SU'U TÂ`M 1

Home | VA(N | VA(N [tt] | VA(N 1 | VA(N 2 | VA(N 3 | VA(N 4 | VA(N 5 | VA(N 6 | VA(N 7 | VA(N 8 | VA(N 9 | VA(N 10 | VA(N 11 | VA(N 12 | VA(N 13 | VA(N 14 | VA(N 15 | VA(N 16 | VA(N 17 | VA(N VUI | VA(N VUI [tt] | VA(N VUI 1 | VA(N VUI 2 | VA(N VUI 2 * | VA(N VUI 3 | VA(N VUI 4 | VA(N VUI 5 | VA(N VUI 6 | VA(N VUI 7 | VA(N VUI 8 | TA.P GHI | TA.P GHI [tt] | TA.P GHI 1 | TA.P GHI 2 | TA.P GHI 3 | TA.P GHI 4 | TA.P GHI 5 | TA.P GHI 6 | TA.P GHI 7 | TA.P GHI 8 | TA.P GHI 9 | TA.P GHI 10 | TA.P GHI 11 | TA.P GHI 12 | TA.P GHI 13 | BÀI VIÊ'T | BÀI VIÊ'T [tt] | BÀI VIÊ'T 1 | BÀI VIÊ'T 2 | BÀI VIÊ'T 3 | BÀI VIÊ'T 4 | BÀI VIÊ'T 5 | BÀI VIÊ'T 6 | BÀI VIÊ'T 7 | BÀI VIÊ'T 8 | BÀI VIÊ'T 9 | BÀI VIÊ'T 10 | BÀI VIÊ'T 11 | BÀI VIÊ'T 12 | BÀI VIÊ'T 13 | BÀI VIÊ'T 14 | BÀI VIÊ'T 15 | BÀI VIÊ'T 16 | BÀI VIÊ'T 17 | BÀI VIÊ'T 18

TA.P GHI 4

SAO CÂM NHƯ HẾN THẾ

 

SAO CÂM NHƯ HẾN THẾ !!!

 

Ngày 29 tháng 3 năm 2006

 

Bạn ta,

Những cảnh mà hơn hai trăm năm trước thỉnh thoảng diễn ra tại bến cảng Annapolis, nay thuộc Baltimore, tiểu bang Maryland, khi những trại chủ, các chủ đồn điền ở quanh vùng Virginia, North Carolina kéo đến mỗi lần có chuyến tầu mới chở hai ba trăm người da đen bắt đi từ Phi châu, từ bên kia Đại Tây Dương chở tới, để mua nô lệ về làm việc cho trại không c̣n nữa.

 

Những cảnh vô nhân đạo, chà đạp lên phẩm giá con người như cảnh sờ nắn bắp thịt của những người đàn ông để xem c̣n sức làm việc cho trại không, xem răng lợi, vú vê của những người đàn bà để coi có c̣n sinh đẻ thêm cho trại những nô-lệ-con khác trước khi mua, đă chấm dứt khi nước Mỹ băi bỏ chế độ măi nô, th́ nay những cảnh như thế lại vẫn diễn ra ở những nơi khác.

 

Thí dụ như những điều đọc được trong một tờ báo ở Nam Hàn, tờ Hankyoreh Shinmun đă cho thấy. Mới đây, tờ báo này có đăng một quảng cáo mời những người đàn ông Nam Hàn "mua vợ" kèm theo những lời rao không khác ǵ những cảnh tượng ở chợ nô lệ Baltimore hơn hai thế kỷ trước.

 

Những món hàng được mô tả là "có mùi rất thơm", "không bao giờ ly dị", có "thân h́nh đẹp nhất thế giới", và "không hài ḷng sẽ hoàn tiền lại".

 

Có điều những món hàng đó không phải là những người nô lệ da đen, mà là những phụ nữ Việt Nam. Đoạn quảng cáo có kèm theo h́nh một phụ nữ mặc áo dài, đội nón lá. Không cần phải đọc được Hàn ngữ người ta cũng đoán được quảng cáo muốn nói ǵ.

 

Quảng cáo không kín đáo như những thứ thỉnh thoảng đọc được trên báo ở Mỹ của các văn pḥng giới thiệu hôn nhân, những mail-order bride service hệt như người ta đặt mua những hàng hóa qua ngả bưu điện.

 

Những đứa bé Việt Nam lúc nào cũng thơm mùi thơm của tuổi thơ, lớn lên, bị dụ dỗ đem sang Đại Hàn, được quảng cáo là thơm và thân h́nh đẹp nhất để bán cho khách, lại c̣n mang theo một cam kết không tốt trả lại.

 

Làm như rao bán con chó, con mèo, con ngựa không bằng.

 

Một độc giả, ông Chun Dungsori đọc thấy quảng cáo này đă rất phẫn nộ, viết trên website của ông rằng tờ báo nên xấu hổ về việc làm của ḿnh khi cho đăng cái quảng cáo với nội dung tệ mạt và vô luân như thế.

 

Ông độc giả này c̣n nói rằng quảng cáo đó, với những chi tiết mô tả những phụ nữ Việt Nam, những món hàng đem bán, đă tạo ra h́nh ảnh của một nước Nam Hàn đầy đường là những người đàn ông chỉ có một việc muốn làm là thỏa-măn-t́nh-dục và cần kiếm những người đầy tớ làm tôi mọi trong nhà nhưng không đủ phương tiện để lấy vợ.

 

Bỏ qua điều ông thanh minh cho nước Nam Hàn của ông th́ nguời ta vẫn thấy ít nhất ông cũng có một lập trường nhân ái. Ông coi cái quảng cáo xúc phạm nhân phẩm và giá trị của những phụ nữ Việt Nam là một sỉ nhục và nói rằng tờ báo đăng quảng cáo bán phụ nữ Việt Nam phải xấu hổ v́ việc làm đó.

Một số thư viết tới cho website của ông cũng đưa ra những ư kiến tương tự.

 

Nhưng tuyệt nhiên không có bất cứ một lời nào của sứ quán Việt Nam ở Hán Thành.

 

Sứ quán câm như những con hến.

 

Mấy năm trước, tự điển Oxford trong ghi chú về thủ đô Bangkok có nói rằng thành phố này nổi tiếng về những nhà điếm th́ lập tức chính phủ Thái lên tiếng phản đối, và nhà xuất bản đă phải thu hồi những cuốn tự điển đó. Khi danh dự bị xúc phạm th́ phải làm như thế.

 

Trên các báo Mỹ, thỉnh thoảng, trong mục thư của độc giả, người ta lại đọc thấy những bức thư lên tiếng của tuỳ viên báo chí hay văn hóa, quân sự của các sứ quán khi thấy có những tin tức hay bài viết đụng chạm tới những chuyện của các nước có đại sứ quán hay lănh sự quán ở Hoa kỳ.

 

Chuyện di dân nhập cảnh lậu cũng có thư góp ư và bênh vực của lănh sự Mexico, chuyện tham nhũng của chính phủ Palestine, chuyện dung dưỡng Al Qeada đều lập tức có phản ứng của các nhà ngoại giao viết thư cải chính bắt các báo đăng lại.

 

Nhưng sứ quán Việt Nam tại Hán Thành th́ im miệng. Không có lấy được một câu, một lá thư bầy tỏ phẫn nộ trước việc người Việt bị lăng mạ, rẻ rúng, bị coi như những thương phẩm của bọn con buôn khốn nạn vô lương tâm.

Ít nhất phải có một lá thư viết cho chủ nhiệm, chủ bút của tờ báo, yêu cầu ngưng cái quảng cáo xúc phạm danh dự và phẩm giá người Việt và đ̣i nhà báo phải xin lỗi. 

Nếu sứ quán không làm, th́ bộ ngoại giao phải làm. Nhưng không làm là không được.

Bảo là sứ quán bận việc, không có người ? Không được. Phải t́m ra người và th́ giờ để làm công việc đó.

 

Hai tấm bia mà các thuyền nhân dựng lên ở Indonesia và Malaysia với nội dung chỉ để cám ơn chính quyền Indonesia và Malaysia th́ chính phủ Việt Nam làm đủ mọi cách để buộc nhà chức trách địa phương phá đi, đục đi.

Như thế là có người đấy chứ. Và áp lực cũng có thể làm được việc đấy chứ.

 

Nhưng những chuyện xúc phạm đến danh dự của người Việt Nam th́ cả bọn làm việc trong sứ quán Việt Nam ở Nam Hàn biến thành một lũ hến, câm mồm, ú ớ không dám mở miệng nói ra được một tiếng.

 

Hay chúng nó là đồng bọn cả với nhau ?

 

Hay là chúng nó sợ bị bắt trả tiền lại ? Không hài ḷng th́ phải trả tiền lại mà.

 

 

BÙI BẢO TRÚC

(Sưu Tầm Liên Mạng chuyển)

website counter