RẠCH GIÁ - HÀ TIÊN
[trích đoạn]
(GS Nguyễn Thanh Liêm)
Tổng Quát:
Tỉnh Kiên Giang (Rạch Giá) là
tỉnh ở về phía cuối Miền Tây Nam nước
Việt, cách Sài G̣n 250 km (156 miles). Về phía Đông và
Đông Nam, Kiên Giang giáp với các tỉnh An Giang và Cần
Thơ, về phía Nam giáp với Cà Mau, và về phía Bắc
giáp với Kampuchia, với đường biên giới chung
dài 54 km. Phía Tây của Kiên Giang là Vịnh Thái Lan.
Với diện tích 6, 253 km vuông, và
với dân số hơn 1 triệu 600 ngàn người (2004),
Kiên Giang hiện có 11 huyện là Hà Tiên, Ḥn Đất, Tân
Hiệp, Châu Thành, Giồng Riềng, G̣ Quao, An Biên, An Minh,
Vĩnh Thuận, và hai huyện đảo là Phú Quốc và
Kiên Hải. Kiên Giang có hai thị xă là Rạch Giá và Hà Tiên.
Ba dân tộc sống ở đây
là người Việt (người Kinh), người Miên
(Khmer) và người Hoa.
Kiên Giang, trong đất liền,
có nhiều núi thấp như núi Đại Tô Châu (cao 178 m,
hay 234 ft), núi Ḥn Sóc (cao 187 m), núi Ḥn Đất (cao 260 m), núi
Vân Sơn, núi Địa Tạng v v .. Trong Vịnh Thái Lan,
Kiên Giang có hơn 100 ḥn đảo lớn nhỏ như Ḥn
Tre, ḥn Thổ Châu, ḥn Chông, ḥn Rai, ḥn Mấu, ḥn Nam Du ..
Đảo Phú Quốc là đảo lớn nhất với
566 km vuông, dài 50 km, ngang rộng nhất 29 km, trên đảo
có dăy núi Tà Lơn với những ngọn cao như Hàm
Rồng (cao 365 m), núi Chúa (cao 603 m), núi Mắt Quỷ (cao 360
m).
Kiên Giang có khu rừng ngập
nước ở phía Nam là khu U Minh Thượng, có
nhiều sông và kinh rạch chằng chịt như sông Trèm
Trẹm, sông Cái Lớn, sông Cái Bé, kinh Hà Tiên, kinh Cái Sắn,
kinh Tân Hiệp, kinh Ba Thê, kinh Thốt Nốt, kinh Cán Gáo,
rạch Giang Thành, rạch Sỏi, v v ..
Những liên tỉnh lộ số
8 và số 12 là những trục giao thông quan trọng
nối liền Kiên Giang với các tỉnh khác. Có ba phi
trường chính đặt ở Hà Tiên, Rạch Giá, và
Dương Đông (Phú Quốc).
Rạch Giá - Hà Tiên có nhiều danh
lam thắng cảnh, có những di tích lịch sử quan
trọng, nhiều đền chùa nói lên sinh hoạt tôn giáo,
tín ngưởng đặc biệt của người dân
ở đây, và nhất là "Chiêu Anh Các", thường
được xem là trung tâm văn học ở Miền
cực Nam nước Việt hồi hơn thế kỷ
trước.
.. .. ..
Văn Học Hà Tiên
Sau khi nhận định về
phong cảnh Hà Tiên:
"Muốn đem so sánh với
những danh lam thắng tích, muốn đem so sánh với
những danh sơn đại xuyên, th́ phong cảnh Hà Tiên
thực hăy c̣n thua kém nhiều nơi lắm.
Nhưng mà Hà Tiên dễ yêu, dễ
cảm nhiễm người, v́ ở đó núi rừng không
cao rậm lắm, đến cho người ngắm hăi
hùng, biển hồ không sâu rộng lắm, đến cho
người nh́n kinh sợ. Ở đó như một
cảnh giả sơn thân mật, trong hoa viên, mỗi
cảnh nhỏ nhỏ xinh xinh vừa đủ để
cho tầm ngoạn thưởng.
Ở đó kỳ thú thay, như
hầu đủ hết.
Có một ít hang sâu, động
hiểm của Lạng Sơn. Có một ít ngọn đá
chơi vơi giữa biển của Hạ Long. Có một
ít núi vôi của Ninh B́nh, một ít thạch thất, sơn
môn của Hương Tích. Có một ít Tây Hồ, một ít
Hương Giang. Có một ít chùa chiền của Bắc
Ninh, lăng tẩm của Thuận Hóa. Có một ít
Đồ Sơn, Cửa Tùng, có một ít Nha Trang, Long
Hải.
Ở đây không có một
cảnh nào to lớn đầy đủ; Ở đây
chỉ nhỏ nhắn xinh xinh, mà cảnh nào cũng có.
Phân tích được
điều đó, rồi mới biết v́ sao, ai
đến thăm Hà Tiên, thoạt nh́n, không thấy có cảnh
nào đặc sắc, mà sao ḷng cứ như lưu
luyến để say ḷng.
Chính cũng nhờ những tính
cách đặc thù đó của danh thắng, mà Hà Tiên là
một miếng đất màu mỡ cho hạt giống
văn chương, văn học dễ phát sinh."
(Đông Hồ, Văn Học Miền Nam Văn Học Hà
Tiên, Qúnh Lâm xuất bản, 1970, tr. 27).
Đông Hồ đă đi
đến kết luận rằng: "Chính cũng nhờ
những tính cách đặc thù đó của danh thắng, mà
Hà Tiên là một miếng đất màu mỡ cho hạt
giống văn chương, văn học dễ phát sinh."
Văn chương phát sinh sớm
nhất ở đây là các tác phẩm và tác giả trong tao
đàn Chiêu Anh Các do Mạc Thiên Tích sáng lập hồi
năm 1736. Văn đàn gồm từ 32 đến 37
người, phần lớn là người Trung Hoa, sống
ở Quảng Đông và có thể chưa hề đến
Hà Tiên bao giờ. Theo Trịnh Hoài Đức th́ tao đàn
đă sản xuất 6 tác phẩm: (1) Hà Tiên Thập
Cảnh Toàn Tập, (2) Minh Bột Di Ngư Thi Thảo, (3)
Hà Tiên Vịnh Vật Thi Tuyển, (4) Châu Thị Trinh
Liệt Tặng Ngôn, (5) Thi Truyện Tặng Lưu Tiết
Phụ, và (6) Thi Thảo Cách Ngôn Vịnh Tập. Ngoài 6 tác
phẩm trên Lê Quư Đôn c̣n ghi thêm tập Thụ Đức
Hiên Tứ Cảnh. Thụ Đức Hiên là thư trai
của Mạc Thiên Tích. Cả 7 tác phẩm trên là kết
quả xướng họa thi ca của hơn 40 năm
hoạt động của tao đàn Chiêu Anh Các.
Rất tiếc là thời gian và chiến tranh đă làm
thất lạc gần hết, nay chỉ c̣n Hà Tiên Thập
Vịnh. Đây là nhan đề 10 bài thơ vịnh 10
cảnh đẹp của Hà Tiên:
Kim Dữ lan đào
B́nh San diệp thúy
Tiêu Tự hiểu chung
Giang Thành dạ cổ
Thạch Động thôn vân
Châu Nham lạc lộ
Đông Hồ ấn nguyệt
Nam Phố trừng ba
Lộc Trĩ thôn cư
Lư Khê ngư bạc
và một bài "Hà Tiên thập cảnh
tổng vịnh" của Mạc Thiên Tích:
"Mười
cảnh Hà Tiên rất hữu t́nh
Non non nước
nước gẫm nên xinh.
Đông Hồ,
Lộc Trĩ luôn gịng chảy
Nam Phố, Lư Khê
một mạch xanh.
Tiêu Tự, Giang Thành
chuông trống ỏi
Châu Nham, Kim Dữ cá
chim quanh.
B́nh San, Thạch
Động là rường cột
Sừng sững muôn
năm cũng để dành."
Nói đến Mạc Thiên Tích th́
không thể không nhắc đến câu chuyện t́nh
của ông với cô Nguyễn Thị Xuân và am tự Phù
Cừ.
Chuyện kể vào đêm Nguyên
Tiêu năm Bính Th́n (1736), Mạc Thiên Tích mở dạ
tiệc, khai trương Chiêu Anh Các. Giữa dạ tiệc
có một chàng trai dáng người nho nhă thanh tú, ngâm lên 8 câu
thơ:
"Đêm xuân hội mở tuần trăng mới
Đốt hỏa
đèn dưa sánh quả trăng
Áo trắng thanh vân tô
điểm tích
Ḷng son đơn
quế dải cung Hằng.
Đây Chiêu Anh Các
lời châu ngọc
Ḱa Quảng Hằng
Cung rạng tuyết băng.
Non nước
thần tiên mừng có chủ
Cỏ nhàn mừng
tỏ mặt hoa đăng."
Mến tài người trai trẻ, Mạc Thiên Tứ
kết làm bạn văn chương. Nhưng người
đó không phải là nam giới mà là một người
đẹp giả trai. Cô tên Nguyễn Thị Xuân, người
Quảng Ngăi, theo cha vào Hà Tiên buôn bán. Sợ bị
cướp hại đời cô nên cô phải giả trai.
Mạc Thiên Tích đem cô về làm vợ lẽ. Vợ
lớn ghen, nhân khi Mạc Thiên Tích bận việc quan, bà
đem cô vợ nhỏ bỏ vào trong một cái lu
đậy kín lại. Cô Xuân ngộp thở, suưt chết,
th́ Mạc Thiên Tích vừa
về tới. Trời sắp mưa to, Mạc Thiên Tích cho
mở hết mấy nắp lu ra để hứng
nước. Nhờ đó cứu được cô Xuân.
Buồn t́nh cô Xuân xin được đi tu. Mạc Thiên
Tích cho cất cái am ở Phù Cù cho cô tu hành. Sau này khi cô
mất rồi th́ có một thi sĩ (không biết tên) đă
viết bài thơ:
"Ngó lên am tự
Phù Cừ
Thương cho
người ngọc giă từ lầu son.
Về đây
nương chốn thiền môn
Tay lần chuỗi
hạt cho ṃn ngày xanh.
Duyên xưa chẳng
bận chi t́nh
Bụi kia chi
để vương cành hoa sen.
Nước trong không
rửa đánh phèn
Cửa thiền thanh
tịnh năo phiền sạch không"
Văn chương Chiêu Anh Các là
văn chương chữ Hán và chữ Nôm. Sau Chiêu Anh Các
t́nh h́nh bất ổn đă không cho phép có những áng văn
chương tiếp nối. Măi đến đầu
thế kỷ XX, sau khi Nam Kỳ Lục Tỉnh đă
trở thành thuộc địa của Pháp, nền tân
học với văn chương, báo chí chữ Quốc
Ngữ thành h́nh và có cơ sở vững vàng, Đông Hồ
Lâm Tấn Phác mới mở đầu cho văn mới
ở Hà Tiên. Tác phẩm "Linh Phượng Lệ Kư"
của ông đă một thời làm say mê người
đọc. Ông có lập Trí Đức Học Xá. Năm 1964
ông được mời làm giảng sư trường
Đại Học Văn Khoa Sài G̣n, phụ trách chứng
chỉ Văn Chương Quốc Âm, chuyên về văn học Miền Nam,
đặc biệt là văn học Hà Tiên.
Một trong những người
do Trí Đức học xá đào luyện, và trở thành
vợ và bạn thơ của Đông Hồ là Mộng
Tuyết Thất tiểu muội Thái Lâm Úc. Bà có tập
thơ "Phấn Hương Rừng" được
giải thưởng Tự Lực Văn Đoàn. Những
truyện ngắn của bà, cùng với những tuyển
tập "Dưới Mái Trăng Non", "Nàng Ái Cơ
trong chậu úp" cũng rất được
người đọc tán thưởng.
Đông Hồ và Mộng Tuyết
là hai nhà thơ Miền Nam có mặt trong quyển Thi Nhân
Việt Nam của Hoài Thanh và Hoài Chân.
Một nữ sĩ có tiếng
khác là cô Nguyễn Thị Kiêm, bút hiệu Nguyễn Thị
Manh Manh. Cô từng là Tổng Thơ Kư của hội Ái
Hữu Nữ Sinh Gia Long thời xưa, từng đi
diễn thuyết ở nhiều nơi về quyền
của người phụ nữ, từng vẽ ra
cuộc đời lư tưởng của phụ nữ
Việt Nam vào giữa thế kỷ XX. Có lần cô diễn
thuyết ở nhà hát lớn Hà Nội với mấy ngàn
người tham dự.
Những áng văn chương,
những công tŕnh biên soạn ghi dấu sinh hoạt trí
thức của người Hà Tiên không làm mất đi
những bài thơ b́nh dân, mộc mạc của
người dân Rạch Giá:
"Ở Hà Tiên
mần ăn không khá
Anh về Rạch Giá
anh bán cá ṃi
Thương nhau không
được ngỏ lời
Nước trôi
thăm thẳm biết đời nào nên.
"Chiều trông
về núi Tô Châu
Thấy em gánh
nước trên đầu giắt trâm.
Trâm đồi
mồi tóc em em giắt
Mắt anh nh́n
thương thiệt là thương.
Dăi dầu một
nắng hai sương
Tóc em vẫn
mượt mùi hương vẫn c̣n."
"Tóc quăn
chải lược đồi mồi
Chải đứng
chải ngồi quăn vẫn c̣n quăn."
"Gió đẩy gió
đưa cho vừa ḷng bạn
Con sông Giang Thành
chỗ cạn chỗ sâu.
Thăm em anh phải
bắc cầu
Lội sông sợ
ướt cái đầu hết duyên."
"Bậu lỡ
thời như giặc Hà Tiên
Giặc Hà Tiên
người ta c̣n đánh
Bậu lỡ
thời như cánh chim bay
Cánh chim bay
người ta c̣n chuộng
Bậu lỡ
thời như ruộng bỏ hoang
Ruộng bỏ hoang
người ta c̣n cấy
Bậu lỡ
thời như giấy trôi sông
.. .. ..
Bậu lỡ
thời như lưới giăng ngang
Lưới giăng
ngang người ta c̣n cuốn
Bậu lỡ
thời ai muốn bạn đâu."
GS NGUYỄN THANH LIÊM
(Vơ Văn Hạnh
chuyển)