. Tôi chẳng làm được một công việc ǵ ngoài việc phụ Vinh bán thuốc tây lậu để sinh sống và nuôi con. Một lần nữa Vinh lại làm cái cần câu cơm. Từ năm 1984 đến 1987, tôi đă 6 lần vượt biên một ḿnh, bỏ hai mẹ con cô ấy ở lại, nhưng lần nào cũng đi không lọt. Cuối năm 1989 mặc dù có hồ sơ bảo lănh của vợ tôi từ Mỹ, nhưng tôi lại là một trong trong số 59 người thuộc tỉnh Quảng Nam có tên trong danh sách HO đầu tiên. Vinh và Thường, cậu con trai, cũng có tên. Tôi đă đi qua Mỹ theo diện HO. Nếu đi theo diện bảo lănh của Phú tôi sẽ không đem Vinh và Thường theo được. Tôi không nỡ ḷng nào để hai mẹ con ở lại Việt Nam.

 

Dù ǵ đi nữa mẹ con Phú cũng đă có cuộc sống hơn hẳn cuộc sống của mẹ con Vinh. Tôi định qua đến Mỹ rồi, sẽ giải quyết chuyện gia đ́nh. Nhiều người nói tuy Vinh không đẹp và trẻ lắm nhưng "ở Mỹ đàn bà là số một, thứ nh́ là chó, cuối cùng mới đến đàn ông" nên khi đến Mỹ trước sau Vinh cũng bỏ tôi. Tôi định bụng nếu Vinh chia tay, tôi sẽ trở về với Phú, dĩ nhiên với điều kiện là Phú chấp nhận. Nhưng rồi Vinh vẫn không có biểu hiện nào tỏ ra ḿnh là "số 1" cả, ở Việt Nam bà ấy thế nào th́ ở Mỹ bà ấy cũng y như vậy. Việc bán thuốc Tây lậu của bà ấy bên Việt Nam không thể "hành nghề" ở Mỹ được, bà ấy xoay qua làm móng tay. Việc này chẳng có ǵ khó đối với Vinh v́ mấy tháng trước khi qua Mỹ bà ấy đă đi học nghề này.

 

Ở xứ người, Vinh lại là một cái cần câu cơm. Tôi cảm thấy "nhột" v́ ở bên "phe địch" tôi không làm việc ǵ được để kiếm ra tiền, mà bên "phe ta" tôi cũng là người vô tích sự. Tôi đi bán "food to go" (đồ ăn mang đi) cho một người em họ từ 9 giờ tối đến 5 giờ sáng. Nó trả tôi mỗi giờ 3 đô-la 68 cent. "Lương anh 4 đô một giờ, trừ thuế c̣n ..". Nó đếm từng xu trả lương cho tôi. Tôi biết nó phỉnh tôi, nhưng chỉ cười. Nó c̣n chỉ lên góc trần nhà nói: "Anh thấy cái ca-mê-ra đó không. Tôi ở nhà nhưng ở đây ai làm ǵ tôi biết hết". Tôi lại cười v́ biết nó hù tôi, nó sợ tôi .. ăn vụng, ăn cắp. Thấy tôi cười, nó hỏi: "Sao anh cười? Chỗ này phức tạp lắm". Tôi biết nó sợ mất ḷng tôi nên "chữa thẹn". Tôi bực ḿnh nói: "Chú mới coi phim hả". Hồi đó chưa có ai dùng internet cho camera.

 

Nếu không có mấy anh homeless "giúp" có lẽ tôi c̣n bị "trừ thuế" dài dài. Số là có một anh homeless vào mua đồ ăn. Hắn nói muốn mua gà chiên, khoai Tây chiên và cà-phê. Giao cho hắn gói gà và khoai Tây xong, tôi đang lúi húi pha cà phê th́ hắn bưng gà và khoai Tây vọt chạy. Mấy hôm sau hắn (hay ai khác tôi không phân biệt được v́ anh nào cũng giống nhau, nước da đen thui) lại làm y như vậy. Tôi tức quá, cầm dao rượt theo, hắn nhét đùi gà vào miệng, vừa nhai vừa cười. May mà tôi không bị cảnh sát bắt v́ tội dùng hung khí. Dù sao tôi vẫn sợ và xin thôi việc.

 

Đă nhiều lần Vinh tỏ vẻ hối hận, ray rứt v́ nghĩ rằng v́ bà ấy mà tôi đă không đi theo mẹ con Phú. Bà ấy thường khuyên tôi nên đi t́m hai con. Tôi không hiểu bà ấy nghĩ ǵ khi khuyên tôi như vậy. Sao bà ấy không nghĩ khi t́m ra được rồi tôi có thể trở về với gia đ́nh cũ v́ đă xót xa ân hận. Rồi sau đó bà ấy và con lại trở thành nỗi xót xa ân hận tiếp theo.

 

***

 

Hôm 9 tháng 6 Tú hẹn đến ngày Father's Day anh em nó sẽ gặp tôi. Tú, Trang, chồng nó, và cháu ngoại tôi đă có vé đi San Diego cùng với mấy người chị em con d́ trước khi biết tin tôi đang ở Los Angeles. Nếu không, hai đứa đă qua Los rồi. Tôi cho Tú biết Chủ Nhật chúng tôi sẽ xuống thăm. Tôi bỏ cuộc hẹn với anh X tại Factory Coffe. Anh X nói nửa đùa nửa thật:

- Tại sao con mà lại để cha già lặn lội xuống tận San Diego thăm ḿnh. Đáng lẽ tụi nó phải đi thăm anh chứ. Đă qua đến đây mà c̣n ..

Nghe nói tôi chỉ cười. Thông thường mỗi lần bực ḿnh ai chuyện ǵ, tôi chỉ cười. Riêng đối với anh X, tôi thấy cần phải cười vui vẻ với anh ấy hơn. Anh ta đang "hận đời đen bạc" với vợ và cả với mấy đứa con.

 

Nghe nói đi gặp Tú và Trang, hầu hết mọi người trong đại gia đ́nh chúng tôi ở Los Angeles đều muốn đi theo, kể cả Vinh. Ai cũng nói đây là một "Biến cố nửa thế kỷ", một giấc mơ. Sau cùng, chỉ có vợ chồng người em trai, vợ chồng cô em gái, hai cậu con trai tôi và tôi đi. Vinh rất ấm ức v́ tôi không muốn cho bà ấy đi. Cô em tôi c̣n đi xa hơn, đề nghị tôi chỉ nên đi một ḿnh hay đem theo cậu con đầu. Tôi nói:

- Bill Clinton làm phù rể cho mẹ đi lấy chồng c̣n được; ḿnh cho con khác mẹ gặp nhau th́ có sao đâu.

 

Vậy là sáng Chủ Nhật chúng tôi khởi hành xuống thành phố biển La Jolla. Gần 3 tiếng đồng hồ sau chúng tôi mới đến nơi, một căn nhà Tú thuê ở đường Del Norte.

Tú từ trong nhà bước ra nh́n tôi:

- Có phải ba đây không?

- Ba đây chứ c̣n ai nữa. -Tôi nói.

Tôi muốn nói thêm một câu ǵ đó để che bớt cảm xúc nhưng rồi tôi im lặng. Tôi đă nén cảm xúc của ḿnh lại được, đă ngăn không cho nước mắt trào ra. Tất cả vào trong nhà chuyện tṛ, thăm hỏi. Đặc biệt bốn con tôi và cả cậu con rể nữa đối xử với nhau tự nhiên, thân mật như đă ở chung trong căn nhà này từ lâu.

 

Đă xem h́nh các cháu rồi nhưng tôi hơi ngạc nhiên thấy các cháu ăn vận rất đơn giản. Tú mặc sơ-mi trắng, quần đen, mang giày đen, trông nó giống một ông giáo thời tiền chiến ở Việt Nam hơn là một "Việt Kiều". Cô con gái tôi với cái áo đầm màu xanh dài bén gót, không son phấn, không nữ trang, nhưng mặt mũi xinh xắn, hiền hậu, dễ mến. Chồng nó đang ngồi với đứa con gái 10 tháng tuổi, đứng dậy chào tôi. Thật khó mà biết được con rể tôi người gốc nước nào, chỉ thấy có vẻ Đông Nam Á nhưng nước da trắng hơn phần đông những người Đông Nam Á khác. Sau này tôi mới nghe nói cậu ta gốc Miến Điện. Cho đến bây giờ tôi cũng chưa biết con rể tôi làm nghề ǵ, bao nhiêu tuổi. Tôi không muốn giống một số những ông già vợ Việt Nam, gặp con rể là hỏi đủ chuyện, nhất là về công ăn việc làm, như muốn biết nó có đủ sức lo cho con gái ḿnh không.

 

Trong bữa ăn trưa tại Georges On The Cove Restaurant, mặc dù đồ ăn không thích hợp với khẩu vị nhưng tôi cảm thấy rất ngon miệng. Hơn 39 năm mới lại được ngồi ăn chung với các con, được nói chuyện với các con, thật hạnh phúc không ǵ bằng. Sau bữa ăn, chúng tôi đi ra biển xem hải cẩu. Thời gian nghỉ ngơi, ngồi quây quần bên nhau là một dịp để chuyện tṛ thoải mái. Thường nhanh miệng kể cho Tú nghe rất nhiều chuyện về tôi, những chuyện mà tôi tưởng nó không để ư, không nhớ được, ai ngờ nó kể ra vanh vách. Thường c̣n nói với Tú tôi có viết văn nữa. Tú có vẻ ngạc nhiên. Tôi nói sẽ tặng cho Tú quyển Writing On America. Cậu con trai út của tôi th́ nói chuyện với hai vợ chồng Trang. Cháu ngoại tôi đưa đôi mắt tṛn xoe nh́n tôi. Lần nào tôi dang tay ra định ẵm nó, nó cũng không chịu. Nó làm sao biết được giữa tôi và bà ngoại nó, người chắc hay bế nó, đă từng là "một người".

 

Trời đă về chiều tôi định ra về, nhưng Thường và thằng con út không chịu, cứ đ̣i đến chỗ anh Tú, chị Trang. Lại chuyện tṛ. Đến khi gần ra về Thường hỏi tôi:

- Sách của ba đâu rồi?

Tôi lấy từ trong túi xách ra hai quyển Viết Về Nước Mỹ, một bằng tiếng Việt phát hành năm 2013 và một bằng tiếng Anh tức Writing On America. Tôi đưa cả 2 quyển cho Tú. Tú chăm chú đọc vài đoạn trong cả hai quyển. Nó hỏi tôi bắt đầu viết từ năm nào. Nó có vẻ thích thú, ngạc nhiên và quan tâm; hay ít ra cũng lịch sự, tế nhị khi nhận được một món quà. Tôi c̣n nhớ Khóa 13 chúng tôi có tặng cho một vị khách một quyển đặc san. Nhận quà xong, ông ta không những không liếc nh́n quyển sách mà c̣n bỏ lại trên ghế khi ra về. Thấy ông ta c̣n nấn ná nói chuyện với một vài người chúng tôi đem quyển sách lại cho ông ta. Khi ra về ông ta lại "quên" một lần nữa. Dĩ nhiên sách của chúng tôi chỉ là loại sách "hội đoàn" nhưng nhận sách theo kiểu đó thật là .. tàn nhẫn. Từ đó tôi rất dị ứng với việc tặng sách cho những người "không biết đọc".

 

Tôi ôm hai vợ chồng Trang và đứa cháu ngoại từ giă ra về. Tôi tránh nh́n Trang. Nh́n nó tôi sợ ḿnh không cầm được nước mắt. Tôi rất thương nó. Ngày Trang sinh ra đời tôi không ở bên nó.

Tú đưa tiễn chúng tôi ra tận chiếc xe đậu ngoài xa. Thường lái xe, thằng con trai út ngồi bên ngủ gà ngủ gật.

 

Đi được một đoạn đường Thường hỏi tôi tại sao trong 39 năm trời tôi không t́m gặp Tú và Trang. Nó hỏi cùng một ư như những người khác đă hỏi:

- .. Cô Phú có phần cô Phú, anh Tú và chị Trang là con của ba mà 39 năm ba không đi t́m. Tại sao lạ vậy? Ba đâu phải người xấu mà ..

- Tại v́ ..

Tôi ngắt lời nó. Nó chất vấn dồn dập quá, khiến trong một giây phút ngắn ngủi tôi chỉ muốn gỡ tội cho ḿnh bằng cách chụp mũ Phú, đổ lỗi cho Phú, nhưng tôi đă dừng lại kịp:

- Lỗi tại ba. Có lẽ thần kinh của ba không ổn ..

Thường im lặng. Tôi chẳng biết lúc đó trong đầu nó nghĩ ǵ.

 

Để Thường không hỏi nữa, tôi làm như đang ngủ. Thật ra tôi không ngủ. Tôi nhớ đến con số 39. Tôi không tưởng tượng nổi 39 năm là khoảng thời gian chúng tôi xa nhau. Tôi cảm thấy ḿnh có lỗi quá nhiều với Phú và hai con. Lần này cũng như biết bao nhiêu lần trước, tôi làm một quan ṭa để xử ḿnh, và để bớt mặc cảm tôi làm luôn cả luật sư bào chữa cho tôi. Hùng biện thế nào tôi thấy tôi vẫn có lỗi.

 

Tôi đến nhà, cảm thấy ḷng ḿnh nhẹ nhàng ít nhiều khi Vinh ra đón chúng tôi ngoài cửa và dồn dập hỏi:

- Mấy đứa sao rồi? Anh chị em gặp nhau có vui không? Chị Phú có khỏe không? Khi nào Tú và Trang qua Los được? Chắc sang năm họp khóa bên đó tôi cũng đi thăm chị Phú và mấy đứa .. con.

 

Suốt mấy ngày sau đó con số 39 cứ ám ảnh tôi. Con số đó là một đời người, thời gian có thể làm cho băi cát biến thành sông, thời gian cho hàng triệu triệu người sinh ra và chết đi. Chúng tôi đă xa nhau trong một khoảng thời gian như vậy.

 

BỒ TÙNG MA

(Kiu Dim sưu tm và chuyn)

 

website counter