SU'U TÂ`M 2

Home | VA(N | VA(N (tt) | VA(N 1 | VA(N 2 | VA(N 3 | VA(N 4 | VA(N 5 | VA(N 6 | VA(N 7 | VA(N 8 | VA(N 9 | VA(N 10 | VA(N 11 | VA(N 12 | VA(N 13 | VA(N VUI | VA(N VUI (tt) | VA(N VUI 1 | VA(N VUI 2 | VA(N VUI 3 | VA(N VUI 4 | VA(N VUI 5 | VA(N VUI 6 | VA(N VUI 7 | VA(N VUI 8 | VA(N VUI 9 | VA(N VUI 10 | VA(N VUI 11 | VA(N VUI 12 | TA.P GHI | TA.P GHI [tt] | TA.P GHI [1] | TA.P GHI [2] | TA.P GHI [3] | TA.P GHI 4 | TA.P GHI 5 | TA.P GHI 6 | TA.P GHI 7 | TA.P GHI 8 | TA.P GHI 9 | TA.P GHI 10 | TA.P GHI 11 | BÀI VIÊ'T | BÀI VIÊ'T (tt) | BÀI VIÊ'T 1 | BÀI VIÊ'T 2 | BÀI VIÊ'T 3 | BÀI VIÊ'T 4 | BÀI VIÊ'T 5 | BÀI VIÊ'T 6 | BÀI VIÊ'T 7 | BÀI VIÊ'T 8 | BÀI VIÊ'T 9 | BÀI VIÊ'T 10 | BÀI VIÊ'T 11 | BÀI VIÊ'T 12 | BÀI VIÊ'T 13 | BÀI VIÊ'T 14 | BÀI VIÊ'T 15 | SU'U TÂ`M .. TÊ'U | SU'U TÂ`M .. TIN | SLIDESHOW

BÀI VIÊ'T 13

VIỆT NAM QUA CON MẮT NGƯỜI NƯỚC NGOÀI

 

VIỆT NAM QUA CON MẮT NGƯỜI NƯỚC NGOÀI

(Trần Khải Thanh Thuỷ -Hà Nội-)

 

 

Cuộc nói chuyện của Ông Achim Burchart - Tùy viên kinh tế tại Sứ quán Đức Hà Nội với hai người bạn của mình là Markus Vorpahl - nhà dân tộc học và Việt Nam học, Gerd Mutz, giám đốc viện nghiên cứu xã hội tại Muenchen, đã được phiên dịch viên dịch lại. Bài viết này chỉ tập hợp một phần nhỏ những nhận định quan trọng của ông cùng bạn bè mà tác giả may mắn được chứng kiến, xin ghi lại trung thực để mọi người cùng tham khảo.

 

1. Con đường nhanh nhất dẫn đến lụn bại là vào bệnh viện:

 

Nguyễn Thị Hoài ngồi trên giường sắt bệnh viện nhi Thuỵ Điển tại Hà Nội. Mặt nhợt nhạt, bên cạnh là đôi vai thõng xuống đầy mệt mỏi của chồng. Họ đến từ Bắc Cạn, quê hương tổng bí thư Nông Đức Mạnh cũng là một trong những nơi nghèo nhất nước, nghèo đến mức người dân chơi chữ bằng cách nói lái - phải bán cả cái đó mà ăn. Vậy mà giờ đây, họ phải chi 6.000.000 đồng (khoảng 300 Euro) cho ca mổ của đứa con, kèm thuốc men, và sự "giúp đỡ" của bác sỹ và y tá. Một số tiền ngốn hết toàn bộ thu nhập trong một năm. Thêm nữa, còn tiền tàu xe, ngủ trọ, cơm, nước - dù tằn tiện cũng 1 triệu nữa. Số tiền này họ vay của cha mẹ, chú bác, ông bà, mà không biết khi nào trả nổi. Bảo hiểm ư ? Hoài ngơ ngác không hiểu. Bốn phía xung quanh là người nhà bệnh nhân với nét mặt đờ đẫn mệt mỏi, nhiều người trong số họ phải bán nhà, đất để cứu con, họ bày tỏ: Thoát khỏi hố tử thần đào sẵn cho con, tôi chuẩn bị bước vào hố mà tử thần đào sẵn cho mình, vì ra khỏi bệnh viện không biết sẽ sống thế nào với số nợ khổng lồ trên vai, khi mà thu nhập từ ruộng vườn, lao động thủ công nặng nhọc một ngày cũng chỉ là 10.000 đồng Việt nam (bằng 0,5 Euro). Về phía chính quyền nhà nước - mang danh Xã hội chủ nghĩa, nhưng chẳng thể hy vọng gì, người ta chỉ thích nói mà không làm.

 

2. Hố ngăn cách rộng mở

 

Hơn một thế kỷ chiến tranh, hết chống Pháp, chống Mỹ lại chống Tàu, bốn triệu người bỏ mạng, vô số cô nhi, quả phụ, thương bệnh binh nhiễm chất độc da cam sinh ra trẻ thơ tật nguyền, thêm vào đó là nền kinh tế cộng sản: người nông dân kéo con trâu mệt lả trên cánh đồng khoán sản, lũ trẻ con đùa nghịch trong lô cốt bỏ hoang, hay bên cạnh nòng đại bác rỉ hoen. Sau chiến tranh gần 32 năm, sự khốn khổ vẫn còn tồn tại. "Đến mức, tê liệt cả ý chí vì đói", cô giáo Bùi thị Hồng - 31 tuổi, chị ruột chồng Hoài - nói: "Cứ bảo tăng lương, cải thiện đời sống giáo viên, để miền núi tiến kịp miền xuôi, nhưng như một lẽ đương nhiên, lương chưa tăng thì giá đã tăng, lương tăng 10% thì giá tăng gấp 5, 7 lần, thành thử nghèo lại hoàn nghèo, chỉ biết đói khổ triền miên, đói nghèo đến chết mà không ai dám chết vì đói nghèo".

 

Điều này người như ngài làm sao biết được ? Hồng gay gắt: - Ở đất nước ngài, người lớn chỉ biết rượu, thịt, bia tươi, những siêu thị đầy ắp hàng hoá, trẻ em có cả núi sữa, bơ, ở một mình một phòng, lên 10 có ti vi riêng, 16 tuổi có dàn máy stereo, 18 tuổi có ô tô, nếu không may xảy ra va quệt đã có bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm tính mạng, bảo hiểm thất nghiệp. Cho dù đất nước các ngài chuẩn bị "giãy chết" và mất nhân quyền gấp triệu lần xã hội chủ nghĩa chúng tôi chăng nữa.

 

Ở Việt Nam, ngay cả khi đất nước kiệt quệ, dân chúng đói khát (thập kỷ đầu 80), điều còn lại bao giờ cũng là lòng tự hào dân tộc, với tâm thức: Chúng ta đã đánh bại tất cả chúng nó, từ thằng Pháp, thằng Mỹ, cho đến thằng Tàu. Tại đại hội Đảng lần 6 năm 1986, Lần đầu tiên Đảng cộng sản gạt bỏ tâm thức này để đi đến quyết định "Đổi mới", chuyển nền kinh tế bao cấp thành kinh tế thị trường, từ chỗ đói khát khổ sở, mỗi gia đình Việt Nam đã có lợn trong chuồng, gà trên sân, quán bún ốc, riêu cua ngay lối vào nhà. Và quả nhiên, Việt Nam- chú bé mồ côi, gầy guộc, đói khổ vì chiến tranh, đã nhanh chóng trở thành con rồng nhỏ. Năm 1989, họ đứng thứ ba thế giới về xuất khẩu gạo, tăng trưởng kinh tế gần bằng Trung Quốc - 5,8 %. Vài năm sau, vì "cái đuôi" theo định hướng xã hội chủ nghĩa, từ xu hướng đi lên đã chững lại. Tuy nhiên mức giàu nghèo ngày càng phân cách. Cụ thể ở khu phố cổ Hà Nội, một mảnh đất vài chục mét vuông được bán với giá vài chục ngàn đô la Mỹ. Nhiều người đang tính chuyển từ xe máy, xe đạp sang xe du lịch Daewoo. Nỗi nan giải sang trọng của họ là thiếu chỗ đậu xe, thiếu cả thời gian tham gia giao thông, vì đi xe máy trong thành phố đồng nghĩa với việc đạp xe, tốc độ không bao giờ vượt quá 20 km/h, không kể tắc đường, còn đi xe hơi lại chậm hơn xe máy vì đường hẹp, người đông, không thể luồn lách nổi. Ngược lại, giấc mơ của người nông dân muôn thuở vẫn là bao gạo đầy, chiếc xe đạp hay thuốc Penicillin cho con.

 

Hố ngăn cách ngày càng lớn còn vì lý do nghiêm trọng khác, một bộ phận cán bộ có chức quyền chuyên tiêu tiền công quỹ, trong khi nông dân và dân nghèo thành thị chỉ trông vào số lương còm cõi hoặc những vụ thu hoạch nghèo nàn trên mảnh đất mỗi ngày một thu hẹp của mình.

 

Ba triệu người giàu, thậm chí có thể dùng tiền mua nhiều bảo hiểm khác nhau, từ thân thể, y tế như Nhân Thọ, Bảo Việt, Prudencial, v.v trong khi nhà nước hoàn toàn không đủ khả năng thực thi học thuyết bác ái Xã hội chủ nghĩa. 81 triệu người Việt nam, chỉ có 7 triệu là công chức hoặc có công trong chiến tranh được bảo hiểm nhưng thường không đầy đủ. Khi gặp nạn, họ nhận được chút tiền trợ cấp, vài chục viên thuốc do nền y tế trong nước sản xuất. Hơn 70 triệu người còn lại hoàn toàn không được bảo vệ dưới mái nhà che chở của công ty bảo hiểm nhà nước Bảo Việt cũng như bộ y tế với những biểu ngữ lôi cuốn: "Hãy yên tâm: có Bảo Việt đứng bên, sau cơn bão các bạn sẽ tìm thấy cầu vồng", và: "Người tham gia mua bảo hiểm y tế - như đi cầu thang có tay vịn .."

 

3- "Mạng lưới nghĩa vụ"

 

Bạn cần giấy phép mở cửa hiệu trong khi cha không phải cán bộ Đảng, mẹ không nằm trong biên chế bộ công an. Vậy thì lấy đâu ra dấu đỏ ? Làm sao qua mặt cả hệ thống quan liêu, cứng nhắc ? Cả chục năm, Việt Nam áp dụng cơ chế "mở" mà người dân vẫn gọi: "một cửa nhưng nhiều khoá". Nếu quen người có chức quyền, chỉ 3 cú điện thoại là bộ máy bắt đầu khởi động. Cái đích của "tình đoàn kết" sẽ dắt bạn lách khỏi cơ chế, các công chức chính quyền và nhân viên cảnh sát với giá định sẵn, dù bạn mở quán Karaoke ôm có rượu lậu và gái mãi dâm, hay thành lập đường dây buôn lậu, hoặc để người ngoại quốc thuê nhà không giấy phép. Điều quan trọng là thỉnh thoảng giúi USD cho người bảo lãnh, dẫn dắt làm ăn, tư vấn cho mình. Điều này đồng nghĩa với sự tồn tại giữa Cho và Nhận, cũng là tâm lý nợ lẫn nhau. Theo thời gian, những bó hoa, phong bì đựng tiền, trợ giúp khi xây nhà, mời đi nhà hàng ăn tiệc ngày càng to, đẹp, đắt tiền hơn. Chỉ khi đó người ta mới chắc là người kia luôn chịu ơn để giúp mình". Theo biệt ngữ xã hội học, hệ thống này mang tên "Mạng lưới nghĩa vụ". Ngoài mối quan hệ gia đình là chỗ dựa cho mọi người Việt Nam, "nó có thể trụ đỡ mạnh hơn bất cứ phép thuật nào". Không ai dám xa lánh các mối quan hệ này, ngược lại, quan hệ càng rộng thì cuộc sống gia đình càng bảo đảm, họ bảo: "Chỉ có ai ngớ ngẩn mới đứng ngoài cuộc".

 

4- Giao thông và tín ngưỡng:

 

Với nghi lễ tôn giáo, người ta muốn giảm thiểu sự rủi ro ở mức thấp nhất, lòng tin lớn đến mức nhiều khi làm hiểm nguy tăng gấp bội. Trên đường sá Việt Nam, lượng người chết do tai nạn giao thông nhiều nhất thế giới.

 

Xe máy, xe tải và xe du lịch lao ầm ầm trên những con đường mấp mô, lầm bụi, hoặc len lỏi trong phố xá chật hẹp. Xen vào đó là trẻ con, xích lô, xe thồ, mặc trên đầu treo biển: Đường mấp mô, các loại xe giảm tốc độ. Trong năm 2005, khoảng 20.000 người thiệt mạng, gần 60 000 người bị thương(thống kê của bộ giao thông công chính, cứ mỗi ngày qua đi, 54 người tử nạn, 120 người bị thương). Năm 2006, tỷ lệ này còn lớn hơn nữa, cả số người chết cũng như bị thương .. trung bình 6 tháng đầu năm, mỗi ngày qua đi là 58 người ra đi đầu không ngoảnh lại. Nghĩa là đã ra khỏi nhà rồi là đến thẳng nghĩa địa, nhập hộ khẩu diêm vương, làm bạn với thần chết bóng đêm luôn. Số người bị thương thì nằm kín lối ra vào của bệnh viện Xanh pôn, và bệnh viện Việt Đức, bệnh viện Bạch Mai v.v. Cứ như đang có chiến tranh, vậy mà người ta vẫn hồn nhiên, vô tư đi tìm sự phù hộ độ trì tại các đền đài chùa chiền, kể cả ở thị trấn, thành phố nhỏ xa Hà Nội vài trăm km, khi trở về, người nào người nấy nồng nặc mùi bia, bụng ních chặt thịt gà, bò, lợn, hoa quả. Họ tin với những lễ vật sang trọng đã dâng cùng lời cầu xin qua việc thắp hương, nhất định gia đình họ được bình yên vì cả thần ác lẫn thần thiện đều phù hộ.

 

5- Chính sách xã hội:

 

"Chúng tôi sống trong cộng đồng, đùm bọc yêu quý nhau như anh em một nhà. Chúng tôi không ích kỷ và cá nhân chủ nghĩa như trong xã hội phương Tây thối nát" - đó là biểu ngữ mà các nhà chính trị Á Châu rất khoái sử dụng để bào chữa cho những hụt hẫng của họ như chính sách với người già, chế độ, quy định với các trường hợp tai nạn giao thông, lũ lụt, hoả hoạn .. Họ coi đó như đặc thù Châu Á, đặc thù dân tộc, để mặc anh em, họ tộc làng mạc, người giàu có đùm bọc lẫn nhau, còn họ đứng ngoài. Càng ngày, bộ máy nhà nước Việt Nam càng mắc chứng bệnh run gân Parkinson nặng nề, họ lo sợ đến một lúc nào đó sẽ không kiểm soát được người dân trước những quyết sách quá yếu kém, bất hợp lý của họ ..

 

Sau căn bệnh Parkinson sẽ là xác chết. Nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đang chết lâm sàng rồi, Ông Achim Burchart nhận định.

 

Đúng vậy Markus Vorpahl và Gerd Mutz khẳng định: - Chỉ dân tộc trường tồn cùng lịch sử .. Tôi tin 85 triệu người dân Việt Nam sẽ làm được điều gì đó cho mình, chứ không thể để dân tộc chìm trong đói nghèo, lạc hậu như hiện tại.

 

 

Hà Nội 21-9-2006

TRẦN KHẢI THANH THỦY

(Sưu Tầm Liên Mạng)

 

website counter