|
Sổ Tay Thường Dân Tưởng
Năng Tiến: MỘT CHÚT TÌNH RIÊNG VÊ
MIỀN SƠN CƯỚC K' TIÊN Chẳng hiểu em nói cái gì nhìn môi một cụm xuân thì cũng
thương em xinh như đoá hướng dương mọc hoang theo lối về buôn bản
nghèo. "H'Na Cô Gái Tây Nguyên" Tác giả những câu thơ vừa dẫn,
thi sĩ Phan Ni Tấn, là một người
vô cùng may mắn. Vô số kẻ đã
đến miền sơn cước nhưng có lẽ
chỉ riêng mình ông ta có chuyện
tình duyên với một cô gái Tây
nguyên, "xinh như một đóa hướng
dương", dù rằng hai bên hoàn
toàn bất đồng ngôn ngữ. Tôi biết một nhân vật khác, cũng
đến miền cao nguyên và đến rất sớm,
nhưng không có cái may mắn tương tự.
Đó là nhạc sĩ Văn Trí,
người viết bản Hoài Thu vào năm 1951.
Đà Lạt (ở thời điểm này, theo như
lời đương sự mô tả) chỉ là
một nơi "núi rừng thâm xuyên", với
những "bầy nai ngơ ngác", và
"lá vàng rơi đầy miên man .." - rồi
chấm hết ! Tuyệt nhiên, không hề thấy
bóng dáng bất cứ cô sơn nữ
nào - kể cả những cô mà nhan sắc chỉ
ở mức trung bình (hoặc dưới trung
bình, chút đỉnh) ! Tôi sinh ra đời sau tác phẩm Hoài
Thu, và dưới một ngôi sao (vô cùng)
xấu. Dù đã sống hết một phần
đời của mình ở miền cao, tôi
chưa bao giờ được hân hạnh cầm tay
(chứ đừng nói chi đến chuyện
tương tư) chị em cô gái H' Na - như
nhà thơ Phan Ni Tấn. Tôi cũng không
được cái vinh dự nhìn thấy nét
hoang dại, trinh nguyên của một vùng đất
mới - như nhạc sĩ Văn Trí. Sự hoang
dã của cao nguyên Lâm Viên, với những
kẻ sinh sau đẻ muộn như tôi, chỉ
còn là dư âm - qua những câu chuyện
kể, từ những người đến trước. Tôi thích nhất là những chuyện về
thú rừng, đại khái như: "ngày
xưa", ở Đà Lạt, nhiều hôm lũ
học trò đương lơn tơn đến
trường thì "bỗng" thấy một
"ông cọp" đang ngồi phơi nắng. Thế
là cả lũ vội vàng nín thở,
nhè nhẹ quay lưng, rón rén đi .. về.
Khỏe thì thôi chứ ! Sự gần gũi (giữa cọp và người)
như thế - tiếc thay - không kéo dài
luôn, và cũng không kéo dài lâu.
Trong những ngày thơ ấu, mỗi sáng đi
học, tôi đều cầu nguyện và van xin
(Phật, Chúa,Thánh, Thần .. các thứ)
để cũng được nhìn thấy vài
con cọp bự - đang ngồi phơi nắng, giữa
đường, như thế. Dù tôi rất
chí tình, sự khẩn cầu này chưa bao
giờ ứng nghiệm. Lòng tin của tôi
vào các đấng thiêng liêng giảm
sút không ngừng, kể từ thuở ấy. Khi tôi được "bế" lên
Đà Lạt, vào khoảng giữa thập
niên 1950, thành phố này đã bị
đô thị hóa. Voi, cọp, heo rừng, beo, gấu,
khỉ, vượn, nhím, mển, gà rừng,
công, trĩ, hươu, nai, trăn, rắn, sóc, chồn
.. không còn chung sống với người. Người
Thượng (nói chung) và những cô sơn nữ
(nói riêng) cũng không mấy khi xuất hiện
trên đường phố. Họ ở cách xa,
nơi miền sơn cước. Văn hoá miền núi, tất nhiên,
có nhiều nét dị biệt với miền
xuôi; do đó, khi giao tiếp, đôi lúc,
giữa người Thượng và người Kinh
đã có những hiểu lầm - vô cùng đáng tiếc ! Tôi đã chứng kiến cảnh một
chàng thanh niên từ miền sơn cước xuống
đồng bằng, và bị "tiếng sét
ái tình" với một cô gái nơi
thành thị. Chàng đứng ngẩn ngơ,
chân không thể bước. Trước tình
huống đó, có người buột miệng
nói đùa: - Người Kinh không có "bắt chồng"
như người Thượng đâu. Muốn "bắt
vợ” thì tuần trăng sau phải mang hai con
trâu tới đây mới được. Chàng trai miền núi mừng rỡ gật
đầu, hăm hở quay về. Không hiểu phải
qua bao nhiêu đường đất, và gặp
bao nhiêu khó khăn ở thôn bản của
mình nhưng đúng hẹn chàng trở lại.
Nhác trông thấy người - dắt theo hai con
trâu, như giao ước - cô gái vội
vàng bỏ trốn ! Chờ hoài không thấy
cố nhân, chàng thẫn thờ mãi rồi lặng
lẽ dắt trâu đi. Một chuyện tình buồn thảm thiết
như vậy mà khi kể xong vẫn có người
cười. Nói thiệt, sao tôi cười ..
không nổi ! Cách đùa cợt đó,
ngay từ lúc ấu thơ, tôi đã cảm
thấy có cái gì rất là không ổn.
Sau này, cũng đã có lần tôi
suýt khóc khi tình cờ đọc một
câu thơ trào phúng như sau: "Xu hào rủng rỉnh Mán ngồi xe
!" Tú Xương sinh năm 1870 và mất
năm 1907. Bài thơ "Năm Mới” có thể
được viết từ cuối thế kỷ mười
chín. Vào thời điểm này, khi mà mọi
phương tiện truyền thông và giao thông
đều vô cùng giới hạn nên cách
nhìn lệch lạc của thi sĩ về một
người đồng bào miền núi - tôi cố
nghĩ - có thể thông cảm được. Sang thế kỷ hai mươi mốt, tôi lại
đọc được một "chuyện cười"
khác nữa - có liên quan đến những
người dân sơn cước: "Khoảng năm 1977, một họa sĩ miền
Nam là Đỗ Toàn, tên thật là
Đoàn Văn Toàn, tốt nghiệp trường
Mỹ Thuật Huế, giáo sư hội hoạ
trường Phan Châu Trinh, Đà Nẵng trước
năm 1975, trong chuyến viếng thăm Hà Hội,
đã ghé thăm Văn Cao. Theo Đỗ
Toàn, nhà Văn Cao trống trơn, xơ xác,
ở giữa treo một người thượng du cỡi
một con ngựa chiến rất đẹp. Nhiều
người Việt thường có định kiến
bất công là tỏ ra xem khinh người miền
núi, gọi họ là dân thiểu số hay
dân "mọi". Rất thắc mắc về một
người "mọi" cỡi trên lưng một
con ngựa cao lớn oai phong, nên trong lần gặp gỡ
thứ nhì, trong dịp ra Hà Nội đó,
Đỗ Toàn mới hỏi Văn Cao ý nghĩa
thực sự của bức tranh là gì ? Văn
Cao vừa cười vừa giải thích:"Thì cái nước Việt
Cũng theo lời chú thích của giáo
sư Trần Gia Phụng, câu chuyện vừa dẫn
được viết lại theo lời kể của hoạ
sĩ Đỗ Toàn. Cả Văn Cao và Đỗ
Toàn đều không còn nữa. Tôi
không dám làm phiền đến sự an nghỉ
của những người đã khuất, cũng
không hề có ý nghi ngại sự khả
tín và khả xác về tư liệu
được cung cấp bởi giáo sư Trần
Gia Phụng - một người viết sử cẩn thận
và chu đáo. Tôi chỉ thầm mong
đây là một thứ giai thoại, tương
tự bao nhiêu giai thoại khác, chung quanh một
nghệ sĩ đa tài - như Văn Cao, thế
thôi. Tự thâm tâm tôi không tin rằng
tác giả của Suối Mơ, Bến Xuân,
Mùa Xuân Đầu Tiên .. là người
có nét ranh mãnh - như đã được
mô tả qua mẫu đối thoại của câu
chuyện vừa rồi: "Thì cái nước
Việt Mang so sánh một nhóm người cần
cù, hiền hoà, chất phác, lương thiện
.. như những nguời dân sơn cước ở
Việt Hiện tại ở Việt Nam có đến
hai triệu người gốc Hoa, năm trăm ngàn
người Việt gốc Miên, năm chục
ngàn người Chàm, và năm mươi
nhóm người dân miền núi khác nhau
.. Tổng cộng họ chiếm chín phần trăm
dân số, theo như ghi nhận (rất khái
quát) của Microsoft Encarta Online Encyclopedia 2000. Những
sắc dân miền núi bao gồm người
Lô Lô, Mèo, Mán, Mường, Nhắng,
Nùng, Thổ, Thái - ở thượng du Bắc Việt;
và Vân Kiều, Kha Tu, Hré, Sédang, Bahnar,
Djarai, Roglai, Rhadé, Koho, Mnong, Stiêng - ở cao
nguyên Trung Việt [Cửu-Long- Giang Toan Ánh, Người
Việt Đất Việt, 1967 (DaiNamCo in lại tại Hoa
Kỳ, và đã bỏ tên nhà xuất bản
gốc), 42 - 55]. Ngoại trừ người Việt gốc Hoa, tất
cả những nhóm dân còn lại đã
có mặt ở Việt Nam tự ngàn xưa. Họ
đều góp phần máu xương, công sức
và chia sẻ tận tình mọi thăng trầm với
vận mệnh của xứ sở này. Tuy vậy, họ
đã không được người Việt -
nhóm người chiếm tỉ lệ đa số -
kính trọng và đối đãi một
cách bình đẳng. Ngay cả với người Hoa - nhóm nguời
mới nhất, bị nhiều thành kiến và
tai tiếng nhất (vì thái độ bị coi
là "ký sinh" của họ trong lãnh vực
kinh tế) - chưa chắc phần lớn người Việt
đã có sự hiểu biết đúng đắn
và rõ ràng về họ. Xin đơn cử một
thí dụ, về cộng đồng người Hoa ở
Quảng Nam: "Nhóm người thứ ba đến
Quảng Nam là con cháu của những người
Trung Hoa buôn bán bằng đường biển,
đến Quảng Nam lập nghiệp và nhất
là những thần dân nhà Minh vượt
biên, bỏ nước ra đi vì người Kim
từ miền Bắc xuống lật đổ nhà
Minh năm 1644, lập vương triều Mãn Thanh.
Nhóm người Trung Hoa can đảm không
kém những lưu dân Việt. Họ là những
tinh hoa ái quốc Trung Hoa thuộc tầng lớp sĩ
phu hay kinh doanh giàu có, rất nhiều kinh nghiệm
tổ chức và làm ăn. Họ đến Quảng
Nam và chọn nơi này làm quê
hương với tinh thần xây dựng quê
hương mới, chứ không phải là nguời
khách trú buôn bán kiếm lời rồi bỏ
đi. Họ đã đóng góp không
ít cho sự thịnh vượng Việt Tôi tin rằng một nhóm người
"Ba Tầu" khác, theo chân họ Mạc đến
Hà Tiên, vào cùng thời điểm
trên, cũng có đầy đủ những đức
tính đáng qúi và "đã
đóng góp không ít cho sự thịnh
vượng Việt Nam" - không khác gì những
người Minh Hương ở Quảng Nam. Rồi trong cơn quốc biến, tai họa
đã là "cơ hội đồng đều"
cho mọi người dân sống ở Việt "Mùa hè năm 1978, công an biên
phòng của Việt cộng cho thiết lập những
trạm dọc theo những tỉnh bờ biển miền
Nam để đóng tàu và đẩy người
Hoa ra biển, sau khi thu lệ phí cắt cổ bằng
những cây vàng, trong đó cũng có nhiều
người Việt giả dạng Hoa Kiều tìm
cách vượt biên. Với tiến trình hai
năm trời như thế, người ta ghi nhận
ít nhất có 250, 000 người bị Cộng Sản
Việt Nam tống ra biển, trong số này ít nhất
có từ 30 đến 40,000 người chết mất
xác ngoài biển khơi" [Nayan Chanda, Brothers
Enemy. Trans. Phạm Quốc Bảo - Huynh Đệ
Tương Tàn (California: Thế Giới, 1991), 195-196]. Dù vậy, nghĩ cho cùng, những người
Việt gốc Hoa vẫn còn có thể được
coi là .. may mắn ! Họ còn có phương
tiện và có chỗ để đi. Những những
sắc dân khác, phần lớn, không có
cái may mắn tối thiểu như thế - nhất
là những kẻ nơi miền sơn cước. Họ ở quá xa bờ biển, và
quá nghèo để lo liệu được cho một
chuyến đi - đắt giá. Và cho dù
có cơ hội chăng nữa, chưa chắc những
người miền núi đã lựa chọn chuyện
từ bỏ quê hương - một cách dễ
dàng - như những kẻ ở miền xuôi ! Trong số những người đã ra đi,
mấy ai còn bận tâm đến số phận
của kẻ còn ở lại - trên những bản
làng heo hút - nơi chốn cũ ? Nhiều lắm
thiên hạ cũng chỉ "ráng" nhớ
đến Huế, đến Sài Gòn, Hà Nội,
Quảng Vì sinh trưởng ở cao nguyên nên
dù "chưa" có tình ý gì với
chị em cô gái H' Na, đôi lúc, tôi cũng
thoáng bâng khuâng khi chợt nhớ đến
những cô gái Tây Nguyên ? Không biết
chuyện đời sống, chồng con, và nhan sắc
của "cố nhân" bây giờ ra sao -
há ? "Lợi tức bình quân của một
người Thượng là 150 Francs (23 USD) một
năm, trong khi đó giá một kí lô gạo
là 1,5 Franc .. Hiếm thấy một người
thượng nào mà không mắc những chứng
bệnh nhiệt đới: sốt rét, ho lao, hay phong
cùi. Cũng hiếm thấy trẻ em Thượng
nào đến trường học. Nạn mù chữ
chiếm 80 % dân số Thượng trong khi tỉ lệ
mù chữ trên toàn quốc là 15% (Michel
Tauriac, "Ces Mois qu’on assassine," Paris Match, 17-Feb.
2000). Và đây là báo cáo mới nhất
về đời sống của những người
dân sơn cước ở Việt Nam, theo bức
thư kêu cứu từ Quảng Trị của linh mục
Nguyễn Đức Hòa, được phổ biến
trên Nhật Báo Người Việt số ra
ngày 5 tháng 8 năm 2005. "Mỗi năm có một mùa lúa, anh
em trồng lúa khô nên năng suất không
đáng kể, một mùa như vậy chỉ
đủ ăn cho cả gia đình khoảng 2
tháng mà thôi. Và thời gian còn lại
là dùng những hoa quả trên nương rẫy,
như chuối, mít, đu đủ, sắn, khoai,
và những thứ lá cây trong rừng. Và
không làm gì để có tiền mà
mua thức ăn, nên sức khỏe rất yếu.
Chính vì thế cuộc sống của anh em rất
vất vả, và họ luôn phải đối diện
với cái đói và cái khổ. Từ
đó nảy sinh ra bệnh tật rất nhiều.
Anh em hầu như bị bệnh rất nhiều, đặc
biệt là những người già cả.
Có những cụ già bị bệnh nhiều
quá, không làm sao có điều kiện
để đi bệnh viện và như thế
thì cứ nằm như vậy mà chờ chết.
Thấy đau lòng lắm. Và ở trong làng
của anh em, rất nhiều em bị bệnh bại
não, cứ nằm vậy không biết gì cả.
Về văn hóa, các em phải chịu cảnh
nghỉ học rất nhiều, vì gia đình
không có điều kiện để đóng
học phí cho các em. Và nếu như vậy
thì thế hệ này đến thế hệ
khác cứ tiếp nối nhau với những yếu
kém của mình "Lời Kêu Cứu Từ
Quảng Trị: Dân Nghèo Phải Ăn Cả Lá
Cây Rừng". Riêng trong lãnh vực giáo dục,
báo Nhân Dân (số ra ngày 9 tháng 12
năm 2000) đã tổng kết và ghi lại
vài dữ kiện vô cùng .. thê thảm - về
số lượng học sinh dân tộc thiểu số
được tuyển chọn vào đại học
trong năm: "Các dân tộc Ba Na, Cà Dong, Chu
Ru, Cà Tu, Hà Nhì, Xê Đăng, Thổ Chỉ
có từ hai đến ba học sinh đạt
tiêu chuẩn. Đáng chú ý, mỗi
dân tộc: Cơ Lao, Xtiêng, Giáy, Cơ-ho,
Lào, La Chí chỉ có một học sinh đủ
tiêu chuẩn cử tuyển vào học các
trường đại học, cao đẳng".
Tôi hy vọng báo Nhân Dân in lộn. Nếu
những con số vừa nêu là số lượng
những đại biểu quốc hội của đồng
bào sắc tộc thì đỡ thảm thiết
hơn nhiều ! Dù mỗi người chỉ được sống
với hai Mỹ Kim một tháng, và mỗi sắc
dân chỉ có một học sinh (đại diện)
vào đại học, "nguy cơ diệt chủng"
của những bộ lạc ở Việt Nam (chắc chắn)
sẽ đến sau sự cáo chung của chủ nghĩa
cộng sản ở xứ này. Và đó
là điều may mắn an ủi duy nhất mà
dân tộc Việt còn có được, khi
nhìn về tương lai. Mai hậu, hy vọng người Việt (thuộc mọi
thành phần dân tộc) sẽ biết cách
thu xếp để sống với nhau một cách ổn
thoả hơn và tử tế hơn. Nếu
không, mọi cố gắng để hủy bỏ chế
độ hiện hành đều vô ích
và vô nghĩa. Tôi tin rằng rất ít người Việt
phủ nhận chủ nghĩa cộng sản chỉ
vì họ .. "thuộc phe quốc gia" hay vì
những lý do hời hợt tương tự. Sở dĩ chủ nghĩa
này phải bị gạt bỏ vì nó là
nguyên nhân của lầm than, dốt nát, kỳ
thị, bất công, dối trá, khủng bố,
áp bức .. Khi nó
đã bị loại trừ thì tất cả những
thuộc tính bệnh hoạn vừa nêu cũng
không có lý do gì để tồn tại
nữa. "Khi bọn bành trướng Bắc Kinh
tràn sang hồi năm 1979, một bộ phận
không nhỏ dân tộc thiểu số, sống ở
vùng biên giới, đã đồng loạt ngả
theo, làm tay sai cho ngoại bang. Đó chính
là hậu quả của chính sách sai lầm
trong lãnh vực sắc tộc [Lý Hồng
Xuân, Nhận Diện Chân Dung Nhà Văn, ( Họa cộng sản sẽ và sắp đi
vào dĩ vãng. Một trong những điều phải
bận tâm trong những ngày tháng tới của
dân tộc Việt là "tình hữu nghị"
với những lân bang. Ngoài bờ biển ra, phần
biên giới còn lại của Việt Nam đều
là nơi cư ngụ của những dân tộc
thiểu số - tự ngàn xưa. Như thế, tương nhượng và tương kính không phải chỉ là một
quan niệm sống nhân bản mà còn là
một thái độ khôn ngoan (tối thiểu)
để sinh tồn. Sự tương nhượng và tương
kính này cũng không chỉ cần thiết
trong tương giao giữa "kinh và thượng"
mà còn trong quan hệ giữa "miền này
với miền nọ", "đạo này với
đạo kia" nữa. Thế giới hôm nay
không còn đất sống cho những dân tộc
có đầu óc hẹp hòi. Bỏ những
thành kiến (mẹ ruợt) đó đi, mấy
Tám ! TƯỞNG NĂNG TIẾN (Sưu Tầm Liên Mạng chuyển) |
|
|