SU'U TÂ`M 1

Home | VA(N | VA(N [tt] | VA(N 1 | VA(N 2 | VA(N 3 | VA(N 4 | VA(N 5 | VA(N 6 | VA(N 7 | VA(N 8 | VA(N 9 | VA(N 10 | VA(N 11 | VA(N 12 | VA(N 13 | VA(N 14 | VA(N 15 | VA(N 16 | VA(N 17 | VA(N VUI | VA(N VUI [tt] | VA(N VUI 1 | VA(N VUI 2 | VA(N VUI 2 * | VA(N VUI 3 | VA(N VUI 4 | VA(N VUI 5 | VA(N VUI 6 | VA(N VUI 7 | VA(N VUI 8 | TA.P GHI | TA.P GHI [tt] | TA.P GHI 1 | TA.P GHI 2 | TA.P GHI 3 | TA.P GHI 4 | TA.P GHI 5 | TA.P GHI 6 | TA.P GHI 7 | TA.P GHI 8 | TA.P GHI 9 | TA.P GHI 10 | TA.P GHI 11 | TA.P GHI 12 | TA.P GHI 13 | BÀI VIÊ'T | BÀI VIÊ'T [tt] | BÀI VIÊ'T 1 | BÀI VIÊ'T 2 | BÀI VIÊ'T 3 | BÀI VIÊ'T 4 | BÀI VIÊ'T 5 | BÀI VIÊ'T 6 | BÀI VIÊ'T 7 | BÀI VIÊ'T 8 | BÀI VIÊ'T 9 | BÀI VIÊ'T 10 | BÀI VIÊ'T 11 | BÀI VIÊ'T 12 | BÀI VIÊ'T 13 | BÀI VIÊ'T 14 | BÀI VIÊ'T 15 | BÀI VIÊ'T 16 | BÀI VIÊ'T 17 | BÀI VIÊ'T 18

TA.P GHI 1

CHỦ NHẬT, QUÁN CÀ PHÊ, CÂU CHUYỆN VĂN

 

CHỦ NHẬT, QUÁN CÀ PHÊ, CÂU CHUYỆN VĂN

(Tạp Ghi Văn Nghệ - Nguyễn Mạnh Trinh)

 

Tháng ba. Thời gian đi quá nhanh, biền biệt. Năm lại năm, tháng lại tháng, trôi qua đi. Tuần lễ bắt đầu từ ngày thứ hai, vào sở, một cuộc chạy đuổi mệt nhọc kéo dài tới thứ sáu. Những giây phút dằng dặc trên freeway, những meeting, những project dang dở, những  lo lắng những hoạch định  trên trang giấy, trên computer, những tiếng điện thoại, liên miên, không dứt .. .. Cho đến hai ngày cuối tuần, một "break time" để chờ đón một cuộc "marathon" mù mịt sắp tới. Nếu không có hai ngày thứ bảy, chủ nhật, có lẽ đời sống ấy  chẳng c̣n chút ǵ vui ..

 

Hôm nay, ngày chủ nhật. Nắng xanh hơn hớn ngoài kia. Cái lạnh cuối xuân làm se se da nhưng là một cái lạnh của buổi sáng dễ chịu. Tất cả thị phi lo lắng để lại ngoài cửa. Trong  phút nằm nướng thoải mái ấy, một ngày đẹp đẽ như sắp hiện diện. Tự nhiên, có một câu thơ của một người bạn văn, chợt đến. Lời "cảm ơn đời" của Trần Hoài Thư. Thơ của anh mà sao y hệt tâm ư của tôi :

 

"Cảm tạ em mỗi ngày tôi vẫn c̣n  giấc mơ

Khi mỗi ngày tôi đẩy đời tôi đi buồn bă

Khi mỗi ngày tôi qua trăm ngàn đèn xanh đèn đỏ

Tắt chớp liên miên giữa cơi chợ người

Cảm tạ mỗi ngày em vẫn cho tôi

Niềm vui khua ḍn trên bàn máy gơ

Những niềm vui mỗi ngày mọc lên nho nhỏ

Cứ xanh hoài trên khung cửa hồn tôi".

 

Phải rồi, mọi ngày như mọi ngày, cầu mong đừng có ǵ làm ḿnh buồn. Hăy nâng niu những niềm vui nho nhỏ. Được sống như thế này đă là một hạnh phúc. Được nghĩ, được viết, được tự do buồn vui, há chẳng phải là tuyệt vời sao ? Đă từng trải qua nhiều  hoàn cảnh khốn khổ ở quê nhà nên bây giờ chẳng có điều ǵ làm ḿnh nao ḷng cả. Tôi tự nhủ tôi. Hăy vừa ḷng với những ǵ  ḿnh có ..

 

Tôi vừa gọi  điện thoại "tán dóc" với nhà văn chủ trương Thư Ấn Quán. Thay v́ bắt đầu hỏi thăm nhau về gia đ́nh, về công ăn việc làm, hay sức khỏe của những người khá lâu mới gặp nhau, chúng tôi lại nói với nhau về những chuyện mà có nhiều người cho là những chuyện tào lao không thực tế. Chuyện những cuốn sách. Anh Trần Hoài  Thư vừa khoe anh đă in xong tập thơ Vũ Hữu  Định gồm 80 chục bài thơ sao lục từ nguồn báo chí của thư viện Cornell. Anh kể lại những cố công của ḿnh, năm bảy lần tới lui lui tới trên một hành tŕnh năm tiếng đồng hồ từ nhà anh đến thư viện để t́m kiếm và sao lục những bài thơ của Vũ Hữu Định. Có nhiều lần anh kể, rất nguy hiểm v́ xa lộ trơn trợt v́ trời tuyết hoặc lạc đường giữa đêm khuya, nhưng cái ham muốn  làm một tập  thơ đầy đủ cho bạn ḿnh, một người làm thơ đă làm địa danh Pleiku thành một cái tên bất tử với câu thơ "em Pleiku má đỏ môi hồng". Tập thơ Vũ hữu Định  anh in sau khi đă in xong tập thơ của Nguyễn Bắc Sơn "Chiến tranh Việt Nam & Tôi" trong cái ư hướng vừa muốn làm sống lại một thời kỳ văn chương hào hứng của hai mươi năm văn học  miền Nam  vừa nhắc lại hoặc tưởng niệm những cây bút  của "những người muôn năm cũ". Anh kể lại ở trong nước một số bạn bè của Vũ hữu Định cũng đă in một tập thơ để tưởng niệm nhưng chỉ có hơn bốn chục bài thôi. C̣n anh, sao lục nhiều hơn nên in được một tập 80 chục bài. Kể ra th́ số lượng có khi không quan trọng nhưng ở trường hợp này lại là thước đo tấm ḷng bạn bè. Anh cười, nghe ấm áp trong máy ..

 

"Bạn biết không, vào trong thư viện của thư viện đại học Cornell, ḿnh như mê luôn. Một thời hiện ra. Sách bên cạnh sách, tên bên cạnh tên,  hiện ra những quăng đường. Một đời người ngắn lắm, nhưng có lẽ, những cuốn sách này, những tên tuổi này, sẽ có tuổi thọ dài hơn trăm ngàn lần." Trần Hoài Thư sôi nổi kể. "Bạn có thể tưởng tượng được không, những tờ báo học tṛ, những đặc san quân đội, của thời trước năm 1975,  cũng được sưu tập về đây. Tôi  đă cầm trên tay những tờ báo xuân của các trường trung học  như Chu Văn An, Trưng Vương, Gia Long, Petrus Kư .. Cũng như, thấy lại những trang thơ, những truyện ngắn của đặc san  Trường Bộ Binh Thủ Đức  của khóa 23, 24 Trừ Bị, thấy lại những h́nh ảnh của những người biên tập, của một thời lừng lẫy. Thế này th́ cái mưu toan xóa sổ văn  học miền Nam làm sao thực hiện được .."

 

Thư viện Cornell có lẽ có một bộ sưu tập đầy đủ nhất của văn học Việt Nam.   đó, sách  của hai miền, hai chiến tuyến nằm bên cạnh nhau, yên lặng và ḥa b́nh. Những cuốn sách, những tờ báo, của một thời phân tranh, của tan nát ḷng mẹ Việt Nam, bây giờ cùng với nhau để thể hiện cho một nền văn học của một đất nước mà hạnh phúc th́ hiếm hoi  và bất hạnh th́ tràn đầy. Mỗi một cuốn sách có một số phận riêng. Cũng có bất công, bởi kẻ thắng và người thua  bầy ra những nghiệt ngă  lịch sử,  cả  trong văn chương. Sau năm 1975, là một cuộc "phần thư khánh nho" tàn khốc cho cả miền Nam. Những cuốn sách bị đốt trong cái khói lửa dă man của một cuộc chiến khác  tiếp nối nhau hận và thù. Những người cầm bút miền Nam bị bắt, bị đầy ải, bị lên án, bị "xóa sổ" trong lá phướn văn chương. Cái miệng th́ kêu rộng lượng nhưng cái tâm th́ lại hẹp ḥi cố chấp, kẻ chiến thắng để đất nước bị lôi vào sự  xuống cấp sa đọa và xă hội  bị phá sản để tất cả mọi giá trị bị đảo ngược, để tiền bạc trở thành cho mục tiêu mua bán tất cả, kể cả di sản văn hóa cha ông và lănh thổ quốc gia ..

 

Trần Hoài Thư là một người yêu sách vở. Cái tên Trần Quư Sách cha mẹ đặt có phải như là một tiền định. Phải say mê lắm mới có thời gian và kinh nghiệm để  in ấn ra những cuốn sách "biếu mà không bán" cho những người  đồng điệu. Không kể đến tiền bạc, cái tâm lực đổ vào những trang sách đă là những điều khó thể t́m được trong cái đời sống quay cuồng đến chóng mặt ở đây. Có lúc anh đùa đùa "Ở California là thủ đô tị nạn, nơi tập trung những tờ báo văn chương tầm cỡ mà sao để  những người ở chỗ khỉ ho c̣ gáy này làm chuyện tưởng nhớ bạn bè .." Anh đùa nhưng tôi hơi nhột .. Làm sao bây giờ, nhưng, lực bất ṭng tâm .. Trong khi anh vẫn hăng say nói về những dự tính, in những cuốn sách cho những người bạn cầm  bút ở Việt nam bị đẩy ra "ngoài luồng" không thể ra mắt tác phẩm ḿnh hoặc những người bạn đă quá cố nhưng thơ văn vẫn c̣n âm hưởng trong ḷng người đọc.

 

Rất, rất nhiều người bi quan về tương lai của văn học hải ngoại. Người đọc giảm, người viết giảm, cái chất lưu vong cũng phai nhạt một phần v́ thành phần những người cư trú ở hải ngoại cũng phức tạo hơn. Những điều kể trên đă rơ. Và, đă có người muốn bỏ con thuyền sắp đắm như theo họ ước định và bằng mọi cách cặp bến vào ḍng văn học trong nước để cố duy tŕ cái văn nghiệp của ḿnh. Nhưng, với tôi, sao tôi vẫn có sự lạc quan về t́nh trạng văn học hải ngoại. Có lẽ bắt nguồn từ những việc làm mà thiên hạ thường  cho là "viển vông" này. Những nỗ lực ấy, có thể là một phép lạ chăng ? ..

 

Ở quận Cam có nhiều quán cà phê. Nơi hẹn ḥ đón khách của người địa phương với khách phương xa. Nơi, mà những người bạn gặp nhau, để làm cuộc sống bớt căng thẳng, để cười với nhau, để nói với nhau những chuyện đời thường, để chia sẻ với nhau một chút cuộc sống. Chủ nhật, ghé quán cà phê, gặp lại  những nụ cười, những câu bông đùa chọc ghẹo. Đúng như anh Duy Lam nói, đây chỉ là một "buông xả" để tạm quên đi những thúc đẩy kinh khiếp của đời sống hôm nay. Ṿng quay cơm áo  đă dữ dằn mà hành tŕnh sinh lăo bệnh tử dường như càng thúc ép. Cầu mong  hôm nay không có người ra đi, những người chung quanh đă rải rác vắng mặt v́ đă khởi hành trên chuyến tàu thiên cổ. Có c̣n nhắc lại chăng trong câu chuyện của bạn bè.

 

Buổi sáng hôm nay, ở quận Cam, tự nhiên tôi lại bâng khuâng nhớ về Sài G̣n vô hạn. Cũng những quán cà phê, nhưng là thuở c̣n xanh tóc đầu đời. Những bản nhạc, đôi tai đă lắng nghe bằng cả tâm tư thuở đó. Những trang sách, giở ra những khuôn trời lồng lộng, của tưởng tượng lăng mạn, của buổi đầu đời ngông nghênh như chú gà trống tưởng ḿnh là một anh hùng vô địch. Đến tuổi sáu mươi, mới thấy ḿnh già đi những mộng ước. Của thuở nào, nằm trên cỏ nh́n mây trời xanh để tưởng tượng cái ḿnh sẽ là, cái việc mà ḿnh sẽ hoàn tất. Quá khứ, không c̣n là cái bóng kỷ niệm, mà, là chính một phần cuộc sống. Thoảng hoặc, nó sống lại, trong khoảnh khắc, như sợi chỉ thời gian  cuốn ngược lại, để rồi, lại trở về chiều quay cũ, để cuộc nhân sinh lôi kéo đi ..

 

Có bữa tôi gặp anh Nguyễn Đ́nh Toàn ở cà  phê Factory. Từ lâu, tôi đă có ư định sẽ hỏi anh chi tiết về thời gian mà anh thực hiện những chương tŕnh văn học truyền thanh, hoặc nhạc chủ đề. Viết về đề tài ấy hoặc phỏng vấn về thời gian ấy có lẽ sẽ thú vị lắm. Ở lứa tuổi chúng tôi, mà c̣n thấy hứng thú th́ những tuổi trẻ hơn có lẽ cũng như vậy. Sống lại, những thuở sinh viên học sinh, đọc thơ văn bằng cả tâm hồn và nghe nhạc bằng cả trái tim. Thời ấy, sao ngây thơ chi lạ. Buổi tối, dù ǵ chăng nữa cũng phải ráng nghe chương tŕnh Nhạc Chủ Đề. Những bài hát, có khi là từ tiền chiến nhưng có khi là những bản nhạc mới toanh của những tên tuổi lạ mà về sau đă thành những tên tuổi lẫy lừng của âm nhạc Việt Nam: Trịnh Công Sơn, Vũ Thành An, Từ Công Phụng, Ngô Thụy Miên .. Những lời dẫn nhập, cách chọn đề tài, chọn người tŕnh diễn, h́nh như lúc đó có phong cách trang trọng riêng. Chiến tranh  trong một  đất nước nhiều biến động đă không dập tắt được ước mơ, mà, c̣n là những mồi lửa để nổ tung những ước vọng. Lư tưởng sống, nhiều khi không c̣n là trong suy tư nữa mà phải thành hành động. Lựa chọn hoặc vào lính  hoặc ra bưng lên núi. Thời thế bắt buộc như vậy. Nhưng trong cách lựa chọn, vẫn chan ḥa những ước mơ của mong muốn cống hiến cho đời. Để, một lúc, thấy ḿnh là một con chốt, bị thí đi trong cơn lốc bạo tàn lịch sử.

 

Anh Nguyễn Đ́nh Toàn cho biết đang sửa soạn in bộ sách về các nghệ sĩ trong tất cả các ngành văn, thi, họa, nhạc. Bộ sách ấy sẽ dày hơn ngàn trang và gồm hơn hai trăm khuôn dáng nghệ sĩ. Anh viết bằng cái trí nhớ phi thường của ḿnh,  bằng cuộc sống trải dài mấy chục năm làm văn nghệ và cái tâm của một người yêu nghệ thuật. Giáo sư  Đỗ Đ́nh Tuân, một người quen anh từ thuở nào lâu lắm cũng rất thán phục về cái trí nhớ này. Những lời nhạc, là lời hát của những bản nhạc rất lâu, anh Toàn nghe một  vài lần là in sâu vào óc  và sau này viết lại cả lời và nhạc chính xác đến độ không ngờ. Anh kể lại trường hợp sáng tác những bản nhạc ở trong tù, dùng mẩu bút ch́ nhỏ viết rồi nhập tâm nhớ, rồi xóa đi viết bản nhạc khác. Tổng cộng anh sáng tác cả chừng hơn 200 bài và nay anh đă nhớ lại được gần hết. Băng nhạc Hiên Cúc Vàng do Khánh Ly thực hiện là một phần trong số những bản nhạc ấy. Anh cười, nói về cái trí nhớ của ḿnh rồi chêm thêm một câu :"Tôi chỉ nhớ những cái ǵ mà cuộc đời coi là vớ vẩn  thôi. C̣n cái chính để nhớ, để làm ra tiền th́  tôi dở lắm .." Nhưng riêng với tôi, th́ nghĩ rằng có hàng  triệu triệu người cố công gắng sức để tâm lực vào vật chất, vào tiền bạc, nhưng chỉ có vài chục người mang cả tâm lực cho nghệ thuật. Suy ra, những cái ấy  đâu phải  là vớ vẩn. Có những cái giàu có  mà không biểu hiện bằng tiền bạc ! Có nhiều người vẫn cho rằng nghệ sĩ là "những người đi trên mây" làm toàn những chuyện ăn cơm nhà vác ngà voi không thực tế. Tôi nghĩ ngược lại, nếu không có họ, th́ đời sống sẽ ảm đạm biết bao. Chẳng lẽ suốt đời cứ mải mê tính toán chạy theo đồng tiền. Để rồi làm ǵ, khi ra đi khỏi cuộc sống này cũng chẳng mang theo được của cải vật chất nào ..

 

Ngồi ở quán, tôi lại gặp một "người đi trên mây" nữa. Một người làm thơ viết về thơ và cũng đang sửa soạn cho ra mắt cuốn  tiểu luận thi ca cũng khá dầy và nặng kư. Cuốn sách dầy 600 trang và sẽ có gần như đầy đủ những vóc dáng thi nhân tiêu biểu ở hải ngoại và trong nước. Nhà thơ Trần Văn Nam, một giáo sư triết học trước 1975, là người theo dơi rất kỹ t́nh trạng thi văn ở hải ngoại. Nghe anh nói chuyện, biểu lộ cái tâm chân chất của người Nam Bộ, nhưng những nhận xét về văn chương của anh th́ rất sâu sắc và có lẽ là kết quả của những suy nghĩ triền miên trong tâm thức. Tác phẩm, gồm cả những bài đă đăng tải trên các tạp chí văn học và được nhiều người đọc và chú ư. Nh́n thấy anh nâng niu bản mẫu của b́a sách, nghe thấy anh nói về cuốn sách của ḿnh, khiêm nhượng nhưng tự tin, tôi nghĩ thầm, đây có phải là người góp một tay vào sự tồn tại  của văn học hải ngoại ..

 

Nhà văn Duy Lam, cứ nhắc nhở tôi một điều. Bài đăng trên báo, sẽ như gió thoảng qua tai, mất hút. Phải in thành sách, để c̣n một chút ǵ để lại. Anh hỏi tôi sao thấy viết cũng nhiều mà chẳng thấy động tịnh ǵ. In vài cuốn đi chứ. Tôi cười và nhủ với ḷng. Hay là ḿnh gom lại vài chục bài  thơ in một tập. Và, gom lại những bài tạp ghi thành một tập thứ hai. Không biết có nên chăng ? Để - "của tin c̣n một chút này làm ghi".

 

NGUYỄN MẠNH TRINH

(BAI CHUYEN chuyển)

 

CHUYỆN KHẠC, NHỔ, LIẾM

 

CHUYỆN KHẠC, NHỔ, LIẾM ..

 

Ngày 8 tháng 3 năm 2006

 

Bạn ta,  

Tom Sawyer, cậu nhỏ nhân vật chính trong cuốn sách của Mark Twain, cuốn "The Adventures of Tom Sawyer", ngay sau khi mất một cái răng cửa, đă khám phá ra một niềm vui mới, đó là tṛ phun nước bọt qua kẽ hở của hàm trên.

 

Nhổ bọt, phun nước miếng chắc phải là một tṛ rất vui, biết chơi rồi khó bỏ, có thể ghiền như thuốc lá, thuốc lào không chừng.

 

Ai chưa từng đứng trên lầu nhổ bọt xuống đất coi ai nhổ trúng đầu người đi ở dưới th́ chưa là trẻ con một lần. Ngó theo băi nước bọt bay lượn từ trên cao xuống mà không sướng th́ không biết phải làm ǵ mới sướng. Nhất là khi nó đậu vào một chiếc nón lá ở dưới. Nhưng tṛ chơi ấy chỉ được chơi trong một hai năm thơ ấu đến khi bị bố quất cho mấy roi quắn đít th́ chừa đến già, không bao giờ tái phạm nữa.

 

Ở Trung quốc, người ta rất thích khạc nhổ. Khạc nhổ đă trở thành một tṛ chơi rất vui, rất khó bỏ. Cả nước Trung Hoa không thể sai được. Từ vua đến dân, ai cũng thích tṛ chơi khạc nhổ này, không có ai là không thích khạc nhổ.

 

Trong bức h́nh chụp tại pḥng riêng của Mao Trạch Đông khi họ Mao tiếp ông Nixon trong chuyến đi Hoa lục năm 1972, người ta thấy hai cái ống nhổ đặt ở ngay cạnh hai chiếc ghế bành của Mao Trạch Đông và tổng thống Mỹ.

Thỉnh thoảng, đang nói chuyện với ông Nixon, Mao Trạch Đông lại khạc một tiếng vang động Trung Nam Hải, cúi xuống nhổ đánh toẹt vào cái ống nhổ. Một nhà báo Mỹ đi cùng trong chuyến đi của ông Nixon cho biết Mao Trạch Đông nhổ rất chính xác, không lần nào nhổ ra ngoài, mặc dù cái miệng ống nhổ không to lắm.

Trong chuyến đi Hoa lục của ông Nixon chắc hai cái ống nhổ làm ông cảm phục họ Mao không ít.

 

Nhưng không phải ai cũng thích cái tṛ khạc nhổ đó của người Hoa.

 

Trung quốc đang sửa soạn tổ chức Thế Vận Hội 2008, và thủ đô Bắc Kinh thấy là tṛ khạc nhổ này của người dân Bắc Kinh phải chấm dứt. Giám đốc Văn Pḥng Phát Triển Đạo Đức và Văn Hóa Thủ Đô hôm thứ Tư tuần trước đă tuyên bố với báo chí rằng khạc nhổ là vấn đề nghiêm trọng hàng đầu của thủ đô, và do đó, Bắc Kinh đang có một chương tŕnh để dậy người dân cách khạc nhổ sao cho đúng cách.

 

Nhiều người ngoại quốc đến Hoa lục du lịch đă hết hồn hết vía khi đang đi ngoài đường, nghe mấy tiếng khạc long trời lở đất, rồi một cục đờm tổ chảng bay ra ngoài họng, rơi đánh bộp xuống đất. Chủ của nó, sau khi khạc nhổ xong, c̣n ngó xuống kiểm kê thành tích của ḿnh trước khi đi tiếp. Đường xá đâu cũng thấy những băi nước bọt, những băi đờm mầu xanh, mầu vàng .. Rồi nắng đổ xuống, những chất lỏng bốc hơi bay lên, phần đặc của đờm khô đi, thành bụi bay trong không khí, những người sống ở Bắc Kinh lại hít vào phổi th́ có khác ǵ bị khạc nhổ vào miệng không ? Cũng như tờ National Geographic mấy năm trước nói là dân chúng ở thủ đô Mexico ngày nào cũng ăn cứt của chính họ v́ phân và nước tiểu của cái thành phố rất đông người này được để cho khô dưới nắng nhiệt đới, thành bụi bay trong không khí và đậu vào đồ ăn, nước uống, lên đầu lên tóc, vào mặt mũi, miệng của những nguời dân thủ đô Mexico của tổng thống Vicente Fox, trong khi họ suy nghĩ làm cách nào trốn sang ở lậu bên Mỹ như hơn 12 triệu người đă làm.

 

Các thị dân Bắc Kinh đang được dậy để khạc nhổ cho đúng cách. Họ được dậy là phải khạc và nhổ vào khăn giấy, gấp lại, bỏ vào trong thùng rác. Bất tuân sẽ bị phạt một số tiền tương đương với 6 đô la Mỹ.

 

Chỉ c̣n hai năm nữa là tới Thế Vận Hội mùa hè. Trung quốc sẽ c̣n phải làm rất nhiều việc nữa như dậy dân chúng đừng cởi trần ra đường, đừng nói to, đừng cười lớn, đừng có thấy con ǵ ngọ nguậy cũng lôi vào bếp nấu để ăn ..

 

Nhưng chuyện khạc nhổ muốn dẹp cũng không khó ǵ.

Chỉ cần ra lệnh cho dân chúng làm theo đúng những nhân vật lănh đạo đă làm và đă dậy cho các học tṛ xuất sắc ở Hà Nội là xong ngay.

 

Chửi Mỹ đă đời rồi chạy sang liếm ở tận Washington đấy thôi.

 

Đó là nhổ rồi lại liếm.

 

Việc quái ǵ phải phí giấy gói cục đờm như gợi ư của thủ đô Bắc Kinh ?

 

BÙi BẢO TRÚC

(Sưu Tầm Liên Mạng chuyển)

website counter