SU'U TÂ`M 1

Home | VA(N | VA(N [tt] | VA(N 1 | VA(N 2 | VA(N 3 | VA(N 4 | VA(N 5 | VA(N 6 | VA(N 7 | VA(N 8 | VA(N 9 | VA(N 10 | VA(N 11 | VA(N 12 | VA(N 13 | VA(N 14 | VA(N 15 | VA(N 16 | VA(N 17 | VA(N VUI | VA(N VUI [tt] | VA(N VUI 1 | VA(N VUI 2 | VA(N VUI 2 * | VA(N VUI 3 | VA(N VUI 4 | VA(N VUI 5 | VA(N VUI 6 | VA(N VUI 7 | VA(N VUI 8 | TA.P GHI | TA.P GHI [tt] | TA.P GHI 1 | TA.P GHI 2 | TA.P GHI 3 | TA.P GHI 4 | TA.P GHI 5 | TA.P GHI 6 | TA.P GHI 7 | TA.P GHI 8 | TA.P GHI 9 | TA.P GHI 10 | TA.P GHI 11 | TA.P GHI 12 | TA.P GHI 13 | BÀI VIÊ'T | BÀI VIÊ'T [tt] | BÀI VIÊ'T 1 | BÀI VIÊ'T 2 | BÀI VIÊ'T 3 | BÀI VIÊ'T 4 | BÀI VIÊ'T 5 | BÀI VIÊ'T 6 | BÀI VIÊ'T 7 | BÀI VIÊ'T 8 | BÀI VIÊ'T 9 | BÀI VIÊ'T 10 | BÀI VIÊ'T 11 | BÀI VIÊ'T 12 | BÀI VIÊ'T 13 | BÀI VIÊ'T 14 | BÀI VIÊ'T 15 | BÀI VIÊ'T 16 | BÀI VIÊ'T 17 | BÀI VIÊ'T 18
VA(N 16

Quê tôi và những ân t́nh

 

QUÊ TÔI và NHỮNG ÂN T̀NH

(Phan Xuân Sinh)

 

Thành phố Đà Nẵng có hai cái chợ, hai cái chợ nầy đều mang mỗi một cái tên cộc lốc, nếu không để chữ "chợ" ra phía trước th́ hai cái tên đứng chơ vơ nghe rất lạ tai: "Hàn" và "Cồn". Nghèo quá ngay cả cái tên tiêu biểu cho sự sinh sống của toàn dân trong thành phố, nắm ngay cái bao tử của mọi người mà cũng không được thêm một chữ nữa cho êm tai. Thấy tội nghiệp nên dân ngoài tôi ghép thêm chữ "chợ" cho văn chương, nên gọi là "Chợ Hàn" và "Chợ Cồn". Tôi c̣n nhớ khi c̣n nhỏ, mỗi lần về quê tại làng Kim Bồng, mấy người đứng dưới ruộng hay đi trên đường, có quen hay không quen cũng đều chào hỏi như thân t́nh và sau câu chào bao giờ cũng hỏi một câu: "Ở Hàn 'dề' đó hả?". Như vậy theo tôi tự hỏi, th́ ngày xưa xứ Đà Nẵng được gọi là xứ Hàn chăng? "Bên ni Hàn, ngó qua bên tê Hà Thân, nước xanh như tàu lá ..". Hồi đó được ở ngoài Hàn mà về quê thật là vinh dự. Mấy đứa nhỏ cùng tuổi đi chăn ḅ thấy chúng tôi về làng th́ thèm thuồng, nh́n rớt mắt. Dân thành phố mà lỵ, chơi ǵ chúng nó cũng nhường và bày vẽ tận t́nh. Thật tội nghiệp.

 

Chợ Hàn nằm vỏn vẹn trong một "blốc", phía trước đường Độc Lập, phía sau đường Bạch Đằng, bên phải đường Trần Hưng Đạo và bên trái đường Đồng Khánh. Ngày xưa má tôi cũng có một sạp bán hàng xén trong chợ. Má tôi mất khi tôi c̣n rất nhỏ. Sau nầy bà Ngoại tôi thỉnh thoảng hay dẫn tôi xuống chợ Hàn, th́ được mấy d́ bán hàng trong chợ bồng tôi lên ngồi trên sạp hàng, mua đồ cho ăn. Có d́ ôm tôi vào ḷng thủ thỉ: "Ngoan nghe con, để má về phù hộ. Tội nghiệp mồ côi mẹ chưa đầy một tuổi, trời thương t́nh nuôi nấng". Ngôi chợ nầy đă để lại trong ḷng tôi biết bao là ân t́nh. Sau nầy khi lớn lên, tôi cũng thường đến thăm d́ Tùng ở Chợ Hàn, người bạn thân của má tôi ngày xưa. Lúc nào gặp tôi, d́ Tùng cũng khóc, cũng xem tôi như thuở c̣n bé tí.

 

Vào khoảng thập niên 60, Đà Nẵng có cái lệ là chiều thứ bảy thiên hạ rần rần đổ ra đi "bát phố", trai thanh gái lịch đủ mặt, cũng chỉ đi ḷng ṿng mỗi một "blốc" đường. Muốn t́m người quen hay bạn bè th́ chiều thứ bảy đứng phía trước mặt Chợ Hàn, thế nào cũng gặp. C̣n nếu không, sợ đứng lâu mỏi chân th́ ngồi ở quán cà phê gần Thông Tin ở đường Yên Báy, người ḿnh muốn gặp phải đi ngang qua đó. Nói vậy đủ biết Đà Nẵng lúc đó dân số cũng không đông lắm, đường sá vẫn c̣n vắng vẻ chứ không như bây giờ. Dân chúng cũng thảnh thơi, ung dung dạo phố, cái ăn, cái mặc, nó không quấn bên đít nên cũng c̣n hưởng được chút tao nhă của một thời thịnh trị. Tụi tôi c̣n là học sinh, xe đạp khóa lại, đặt ở bờ tường Thông Tin, rồi đi dạo phố. Đi cả buổi lúc nào về trở lại chỗ cũ lấy xe, xe vẫn c̣n nguyên vẹn chứ không bay mất. Như vậy, đủ biết t́nh trạng trộm cắp trong thành phố chưa là mối lo lắng cho dân chúng.

 

Tuổi choai choai của tụi tôi thuở đó, quanh đi quẩn lại có đồng nào cũng chỉ chụm đầu vào mấy tiệm cà phê. Các tiệm cà phê mà tụi tôi hay la cà nhiều nhất là Ngọc Lan, Diệp Hải Dung, Hạ, cà phê vỉa hè Thông Tin, b́nh dân hơn th́ rúc vào phía sau Chợ Cồn uống cà phê Phán. Sau nầy thêm các quán Thạch Thảo, Danube v.v.. Đầu tóc bờm sờm như các hiền triết, thuốc lá hút liên miên. Mấy ai biết hiện sinh là cái quái ǵ, tạo cho ḿnh cảnh chán đời, sống vội vàng .. tức là theo phong trào hiện sinh của mấy ông bà triết gia bên Tây như Jean Paul Sartre, Albert Camus v.v.., đồ đệ trung thành mà mấy ai biết các tổ sư đó nói ǵ, viết ra sao đâu. Các ông mà biết được, chắc đau khổ cho cái triết học đầy "trí tuệ" của ḿnh, bị cái đám trẻ tỉnh lẻ như tụi tôi đem ra xài một cách phung phí như vậy. Có điều lúc đó sống như vậy nhưng ít ai hư hỏng như lúc sau nầy. Đất nước thanh b́nh, vùng quê yên tĩnh, thành phố có nhộn nhịp nhưng không xô bồ, hỗn loạn. Giềng mối đạo đức vẫn c̣n được tôn trọng, nề nếp gia đ́nh vẫn mực thước "tôn ti trật tự". Nói đến chuyện nầy, tôi nhớ lại khi ba tôi c̣n đi dạy học, tôi c̣n nhỏ. Mỗi năm gần đến ngày tết, cha mẹ của học tṛ đem quà lễ đến biếu thầy ăn tết, giàu biếu nhiều, nghèo biếu ít. Nhưng ai ai cũng giữ lệ đó. Người mang con gà, người mang một "ang" nếp, bánh mứt. Gia đ́nh có ǵ mang tới biếu thầy thứ đó, với những lời biết ơn tận đáy ḷng, không màu mè kiểu cách: "Nhờ Thầy mà con tôi có vài chữ bỏ bụng", "Chút quà mọn lấy thảo, để tỏ tấm ḷng biết ơn Thầy" v.v.., biết bao lời chân thành, mộc mạc, của những con người ít học, nhưng vẫn giữ được cái đạo nghĩa từ ngàn xưa để lại, họ trân quư và xem đó như khuôn vàng thước ngọc. Hai cha con không biết làm ǵ hết với số quà lớn lao đó, phải đem biếu lại cho bà con lối xóm.

 

Ở thành phố, học sinh đi ngoài đường gặp thầy giáo ngả nón chào, đó là điều tất nhiên. C̣n ở vùng quê th́ sao ? Học sinh đi về cùng đường với thầy, tất cả đều đứng lại nhường đường cho thầy đi trước. Đang chơi trên đường hay trên bờ ruộng, trông thấy bóng thầy từ đằng xa là phải nép qua bên đường, giở nón cúi đầu, rạp người xuống, chờ thầy bước tới hô to: "Dạ, chào thầy". Mới cách đây chỉ vài chục năm, bây giờ giữa xứ người mà nói lại những thứ nầy, như kể chuyện ngàn năm trước. Ai c̣n b́nh tâm để nhớ lại những h́nh ảnh thật dễ thương, chất đầy văn hóa như vậy. Đất nước ta thiếu ăn quanh năm, nhưng không thể nào thiếu văn hóa được. Đó là điều tự hào cho dân tộc, nhưng cũng phải buồn ḷng cho những giá trị đó, dần dần bị loại ra khỏi con người ngay cả trên đất nước. Thầy đau ốm, học tṛ thay nhau đến thăm. Có người, trút ống tiền để dành, chỉ đủ mua cho thầy vài quả trứng gà, một hai trái cam để thầy tẩm bổ, mau lành bệnh.

 

Tấm ḷng của học tṛ với thầy như vậy, c̣n thầy đối với học tṛ th́ sao ? Nh́n thấy sự lo lắng của ba tôi trong những năm c̣n đi dạy đối với học tṛ, ông xem tất cả như con ruột của ḿnh vậy. Mỗi ngày điểm danh, thiếu vắng ai là ông phải điều tra cho ra lư do nghỉ học. Ông rất nghiêm khắc với những đứa học tṛ trốn học đi chơi, dùng những biện pháp "cấm túc" để trừng phạt những người ương ngạnh lêu lỏng. Nhưng ông rất bao dung và giúp đỡ cho những học sinh của ông phải nghỉ học vài ngày v́ lư do mưu sinh để giúp đỡ gia đ́nh. Ông t́m tới nhà buổi tối để đưa bài vở thiếu, và nếu cần ông giảng lại những ǵ mà người đó chưa hiểu. Sau nầy, khi tôi lớn lên, khi cha con ngồi nói chuyện về những năm ông c̣n đi dạy. Đôi mắt ông sáng rực, vui sướng khi kể cho tôi nghe trách nhiệm và ao ước lớn lao của người thầy: "Tâm trạng của người thầy giáo giống như tâm trạng của người lái đ̣. Người lái đ̣ có bổn phận đưa khách qua sông và bến bờ có sẵn để cặp bến. C̣n người thầy giáo đưa học tṛ của ḿnh qua sông, nhưng không có bến bờ. Thầy giáo phải t́m cho học tṛ ḿnh một bến bờ suông sẻ, vinh quang để đưa đến đó. Trách nhiệm của người thầy, luôn luôn gắn liền đời sống của học tṛ ḿnh, trên con đường thiên lư mà họ sẽ đi qua của cuộc đời". Đẹp biết bao, một nhân sinh quan tuyệt vời của những thầy giáo Việt Nam thuở đó. Làm sao chúng tôi quên được công lao dạy dỗ của các thầy.

 

Trong bài "Đà Nẵng của tôi", tôi đă viết cách đây 3 năm trên tờ báo Sông Thu của Hội Ái Hữu Quảng Nam tại Georgia, và sau được đăng trên Đặc San Quảng Đà của anh Thái Tú Hạp. Trong đó tôi có kể tên các người thầy cũ của tôi, trong đó có thầy Lê Chương, người dạy Việt văn của Trường Sao Mai Đà Nẵng trong những năm đầu tiên vào trung học. Năm vừa rồi, tôi nhận được lá thư của thầy Chương từ Việt Nam gửi qua, do tờ Saigon Times của anh Thái Tú Hạp chuyển lại (v́ thầy không biết địa chỉ của tôi, nên nhờ ṭa báo chuyển lại). Thầy đă đọc được những ḍng của tôi viết về các thầy cũ, trong đó có tên thầy. Thầy không ngờ rằng trong thời buổi mà mọi đạo lư đều được đảo lộn, mọi giá trị lễ nghĩa xem như thừa thải, thế mà có đứa học tṛ cũ c̣n nhắc lại tên các thầy cô giáo với ḷng biết ơn và kính trọng. (Bài báo do người em ruột của thầy ở San Jose chuyển về cho thầy). Đọc thư thầy, tôi cảm động rớt nước mắt. Không ngờ, hơn 38 năm thầy vẫn c̣n nhớ tên tôi, nhớ vóc dáng của tôi trong số hàng ngàn môn sinh mà thầy đă dạy. Hiện nay thầy Chương trên 80 tuổi, đang cư ngụ tại 101 Nguyễn Thái Học, Hội An. Ước ao của tôi là có dịp trở về quê cũ, thăm lại thầy Lê Chương của tôi để được hầu chuyện cùng thầy. Thầy và tṛ bây giờ tóc đă bạc.

 

Mùa hè năm 1972, tôi bị thương nằm tại Tổng Y Viện Duy Tân. Thầy Phạm Ngọc Vinh (bút hiệu là Hoàng Vinh), lúc đó thầy đang làm nghị viên Hội Đồng Tỉnh, đến thăm thương bệnh binh, nằm trên giường bệnh tôi vẫn chào thầy, thầy đếm ôm tôi. Sau năm 1975 thỉnh thoảng tôi cũng gặp thầy tại Sài G̣n. H́nh như thầy phụ trách dịch thuật cho một cơ quan báo chí th́ phải. Vợ con của thầy đều ở Mỹ, cho nên trông thấy đời sống của thầy cũng có vẻ an nhàn không vất vả như các thầy khác.

 

Mới đây, người thầy cũ mà tôi gặp lại trên đất Mỹ trong dịp ra mắt sách của nhà văn Hà Kỳ Lam tại Philadelphia là thầy Nguyễn xuân Nghệ. Thầy Nghệ trước đây là hiệu trưởng của trường Tây Hồ, Đà Nẵng. Ai là học sinh thuở đó ở Đà Nẵng, dù không học ở trường Tây Hồ cũng đều biết thầy, đều nghe tiếng thầy. Ngày xưa thầy dạy lư hóa và là con người mực thước. Học sinh chúng tôi vừa sợ mà cũng vừa nể phong cách của thầy. Rất tiếc, hôm đó sau khi thủ tục ra mắt sách xong th́ thầy ra về sớm, chưa có dịp hầu chuyện với thầy nhiều. Có dịp đến Philadelphia lần khác thế nào tôi cũng t́m đến thăm thầy.

 

Thế hệ của tôi chưa già lắm, để đủ vốn liếng nói đến chuyện "Tứ Thư, Ngũ Kinh", và cũng không c̣n quá trẻ để không hiểu giá trị to lớn của người thầy. Chúng tôi cũng không phải sống vào buổi giao thời của hai nền văn hóa đông tây, thế hệ nầy thuộc lớp cha chú của chúng tôi. Nhưng chúng tôi cũng c̣n được hấp thụ một phần nào của cái "tiên học lễ, hậu học văn", và nhất là "tôn sư giữ đạo" mà người xưa đă nhồi nhét vào đầu óc chúng tôi một cách kỹ càng, như một thứ cẩm nang. Nó đă thấm nhuần trong máu, trong thịt của thế hệ chúng tôi. Khi nghĩ về các thầy dạy cũ, tự nhiên trong ḷng tôi toát lên một sự kính trọng và nể nang. Chính v́ cái quan niệm "nhất tự vi sư, bán tự vi sư" đó, mà những người trong thế hệ chúng tôi, khi phải gặp lại thầy cũ của ḿnh vẫn đứng thẳng người, cúi đầu chào một cách cẩn trọng dù bây giờ tất cả đều đă già, tất cả mái đầu của thầy tṛ đều bạc phơ như nhau. Nếu các thầy tôi c̣n sống th́ tuổi đời cũng khá cao.

 

Chúng tôi không có quyền đ̣i hỏi một điều ǵ ở các thầy. Chúng tôi chỉ biết ḿnh phải giữ lễ với các thầy đúng mức chưa ? Một lần Nguyễn Tiến Long, người bạn học cùng lớp với tôi tại hai trường Tây Hồ và Sao Mai. Long sau nầy là đại úy không quân đóng tại Đà Nẵng, (hiện cư ngụ tại San Jose). Như bao nhiêu người khác thuộc diện sĩ quan, Long cũng đi học tập mất mấy năm và sau khi trở về bán thuốc lá lẻ dọc đường. Long gặp lại thầy P.T.M (nhạc sĩ) lúc trước dạy chúng tôi tại trường Tây Hồ, ghé vào mua thuốc. Thầy P.T.M dạy nhạc, tác giả nhiều bản nhạc nổi tiếng tại Miền Nam trước 75. Long cúi đầu chào thầy, thầy hỏi Long lúc trước làm ǵ mà bây giờ phải ra bán thuốc lá lẻ. Long thành thật thưa với thầy là đại úy Không quân. Nghe xong thầy rồ máy xe chạy mất. Long sững sờ, không biết ḿnh đă xúc phạm ǵ để thầy phải hoảng sợ như vậy. Khi kể cho tôi nghe chuyện nầy, Long có vẻ đau khổ và ê chề. Tôi vỗ vai an ủi nó: "Các thầy nghĩ sao về tụi ḿnh tùy ư, riêng tụi ḿnh th́ không được phiền trách ǵ các thầy cả". Nói ra điều nầy, tôi thấy có một cái ǵ đó vừa chua xót, vừa đắng họng. Long gật đầu và tự nhiên vui hẳn lên. Sau nầy Long cho tôi biết, thầy P.T.M đang làm Trưởng Pḥng Thông Tin Văn Hóa Quận 4, Sài G̣n. Không biết tin nầy có đúng không. (Khi tôi đang viết những ḍng chữ nầy, th́ tôi được tin do một người trước đây học Đại Học Vạn Hạnh, cho biết thầy PTM đang bị chấn thương mạch máu năo, tê liệt nửa thân người. Nghe tin nầy tôi cũng cố gắng liên lạc với bạn bè trước đây có học với thầy PTM, để cùng nhau giúp cho thầy cái ǵ đó, cho thầy vui trong lúc bệnh hoạn).

 

Thế hệ của chúng tôi rất đau ḷng cho cái chuyện bên nầy, bên kia. Chuyện ư thức hệ nầy đă gây ra biết bao nhiêu tan nát từ gia đ́nh đến xă hội. Nó ảnh hưởng trầm trọng đến giáo dục, nhiều khi thầy tṛ đứng về hai phía chống đối nhau. Đó là thảm trạng chung của đất nước, thế nhưng tôi chưa bao giờ thấy cảnh học tṛ tố cáo thầy, học tṛ chỉ điểm để bắt thầy. Dù lúc đó chúng tôi cũng biết một số thầy hoạt động hoặc có cảm t́nh với bên kia. Trong lúc giảng bài có thầy đề cao phe bên kia, có thầy có những lời lẽ hằn học với chính quyền Miền Nam, thế nhưng học tṛ tụi tôi không dám hé răng. Sau nầy có thầy ly khai vào trong bưng hoạt động cho Mặt Trận Giải Phóng như thầy Hạp dạy Việt văn, thầy H.A dạy Anh văn. Thầy H.A. là người nổi tiếng dạy môn Anh văn mà Đà Nẵng lúc ấy ai cũng biết. Một người bạn học cùng lớp với tôi, sau nầy làm đại đội trưởng thuộc Địa Phương Quân, Tiểu khu Quảng Nam. Một hôm anh nầy được lệnh dẫn đại đội làm an ninh cho buổi họp của Ủy Ban Liên Hợp Quân Sự Bốn bên, người trưởng phái đoàn Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam tại Quảng Nam lúc ấy là thầy H.A. Phản ứng tự nhiên của một người học tṛ khi gặp lại thầy cũ, anh bạn tôi cúi đầu chào thầy A. Anh quên đi một điều rất hệ trọng là giữa lúc đó thầy A. là phe đối nghịch, là kẻ thù của của chính quyền Miền Nam mà anh đang phục vụ. Không biết thầy A. lúc đó nh́n thấy một sĩ quan thuộc hàng ngũ Quốc Gia, cúi đầu chào ḿnh không ? Và nếu biết, thầy nghĩ ǵ về hành động nầy ? Kể ra chuyện nầy để nói lên tấm ḷng kính trọng thầy trong thế hệ của chúng tôi. Sau nầy tôi lại biết thêm có thầy Vĩnh Linh, khi tôi c̣n học ở Sao Mai thầy dạy toán, thầy cũng thuộc thành phần khuynh tả hạng nặng. Khi mất Miền Nam, người ta thấy thầy làm việc cho chính quyền sau nầy.

 

Trong một tỉnh nhỏ, mọi chuyện xẩy ra đầu tỉnh, cuối tỉnh biết ngay. Cho nên người con gái nào đẹp là cả phố đều biết. Trong lớp tôi thuở đó có chị Hoàng Kim Uyên, rất đẹp, sau nầy thành Á Hậu Việt Nam. Chị lúc đó đă nổi tiếng. Trong thành phố ai cũng biết chị. Mấy anh học lớp lớn, cứ lạng qua lạng lại trước lớp tôi cốt ư nh́n chị Kim Uyên. Đang học mà có ai đi ngang qua là cả lớp nh́n ra ngoài (thầy giáo hay dùng từ "lo ra" để chỉ hiện tượng nầy). Đó là cái bực ḿnh nhất của các thầy đang dạy. Nhưng biết làm sao, khi mà các cây si muốn chiêm ngưỡng người đẹp. Hồi đó tôi đi học, có cô bạn tên là Mai Thị Liên học cùng lớp. Liên ở cùng đường với tôi, nên mỗi lần đi học chúng tôi cùng đi chung với nhau. Tôi không biết có một anh học hơn tôi hai lớp, thích Liên mà không dám hé răng. Một hôm anh đó đến chận tôi lại giữa đường, tát cho tôi mấy bạt tai với cái tội là đi chung đường với người anh yêu. Sau nầy lớn lên, tôi lại gặp anh trong một trường hợp thật hi hữu. Đang ngồi uống rượu với mấy bạn cùng đơn vị tại quán nhậu đường Lê Đ́nh Dương Đà Nẵng, anh và một người bạn tôi bước vào. Tôi đứng dậy bắt tay người bạn. Khi đưa tay ra bắt tay anh, tôi và anh nh́n nhau ngượng ngùng. Thế nhưng chúng tôi cũng mời hai người cùng ngồi chung một bàn. Khi ly rượu đầu tiên rót mời anh, anh đứng dậy đến bên tôi và anh xin mọi người được nói vài lời. Đó là lời xin lỗi tôi v́ sự hiểu lầm, háo thắng của cái tuổi mới lớn, mà anh đă làm thương tổn đến tôi. Bây giờ gặp lại tôi tại đây, anh xin mọi người cho anh được uống một ly rượu phạt, để tạ lỗi cùng tôi. Tôi đứng dậy bắt tay và ôm anh vào ḷng. Tuổi trẻ của tụi tôi thời đó sao dễ thương, dễ tha thứ quá. Ai cũng đeo lên trên ḿnh nỗi lo sợ của chiến tranh, nên giận nhau, thù hằn nhau làm ǵ cho mệt xác. Cái ǵ đă qua th́ cho nó trôi qua luôn. Tự nhận lỗi, tự nhận h́nh phạt và mọi người xem nhau chẳng có ǵ xẩy ra. Sau đó vài tháng , tôi nghe được tin người bạn tôi cho biết, anh đă hy sinh tại chiến trường Quảng Trị.

 

Khi tôi c̣n học trung học đệ nhất cấp, tôi thường vào Hội An để đàn đúm với mấy ông thi sĩ tí hon của Hội An thuở đó như: Nguyễn Đăng (chết sớm), Kiều Uyên, Lê văn Trung, Hạ Đ́nh Thao, Vũ Đức Sao Biển, Lê xuân Phượng, Nguyễn văn Hùng, Đỗ Hơn, Thái Tú Ḥa (em ruột anh Thái Tú Hạp), Lê Ngọc Sỏ, Ngô Thi, Nguyễn Thang, Trần văn Thân v.v.. và một vài người nữa. Thơ th́ chẳng ra tṛ trống ǵ, nhưng cà phê và thuốc lá hút hơi nhiều. Chính cái chuyện thơ văn lẩm cẩm nầy xẩy ra một vụ làm chấn động giới học sinh Hội An hồi đó. Không biết có ai thù ghét tố cáo là nhóm học sinh nầy đang hoạt động cho Cộng Sản, khiến cho ông Thiếu tá Nguyễn Văn Giai, Tiểu Khu Phó Nội An làm một cuộc bố ráp bắt mấy ông thi sĩ trẻ con nầy nhốt hết. (Thiếu tá Nguyễn Văn Giai, sau nầy lên Chuẩn Tướng và Tư Lệnh Sư Đoàn 3, bị ra Ṭa Án Binh v́ tội "Sư Đoàn 3 chạy làng"). Thiệt t́nh th́ ông Giai cũng biết thứ học tṛ nầy chỉ phá làng phá xóm cho vui, làm thơ cua gái, chứ biết ǵ mà phe nầy phe nọ. Nên ông ra lệnh nhốt đầu vài tuần cho bỏ cái thói "thi sĩ dỏm", đánh cho mỗi ông vài hèo rồi thả về đi học. Ông Giai có biết rằng, mấy thằng nầy sau đều trở thành sĩ quan quân đội Cộng Ḥa cả. Và cũng có thằng trở thành thi sĩ thứ thiệt. Thời gian đó, quê hương cũng c̣n thanh b́nh, tiếng súng chỉ nổ những vùng thật xa trong rừng trong núi, c̣n phần nhiều th́ làng mạc sống trong cảnh thái b́nh. Tôi hay qua vùng Bàn Thạch (quê hương của các ông bạn Vũ Đức Sao Biển, Lê Ngọc Sỏ và Kiều Uyên của tôi), tôi chưa bao giờ thấy làng quê nào đẹp như vậy. Nhà của Kiều Uyên phía sau có một ḍng sông nhỏ, có chiếc cầu ván và vài cây dừa thật nên thơ. Tôi thường ở lại chơi cả mấy tháng hè. Đó là quê hương thật êm ả và trù phú mà đă để lại trong tôi những kỷ niệm thật đẹp. Đầu năm 1972, tôi có dịp hành quân qua vùng Bàn Thạch. Từ trên trực thăng nhảy xuống, tôi không thể nào tưởng tượng được chỉ mới có mấy năm, làng nầy biến thành một cảnh hoang tàn đổ nát. Chợ Bàn Thạch bị xé đôi bởi một ḍng sông mới, không h́nh dung nổi được nơi đây đă từng là vùng sầm uất, là nơi đầu mối buôn bán.

 

Phía sau nhà của Kiều Uyên có một ḍng sông nhỏ chảy ṿng qua chợ Bàn Thạch. Vào những buổi tối mùa hè tôi, Kiểu (Kiều Uyên) và Sỏ, thỉnh thoảng có Hợi (Vũ Đức Sao Biển), thường ngồi trên chiếc cầu ván phía sau nhà Kiểu, ôm đàn hát nghêu ngao chơi. Phải công nhận rằng Hợi lúc ấy hát thật hay. Mỗi lần ở bên nầy ngồi trong bàn rượu, có ai đó hát các ca khúc của Hợi như "Thu hát cho người", "Hát trên đồi Tăng Nhơn Phú" là tôi nhớ lại Hợi và các bạn tôi khi c̣n ở Bàn Thạch. Sau năm 75, Hợi vẫn c̣n đi dạy, nhưng v́ mức lương thầy giáo không đủ sống, nên có viết cho một vài tờ báo ở Sài G̣n. Tôi, Ngô Thi và Hợi thỉnh thoảng cũng gặp nhau, rủ nhau đi uống vài ly bia hơi, hay dẫn nhau qua quán cà phê gần chỗ tôi làm, ngồi tán gẫu.

 

Năm 1961, lúc đó tôi học lớp đệ ngũ trường Tây Hồ. Trong cuộc thi thơ của Ty Thông Tin Đà Nẵng, tôi được giải nh́ (không có giải nhất). Hồi đó thi ǵ cũng không có giải nhất để nói lên rằng giải nhất không ai vói tới cả. Phần thưởng chở về bằng xe xích lô, v́ đủ thứ đồ lỉnh kỉnh mà Ty Thông Tin xin được ở các hiệu buôn, bán ǵ họ cho thứ đó. Chỉ có một thứ c̣n giữ được cho tới bây giờ là tấm h́nh card postal của Photo Huỳnh Sau chụp tặng. Photo Huỳnh Sau cho một cái phiếu chụp h́nh không tính tiền để tặng người trúng giải. Tiệm kem Diệp Hải Dung tặng cho một phiếu ăn kem trị giá 10 ly kem ba màu. Tôi dẫn đám bạn học cùng lớp vào ăn "free". Tôi nhớ nhân viên của Ty Thông Tin bắt tôi phải thắt cà vạt khi nhận giải thưởng. Người trao giải cho tôi là Thi Sĩ Trần Gia Thoại (cha của Sử gia Trần Gia Phụng đang ở Canada). Ông thấy tôi nhỏ (mới 14 tuổi) nên ṿ đầu tôi và lấy trong cặp của ông ra tặng tôi một tập thơ của ông. Tôi c̣n nhớ tập thơ in khổ lớn với lời đề tặng trang trọng. Tôi giữ tập thơ nầy trong tủ sách đến năm 1975. Chính Quyền mới vào tịch thu tủ sách của tôi, trong đó có tập thơ nầy. Điều ngạc nhiên của tôi lúc ấy là những người lên lănh giải thưởng đều là học sinh. Dĩ nhiên các anh đó đều học lớp lớn hơn tôi, chững chạc hơn tôi (trong số nầy có một người đang làm thơ tại hải ngoại), chỉ có tôi là c̣n bé con. Tôi không thấy người lớn nào dự thi hoặc nhận giải thưởng lúc ấy. Như vậy đủ biết trong thế hệ của tụi tôi (trên dưới 10 tuổi), người làm thơ nhiều nhất, họ là những người làm văn đàn Miền Nam có những nét đặc thù và sung măn. Lực lượng cầm bút đáng kể và hùng hậu nhất cho đến bây giờ.

 

Ngày trước khi c̣n đi học, tôi có quen với một người bạn gái sống ở Hội An. Quê của cô bạn tôi ở Trà Kiệu (một làng Công Giáo biệt lập ở Quận Duy Xuyên). Khi quen tôi hứa rằng sẽ đến thăm Trà Kiệu một lần cho biết, từ ngă ba Nam Phước đi lên về phía tây khoảng 8 cây số. Thế mà lúc đó, tôi không biết bận bịu thứ ǵ mà hứa măi với cô bạn, tôi vẫn chưa bao giờ đặt chân đến Xứ Đạo nên thơ đó. Một lần khi c̣n trong Quân Đội, đơn vị tôi có cuộc hành quân trên đoạn đường từ Quận lỵ Duy Xuyên lên Trà Kiệu, thế nhưng khi đơn vị tiến đến chỉ c̣n cách Trà Kiệu một cây số th́ được lệnh rút quân. Thế là măi măi đến sau nầy tôi chưa bao giờ đặt chân đến Trà Kiệu, mặc dù chung quanh Trà Kiệu đơn vị của tôi đă dẫm nát gót giầy. Trong Chiến Tranh, Trà Kiệu là một nơi yên ổn và an ninh nhất, trong lúc đó các làng chung quanh đă bị quân Giải Phóng chiếm hết, kể cả văn Pḥng Quận Duy Xuyên cũng thường bị tấn công, cũng thường bị chiếm. Các viên chức trong Quận, buổi tối thường đến Trà Kiệu ngủ nhờ v́ đó là nơi an toàn nhất trong quận. Các giáo dân thay phiên nhau canh gác cẩn mật. Từ khi cô bạn gái đi lấy chồng là tôi không c̣n hứng thú đặt chân đến Trà Kiệu. Cho đến sau nầy tôi vẫn chưa biết Trà Kiệu ra sao, nhà thờ Núi nổi tiếng đẹp tôi vẫn chưa được nh́n thấy.

 

Sau nầy tôi sinh sống tại Sài G̣n, v́ sinh kế tôi ít có dịp về lại Đà Nẵng. Mỗi khi trở về tôi lại nghe tin người nầy, người kia về sự thay đổi ḷng dạ một cách sống sượng - khi đất nước thay ngôi đổi chủ - (dĩ nhiên những người nầy không xa lạ ǵ với tôi). Tôi lại đau khổ và chán nản, cho nên tôi ít muốn về để nh́n những khuôn mặt thân thuộc tự nhiên trở thành xa lạ. Ai cũng có quyền chọn lựa đường lối chính trị của ḿnh, thà rằng ḿnh theo bên kia, hoặc bên nầy một cách dứt khoát, th́ chẳng nói làm ǵ. Đằng nầy có những kẻ chạy theo ăn có, gió thổi chiều nào, phất cờ theo chiều đó mới gọi là thức thời. Quan niệm sống như vậy đủ làm cho người khác thấy ghê tởm, thế nhưng lại có kẻ hợm hĩnh, vênh váo, trong lúc bạn bè thân thuộc đang dở sống dở chết, th́ họ lại phây phây. Những kẻ trở cờ nhanh chóng như vậy, làm cho ḿnh đâm ra sợ hăi cho t́nh đời, và rất ngán ngẩm cho cuộc sống. Những kẻ chẳng biết thế nào là lư tưởng, chỉ biết quyền lợi là họ làm bất cứ chuyện ǵ, kể chi tới liêm sỉ hay đạo đức. Trong số nầy cũng có bạn bè thân thuộc của tôi. Chính v́ lư do đó, tôi ít muốn trở về lại quê cũ. Tôi biết điều của tôi nghĩ hoàn toàn sai lầm, nhưng sao tôi vẫn không chịu được, nh́n thấy sự thật bẽ bàng mà bạn bè tôi, người thân tôi đang gánh chịu. Bây giờ ở bên nầy muốn về thăm lại, th́ thấy muôn ngàn cách trở.

 

Mỗi năm, những bạn bè cùng học một lớp với tôi ngày xưa, thường tổ chức một bữa tiệc tất niên tại hai nơi Sài G̣n và Đà Nẵng. Thỉnh thoảng có các thầy cũ của chúng tôi tham dự. Tôi ao ước sẽ có dịp về giữa lúc đó, để nh́n thấy các bạn tôi ngày xưa, bây giờ đă trở thành ông nội, bà ngoại. Được kêu tên, được gọi với nhau mấy tiếng "mầy, tau", để các con, các cháu chúng tôi đứng trố mắt ngạc nhiên cho sự xưng hô "trẻ trung" như vậy. Được đi trên những con đường mà ngày xưa chúng tôi thường đi lại nhiều lần, được ngồi trên ghế đá bờ sông Hàn ban đêm, để thấy mấy cô bán chè nhịp nhàng đ̣n gánh trên vai. Nơi đó, không có tiện nghi, không có vật chất đầy đủ như tôi đang sống ở đây, nhưng tôi vẫn thích, vẫn quư mến.

 

Cách đây vài hôm, phóng viên của tờ "The Boston Globe" có đến phỏng vấn tôi về việc "Những suy nghĩ của người cầm bút hải ngoại". Một điều mà tôi đă lặp đi lặp lại măi trong ba giờ đồng hồ phỏng vấn là khắc khoải của tôi, lo lắng của tôi và suy nghĩ của tôi về quê hương Việt Nam, đă chiếm hầu hết thời gian trong đời sống hằng ngày của tôi. Tôi kể lại một mẩu chuyện mà trước đây tôi gặp phải. Năm 1972, tôi đi hành quân Diều Hâu bằng trực thăng tại vùng Phù Kỳ. Khi máy bay chở chúng tôi trở về, tôi trông thấy một mái nhà tranh chơ vơ giữa đồng không mông quạnh, giữa vùng oanh kích tự do. Tôi liên lạc với cấp chỉ huy cho trung đội tôi được đổ xuống nơi ấy để xem có ai sinh sống tại đó không ? Khi tôi vào trong nhà, tôi thấy có vợ chồng hai ông bà cụ. Tôi mang họ lên máy baỵ đem họ về ở tại trại định cư, nơi đó Chính Phủ cất nhà sẵn, đầy đủ phương tiện sinh sống tối thiểu, và được cấp phát lương thực, để tránh khỏi vùng lửa đạn. Để ông bà cụ không c̣n đường trở về, tôi bèn phá hủy căn nhà tranh ấy. Thế mà hai tuần sau, tôi có dịp hành quân bằng trực thăng đi ngang qua chỗ đó. Tôi nh́n thấy trên nền nhà mà tôi phá hủy, đă mọc lên một ngôi nhà tranh mới. Bao nhiêu năm tôi suy nghĩ măi về chuyện nầy, cho đến khi tôi qua được tới Mỹ nhiều đêm nằm trăn trở, nhớ nhà, nhớ quê. Bỗng dưng, tôi mới hiểu được tâm trạng của ông bà cụ. Họ không dễ ǵ dứt khoát ra khỏi nơi chôn nhau cắt rốn, không dễ ǵ bứng họ ra khỏi mảnh đất hương hỏa của ông bà. Có chết, th́ cũng chết trên nền nhà cũ, máu của họ thấm xuống cây cỏ trong vườn. Cái quan niệm chơn chất đơn giản ấy, quả thật có một cái ǵ đó rất siêu h́nh mà người Mỹ không thể nào hiểu được. Tâm trạng của tôi cũng gần giống như vậy. Sống ở đây nhưng bao giờ tôi cũng nghĩ về quê hương, nhớ nhà, nhớ bạn bè thân thuộc, nhớ từng góc phố con đường v.v.. nơi chốn đó, đă sinh tôi ra, đùm bọc tôi, nuôi tôi lớn khôn. Khó có thể quên được những ân t́nh mà quê hương tôi đă trọn vẹn dành cho tôi, cưu mang tôi trong suốt quảng đời khó khăn nhất. Tôi mong rằng bà con bên quê nhà được sống trong an b́nh, đứng thẳng người không chịu luồn cúi dưới bất cứ thế lực nào, nhận lănh những ân sủng của thượng đế ban cho trong công bằng, bác ái. Niềm tin đó luôn luôn cháy trong người tôi một cách mănh liệt và dữ dội.





PHAN XUÂN SANH

(Sưu Tầm Liên Mạng chuyển)

website counter