SU'U TÂ`M 1

Home | VA(N | VA(N [tt] | VA(N 1 | VA(N 2 | VA(N 3 | VA(N 4 | VA(N 5 | VA(N 6 | VA(N 7 | VA(N 8 | VA(N 9 | VA(N 10 | VA(N 11 | VA(N 12 | VA(N 13 | VA(N 14 | VA(N 15 | VA(N 16 | VA(N 17 | VA(N VUI | VA(N VUI [tt] | VA(N VUI 1 | VA(N VUI 2 | VA(N VUI 2 * | VA(N VUI 3 | VA(N VUI 4 | VA(N VUI 5 | VA(N VUI 6 | VA(N VUI 7 | VA(N VUI 8 | TA.P GHI | TA.P GHI [tt] | TA.P GHI 1 | TA.P GHI 2 | TA.P GHI 3 | TA.P GHI 4 | TA.P GHI 5 | TA.P GHI 6 | TA.P GHI 7 | TA.P GHI 8 | TA.P GHI 9 | TA.P GHI 10 | TA.P GHI 11 | TA.P GHI 12 | TA.P GHI 13 | BÀI VIÊ'T | BÀI VIÊ'T [tt] | BÀI VIÊ'T 1 | BÀI VIÊ'T 2 | BÀI VIÊ'T 3 | BÀI VIÊ'T 4 | BÀI VIÊ'T 5 | BÀI VIÊ'T 6 | BÀI VIÊ'T 7 | BÀI VIÊ'T 8 | BÀI VIÊ'T 9 | BÀI VIÊ'T 10 | BÀI VIÊ'T 11 | BÀI VIÊ'T 12 | BÀI VIÊ'T 13 | BÀI VIÊ'T 14 | BÀI VIÊ'T 15 | BÀI VIÊ'T 16 | BÀI VIÊ'T 17 | BÀI VIÊ'T 18

BÀI VIÊ'T 4

Từ Bonjour Vietnam đến thằng ma cô


Từ "BONJOUR VIETNAM" đến "THẰNG MA CÔ"

(Trần Vĩnh Tường)

 

Một ngày đẹp trời tháng Hai, nhiều người nhận đuợc món quà nhỏ qua internet. Bài hát ngắn nhưng nối được giấc mộng dài. "Bonjour Vietnam" như một cơn sốt. Bản nhạc không có MC hoa ḥe hoa sói, không ca sĩ quằn quại nức nở. Thính giả nghiêng người lắng nghe. Thổn thức. Mối thổn thức dịu dàng, sâu lắng và êm mượt.

 

Trong một thời gian ngắn, cả trong lẫn ngoài nước, từ người biết tiếng Tây đến không biết tiếng Tây, đều tỏ bầy niềm ngây ngất đầy ắp tin yêu và hy vọng về Phạm Quỳnh Anh và "Bonjour Vietnam". Vài bài viết c̣n rất trân trọng gán cho Marc Lavoine và Phạm Quỳnh Anh toan tính cứu rỗi, mà có lẽ chính họ cũng không nghĩ đến ngoài việc sáng tác, tŕnh bày, và .. giữ bản quyền.

 

Bản nhạc ngay lập tức được phóng lên xa lộ internet, phút chốc biến thành một trận mưa rào xóa sạch loại nhạc nhàn nhạt từa tựa giống nhau nghe măi hóa nhàm. Khóc chị Hằng tiếc chú Cuội. Tương tư thất t́nh. Tất cả niềm riêng trong "buồng tim" chợt biến thành "có những niềm riêng mà ai .. cũng biết" bày hàng trên dĩa nhạc, sân khấu thành một trận than khóc tập thể vừa mếu vừa máo c̣n hơn mất nước.

 

Phạm Quỳnh Anh và Marc đă làm hơn công việc của người nghệ sĩ. Họ viết và hát như những người tự do. Không hận thù Nam Bắc. Không mặc cảm da vàng nhược tiểu. Rất hồn nhiên, "Bonjour Vietnam" lấy cái đẹp của t́nh này gột rửa cái tàn nhẫn trong tâm khác.

 

Riêng Marc, tại sao điều anh thổ lộ trong "Bonjour Vietnam" hệt như người Việt, là một bí mật có lẽ chỉ Marc mới trả lời cho ổn. Dù trích dẫn "những chiếc trực thăng giận dữ" (des helicoptères en colère) của Francis F. Coppola, ca từ của Marc thật khác với cuốn phim Apocalypse Now của Coppola, chứa nhiều cảnh ngớ ngẩn đáng bật cười và cũng đáng giận về cách nh́n của Coppola về trận chiến Việt Nam, dù Cappola tuyên bố: "Phim của tôi không chỉ thuần là điện ảnh. Nó không nói về Việt Nam. Nó chính là Việt Nam."

 

Giọng hát Phạm Quỳnh Anh thiếu sự điêu luyện của một người thợ hát, hơi vụng dại nữa là khác, nhưng thank khiết như một ḍng suối. Thính giả ríu rít soi bóng giọt châu lă chă thấy giấc mơ ḿnh long lanh đáy nước. "Bonjour Vietnam" bỗng chốc lát thành một cái biển cho người ta mang cả khối sầu ly hương trút xuống. Chết thật ! Quê hương gần quá ! Ngay trước mặt. Những h́nh ảnh linh động của quê hương qua ống kính của Andy được Donny Trương ghép làm nền cho "Bonjour Vietnam" khiến thính giả chói chang trước hạnh phúc đột ngột đến bàng hoàng ứa nước mắt. Ḱa, mái rạ, bến sông xưa, trăng in sóng. Ồ, tà áo nữ sinh, em bé nhếch nhác, thập tự vươn lên trong màn sương mờ ảo ..

 

Có phải v́ vậy mà thính giả yêu "Bonjour Vietnam" nhanh đến thế hay v́ lời ca của "Bonjour Vietnam" đă khơi đúng vết thương sâu thẳm trong ḷng người Việt: thân càng trôi dạt, ḷng càng muốn trở về.

 

Cho đến bây giờ 90% người Việt vẫn là nông dân. 10% dù ở thành thị, ông bà cha mẹ vẫn là nông dân. Hơn một thế kỷ, bom đạn đẩy dân quê ra khỏi thôn làng. Xác thôn nữ dưới mương. Thây thanh niên bằm nát. Trẻ thơ khô héo quăn queo. Ông già bà cả bẻ làm ba làm bẩy. Rặng tre hàng cau cụt đầu. Ruộng lúa nương dâu cháy rụi. Dẫu nhạc sĩ lạc loài ở thành phố vẫn cố tô vẽ một thôn quê đẹp mờ ảo như Đường thi, "Người ơi một ngày nắng tơ vàng hiền ḥa hồn có mưa sa. Người ơi đường xa lắm con đường về làng từ mấy thu qua .." [1] , cái quê gọt giũa đó nghe ra rất lầu son gác tía, hay nhưng không cảm.

 

Thật ra quê hương và niềm luyến tiếc bao giờ cũng là mối quan tâm của nghệ sĩ, "Ta ra đi một chiều thắm vang lời ca buồn trong khóm lá, nỗi u hoài ngày tháng khôn nguôi". [2] Những người di cư vào Nam năm 1954 cứ ngỡ ra đi không mang theo được chút ǵ ngoài vài cái tay nải may quàng. Có hay đâu trong ḷng những người ly hương năm ấy đều ẩn giấu một hành trang bí mật, đó là ḷng thương nhớ quê hương. Nỗi thương nhớ oan khiên ấy bốc tận trời, ông Nguyễn Bính kêu lên "Em ra bến ấy trông về Bắc. Chỉ thấy mây trôi chẳng thấy làng".

 

Năm 1975, một lần nữa sự lựa chọn giữa lưu xứ và quê nhà lại như một tiếng thét rền vang làm thế giới dửng dưng phải rùng ḿnh. Không một dân tộc nào chỉ trong một thế hệ, lặp lại một lần thứ hai cuộc hành tŕnh sinh tử như thế.

 

Biết trả lời thế nào cho bồn chồn của thế hệ Phạm Quỳnh Anh ? "Raconte moi le vieil empire .. Hăy kể cho em nghe về vương triều cũ .." Nào có phải lần đầu dân tộc Viêt Nam phiêu lưu như thế ? Kể cho em nghe cuộc hành tŕnh gian nan của một Việt tộc kiêu dũng và cô độc trong cơn đồng hóa như nước lũ của ḍng Hán. Kể cho em nghe "một ngàn năm nô lệ giặc Tầu, tám mươi năm nô lệ giặc Tây". Thật thà kể hết cho em về triều đại cuối cùng có 13 ông vua, duy chỉ 6 ông băng hà yên ổn, lăng miếu rơ ràng. C̣n 7 ông vua khác đều bị bức tử thảm khốc hay lưu đầy biệt xứ. [3]

 

Cũng thành thật kể cho em nghe vài trăm năm kiêu binh/nội chiến tự tàn phá lẫn nhau. Từ 1592 đến 1789 có sông Gianh, Đàng Trong/Đàng Ngoài. Từ 1954 đến 1975 có sông Bến Hải, quốc gia/cộng sản. Từ 1975 đến nay là cả một Thái B́nh Dương, Việt kiều/Việt cộng. Kể hết. Kể hết. Nhưng chịu thua, không thể giải thích nổi cho em nghe tại sao 30 năm rồi, từ 1975 đến nay, súng đạn Nga/Tầu/Tiệp/Mỹ trải trên đất nước Việt Nam đă ngừng, nhưng giữa người Việt, lời lẽ ném vào nhau c̣n tàn phá hơn bom đạn ?

 

Làm sao có thể hân hoan nói với em rằng trang sử đẫm máu của dân tộc đă khép lại, rằng đây là dịp may ngàn năm một thuở dân tộc Việt thống nhất từ Bắc đến Nam. Làm sao trả lời em người Việt c̣n chờ ǵ ? Hay phải chờ .. một ông Tây chỉ đường chỉ nẻo theo như thói quen khốn khổ khốn nạn lúc nào cũng chỉ cúi đầu sát đất cam tâm làm nô lệ "vun xới giấc mơ của người khác, hoặc để người khác vun xới giấc mơ hộ ḿnh". Khúm núm xem ông Tây đ̣i cái này, qú lết đợi ông Nhật cho phép cái nọ. Cả hai miền Nam Bắc lạy van rước ông Mao ông Mỹ ông Nga trút mớ bom đạn phế thải lên đầu dân Việt. Sung sướng thấy số bom này nhiều hơn cả bom dùng trong Đệ nhị Thế chiến.

 

Bây giờ tượng quí ông Staline đă bị hạ bệ. Nhưng cả nước Việt, học tṛ vẫn phải học "chủ nghĩa Mác nói thế này thế nọ", mà không hề đuợc quyền thắc mắc ông Karl Marx nếu sống lại sẽ nói ǵ khi thấy các ông Mao, ông Lenin, ông Staline khai triển ư tưởng của ông thành một chủ nghĩa và áp dụng nó theo con đường riêng của họ, một con đường khiến họ trở thành bất tử bằng máu của người khác.

 

Phạm Quỳnh Anh hát rồi, ông Tây Marc Lavoine viết hộ rồi. Người cầm bút lên tiếng rồi. Dân lành vô tội cũng góp ư kiến rồi. Chỉ c̣n thiếu quí ông "thằng ma cô" [4] nữa là dân tộc Việt Nam có thể gặp nhau cuối con đường cay đắng, dù trễ tràng đến 30 năm. Nhưng nếu ồn ào thổn thức xong, "Bonjour Vietnam" lại ch́m xuống đáy hồ, như tiếng sáo ai oán của ông Vơ Thành Minh năm ấy [5] th́ liệu thế hệ sau Phạm Quỳnh Anh có c̣n đủ tâm tư, đủ niềm hoài vọng, đủ thanh khiết hát một bài như thế ? Chẳng lẽ lịch sử nghiệt ngă với dân Việt đến thế ? Biết lùng kiếm đâu ra một ông Tây tử tế. Lại thắp nến ê a cầu nguyện cho có một ông Tây ? Chỉ tốn tiền mua nến.

 

Tháng Ba, 2006

 

TRẦN VĨNH TƯỜNG

(BAI CHUYEN chuyển)

--------------------------------------------------------------------------------

[1] "Hương xưa", Cung Tiến

[2] "T́nh quê hương", Việt Lang, Hưng Yên 1946

[3] Sáu v́ vua có lăng mộ: Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức, Đồng Khánh, Khải Định. Bẩy vua kia là Dục Đức, Hiệp Ḥa, Kiến Phúc, Hàm Nghi, Thành Thái, Duy Tân, Bảo Đại

[4] Phan Văn Hưng, Australia 2002: "Bạn bè của tôi, tựa chiếc lá trong trận băo dân tộc /Thằng thật tài ba, th́ đạp xích lô / C̣n thằng giàu cha, là thằng ma cô / C̣n thằng đảng viên, sống trong ân hận .."

[5] Năm 1954, bên bờ hồ Leman, Thụy Sĩ, ông Vơ Thành Minh cắm lều thổi sáo phản đối Hiệp định Genève chia cắt Việt Nam làm hai mảnh.

 

website counter