SU'U TÂ`M 1

Home | VA(N | VA(N [tt] | VA(N 1 | VA(N 2 | VA(N 3 | VA(N 4 | VA(N 5 | VA(N 6 | VA(N 7 | VA(N 8 | VA(N 9 | VA(N 10 | VA(N 11 | VA(N 12 | VA(N 13 | VA(N 14 | VA(N 15 | VA(N 16 | VA(N 17 | VA(N VUI | VA(N VUI [tt] | VA(N VUI 1 | VA(N VUI 2 | VA(N VUI 2 * | VA(N VUI 3 | VA(N VUI 4 | VA(N VUI 5 | VA(N VUI 6 | VA(N VUI 7 | VA(N VUI 8 | TA.P GHI | TA.P GHI [tt] | TA.P GHI 1 | TA.P GHI 2 | TA.P GHI 3 | TA.P GHI 4 | TA.P GHI 5 | TA.P GHI 6 | TA.P GHI 7 | TA.P GHI 8 | TA.P GHI 9 | TA.P GHI 10 | TA.P GHI 11 | TA.P GHI 12 | TA.P GHI 13 | BÀI VIÊ'T | BÀI VIÊ'T [tt] | BÀI VIÊ'T 1 | BÀI VIÊ'T 2 | BÀI VIÊ'T 3 | BÀI VIÊ'T 4 | BÀI VIÊ'T 5 | BÀI VIÊ'T 6 | BÀI VIÊ'T 7 | BÀI VIÊ'T 8 | BÀI VIÊ'T 9 | BÀI VIÊ'T 10 | BÀI VIÊ'T 11 | BÀI VIÊ'T 12 | BÀI VIÊ'T 13 | BÀI VIÊ'T 14 | BÀI VIÊ'T 15 | BÀI VIÊ'T 16 | BÀI VIÊ'T 17 | BÀI VIÊ'T 18
BÀI VIÊ'T 13

Buôn Bán Phụ Nữ Ở Việt Nam, Tổng Lược

 

BUÔN BÁN PHỤ NỮ Ở VIỆT NAM, TỔNG LƯỢC

(Trần Thị Thức)

 

- Buôn bán phụ nữ là một tội ác quốc tế, tội ác nghiêm trọng nhất trong tệ nạn buôn người trên thế giới. Dù nhiều tổ chức nhân quyển quốc tế đă lên tiếng tố cáo tệ nạn này từ nhiều thập niên qua nhưng chỉ gần đây cộng đổng quốc tế mới quan tâm đến (1). Ngày 31 tháng 1 năm 2001, Đại Hội Đồng LHQ thông qua một nghị quyết về việc buôn bán đàn bà và thiếu nữ. Nghị Định Thư ngăn chặn và chống lại nạn buôn người, nhất là phụ nữ và trẻ em, măi đến ngày 9 tháng 9 năm 2003 mới trở thành hiệu lực. Đến nay nhiều nước, kể cả Việt Nam, vẫn chưa kư vào Nghị Định Thư này (2).

 

Tại Việt Nam, nạn buôn người và phụ nữ gần đây đă được tường tŕnh trên báo chí do nhà nước kiểm soát nhưng chỉ sau khi nạn buôn bán phụ nữ và con gái qua biên giới, và nạn bóc lột công nhân xuất khẩu, đă được nhiều cá nhân và tổ chức cộng đổng người Việt hải ngoại phanh phui ra (3). Một trong những trường hợp đầu tiên liên quan đến một công ty Đại Hàn ở đảo Samoa thuộc Hoa Kỳ, công ty Daewoosa. Từ tháng Hai năm 1999 công ty này đă thuê mướn 251 công nhân người Việt, phần lớn là thanh nữ, đi từ Việt Nam trong chương tŕnh xuất khẩu lao động. Các công nhân này bị bóc lột và đối xử tàn tệ, và phải mất nhiều năm ṭa án Hoa Kỳ mới thụ lư xong vụ án này có lợi cho công nhân. Một trường hợp khác cũng được cộng đồng người Việt hải ngoại khám phá ra và phản đối mạnh mẽ liên hệ tới một cuộc bán đấu giá trên website eBay xuất phát từ Đài Loan. Tháng Ba năm 2004, một người Đài Loan quảng cáo bán đấu giá 3 phụ nữ Việt Nam trên eBay với giá khởi đầu là US$ 5,400. Ngôn ngữ sử dụng trên trang quảng cáo bán đấu giá bộc lộ rơ tính chất nô lệ hiện đại: "Sản phẩm sẽ chỉ được giao tại Đài Loan". Sau khi bị cộng đồng người Việt hải ngoại phản đối mạnh mẽ eBay đă rút bỏ trang bán đấu giá này.

 

Các tổ chức quốc tế đă cảnh báo về tệ nạn buôn bán phụ nữ ở Việt Nam từ nhiều năm nay. Theo UNICEF, ít nhất đă có 60,000 phụ nữ bị buôn bán từ Việt Nam qua Trung quốc, vào vùng Tự Trị Chuang ở Quảng Tây trong khoảng thời gian từ 1998 đến 2001. Từ đó đến nay việc vận chuyển người này đă gia tăng. Trong khi đó, Bộ Tư Pháp Việt Nam ước lượng là có khoảng 100,000 phụ nữ và trẻ em Việt Nam bị bán qua Campuchia để khai thác cho dịch vụ t́nh dục.

 

Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, trong báo cáo thường niên năm 2005 về tệ nạn buôn người đă báo cáo rằng chính phủ Việt Nam "không tuân thủ những tiêu chuẩn tối thiểu trong việc diệt trừ nạn buôn người" dù cũng đă có những cố gắng đáng kể (4). Măi đến tháng 7 năm 2004 chính phủ Việt Nam mới ban hành một kế hoạch quốc gia nhằm bảo vệ công nhân xuất khẩu và chống lại nạn buôn người và buôn bán phụ nữ để phục vụ t́nh dục. Điều đáng nói là các viên chức Việt Nam vẫn chưa thật sự nhận trách nhiệm ngay cả sau khi t́nh trạng buôn bán phụ nữ đă trở thành hiển nhiên. Vài viên chức c̣n đổ lỗi cho chính nạn nhân. Trong khi đó báo chí Việt Nam vẫn tiếp tục tường tŕnh về việc các chủ nhân Đài Loan lạm dụng t́nh dục các nữ công nhân Việt Nam ngay cả sau khi một chủ nhân Đài Loan đă bị cầm tù v́ hăm hiếp hơn 30 nữ công nhân Việt Nam. Trên các báo chí bị nhà nước kiểm soát chặt chẽ ở Việt Nam vẫn thường xuyên xuất hiện các bài tường tŕnh về các cuộc hôn nhân giả hoặc cưỡng bức của phụ nữ và các cô gái vị thành niên Việt Nam với người Đài Loan và người Đại Hàn (5).

 

Trong hoàn cảnh như thế, buôn bán phụ nữ tại Việt Nam đă trở thành một tội ác có tổ chức. Tội ác này được thực hiện qua ba "kênh": xuất khẩu công nhân, du lịch và hôn nhân giả. Trong thực tế ba kênh buôn bán phụ nữ này liên kết với nhau thành một. Nữ công nhân bị bắt buộc phải kư những giấy tờ kết hôn giả khi đến quốc gia có hợp đồng làm việc, với lư cớ được đưa ra là để được cấp visa thường trú. Để ngăn chặn việc này hiện nay Đài Loan chỉ cấp visa làm việc cho công nhân Việt Nam. Du lịch t́nh dục là một tội ác toàn cầu, và việc buôn bán đàn bà và nhiều cô gái Việt Nam, kể cả vị thành niên và trẻ em, qua biên giới Việt Nam, Trung quốc và Campuchia, đă trở nên nghiêm trọng đến nỗi tổ chức UNICEF cũng đă phải điều tra (6).

 

T́nh trạng tồi tệ như thế nhưng chính phủ Việt Nam vẫn chưa quan tâm đúng mức và cũng chưa thật sự nhận trách nhiệm của ḿnh trong việc ngăn chặn tệ buôn bán phụ nữ. Chưa có một công ty xuất khẩu công nhân nào, mà đa số là quốc doanh, bị xử phạt v́ đă kư những hợp đồng gửi công nhân cho các công ty ở nước ngoài đă đối xử tàn tệ và đă bóc lột công nhân kể cả về mặt t́nh dục. Trong khi đó các nữ công nhân bị lạm dụng đă không được bồi thường tương xứng với những thiệt hại mà họ phải chịu - cả về tài chánh, sức khỏe và tâm lư.

 

Chúng tôi tin rằng nạn buôn bán phụ nữ ở Việt Nam phải được các tổ chức tài chánh, các quốc gia trợ cấp, những nhà đầu tư và các cơ quan của LHQ quan tâm đúng mức, không phải chỉ v́ sự phát triển kinh tế bền vững, mà quan trọng hơn, v́ lư tưởng tôn trọng nhân phẩm và nhân quyền. Chúng tôi cũng đề nghị rằng việc ngăn chặn tệ nạn buôn bán phụ nữ ở Việt Nam cũng như trên toàn thế giới phải bao gồm việc ban hành các tiêu chuẩn luật pháp quốc tế về xuất khẩu công nhân, trong đó phải bảo đảm cho công nhân có quyền thành lập các công đoàn của họ, không phải chỉ trong nước họ mà cả ở những nước họ làm việc. LHQ cũng cần chú trọng nhiều hơn đến tội ác toàn cầu này tại những nước đang phát triển nhưng c̣n độc đoán như Việt Nam. Tổ chức Lao Động Quốc Tế của LHQ phải phúc tŕnh hàng năm về t́nh trạng buôn người và buôn bán phụ nữ tại những nước này kèm theo các đề nghị trừng phạt nếu cần. Đây là một việc làm cần thiết và đúng lúc trong bối cảnh toàn cầu hóa với việc di chuyển người và công nhân ngày càng tự do hơn qua biên giới các nước.

 

 

May 12, 2006

TRẦN THỊ THỨC

(Tŕnh bầy tại cuộc Hội Thảo về Human Trafficking, Washington DC, USA)

 

Tài Liệu Tham Khảo:

 

(1) Women trafficking, worldwide:

http://www.hrw.org/women/trafficking.html

http://www.traffickinginpersons.com/

http://www.protectionproject.org/

(2) http://www1.umn.edu/humanrts/instree/trafficking.html

http://www1.umn.edu/humanrts/research/ratification-vietnam.html

(3) Report on the Working Conditions of Vietnamese Workers in American Samoa (Feb. 06, 2001): http://www.vlw.org/#_Toc506058544 

Vietnamese women auction on eBay (2004):

http://www.forbes.com/home_asia/newswire/2004/03/12/rtr1297529.html

http://www.shortnews.com/start.cfm?id=37815&rubrik1=High%20Tech&rubrik2=Internet&rubrik3=Auctions&sort=1&start=1

http://www.isiswomen.org/pub/we/archive/msg00169.html#ebay

http://www.ncvaonline.org/archive/news_032604_HumanTrafficking_eBay.shtml

Lao Động Nữ (June 04, 2005): http://laodongnu.org/

Women Trade: http://vietnamnet.vn/xahoi/phapluat/2006/04/564689/

(4) http://www.state.gov/g/tip/rls/tiprpt/2005/46616.htm

(5) http://vnexpress.net/Vietnam/Xa-hoi/2006/05/3B9E96C2/

(6) http://www.unicef.org/vietnam/media_521.html

 

 

(BAI CHUYEN)

website counter