LƯU BÚT NGÀY XANH
Có một tṛ chơi mà tôi đă né
được trong suốt mấy năm trung học là tṛ
viết lưu bút.
Nói là mấy năm trung học v́
ở tiểu học, không có tṛ này, và mấy năm
tiểu học ở miền Bắc tôi cũng không
thấy có ai viết lưu bút. Chỉ ở trung học, và
chỉ ở trung học miền Nam mới có tṛ chơi
viết lưu bút.
Không biết ai là tổ sư
của tṛ chơi này. Người nghĩ ra tṛ chơi này
đáng được ghi nhớ cái công thi vị hóa
những năm tuổi trẻ, mặc dù tṛ chơi này
cũng có hơi rẻ tiền và cuối mùa lăng mạn
không ít.
Cái tên của nó cũng lạ:
nửa phân, nửa cỏ, nửa thành thị, nửa thôn
quê, nửa chữ Hán, nửa tiếng Việt.
Lưu bút là chữ Hán. Lưu bút
là để lại những ḍng chữ. Lưu bút ngày xanh
là cuốn sổ giữ lại, ghi lại những ḍng
chữ của tuổi trẻ, của ngày xanh, của
tuổi hoa niên. Và đúng như thế, chỉ ở
tuổi ấy, người ta mới viết lưu bút. Già
th́ không ai viết lưu bút nữa. Họa chăng là
trăn trối tuổi vàng th́ may ra, hay di chúc ngày vàng cho
hợp t́nh hợp cảnh.
Hồi ấy, trong lớp,
mấy tên ngồi bàn đầu chúng tôi bảo nhau chê
mấy anh viết lưu bút là con gái, là nhà quê, là cải
lương nên chúng tôi nhất định không viết cho
bất cứ ai. Có người ưu ái chuyển cho,
nhờ viết th́ mang về nhà đọc để
cười vỡ bụng rồi trả lại, nhiều
lắm là kư cái chữ kư ngoằn ngoèo, không đứt
đoạn để khỏi chết yểu, không gạch
ở trên để khỏi chết đuối với
chữ cuối cùng ngoặc lên phía trên để mong
đời chỉ có đi lên, không bao giờ đi
xuống, rồi thoái thác rằng "văn chương,
phú lục chẳng hay" không biết viết ǵ cả.
Chúng tôi đọc rất thích thú
những lời châu ngọc của các cây bút trong lớp,
rồi tiếp tục theo dơi xem người viết và
chủ của cuốn lưu bút có tiếp tục tử
tế và thân mến với nhau như trong mấy trang
người viết để lại hay không. Và mặc dù
chúng tôi vẫn tiếp tục gặp nhau trong năm
học sau đó, vẫn dựng xe đạp ăn
thịt ḅ khô, đổ xí ngầu ăn ḅ viên với nhau
ở cửa trường, vẫn rủ nhau trốn
học đi xi nê thường trực năm đồng
một vé, vẫn kể cho nhau nghe những mối t́nh
tưởng tượng với mấy cô Trưng
Vương hay Gia Long ở trong xóm, th́ chúng tôi vẫn
viết những trang lưu bút như những lời
trăn trối cuối cùng trước khi không bao giờ
c̣n gặp nhau nữa.
Bây giờ vừa vào tháng Sáu, niên
học sắp hết, mấy cây phượng tím trong khu
nhà tôi đă nở đầy, một số đă tàn, xác
rơi xuống lối đi bẩn vô cùng. Những cây
phượng tím là những thứ cây chỉ sang miền
tây nước Mỹ tôi mới thấy. Nó vô duyên hết
sức. Nó buồn thảm, sầu năo không để đâu
cho hết.
Phượng là phải
đỏ, phải rực rỡ, phải tương
phản với trời xanh nhiệt đới, phải có
tiếng ve kêu rền rĩ, phải mưa hồng Trịnh
Công Sơn ..
Mỗi năm
đến hè ḷng man mác buồn ..
Câu đầu của bài hát
thường bị gọi là nhạc sến đó không
biết tại sao bỗng trở về suốt mấy
ngày hôm nay trong những lần lái xe đi làm. Không biết
có phải v́ cây phượng tím ở ngay lối vào
cổng khu nhà tôi ở hay không.
Và tự nhiên tôi thấy hơi ân
hận là đă không viết vài ba ḍng vào những cuốn
lưu bút hồi ấy bạn bè gửi nhờ viết.
Phải chi mà cũng đi chụp bức ảnh 4X6 bẻ
cái cổ áo cho cao lên, chụp hơi nghiêng một chút,
một cái khuy áo giả bộ không cài, mái tóc chải
hết một nửa hộp brilliantine, rồi
"ngạo với nhân gian một nụ cười",
để bây giờ may ra một người bạn nào c̣n
giữ lại có phải hay không. Biết đâu những
trang giấy ở đâu đó trong một cái thùng sách, trong
một cái tủ c̣n giữ lại được những
ḍng chữ sạch sẽ, ngay ngắn, rơ ràng thời đi
học chứ không là những nét chữ bôi bác mà chính
người viết không c̣n đọc nổi nữa.
Phải chi mà tôi cũng có một cuốn lưu bút như
vậy, có phải là c̣n giữ được bao nhiêu h́nh
ảnh bạn bè, người c̣n, người mất sau
cuộc chiến tranh mười mấy năm, cuộc
chiến lấy đi rất nhiều tuổi trẻ
của chúng tôi không.
Bobby Vinton, một ca sĩ của
thời 1960 có hát một bài liên quan đến tṛ chơi
lưu bút này, bài Roses Are Red.
Lời ca kể lại là đă
lâu, lâu lắm khi c̣n đi học, hôm măn khóa, nàng đưa
chàng cuốn lưu bút, chàng viết rằng hoa hồng th́
đỏ, hoa tương tư mầu xanh,
đường th́ ngọt, nhưng cũng không ngọt
bằng em ..
Hai người là bạn của
nhau trong những năm trung học, nhưng sau trung
học, chàng đi xa, nàng ở lại, t́m được
người mới. Nàng viết thư cho anh, chàng trả
lời và viết rằng hoa hồng th́ đỏ, hoa tương
tư mầu xanh, đường th́ ngọt, nhưng không
ngọt bằng em ..
Hôm nay chàng gặp một cô bé trông
giống nàng ngày xưa quá. Chàng tin là rồi một ngày nào
đó cũng sẽ có một đứa con trai viết vào
cuốn lưu bút của nó rằng hoa hồng th́
đỏ, hoa tương tư th́ xanh, đường th́
ngọt, nhưng không ngọt bằng em ..
.. roses are red
violets are blue
sugar is sweet
but not as sweet as you...
Thế nên nếu sống lại
được thời mười lăm, mựi bẩy,
th́ nhất định là phải viết lưu bút ngày xanh.
Nhất định không chê lưu bút ngày xanh là nhà quê
nữa ..
Khi tôi ngồi
xuống ở bên em
Giở tập thư
xưa đọc trước đèn
Vẫn ngọn
đèn mờ trang giấy lạnh
Tiếng mùa thu
động, tiếng mưa đêm
Gần nhau c̣n lạ nét môi cười
Em đến như
người bạn cũ thôi
Trận gió năm nào
chưa ngớt thổi
Mà nghe hồn lạc gió
xa khơi ..
Lúc ấy mà mang ông Đinh Hùng ra
th́ vui biết là chừng nào.
BÙI BẢO TRÚC
(Sưu Tầm Liên
Mạng chuyển)