DUYÊN NỢ và T̀NH YÊU
của TRAI GÁI NÔNG THÔN
qua CA DAO
(Vơ Thu Tịnh )
Phần nhiều những bài ca dao
của ta đều là những bài thơ trữ t́nh,
những bài "t́nh ca", mà tác giả hầu hết là
trai, gái nông thôn Việt Nam thời xưa.
Thơ trữ t́nh là tiếng nói của
ḷng người khi tâm t́nh bị xúc động, bất
b́nh, đau khổ. Người đau khổ thường
thấy cần phải bộc lộ nỗi ḷng u uất
của ḿnh ra. Đó là một nhu cầu khẩn thiết
như bất cứ mọi nhu cầu nào khác !
Kinh Thi xưa có câu: "Tâm chi ưu
hĩ, ngă ca thả dao", nghĩa là "ḷng có sự
buồn, ta vừa ca vừa hát". Hàn Dũ đời
Đường cũng xác nhận: "Vật bất
đắc kỳ b́nh tắc minh", nghĩa là
"vật không được vừa ḷng th́ ắt
phải kêu lên". Tiếng kêu lên đó là văn thơ.
Ngày nay, các nhà văn học Tây
phương cho rằng:
"Con người đau khổ. Hát lên
cái khổ đau của ḿnh, con người sẽ
vượt qua cái đau khổ ấy". (1)
Rồi chính ca dao ta cũng nói rơ ràng:
Chim xanh ăn trái xoài
xanh,
Ăn no tắm mát
đậu cành cây đa.
Cực tấm ḷng em
phải nói ra,
Chờ trăng
trăng xế, chờ hoa hoa tàn.
Qua các câu
ca dao trữ t́nh ấy, dân gian đă đúc kết các thành
tố chính yếu của những rung cảm, suy tư
về "t́nh yêu" giữa trai gái nông thôn, vào mấy danh
từ "Duyên, Nợ, T́nh". Trong ngôn ngữ hằng
ngày, khi người ta bàn đến vấn đề Yêu
Thương, mấy từ nầy đă được
lặp đi lặp lại biết bao nhiêu lần.
Một duyên, hai
nợ, ba t́nh,
Chiêm bao lẩn
quất bên ḿnh năm canh.
.. Răng đen ai
khéo nhuộm cho ḿnh,
Để duyên ḿnh
đẹp, cho t́nh anh yêu.
Trăm con ống
sợi chỉ điều,
Trăm con chỉ
ấy buộc vào tay anh.
Một duyên, hai
nợ, ba t́nh ..
Dân gian thời trước cho rằng
yêu nhau, lấy nhau, được hay không là do "duyên
số". Theo tích Vi-Cố xưa, một đêm trăng
đi dạo, gặp một ông lăo ngồi xe các sợi
tơ đỏ với nhau. Hỏi, th́ đáp là đang xe
những cặp trai gái ở thế gian nầy lại cho
thành vợ chồng. Vi Cố tỏ ư muốn biết
vợ của y sẽ là ai ?
Ông lăo chỉ một đứa bé, con mụ ăn mày ở
xó chợ gần đó. Vi Cố xấu hổ, tức
giận, cho người giết đứa bé, rồi
sợ tội, bỏ trốn. Măi về sau Vi Cố
cưới được con gái nhà quan, không dè đó
lại là con gái mụ ăn mày trước kia bị Vi
Cố giết hụt, mẹ đem bỏ ngoài chợ,
một ông quan đi ngang qua gặp được,
thương hại đem về nuôi. Cho nên, gặp nhau,
trai gái nông thôn thường tự hỏi:
Vừa đi là
gặp em đây,
Một là duyên kỳ
ngộ, hai là trời xoay đất vần.
.. Sông sâu nước
hiểm làm vầy,
Ai xui em đến
chốn nầy gặp anh ?
Nhưng dân gian ta lại thêm từ
"nợ" vào, cho rằng v́ kiếp trước có
nợ nần nhau, nên kiếp nầy phải gặp
lại thành vợ chồng, để đền trả
cho xong.
Đôi ta là nợ hay
t́nh,
Là duyên là kiếp,
đôi ḿnh kết giao
Em như hoa mận
hoa đào
Cái ǵ là nghĩa
tương giao hỡi chàng ?
Hoặc
..
Chồng ǵ anh, vợ
ǵ tôi,
Chẳng qua là cái
nợ đời chi đây !
Mỗi người
một nợ cầm tay,
Ngày xưa nợ
vợ, ngày nay nợ chồng.
Vậy "duyên nợ" là một
từ kép bao gồm hai mặt tích cực và tiêu cực
của thuyết "nhân quả" áp dụng vào phạm
vi hôn nhân và t́nh yêu đôi lứa. Nói một cách khác, dân gian
ngày xưa cho rằng hôn nhân thành hay không, là tùy theo trai gái có
"phải duyên" hay "trái duyên" với nhau không ?
Phải duyên, áo rách
cũng màng,
Không phải duyên, áo
nhiễu, nút vàng chẳng ham
Chẳng tham nhà ngói
bức bàn (gỗ),
Trái duyên, coi cũng
bằng gian chuồng gà
Ba gian nhà lá ḷa x̣a,
Phải duyên, coi
tựa chín ṭa nhà lim.
.. Đẹp như tiên, không phải duyên không
tiếc,
Xấu như ma ṃ,
duyên hiệp anh thương.
Như vậy, dân gian đă công nhận
rằng hễ "phải duyên" hay có "duyên
nợ" với nhau th́ xấu đẹp ǵ trai gái
cũng đi đến chỗ thương yêu nhau.
Và dân gian cũng khẳng định
"đảo lại" rằng: Hễ xấu
đẹp ǵ mà cũng thương nhau, tức là đă
"phải duyên", trai, gái quả đă có "duyên
nợ" với nhau rồi.
Khẳng định đảo lại
nầy đă dẫn trai gái nông thôn đến một
quyết định táo bạo hơn:
Số em giàu, lấy
khó cũng giàu,
Số em nghèo, chín
đụn mười trâu cũng nghèo.
Phải duyên, phải
kiếp th́ theo,
Thân em có quản khó nghèo
làm chi.
Chữ nhân duyên thiên
tải nhất th́
Giàu ăn, khó
chịu, lo ǵ mà lo.
"Phải duyên, phải kiếp th́
theo" cụ thể có nghĩa là: nếu trai gái quả
đă cảm thấy "thương yêu nhau", tức
là "phải duyên", nghĩa là đă có " duyên
nợ" với nhau, th́ cứ theo nhau, lấy nhau, thành
vợ thành chồng, bất chấp sang hèn, giàu khó, hay
bất chấp cả sự cản trở của cha
mẹ, họ hàng. Phải chăng đó là một quyết
định táo bạo đối với xă hội ta ngày
xưa ! Mà ngày nay, trái lại có thể coi như là một
quan niệm về t́nh yêu và hôn nhân có tính cách tự do và
hiện đại !
Ở thời phong kiến, những
tục "cha mẹ đặt đâu ngồi đó"
và "nam nữ thụ thụ bất thân" vốn là
của Nho giáo phụ quyền, từ Trung quốc du
nhập vào nước ta, và thịnh hành trong các từng
lớp quan lại, phú thương, trưởng giả. Nhưng
ở nông thôn, Nho giáo chỉ được phổ biến
một cách hời hợt thông qua các hàn Nho sống rải
rác trong xóm làng, và một khi lắng sâu vào quần chúng, th́
cũng đă dần dần bị Việt hoá đi.
Riêng đối với thanh niên nông thôn,
t́nh yêu lại c̣n là lẽ sống của một cuộc
đời cần lao lam lũ.
Ngoài t́nh yêu ra, c̣n có ǵ để có thể an ủi
họ được nữa đâu. Cho nên, bao nhiêu Lễ
giáo của đạo Nho khi xuống đến nông thôn,
cũng phải nhân nhượng trước t́nh yêu đôi
lứa của họ:
Ḿnh về, ta
chẳng cho về,
Ta nắm vạt áo ta
đề câu thơ
Câu thơ ba chữ
rành rành:
Chữ Trung, chữ
Hiếu, chữ T́nh là ba.
Chữ Trung th́
để phần cha,
Chữ Hiếu
phần mẹ, đôi ta chữ T́nh.
Hơn nữa, xă hội nông thôn
trước đây vẫn c̣n chịu ít nhiều ảnh
hưởng di sản của mẫu hệ, nên trong
việc cưới hỏi, cha mẹ không mấy khi ép
buộc con cái:
Ép dầu ép mỡ, ai
nỡ ép duyên
.. Xưa kia ai cấm
duyên bà,
Bây giờ bà già, bà
cấm duyên tôi !
Rồi thỉnh thoảng nếu có
trường hợp bị cha mẹ ép duyên, th́ trai gái nông
thôn sinh ra liều lĩnh:
Tiếc răng,
tiếc rứa, tiếc ri,
Liều ḿnh bỏ
xứ mà đi cho rồi
Liều ḿnh, giả
như đứa đứt tao nôi, (a)
Giả như cha
với mẹ không sinh ra đôi đứa ḿnh.
Chú giải - (a) Đứt tao nôi (tao:
sợi giây, nôi: đồ đan bằng tre để
trẻ nhỏ nằm) Câu nầy ư nói: Coi như chúng ḿnh khi
c̣n bé đă bị đứt tao nôi, mà chết non đi.
Nhưng tục "không
được cưỡng duyên" vốn đă phổ
biến từ xưa trong dân gian. Trong bộ Luật
Hồng Đức, đời Lê Thánh Tông, cũng có trường
hợp cấm ép duyên như thế: "Con gái hứa
gả chồng mà chưa thành hôn, nếu người con
trai bị ác tật, phạm h́nh án, hoặc phá tán gia
sản, th́ cho phép con gái được kêu quan mà trả
đồ lễ .. Trái luật (nghĩa là con trai ấy
cứ ép con gái phải lấy ḿnh) th́ bị xử phạt
80 trượng (b)." (2)
Chú giải: (b) Trượng: ngày xưa
cây gậy bằng gỗ được gọi là
trượng.
Về sau, nếu t́nh yêu bị gián
đoạn, đổ vỡ, hôn nhân không thành, người
xưa cho là tại "duyên số" dở dang, và tự
an ủi rằng:
Khi nào gánh nặng anh
chờ,
Qua cầu anh
đợi, bây giờ em quên.
Kiếp nầy đă
lỡ làng duyên,
Kiếp sau xin hẹn
cửu tuyền gặp nhau.
Như đă nói trên, ở các tầng
lớp quan lại, phú thương chịu ảnh
hưởng Nho giáo, phong kiến, th́ nhất luật
"nam nữ thụ thụ bất thân". Trái lại ở
nông thôn, trai gái, v́ nhu cầu sinh hoạt nông tác nên
thường có nhiều dịp gặp nhau: trong một
vụ cấy mạ, một tối giă gạo, một
chuyến đ̣ ngang, một buổi hát giao duyên, hát
trống quân, hát phường vải, một ngày chợ
phiên, một lễ hội trong làng .. và được
tự do chuyện tṛ, ḥ hát trêu ghẹo, đưa t́nh
với nhau
Ăn chơi cho
hết tháng hai
Để làng gióng
đám cho trai dọn đ́nh.
Trong thời đánh
trống rập ŕnh,
Ngoài thời trai gái
tự t́nh với nhau.
Ngày xưa, các buổi gặp gỡ ḥ
hát nầy thường đưa trai gái nông thôn đến
việc "nên vợ nên chồng" một cách nghiêm
túc:
Con c̣ lấp ló
bụi tre,
Sao c̣ lại muốn
lăm le vợ người ?
Vào đây ta hát đôi
lời
Để cho c̣
hiểu sự đời ở ăn.
.. Một đàn c̣ trắng kia ơi !
Có nghe ta hát những
lời nầy không?
Hát câu đẹp
cốm tươi hồng,
Hát câu nên vợ nên
chồng, c̣ ơi !
Chính các thân hào đă đứng ra
tổ chức những đám "hát phường
vải", "hát trống quân", "hát quan
họ", "hát giă gạo", hát giao duyên" ..
để trai gái hát ḥ, gặp gỡ, kết "bạn
văn nghệ" với nhau, dưới sự kiểm
soát kín đáo của các bậc đàn anh:
Ai có chồng, nói
chồng đừng sợ,
Ai có vợ, nói vợ
đừng ghen.
Tới đây ḥ hát
cho quen,
Rạng ngày, ai về
nhà nấy, há dễ ngọn đèn hai tim. (c)
Chú giải - (c) Đèn hai tim = Đèn nhà
quê ngày xưa đổ dầu phụng vào dĩa, dùng
một sợi vải làm tim đốt. "Đèn hai
tim" chỉ trai có 2 vợ.
Cũng ở thôn quê ta ngày xưa,
thường con gái lại đứng lên tỏ t́nh và t́m
đến gặp con trai trước. Một tâm t́nh say
đắm, "lăng mạn" phi Nho giáo ! Không cần
biết sẽ có nên vợ, nên chồng hay không, nhưng
gặp nhau, thương nhau th́ cứ "xơi năm ba
miếng trầu" với nhau đă .. "kẻo ḷng
nhớ thương".
Sớm mai gánh
nước mờ mờ,
Đi qua ngơ giữa
t́nh cờ gặp anh.
Vào vườn hái
quả cau xanh,
Bổ ra làm tám
mời anh xơi trầu.
Trầu nầy ăn
thật là say,
Dù mặn dù lạt,
dù cay dù nồng.
Dù chẳng nên vợ
nên chồng,
Xơi năm ba
miếng kẻo ḷng nhớ thương.
Cầm lược
th́ nhớ tới gương,
Cầm trầu
nhớ túi, nằm giường nhớ nhau.
Ở đây, trai gái nông thôn chỉ
cần hưởng thụ trong hiện tại, không
cần biết đến "duyên nợ" sẽ
đưa đến đâu ? Một hành động, mà ngày
nay có thể coi như là "lăng mạn" hay
"hiện sinh"!
Và tính cách "lăng mạn" ấy c̣n
gặp lại trong cái nh́n đắm đuối, rụt rè
của những mối t́nh vô vọng:
Ngó em chẳng dám ngó
lâu
Ngó qua một chút
đỡ sầu mà thôi!
"Lăng mạn" c̣n ở trong
cử chỉ nâng niu, săn sóc đứa con nhỏ
của cô gái vừa mới lừa dối ḿnh, mà oái ăm
thay, đó lại là cô gái mà ta đă lỡ yêu:
Ḿnh nói dối ta ḿnh
chửa có con,
Ta đi qua ngơ
thấy con ḿnh ḅ.
Con ḿnh những
trấu cùng tro,
Ta đi xách
nước rửa cho con ḿnh.
Về sau, khi chế độ xă
hội đă chuyển sang phụ hệ, với ảnh
hưởng của Nho giáo, th́ các cuộc hẹn ḥ riêng
tư "thân mật, mùi mẫn" giữa trai và gái
như thế tất nhiên phải kín đáo, lén lút hơn
xưa:
"Đêm nằm
thao thức vào ra,
Chờ cha mẹ
ngủ, lén qua thăm ḿnh.
Tôi than hết
sức, tôi dứt hết t́nh,
Thiếu điều
cắn ruột trao ḿnh, ḿnh ơi !"
.. Gió đưa cành
mận, gió lận cành đào,
V́ em anh phải ra vào
tối tăm.
Tối tăm th́
mặc tối tăm,
Chờ cho cha mẹ
đi nằm sẽ hay.
Cầm tay, anh nắm
cổ tay,
Em đừng hô hoán
sự nầy mà to.
Đă yêu nhau rồi, tức là đă
"phải duyên", đă có "duyên nợ" với
nhau rồi, th́ "phải theo" .. lén lút theo !
Qua các câu ca dao trữ t́nh, chúng ta
nhận thấy có một sự tranh đấu dằng dai
qua bao nhiêu thế kỷ giữa hai nền văn hóa
địa phương và ngoại lai:
Giữa chế độ mẫu
hệ Lạc Việt và chế độ phụ hệ Nho
giáo Trung quốc, giữa ḷng tin vào số mệnh trong tín
ngưỡng nguyên thủy Việt-Nam với thuyết nhân
duyên trong Phật giáo, giữa bản tính đa t́nh, lăng
mạn của dân quê ta với các lễ tục khắc
nghiệt của chế độ phong kiến ..
Công cuộc tranh đấu gay go,
đầy đau thương, nước mắt, nhằm
giải phóng con người ra khỏi mọi áp bức,
để đem lại tự do yêu thương, tự do
kết hôn .. Có thể có những khuynh hướng lăng
mạn, hưởng thụ, hiện sinh, nhưng vẫn
không "lăm le vợ người" và không nhận
"ngọn đèn hai tim", không hề xa rời
"đạo đức tự nhiên" của ông cha !
Một cuộc tranh đấu không bài
ngoại tuyệt đối, mà có tính cách ḥa nhập trong
thế quân b́nh. Đó chính là sức mạnh sinh tồn ngàn
năm của dân ta !
CHÚ THÍCH
(1) - D. Huisman et L.R. Plazolles, L'Art de la
dissertation littéraire, Sedes, Paris,1960, p. 228 (L'homme souffre, mais en
chantant sa souffrance, il la dépasse).
(2)- Luật Hồng Đức,
chương Hộ Hôn, điều 39
VƠ THU TỊNH
(Sưu Tầm Liên
Mạng chuyển)