SU'U TÂ`M 1

Home | VA(N | VA(N [tt] | VA(N 1 | VA(N 2 | VA(N 3 | VA(N 4 | VA(N 5 | VA(N 6 | VA(N 7 | VA(N 8 | VA(N 9 | VA(N 10 | VA(N 11 | VA(N 12 | VA(N 13 | VA(N 14 | VA(N 15 | VA(N 16 | VA(N 17 | VA(N VUI | VA(N VUI [tt] | VA(N VUI 1 | VA(N VUI 2 | VA(N VUI 2 * | VA(N VUI 3 | VA(N VUI 4 | VA(N VUI 5 | VA(N VUI 6 | VA(N VUI 7 | VA(N VUI 8 | TA.P GHI | TA.P GHI [tt] | TA.P GHI 1 | TA.P GHI 2 | TA.P GHI 3 | TA.P GHI 4 | TA.P GHI 5 | TA.P GHI 6 | TA.P GHI 7 | TA.P GHI 8 | TA.P GHI 9 | TA.P GHI 10 | TA.P GHI 11 | TA.P GHI 12 | TA.P GHI 13 | BÀI VIÊ'T | BÀI VIÊ'T [tt] | BÀI VIÊ'T 1 | BÀI VIÊ'T 2 | BÀI VIÊ'T 3 | BÀI VIÊ'T 4 | BÀI VIÊ'T 5 | BÀI VIÊ'T 6 | BÀI VIÊ'T 7 | BÀI VIÊ'T 8 | BÀI VIÊ'T 9 | BÀI VIÊ'T 10 | BÀI VIÊ'T 11 | BÀI VIÊ'T 12 | BÀI VIÊ'T 13 | BÀI VIÊ'T 14 | BÀI VIÊ'T 15 | BÀI VIÊ'T 16 | BÀI VIÊ'T 17 | BÀI VIÊ'T 18
BÀI VIÊ'T 17

40 lần quân lực, một cựu chiến binh viết cho đời lính

 

40 LẦN QUÂN LỰC,

MỘT CỰU CHIẾN BINH VIẾT CHO ĐỜI LÍNH

(Giao Chỉ - San Jose)

 

Tôi đă từng đọc biết bao lần về lịch sử Ngày Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa. Mỗi lần đọc là một lần khắc khoải, nhưng rồi bụng lại bảo dạ, thôi không than thở nữa. Cho đến lần này vào dịp 40 lần Quân Lực 19 tháng 6 năm 2006, xin gửi đến các chiến hữu một chút tâm sự.

 

Cũng như quư vị, chúng tôi không thích cái ư nghĩa nguyên thủy của Ngày Quân Lực mà ông thiếu tướng Nguyễn Cao Kỳ đă khoe rằng, ông là cha đẻ. Chẳng phải bây giờ mới nói ra cái chuyện cũ kỹ đó, chúng tôi đă từng viết ra cảm nghĩ ray rứt ngay từ 40 năm về trước.

 

Số là ngày xưa, ngay sau khi đảo chính ông Diệm, tôi là sĩ quan đại diện Quân Khu I từ miền Đông lên họp Tổng Tham Mưu về đề tài đi t́m một ngày ghi dấu cho Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa. Anh em trong ủy ban các cấp ngồi bàn thảo. Lấy biết bao nhiêu ngày tháng lịch sử từ Bắc vào Nam, từ 1950 đến 1965 để đưa ra lựa chọn.

 

Suốt cả chiều dài của lịch sử đều là những ngày tháng có liên quan đến việc h́nh thành quân đội quốc gia, nhưng chẳng chọn được ngày nào cho trọn vẹn ư nghĩa. Cái đắng cay của vấn đề là giai đoạn trước di cư 54, nghị định văn thư và hồ sơ thành lập đơn vị Việt Nam đều bằng tiếng Pháp và từ Bộ Tư Lệnh Quân Đội Viễn Chinh đưa xuống. Lệnh cho thành lập các BVN gọi là các tiểu đoàn Việt Nam cũng bằng Pháp văn. Lệnh cho Tiểu đoàn 5 Nhảy Dù Việt Nam vào Điện Biên Phủ cũng do tướng Pháp kư. Tiểu đoàn trưởng cũng là người Pháp.

 

T́m đọc lịch sử Quân Đội Quốc Gia trước thời 1954, Bộ Tổng Tham Mưu Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa tại Sài G̣n chưa t́m được một ngày cho đủ ư nghĩa của Quân Lực. Sau 1954 th́ cũng có một số ngày tháng được tŕnh lên để duyệt xét. Bản phúc tŕnh có ghi lại một số dữ kiện mà kư ức ṃn mỏi của tôi c̣n h́nh dung được một vài chi tiết như sau:

 

Thời kỳ 46-47, quân đội Liên Hiệp Pháp bắt đầu tuyển mộ tân binh Việt Nam, các đơn vị bổ túc ra đời, các đại đội nhảy dù lính Việt do sĩ quan Pháp chỉ huy. Hiệp ước Hạ Long ngày 6 tháng 6-1948, vua Bảo Đại nhân danh Quốc Trưởng kư với Pháp có điều khoản thành lập Quân Đội Quốc Gia.

 

Ngày 1 tháng 6-1949, khóa sĩ quan Việt Nam đầu tiên mở ra tại Huế. Bốn tiểu đoàn Việt Nam thành lập. Trong Nam là tiểu đoàn 1 Bạc Liêu và tiểu đoàn 3 Rạch Giá. Ngoài Bắc, tiểu đoàn 2 Thái B́nh và tiểu đoàn 4 Hưng Yên. Tiểu khu Hưng Yên ngày đó là thời kỳ các sĩ quan trẻ gặp nhau. Trung úy Nguyễn Văn Thiệu, trung úy Cao Văn Viên và đại úy Trần Thiện Khiêm. Sau này trở thành tổng thống, thủ tướng và đại tướng tổng tham mưu trưởng. Đến khi tập hợp vào miền Nam, Quân Đội Quốc Gia gia tăng dần lên 60,000 quân nhưng chưa có được một ngày quân lực mang ư nghĩa rơ ràng.

 

Phía chính phủ trước đó th́ đă có ngày Quốc Khánh 26 tháng 10 tổ chức duyệt binh hàng năm ghi dấu Đệ Nhất Cộng Ḥa của tổng thống Ngô Đ́nh Diệm.

 

Sau đó là đến thời kỳ đảo chính và những năm xáo trộn giữa các tướng lănh với cả chục lần binh biến. Tuy nhiên, sau cùng miền Nam đă gượng gạo nhận ngày cách mạng 1 tháng 11 làm ngày Quốc Khánh mới.

 

Tiếp theo, với sức ép của Hoa Kỳ và đ̣i hỏi của dân chúng, các vị tướng lănh của thời kỳ hỗn loạn chính trị ở miền Nam đă miễn cưỡng lập ra một chính phủ dân sự tạm thời với cụ Phan Khắc Sửu làm quốc trưởng và ông Phạm Huy Quát làm thủ tướng. Tuy nhiên, các vị chính khách dân sự này không đủ bản lănh để lănh đạo đất nước trong một hoàn cảnh rất đen tối và phức tạp. Biết bao nhiêu tranh chấp giữa các đảng phái, các tôn giáo và rất nhiều khó khăn trong hoàn cảnh chiến tranh ngày một gia tăng và Mỹ ào ạt đổ quân vào Việt Nam để chặn đứng làn sóng đỏ.

 

Thêm vào đó, quốc trưởng và thủ tướng lại bất đồng ư kiến nên nội các dân sự bèn tuyên bố bỏ cuộc, trao quyền lại cho các tướng lănh. Các tướng lănh niên trưởng của chúng ta rất vui mừng họp bàn để nhảy ra chính trường gọi là nhận trách nhiệm lịch sử. Một cách hết sức khách sáo, các xếp vẫn nói là muốn rửa tay chính trị, không ham quyền lực nhưng t́nh thế bắt buộc phải ra nhận lănh. Nhân danh quân đội, các đàn anh niên trưởng của chúng tôi vẫn đeo sao trên cổ áo, ngồi hội nghị tranh căi suốt ba ngày, đưa ông Thiệu, ông Kỳ ra cai trị đất nước gọi là ngày quân đội đứng lên làm lịch sử 19 tháng 6-1965.

 

Tôi c̣n nhớ, hôm đó tôi ngồi trên máy bay vận tải C130 của Hoa Kỳ bay từ Sông Bé về Sài G̣n. Chuyện như đùa mà là sự thật. Một viên đạn lẻ loi của địch dưới đất bắn lên lúc phi cơ mới cất cánh, thủng sàn tàu và xuyên qua hàm anh đại úy ngồi cạnh chúng tôi. Khi phi cơ đáp khẩn cấp xuống Biên Ḥa, đưa vào bệnh viện th́ anh bạn qua đời.

 

Không bao giờ tôi quên được ngày 19 tháng 6 đó. T́nh cảm chân thành với quân đội th́ luôn luôn gắn bó, nhưng bảo cái ngày đó là ngày toàn quân đứng lên làm lịch sử th́ thưa Thiếu Tướng, Chủ tịch Ủy ban Hành pháp Trung ương, việc này chỉ có các xếp làm với nhau chứ đâu có ăn nhập ǵ đến toàn quân. Đang nằm ở chiến hào Sông Bé mà lại đứng lên là ăn pháo địch hay là bị bắn sẻ chết ngay, chứ đứng lên làm lịch sử chỗ nào.

 

Với bút hiệu Lính Chiến, tôi viết báo Chính Luận của Từ Chung trên mục "Một tuần ṿng chân trời quân sự". Tôi đă đưa quan điểm như trên. An Ninh Quân Đội của Quân Khu ở Thủ Đức đă mời Thiếu tá Vũ Văn Lộc lên hỏi thăm sức khỏe.

 

Gặp anh bạn quen nói rằng, thôi ông ơi, ông làm ơn nghỉ viết lách cho chúng tôi nhờ. Thời ông Diệm lên th́ có 26 tháng 10. Đến thời ông Minh th́ 1 tháng 11. Bây giờ ông Kỳ th́ chọn 19 tháng 6. Tuy nhiên, ngày đó các xếp đă chọn th́ cứ coi như một hẹn ước giữa anh em ḿnh. Bàn làm ǵ chuyện xa xôi cho thêm phiền. Ông thông cảm với tôi để rồi mời ông về lại Bộ Tư Lệnh Tiền Phương để làm lịch sử của riêng ông. Viết lách làm ǵ cho rắc rối.

 

Đó là anh bạn đại úy An Ninh Quân Đội Thủ Đức đă nói chuyện với tôi đầu năm 1966. Năm đầu tiên có Ngày Quân Lực. Cho đến năm nay là vừa đúng 40 năm. Đúng như vậy, anh bạn cũ nhân danh An Ninh Quân Đội ngày xưa tra vấn tôi, nay đă qua đời. Nhưng lời chiến hữu nói ra vẫn c̣n ở lại.

 

Quả thật, 19 tháng 6 hàng năm đối với chúng tôi chỉ là một ngày hẹn ước để gặp nhau. Người tự nhận là khai sinh cho 19 tháng 6 là ông thiếu tướng Nguyễn Cao Kỳ nay đă quay lưng lại anh em. Vị chủ tịch kư giấy ban hành nghị định 19 tháng 6 là trung tướng Nguyễn Văn Thiệu, nay đă trở thành người thiên cổ.

 

Vậy th́, nếu đă nh́n thấy những cay đắng của lịch sử như thế th́ cái ư nghĩa của ngày 19 tháng 6 của Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa nằm ở chỗ nào.

 

Từ 40 năm trước, tôi đă b́nh phẩm về sự lựa chọn của ông tướng tàu bay có vẻ chơi ép anh em. Ngày ông xuất chính ra làm quan thủ tướng mà bảo rằng toàn quân phải nhớ măi về sau th́ nghe sao lọt tai.

 

Nghĩ như thế mà sao mỗi năm đến 19 tháng 6 vẫn thấy ḷng rung động. Kỷ niệm 19 tháng 6 lần thứ nhất vào năm 1966 làm trong Bộ Tổng Tham Mưu. Năm sau 1967, duyệt binh lớn ở đường Trần Hưng Đạo.

 

Rồi từ đó mỗi năm là có Ngày Quân Lực. Lúc làm quy mô, lúc th́ thu hẹp. Cho đến năm 1973, sau khi vừa kư hiệp định Paris th́ Tổng Tham Mưu tổ chức một cuộc duyệt binh vĩ đại đă được ghi vào bộ h́nh lịch sử ngày nay vẫn c̣n có dịp coi lại trên DVD.

 

Năm đó chúng tôi tham dự trong ủy ban tổ chức tại Bộ Tổng Tham Mưu. Xin nhắc lại một vài kỷ niệm đáng ghi nhớ.

 

Trước đó một tuần, anh hùng quân đội từ các đơn vị được chào đón tại thủ đô, dẫn đi thăm các danh lam thắng cảnh và các công xưởng quân đội. Các đoàn thể và thương gia khoản đăi đại tiệc suốt tuần. Thủ tướng Trần Thiện Khiêm và phái đoàn chính phủ lên làm lễ tại Nghĩa Trang Quân Đội Biên Ḥa.

 

Khu Nghĩa Trang Quân Đội vào đầu tháng 6-1973 đă là nơi yên nghỉ gần 15 ngàn chiến sĩ, chiếm một nửa toàn thể khu vực dự trù cho 30 ngàn phần mộ. Các trận đánh khốc liệt từ 1968 Mậu Thân đến 1972 Mùa Hè Đỏ Lửa đều có đại diện Hải Lục Không Quân về nằm dưới ḷng đất lạnh.

 

Tiếp theo ngày 19 tháng 6-1973, các đơn vị Hải Lục, Không Quân, các quân đoàn, các binh chủng, địa phương quân, nhân dân tự vệ, xây dựng nông thôn, thiếu sinh quân và nữ quân nhân đều có mặt tham dự một cuộc diễn hành lịch sử được coi là xuất sắc nhất. Và cũng thật đau thương, đây là cuộc diễn hành cuối cùng của Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa.

 

Đoạn phim được dân Hà Nội coi lén sau 1975 hết sức trầm trồ là đoàn diễn hành nữ quân nhân. Nhịp bước quân hành của các thiếu nữ trong quân phục đă làm cho rung động cô sinh viên văn khoa Nông Thị Thanh Nga. Sau khi xem diễn hành ở đường Trần Hưng Đạo, cô ghi tên vào học niên khóa 1973 - 1974 để sau này ra trường trở thành thiếu úy huấn luyện viên cho đến lúc tan hàng tháng 4-1975. Ngày nay cô thiếu úy của quân đội Sài G̣n trở thành quả phụ bán hàng rong ở vỉa hè chợ Tân Định. Hàng năm đem vàng hương lên Nghĩa Trang Quân Đội Biên Ḥa nhớ về ngày 19 tháng 6.

 

Nhưng bây giờ chúng ta hăy trở lại với Ngày Quân Lực năm 1973. Sau buổi diễn hành, tổng thống đăi tiệc buổi trưa các anh hùng quân đội tại Dinh Độc Lập. Buổi chiều thủ tướng khánh thành khu triển lăm của Hải Lục Không Quân và các công xưởng tiếp vận.

 

Buổi tối là cuộc rước đuốc và xe hoa. Hàng ngàn ngọn đuốc sáng rực đô thành Sài G̣n hoa lệ tưởng chừng như ḥn ngọc viễn đông sẽ vĩnh viễn sống măi với Việt Nam Cộng Ḥa. Cùng buổi tối, đại tướng Tổng Tham Mưu Trưởng tiếp tân tại Bộ Tổng Tham Mưu. Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, phó tổng thống Trần Văn Hương, thủ tướng Trần Thiện Khiêm, toàn thể nội các, ngoại giao đoàn, phái đoàn quốc hội và các anh hùng quân đội tham dự đêm văn nghệ của biệt đoàn trung ương.

Ngày vui quân lực của cả một thời xưa xa cách 40 năm tưởng chừng như mới hôm qua.

 

Bây giờ năm 2006 đă trải qua 40 năm quân lực. Nếu ngày 19 tháng 6-1975, đất nước mà c̣n giữ được th́ Nghĩa Trang Quân Đội Biên Ḥa sẽ có lễ khánh thành đợt sau cùng với Nghĩa Dũng Đài hoàn tất cao ngất từng không, rực rỡ hàng đèn hai bên lối đi. Khu mộ chí tướng lănh nằm ở ṿng trong, rồi đến sĩ quan các cấp và hàng binh sĩ.

 

Vành khăn tang đă khắc lên các chiến tích anh hùng một thuở. Ba chục ngàn ngôi mộ dành riêng cho đến ngày 30 tháng 4 đă lấp đầy 16 ngàn tử sĩ. Tính đến năm 2006, các gia đ́nh đă cải táng di chuyển lối 8,000 và vẫn c̣n lối 8,000 ngôi mộ với cỏ gai lấp đầy lối vào.

 

Ngày 19 tháng 6 năm nay 2006, chỉ c̣n một số thương phế binh Biệt Khu Thủ Đô lên tảo mộ chui, được đến đâu hay đến đó. Các di vật của Liên Đội Chung Sự và của quân lực đă thu về Viện Bảo Tàng tại San Jose.

 

Nhân dịp này, xin kể câu chuyện sau cùng để quư vị nghe về chuyện người lính già đến thăm Viện Bảo Tàng vào tuần lễ của Quân Lực lần thứ 40.

 

Đầu tháng 6-2006, chúng tôi có hai người khách lạ đến thăm. Đúng là hai bố con ông cựu chiến binh. Người cha là trung úy Huỳnh Kim Quang, gần 68 tuổi đi với cô con gái Amy Kim Huỳnh. Cháu cho biết năm nay 24 tuổi.

 

Mới vừa gặp chúng tôi là ông cựu chiến sĩ Kim Quang gốc Rạch Giá nói chuyện ồn ào. Ông mặc quần áo như dân lao động không nhà, nói lớn tiếng nhưng hơi lộn xộn. Phải thật kiên nhẫn và chú tâm mới hiểu được câu chuyện của người lính già Thủ Đức một thời được biệt phái về dạy hoc. Ông vẫn yêu quân đội nên bắt con chở từ Orange County lên San Jose xem Viện Bảo Tàng.

 

Ông có mấy món đồ cũ nên cố đi t́m được bà trung tá Hạnh Nhơn giới thiệu để đem đến tặng cho chúng tôi. Ông nói rất lung tung, lăng đăng và không thèm nghe người đối thoại. Chờ một lúc ông mệt nghỉ, chúng tôi quay qua cô con gái rất xinh đẹp từ lâu vẫn ngồi b́nh tĩnh xem cha nói chuyện với thiên hạ.

 

Nhờ hỏi chuyện đứa con, chúng tôi mới biết ông Quang hoàn toàn điếc 100% nên không thể đối thoại. Hai vợ chồng quê ở miền Tây có 3 con trai. V́ chỉ là cấp úy biệt phái nên ông đi cải tạo hơn một năm rồi về vượt biên rất sớm. Định cư ở Arizona, hai vợ chồng tần tảo làm việc chân tay sanh thêm được một đứa con gái là Amy. Mẹ cháu chết được 4 năm, gia đ́nh dọn về Orange County.

 

Amy Kim Huỳnh có lẽ là đứa con gái hiếu thảo nhất của người cựu chiến binh Huỳnh Kim Quang mà chúng tôi biết được. Cháu nói được Việt ngữ do người mẹ truyền lại. Hoàn toàn tự túc trong những năm đại học. Từ khu nội trú của đại học, mỗi tuần em về chở ông già mất vợ đi chợ. Mấy đứa con trai th́ đă có gia đ́nh riêng phải lo. Tất cả chỉ c̣n chờ Amy Kim.

 

Hè năm nay, cháu Kim vừa hoàn tất 4 năm đại học sẽ học thêm lên chương tŕnh cao học. Được nghỉ mấy ngày con gái hỏi bố muốn con chở đi đâu. Bố con giao thiệp bằng bút đàm Anh ngữ. Bố Kim Quang chợt nhớ về quân đội bèn yêu cầu con chở lên San Jose xem Viện Bảo Tàng. Đứa con gái rất lo ngại nhưng rồi cũng phải theo ư bố.

 

Ôi cái pḥng triển lăm góc đường Park của chúng tôi mời chào bao nhiêu chiến sĩ anh hùng ở San Jose chẳng anh nào thèm đến coi, bây giờ lại có ông lính giáo chức biệt phái, tai điếc đặc đ̣i con gái lái xe nửa ngày đường đến thăm viếng.

 

Cháu Amy chưa bao giờ nghe đến IRCC và Viện Bảo Tàng VNCH là cái ǵ. Hai mươi bốn năm sinh ra và trưởng thành ở Arizona nào đâu biết chuyện Việt Nam. Bố bắt con gái thuê một cái xe Van thật lớn, đem tất cả đồ đạc bỏ lên xe dù là chỉ đi có mấy ngày. Con gái nói là bố cháu không yên tâm để đồ đạc tại cái Apartment Housing một pḥng ở Santa Ana.

 

Thuê xong xe mất hết buổi sáng, cháu lên đường buổi trưa. Amy chưa từng đi xa trên Freeway, chưa từng đi San Jose nhưng rồi cũng t́m đến IRCC th́ đă 6 giờ chiều. Cha con t́m Motel nghỉ qua đêm. Sáng đến IRCC quá sớm, cũng chưa ai mở cửa. Ông bố bèn viết lệnh xuống mấy chữ Golden Gate. Con gái lại chở bố đi San Francisco. Hai bố con đi thăm thành phố nổi danh của miền viễn Tây, chiều về kẹt xe t́m đến IRCC lại gần 7 giờ. Bố giận con không thèm nói chuyện. Con gái viết xuống mấy chữ giải bày, bố vất đi không đọc.

 

Sáng sớm hôm sau, khi chúng tôi đến sở th́ đă thấy hai cha con ông khách lạ ngồi chờ từ bao giờ.

 

Nghe hết câu chuyện đầu đuôi, tôi hết sức thương cảm. Câu chuyện rất tầm thường về một đứa con gái sinh tại Hoa Kỳ mà vẫn c̣n t́nh thương với ông bố cựu chiến binh tỵ nạn, với ước mong lẩm cẩm đ̣i đi cả vạn dặm đường thăm h́nh ảnh của chiến trường xưa.

 

Tôi nói với cháu rằng, bố của con xem chừng hơi bất thường. Cô gái Việt Nam b́nh tĩnh trả lời là không, bố cháu rất OK. Chỉ v́ quá nhớ những kỷ niệm xưa nên tinh thần không ổn định.

 

Hỏi rằng, nhân ngày Father's Day cháu muốn nói với cha điều ǵ th́ nói đi. Cô sinh viên mới ra trường quay lại nói với bố rằng, con muốn bố có ngày Father's Day vui vẻ, có chuyến đi thăm Viện Bảo Tàng thật vui.

 

Đứa con lên tiếng, ông bố nhe răng cười v́ không nghe được nên ông đọc mấy vần thơ hết sức lạc đề. Lại nói cháu viết xuống đi. Cháu Amy viết xuống đưa cho bố đọc. Ông lính cũ liếc qua tờ giấy rồi tiếp tục đọc nốt vần thơ.

 

Cô gái nhỏ nói với tôi, bác viết cho ba con mấy chữ bằng tiếng Việt. Bảo ba đừng giận con nữa v́ hôm qua con đi lạc nên đến đây trễ, Bảo Tàng Viện đóng cửa rồi.

 

Tôi viết mấy hàng chữ Việt ngữ cho người bố. Ông đọc xong mỉm cười.

 

Tôi dẫn hai cha con thăm một ṿng chỗ triển lăm Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa. Như vậy là ngày 19 tháng 6 lần thứ 40 năm, Tổng thống, thủ tướng và ông tổng tham mưu trưởng cũng không hiện diện. Chỉ c̣n ḿnh tôi đại diện Bộ Tổng Tham Mưu tiếp phái đoàn khách quư. Người lính cũ chỉ là sĩ quan biệt phái, tai điếc mà đầu óc đă phiêu bồng lăng đăng t́m về quân lực. Đứa con Việt Nam sinh ở Arizona học nói Việt ngữ qua lời ru của bà mẹ đă qua đời. Chở người cha ngơ ngẩn đi t́m chiến hữu.

 

Trước khi về, ông trung úy Quang Rạch Giá hỏi thăm tôi về đại tá Anh Việt Trần Văn Trọng, vốn là người chiến hữu đồng hương. Tôi nói rằng bác Trọng hiện đang nằm nhà thương khu trọng bệnh không thăm viếng được. Trung úy Quang nói rằng, như vậy th́ để kỳ tới ông bắt con gái chở lên thăm. Tôi gật đầu nhưng biết trước rằng với bác Trọng và ông Quang th́ e rằng sẽ không có lần sau.

 

Từ giă Viện Bảo Tàng dang dở, hai bố con lên xe trở về miền Nam.

 

Trên chiếc xe thuê phía sau chở đầy quần áo cũ, phía trước có tờ giấy chữ của con gái hỏi bố, qua h́nh thức bút đàm bằng Anh ngữ. "Bố ơi, bây giờ bố muốn đi đâu ?"

 

Xin các bạn cựu chiến binh Việt Nam Cộng Ḥa hăy trả lời cho cháu Amy. Bây giờ các bác muốn đi đâu ?

 

Ngày Quân Lực 40 năm sau mà chúng ta vẫn c̣n thấy được đứa con gái chăm sóc cho bố già cô đơn như vậy th́ thực là quư hóa biết chừng nào.

 

 

GIAO CHỈ-San Jose 2006

(Sưu Tầm Liên Mạng chuyển)

 

website counter