SU'U TÂ`M 2

Home | VA(N | VA(N (tt) | VA(N 1 | VA(N 2 | VA(N 3 | VA(N 4 | VA(N 5 | VA(N 6 | VA(N 7 | VA(N 8 | VA(N 9 | VA(N 10 | VA(N 11 | VA(N 12 | VA(N 13 | VA(N VUI | VA(N VUI (tt) | VA(N VUI 1 | VA(N VUI 2 | VA(N VUI 3 | VA(N VUI 4 | VA(N VUI 5 | VA(N VUI 6 | VA(N VUI 7 | VA(N VUI 8 | VA(N VUI 9 | VA(N VUI 10 | VA(N VUI 11 | VA(N VUI 12 | TA.P GHI | TA.P GHI [tt] | TA.P GHI [1] | TA.P GHI [2] | TA.P GHI [3] | TA.P GHI 4 | TA.P GHI 5 | TA.P GHI 6 | TA.P GHI 7 | TA.P GHI 8 | TA.P GHI 9 | TA.P GHI 10 | TA.P GHI 11 | BÀI VIÊ'T | BÀI VIÊ'T (tt) | BÀI VIÊ'T 1 | BÀI VIÊ'T 2 | BÀI VIÊ'T 3 | BÀI VIÊ'T 4 | BÀI VIÊ'T 5 | BÀI VIÊ'T 6 | BÀI VIÊ'T 7 | BÀI VIÊ'T 8 | BÀI VIÊ'T 9 | BÀI VIÊ'T 10 | BÀI VIÊ'T 11 | BÀI VIÊ'T 12 | BÀI VIÊ'T 13 | BÀI VIÊ'T 14 | BÀI VIÊ'T 15 | SU'U TÂ`M .. TÊ'U | SU'U TÂ`M .. TIN | SLIDESHOW

BÀI VIÊ'T 3

Trả lời thư bạn cũ,

 

TRẢ LỜI THƯ BẠN CŨ,

nhân kỳ
Đại Nhạc Hội "Cám Ơn Anh"

(Tuệ Chương)

 

Gởi anh Trần Văn, bạn cũ

  
Khó ai quên thời niên thiếu. Cả bọn chúng tôi cũng vậy, nhân dịp họp mặt Hội Quảng Trị vừa qua, cũng có nhiều người nhắc đến anh, mặc dù anh đã qua bên kia chiến tuyến, từ sau Hiệp Định Genève 1954.

Trong tình bạn, người ta khó, hay không thể quên nhau, nhưng dùng tình bạn ấy như một thủ đoạn để tiến tới "Hòa Hợp Hòa Giải" thì không thể thực hiện được đâu ! Người Miền Nam, và cả người miền Bắc, ai đã từng là nạn nhân Cộng Sản đều có kinh nghiệm xương máu và đắng cay với chế độ đó.

 

Nói rõ ra là trong thư bạn gởi cho tôi cách đây mấy tháng, bạn có xa gần nói tới "Hòa Hợp Hòa Giải" dân tộc. Thư bạn viết theo chỉ thị, theo "đường lối chính sách của đản"” hay chỉ là ý kiến riêng của bạn, tôi không thấy cần thiết suy nghĩ, tìm tòi vì dù dưới cách thức nào đi nữa, ngay từ căn bản, tôi nói ngay từ căn bản, là vấn đề thiếu cơ sở, nghĩa là vừa thiếu "căn", vừa không có "bản" thì nói làm chi cho mất công; nó giống như cuộc đối thoại giữa hai người điếc, hai người hai thứ tiếng mẹ để khác nhau, hoàn toàn không hiểu được nhau, dù có phụ họa thêm bằng điệu bộ.


Người ta sẽ hỏi căn bản của hòa hợp hòa giải là cái gì ?


Trước hết là nói về tình cảm dân tộc, có người gọi là tình tự dân tộc, hay gì đó khác nữa. Người Cộng Sản, khi chưa chiếm được miền Nam thì tuyên truyền trong dân chúng miền Nam bằng những câu chuyện như "Một Mẹ Trăm Con", bằng "Con Rồng Cháu Tiên", bằng Nam Bắc một nhà, bằng câu nói nghe rất tình cảm của ông Hồ Chí Minh:"Miền Nam trong trái tim tôi".


Bây giờ, Cộng Sản "chiến thắng vinh quang rồi" thì cái tình cảm đó nằm ở đâu ? Có phải ở việc san bằng các nghĩa trang quân đội miền Nam trước đây, bằng tước đoạt tài sản, ruộng vườn người Miền Nam dưới hình thức nầy hay hình thức khác. Thậm chí có những người trốn chạy Cộng Sản, dưới bất cứ lý do gì, kinh tế, chính trị hay tôn giáo, tất cả họ có một điểm chung là "trốn chạy Cộng Sản" rồi bỏ thân trên biển, trong rừng sâu, ngoài hoang đảo. Nay tượng đài, bia kỷ niệm của họ ở các trại tỵ nạn cũ ở Đông Nam Á, cũng vì Cộng Sản Hà Nội nên các nước sở tại phải đập bỏ thì bạn nghĩ như thế nào về cái "tình cảm dân tộc" như Cộng Sản tuyên truyền.


Bia kỷ niệm những người chết thì bị đập bỏ, những ai may mắn sống sót và định cư ở xứ người thì gọi là "khúc ruột ngàn dặm". Hai thái độ hoàn toàn trái ngược, mâu thuẫn nhau. Theo tình cảm truyền thống dân tộc Việt Nam, những ai ra đi mà bỏ thân, chết đường chết chợ, "đường đi không tới" mới đáng thương chứ. Tôi nói không sai đâu ! Bạn hãy cứ đọc lại "Văn tế thập loại chúng sinh" của Nguyễn Du, bạn sẽ thấy tôi nói đúng. Những ai đi đến nơi về đến chốn, làm sao đáng thương bằng những người bỏ thân ngoài biển, trên những hòn đảo hoang, là người đáng thương nhất. Vậy mà đảng Cộng Sản của bạn đối xử với họ như thế thì tình cảm dân tộc ở đâu ? Truyền thống dân tộc ở đâu ?


Tổ tiên chúng ta thường nói câu "Nghĩa tử là nghĩa tận". Tôi học câu nầy sớm lắm, khi tôi ở lớp Đệ Lục, khi thầy giáo biểu đọc "Sợi Tóc" của Thạch Lam. Hồi ấy, bạn cùng học một lớp, một thầy với tôi, chắc bạn còn nhớ. Vậy mà bây giờ bạn lại đồng lõa với công việc trả thù những người đã chết của Cộng Sản thì xin nói ngay, cái văn hóa cổ truyền dân tộc trong lòng bạn có còn nữa không ? Dù đôi khi bạn có nói tới dân tộc thì bạn cũng nói như con vẹt chứ trong thâm tâm bạn, có phải hận thù là trên hết, là lập trường căn bản ? Cái căn bản hận thù đã giết chết cái căn bản tình cảm dân tộc rồi.


Tôi cố gắng tìm nguyên nghĩa chữ "HÒA" trong tự điển. Tôi thấy: Hòa có nghĩa là lúa. Như vậy, người xưa thực tế lắm hay sao ?! Có ăn no mới có hòa. Đói thì hòa làm sao được. Bạn và các đồng chí Cộng Sản của bạn đã xô đẩy dân tộc nầy vào cảnh nghèo đói, khốn cùng rồi lại bảo phải "Hòa" thì hòa làm sao được khi không có ăn ? Hòa hợp là cùng nhau hòa thuận, không cạnh tranh xung đột. Hòa giải là giải quyết theo cách hòa bình, giải quyết vấn đề khó khăn để hai bên được hòa thuận. Cộng Sản các anh dùng phương tiện bạo lực để xâm chiếm miền Nam. Như thế, ngay từ căn bản đã không có hòa thuận, chỉ có cạnh tranh xung đột như định nghĩa ở trên. Rồi nay kêu gọi hòa hợp hòa giải thì hòa hợp hòa giải làm sao được ? Phải chi ngay từ ban đầu, Cộng Sản Bắc Việt không có ý đồ, không đem quân xâm lăng miền Nam mà nói chuyện thống nhất bằng hòa bình, hòa thuận, không cạnh tranh xung đột, thì ngày nay không cần kêu gọi hòa hợp hòa giải thì tự nó cũng sẽ tới, không cần kêu gọi tuyên truyền gì cả.


Ý nghĩa đích thực quan trọng nhất của chữ Hòa là vừa phải, không cạnh tranh nhau. Đó là căn bản. Căn bản đó, ngay từ đầu, trong ý đồ thống nhất của Hà Nội đã không có. Cộng Sản các anh còn làm ngược lại: Gây chiến tranh, tạo nên bao đau thương chết chóc cho người miền Nam, lại còn giết người cướp của, bắt bớ tù đày. Hận thù do Cộng Sản tạo nên cao chất ngất, dẫu có muốn hòa hợp hòa giải cũng không dễ gì có được.


Người Việt là một dân tộc hiền hòa. Ngay trong danh từ Hòa Hợp Hòa Giải căn bản cũng là hiền hòa. Vì vậy, trong cái hòa đó, không có cạnh tranh xung đột, không có hận thù, cuồng tín, cuồng tín chính trị cũng như cuồng tín tôn giáo. Sự cuồng tín chỉ làm cho những người cuồng tín tự cô lập trong cộng đồng dân tộc. Lịch sử cho chúng ta thấy như thế. Nếu như bạn và những người đồng chí của bạn cứ khư khư ôm lấy cuồng tín thì chính họ sẽ tự cô lập trong cộng đồng dân tộc. Sợ sự cô lập đó, bạn và đồng chí của bạn bèn kêu gọi hòa hợp hòa giải dân tộc.


Người Việt ở hải ngoại và người Việt trong nước có gì khác biệt nhau để kêu gọi hòa hợp hòa giải. Cái khác nhau chính là ở chỗ có người may mắn thoát ra được hải ngoại và những người mắc kẹt trong nước. Thế thôi ! Khác biệt là khác biệt giữa những người còn mang truyền thống dân tộc và những người như bạn, quay lưng lại với dân tộc, sống bằng hận thù, cạnh tranh, đấu tranh, giết chóc, tù đày, cướp bóc tài sản bằng tất cả những thủ đoạn có được.


Để kết thúc phần nầy, tôi xác định với bạn một điều là chỉ khi nào bạn và các đồng chí của bạn từ bỏ hận thù, lấy lại tình cảm truyền thống dân tộc "lá lành đùm lá rách", "Nhiễu điều phủ lấy giá gương, người trong một nước phải thương nhau cùng" thì mới có thể nói tới chuyện "hòa hợp hòa giải". Điều ấy không dễ đâu ! Khi chế độ của bạn dùng tham nhũng như một phương cách để bảo vệ chế độ tồn tại thì không bao giờ có hòa hợp hòa giải gì với ai được hết.
 
Trên là tôi nói về tình, còn về lý thì sao ?


Bao giờ bạn cũng như đồng chí của bạn nhìn những người Việt hải ngoại và cả những người còn kẹt lại trong nước là những kẻ làm tay sai cho đế quốc Mỹ, là bọn "ngụy", là những kẻ làm tay sai cho ngoại bang để kiếm "Bơ thừa sữa cặn" (Chữ trong các bài học tập căn bản đấy) thì làm sao có hòa hợp hòa giải. Như trên tôi đã trích dẫn, hòa là vừa phải, không cạnh tranh nhau. Vậy khi bạn và đồng chí của bạn gọi chúng tôi bằng những danh từ như trên thì còn gì nữa để mà nói với nhau. Hòa hợp hòa giải là trước hết phải nói chuyện với nhau trong sự tương kính, nể trọng nhau. Nó không ở trong cái vị thế một người xin và một người cho. Tôi nhớ trước khi Trung Cộng đánh dọc sáu tỉnh biên giới hồi tháng 2 năm 1979, sau khi đi Hà Nội về, trung tá Cộng Sản Trịnh Văn Thích, trại trưởng "trại cải tạo" Xuân Lộc, một lần nói trong hội trường sau khi tập họp anh em "tù cải tạo" chúng tôi lại: "Trung ương nhận định rằng những người phục vụ trong chính quyền miền miền Nam đã hoặc đang học tập cải tạo là những người có lý tưởng" (Hội trường vỗ tay hoan hô). Biết nhìn như thế là đứng đắn đấy ! Đừng coi thường, khinh thị người miền Nam là những "lính đánh thuê" (Chữ dùng trong bài học tập đấy). Không ! Chúng tôi có lý tưởng đấy chứ. Nếu không, làm sao chúng tôi có những hy sinh rất cao cả, những hành động rất cao cả ! Lý tưởng của chúng tôi là chiến đấu bảo vệ tự do. Điều đó là khẳng định ! Lý tưởng đó càng thêm tỏ rõ sáng ngời sau khi Cộng Sản Hà Nội cai trị toàn bộ đất nước. Bạn và đồng chí của bạn đưa ra những gương xấu trong chính quyền miền Nam, trong quân đội miền Nam để che mờ, xóa bỏ, bôi lọ lý tưởng đó của chúng tôi. Đó là thủ đoạn của Cộng Sản, người ta quá biết ! Cái xấu đó là riêng tư của từng người, thậm chí nhiều người, nhưng không phải là toàn bộ những người miền Nam như chúng tôi. Ngày nay, người Việt Nam trong nước cũng như hải ngoại, và các dân tộc trên thế giới, khi tìm hiểu chiến tranh Việt Nam, tất cả đều xác nhận lý tưởng và công trạng đó của chúng tôi đối với dân tộc, với nhân loại. Dù có muốn phủ nhận như các anh cũng không thể làm được. Bạn và các đồng chí của bạn phải thấy điều ấy, phải xác nhận điều ấy một cách ngay thẳng và trung thực, và phải tôn trọng nó, tôn trọng chúng tôi, trong bình đẵng và trong tình tự dân tộc thì mới bắt đầu ngồi vào bạn nói chuyện hòa hợp hòa giải với nhau được.


Ngược lại, bạn và đồng chí của bạn ắt sẽ yêu cầu chúng tôi phải nhìn về phía các anh như thế nào chứ để nói chuyện với nhau.


Nhìn nhận công trạng của các anh để nói chuyện, điều ấy không dễ đâu ! Bao nhiêu người là nạn nhân Cộng Sản, từng bị Cộng Sản vùi dập, giết chóc, tù đầy và sỉ nhục, nay phải công nhận bạn và các bạn có công trạng với đất nước, đâu có dễ ! Cộng Sản đã đánh đập chúng tôi, đày đọa chúng tôi, cướp bóc tài sản chúng tôi, phỉ nhổ vào mặt chúng tôi, nay phải bỏ qua những điều ấy đi, quên đi để ngồi vào bàn với nhau; đâu có dễ dàng !


Chúng ta phải cùng nhau khẳng định một điều: Cuộc chiến tranh (Đông Dương) lần thứ hai (1960-75) là một cuộc nội chiến, huynh đệ tương tàn. Người miền Bắc vì lý tưởng Cộng Sản của họ và vì rất nhiều lý do cục bộ khác của họ, đã đem quân xâm lăng miền Nam và đã chiến thắng. Việc làm đó, không có ích lợi gì cho dân tộc hết mà chỉ là nồi da xáo thịt, hy sinh một cách oan uổng tính mạng hàng triệu người Việt Nam một cách vô ích, không cần thiết, không những không có lợi mà còn đem lại rất nhiều tai hại cho dân tộc.


Mặc dù nhiều người lên án Hồ Chí Minh, trong đó có cả tôi; mặc dù Cộng Sản Việt Nam đã lợi dụng công cuộc kháng chiến chống Pháp để trả thù, giết chóc và thủ tiêu hàng vạn người mà Cộng Sản không hợp tác được, không dung tha được, trong đó có rất nhiều nhà ái quốc, đảng phái quốc gia từng có công trạng lớn lao chống thực dân Pháp thì với những chiến công do quân đội Cộng Sản Việt Nam thực hiện được, đã đuổi quân Pháp ra khỏi miền Bắc vĩ tuyến 17 năm 1954. Cũng tương tự như thế, ông Ngô Đình Diệm đã cùng với dân quân miền Nam Việt Nam đã đuổi thực dân Pháp ra khỏi miền Nam vĩ tuyến 17 một năm sau đó.


Không hoàn toàn phủ nhận nhau mới có thể ngồi vào bàn nói chuyện với nhau. Dù có đạt được những điều ấy đi nữa thì căn bản của cuộc nói chuyện hòa hợp hòa giải bao giờ cũng đặt căn bản trên tình cảm truyền thống dân tộc. Chúng tôi là người Việt Nam. Bạn cũng như các đồng chí của bạn, phải bình tĩnh (Nói theo ông Bùi Tín là tỉnh táo) để thấy mình đích thực là người Việt Nam có lòng yêu nước - Chỉ có hai chữ yêu nước, không có cái đuôi Xã hội Chủ Nghĩa - và không phải là người cuồng tín tin theo một chủ nghĩa ngoại lai nào khác thì hãy ngồi vào bàn và bắt đầu bằng câu chuyện .. lịch sử.

 

 

 

TUỆ CHƯƠNG - HOÀNG LONG HẢI

(Bai Chuyen) 
 

website counter