SU'U TÂ`M 1

Home | VA(N | VA(N [tt] | VA(N 1 | VA(N 2 | VA(N 3 | VA(N 4 | VA(N 5 | VA(N 6 | VA(N 7 | VA(N 8 | VA(N 9 | VA(N 10 | VA(N 11 | VA(N 12 | VA(N 13 | VA(N 14 | VA(N 15 | VA(N 16 | VA(N 17 | VA(N VUI | VA(N VUI [tt] | VA(N VUI 1 | VA(N VUI 2 | VA(N VUI 2 * | VA(N VUI 3 | VA(N VUI 4 | VA(N VUI 5 | VA(N VUI 6 | VA(N VUI 7 | VA(N VUI 8 | TA.P GHI | TA.P GHI [tt] | TA.P GHI 1 | TA.P GHI 2 | TA.P GHI 3 | TA.P GHI 4 | TA.P GHI 5 | TA.P GHI 6 | TA.P GHI 7 | TA.P GHI 8 | TA.P GHI 9 | TA.P GHI 10 | TA.P GHI 11 | TA.P GHI 12 | TA.P GHI 13 | BÀI VIÊ'T | BÀI VIÊ'T [tt] | BÀI VIÊ'T 1 | BÀI VIÊ'T 2 | BÀI VIÊ'T 3 | BÀI VIÊ'T 4 | BÀI VIÊ'T 5 | BÀI VIÊ'T 6 | BÀI VIÊ'T 7 | BÀI VIÊ'T 8 | BÀI VIÊ'T 9 | BÀI VIÊ'T 10 | BÀI VIÊ'T 11 | BÀI VIÊ'T 12 | BÀI VIÊ'T 13 | BÀI VIÊ'T 14 | BÀI VIÊ'T 15 | BÀI VIÊ'T 16 | BÀI VIÊ'T 17 | BÀI VIÊ'T 18

VA(N 8

BÀ MẸ VIỆT NAM

 

BÀ MẸ VIỆT NAM

(Khanh Phan)

 

Bà Khanh Phan, một kỹ sư và nhà giáo tại Louisville, KY, đă tham dự viết về nước Mỹ từ năm đầu tiên. Một trong những bài viết của bà rất được bạn đọc hưởng ứng là "Chồng Tôi Bị Sạn Thận". Sau đây là bài mới của bà.

 

*

Khoảng độ 10 năm qua, một bạn gái người Mỹ của ông nhà tôi đến phỏng vấn ông ấy về những người đàn bà ở Việt Nam v́ cô đang viết một luận án cho một cái bằng đại học của cô. Tôi nghe câu hỏi đầu tiên của cô:

"Họ là ǵ ?" 

Anh ấy trả lời: 

"Hầu hết họ ở nhà trông con và lo việc nhà."

 

Tôi nghe quá lạ, đành lặng lẽ để họ nói chuyện với nhau, tôi không đính chính v́ lúc đó tôi bị xúc động. Tôi không trách anh v́ anh sống ở một không gian và thời gian khác hơn tôi, và anh đi Mỹ trước khi biến cố 1975 vài năm.

 

Đối với tôi, mẹ Việt Nam là những người đàn bà cao quí nhưng cũng là những người ngậm cay đắng của cuộc đời nhiều nhất.

 

Bao nhiêu đạo sĩ, nhạc sĩ, văn sĩ và thi sĩ đă ca ngợi tấm ḷng của những bà mẹ Việt Nam. Trước và sau biến cố 1975, từ Bắc vào Nam, họ đều tỏ ḷng quư trọng những bà mẹ Việt Nam. Nào là mẹ hiền, mẹ đảm đang, mẹ chung t́nh ..v..v... Tùy theo không gian và thời gian, việc tôn kính người mẹ Việt Nam cũng theo thăng trầm của lịch sử.

 

Nhưng cái thời mà tôi chấp nhận là hầu hết những người mẹ Việt Nam ở nhà trông con và lo việc nội trợ có lẽ lúc đó tôi chưa sanh ra đời và có lẽ những người đàn bà này được sống trong một gia đ́nh giàu có quí phái. Cái thuở mà sanh con nhiều th́ nhà có phúc, mấy bà mẹ cứ ráng sanh hết đứa nầy đến đứa khác th́ c̣n đi làm ǵ được nữa. Nhưng lúc này họ cũng "làm dâu" nhiều hơn thời bây giờ. Chuyện con cái, chuyện nhà chồng, trăm bề không kể hết. Nên họ thuờng ví là "gách vác giang sơn nhà chồng." Đảm đang là phải. Chung t́nh là phải.

 

Lúc tôi c̣n ở Việt Nam, ở Sài G̣n, tôi cũng thấy những buổi chiều có những bà mẹ bế con ra trước nhà chờ chồng đi làm về. Nó đẹp như tranh vẽ hay như những chuyện vợ chồng hạnh phúc có nhau. Nhưng rời khỏi những phút giây đó trở về sống thực tại với hoàn cảnh của tôi. Nó không c̣n đẹp như tranh vẽ nữa.

 

Mẹ tôi không những trông con và lo việc nội trợ mà c̣n đi làm nữa. Dĩ nhiên lúc các con đầu ḷng c̣n nhỏ th́ có những người giúp việc. Khi những đứa này lớn đủ để làm một số việc nhà, tiền để trả công để dành nuôi thêm mấy miệng ăn. Cái đồng lương của cả cha mẹ tôi tăng hàng năm không theo kịp cái phần nuôi thêm mấy miệng ăn.

 

Lúc đó nh́n quanh xóm làng tôi, hầu như mẹ Việt Nam đều trong cùng một hoàn cảnh. Kể cũng lạ, có một sự trùng hợp, tôi không thấy cảnh làm dâu của những người trạc tuổi mẹ tôi lúc đó. Ông bà nội ngoại đều không sống ở gần. Lũ trẻ chúng tôi lúc đó mơ mùa hè đến để về quê ông bà tha hồ hưởng cuộc đời ấu thơ.

 

Rồi chiến tranh kéo dài, đến cha tôi và nhiều người đàn ông khác cũng phải cầm súng ra chiến trường. Những người không đi, tiếp tục cuộc sống của họ. Nhưng những người ra chiến trường, để lại việc sanh nhai lên vai người vợ hiền, phải tần tảo nuôi con và xa chồng. Đó là những người mẹ chỉ mơ màng ru giấc ngủ bằng mộng ước sum họp, tương lai huy hoàng của ngày mai. Lúc đó tôi c̣n quá nhỏ, nhưng v́ là con gái lớn nhất trong nhà, mới 6 tuổi đă bắt đầu có "Job babysistter". Tiền lương tôi không có, v́ đó là những đứa em của tôi. Rồi tôi học nấu cơm. Nồi cơm, nồi canh nặng hơn cái sức tôi có thể khiêng, nhưng lôi thôi lếch thếch vài lần tôi cũng được thêm cái Job nội trợ. Có lẽ, trong số những người đàn bà đảm đang được tuyên dương trong đó có mẹ tôi. Không chừng c̣n có cả tôi nữa.

 

Miền Nam Việt Nam lúc đó có bao nhiêu người lính ra trận ? Chắc chắn không phải là con số nhỏ. Và như vậy bao nhiêu người mẹ Việt Nam sống trong hoàn cảnh như mẹ tôi ? Có bao nhiêu gia đ́nh có con gái đầu ḷng ? Chắc chắn không ít ! Như vậy mẹ Việt Nam trong thời gian chiến tranh th́ không ở nhà trông con và lo việc nhà. Họ không đẹp như tranh họa đồ nữa. Họ "b́nh đẳng" theo đúng tiêu chuẩn vất vả, chỉ c̣n biết trông chờ ngày mai.

 

Nhưng ngày mai đó nó không có. Ngày mai đó là vận nước của biến cố 1975. Những người lính này vào trại cải tạo. Vợ hiền của họ tiếp tục xây ước mơ "chờ anh về." Họ "lao động" cho được vinh quang. Nơi rừng núi anh "lao động" để "cải tạo mút mùa". Nơi quê nhà vợ anh cũng sánh vai "trả nợ" cho một kiếp người. Lấy cái lao động giết thời gian của sự chờ đợi và để quên đi sự cô đơn. Bao lâu anh sẽ trở về ?

 

Tôi qua Mỹ. Lúc đầu tôi chưa được đi làm hay đi học, tôi thường ở nhà với một bà cụ gần 70. Cụ cũng kể cho tôi nghe những ngày cụ ở nhà trông con và gánh vác giang sơn nhà chồng. Chồng cụ làm quan. Nghe chức tước của ông cụ, tôi h́nh dung bà đă có mộc cuộc đời như tranh vẽ. Nhưng không, bà kể chuyện đời của bà với hai hàng nước mắt thi nhau chảy. Giờ đây bà ở Mỹ, chồng bà đă mất từ lâu, lúc bà vẫn c̣n trẻ. Ông để lại cho bà một đàn con. Bây giờ những đứa con của bà cũng đă có gia đ́nh và con cái. Bà vẫn sống trong cô đơn. Ngày đến là con cháu của bà rời bà. Kẻ đi làm, người đi học. Cũng may, lúc đó có phim Hồng Kông cho bà thấy thời giờ quá mau. Chiều về, kẻ đi học phải làm bài. Kẻ đi làm phải lo việc nhà rồi lại nghỉ ngơi cho có sức trở lại đi làm ngày mai. Bà lại sống trong cô đơn. Có ai hiểu tâm trạng của bà, nhưng biết làm ǵ hơn !

 

V́ tôi c̣n trẻ, tôi bon chen vào cuộc sống. Tôi đi học tiếng Anh, tôi đi gây dựng sự nghiệp. Rồi tôi lại phải sống "b́nh đẳng" theo cái xă hội này. Tôi có chồng, tôi có thể ở nhà trông con và lo việc nhà. Nhưng tôi nghĩ đến ngày mai của tôi. Ngày mai này không phải là ngày chờ đợi hay hy vọng tương lai huy hoàng hơn. Nhưng ngày mai của tôi là tôi sợ không có tiền để sống lúc tôi về già.

 

Tôi phải tiếp tục bon chen với đời. V́ con cái tôi sanh ra và lớn lên ở Mỹ, tôi không có hy vọng già th́ trẻ nuôi như ở xă hội Việt Nam ngày xưa. Cũng như bao nhiêu người đàn bà khác ở Mỹ, tôi cảm thấy không cô đơn nếu có công việc làm. Tôi nghĩ thế hệ của tôi và thế hệ sau này ở Mỹ sẽ không cô đơn khi tuổi càng lớn dần. Nhưng những người trong thế hệ cha mẹ tôi chắc chắn cô đơn suốt đời như bà cụ của tôi.

 

Mẹ tôi qua Mỹ sau tôi, cha tôi đă mất lúc mẹ tôi chưa qua. Thế là mẹ tôi là một người cô đơn. Lúc qua Mỹ c̣n sức lao động nên đi làm. Không bao lâu th́ ở nhà trông cháu. Đường đi nước bước ở Mỹ không sao tranh cùng đàn trẻ. Đi đâu cũng phải nhờ vào con cái. Có lúc không dám phiền con. Cũng như bà cụ tôi, mẹ tôi sẽ cô đơn khi những đứa cháu này đến tuổi đi học. Và ở Mỹ này, ai dám mong sanh con đông, để rồi không bao lâu ở nhà với cháu sẽ phải sống cô đơn đợi con cháu về. Có lẽ mẹ tôi biết vậy nên bây giờ "đầu tư" rất nhiều vào các bộ video và phim Việt Nam. Cái tiếng Việt và văn hóa Việt trong những cái phim này nó sẽ quen thuộc hơn. Hy vọng sẽ bớt cô đơn hơn khi có được cái ǵ quen thuộc bên cạnh.

 

Thời gian sống của bà tôi và mẹ tôi biến những bà mẹ Việt Nam thành những bà mẹ cô đơn nhất trong lịch sử nhưng có ai hiểu cái cô đơn này ? Và nếu có hiểu th́ sẽ làm được ǵ ?

 

Cái vận nước dầu sôi lửa bỏng của hai thế hệ này nó làm cho những người mẹ Việt Nam cô đơn hơn bao giờ hết. Tôi chỉ hy vọng những nỗi cô đơn này sẽ là cái nầm tươi sáng cho thế hệ mai sau, theo luật tuần hoàn của tạo hóa !

 

 

KHANH PHAN

(BAI CHUYEN chuyển)

 

website counter