SU'U TÂ`M 1

Home | VA(N | VA(N [tt] | VA(N 1 | VA(N 2 | VA(N 3 | VA(N 4 | VA(N 5 | VA(N 6 | VA(N 7 | VA(N 8 | VA(N 9 | VA(N 10 | VA(N 11 | VA(N 12 | VA(N 13 | VA(N 14 | VA(N 15 | VA(N 16 | VA(N 17 | VA(N VUI | VA(N VUI [tt] | VA(N VUI 1 | VA(N VUI 2 | VA(N VUI 2 * | VA(N VUI 3 | VA(N VUI 4 | VA(N VUI 5 | VA(N VUI 6 | VA(N VUI 7 | VA(N VUI 8 | TA.P GHI | TA.P GHI [tt] | TA.P GHI 1 | TA.P GHI 2 | TA.P GHI 3 | TA.P GHI 4 | TA.P GHI 5 | TA.P GHI 6 | TA.P GHI 7 | TA.P GHI 8 | TA.P GHI 9 | TA.P GHI 10 | TA.P GHI 11 | TA.P GHI 12 | TA.P GHI 13 | BÀI VIÊ'T | BÀI VIÊ'T [tt] | BÀI VIÊ'T 1 | BÀI VIÊ'T 2 | BÀI VIÊ'T 3 | BÀI VIÊ'T 4 | BÀI VIÊ'T 5 | BÀI VIÊ'T 6 | BÀI VIÊ'T 7 | BÀI VIÊ'T 8 | BÀI VIÊ'T 9 | BÀI VIÊ'T 10 | BÀI VIÊ'T 11 | BÀI VIÊ'T 12 | BÀI VIÊ'T 13 | BÀI VIÊ'T 14 | BÀI VIÊ'T 15 | BÀI VIÊ'T 16 | BÀI VIÊ'T 17 | BÀI VIÊ'T 18

BÀI VIÊ'T 8

bia_tuesydaosu_cacphuongtroivienmong.jpg
(B́a TUÊ. SY~ -DA.O SU' & CácPhu'o'ngTṛ'i Viên~Mô.ng)

"TUỆ SỸ ĐẠO SƯ" Và Các Phương Trời Viễn Mộng

 

"TUỆ SỸ ĐẠO SƯ" Và Các Phương Trời Viễn Mộng

(Nguyên Giác Phan Tấn Hải)

 

 

Đó là một cuốn sách sẽ c̣n được nhớ tới nhiều thập niên sau. Trong đó, nhiều bài văn, bài thơ vẫn sẽ c̣n được trích dẫn ngay cả nhiều thế kỷ sau. Để ghi lại một thời hậu thống nhất đầy máu lửa kinh hoàng của dân tộc Việt Nam, bằng các ḍng văn và ḍng thơ của một thiền sư không chịu khuất phục trước cường quyền - bằng chính tâm hồn cực kỳ thơ mộng của Thượng Tọa Tuệ Sỹ, một thiên tài thi ca và học thuật của Phật Giáo Việt Nam.

 

Tuyển tập "Tuệ Sỹ Đạo Sư" biên tập bởi Thượng Tọa Nguyên Siêu, được in và phát hành bởi Ban Tu Thư Phật Học Hải Đức Nha Trang, sẽ ra mắt tại hải ngọai vào tuần này, những ngày giữa tháng 4-2006, giữa lúc vị thiền sư-thi sĩ-Tuệ Sỹ vẫn c̣n bị quản thúc tại quê nhà.

 

Thực sự, Thầy Tuệ Sỹ không phải là một thi sĩ theo nghĩa đời thường. Hăy đọc lại bài thơ "Cúng Dường" của Thầy:

 

Phụng thử ngục tù phạn

Cúng dường Tối Thắng Tôn

Thế gian trường huyết hận

Bỉnh bát lệ vô ngôn.

 

Đây thực sự không phải là thơ. Các ḍng chữ trên đă vượt qua những ǵ ngôn ngữ loài người có thể chuyên chở. Đó chính là hoa từ cơi trời thả mưa vào ngục tối, để một nhà sư nhặt chữ lên và cúng dường Phật. Đó không phải là chữ, mà chính là nước mắt, là nỗi đau đớn của cơ thể khi cầm chén cơm lên và là nỗi thương xót khi thấy thế gian đầy máu hận, và rồi vị sư này thốt lời cảm ân đức của Đấng Thế Tôn .. Bài thơ Cúng Dường chữ Hán này mang sức mạnh bất tử của các ḍng kệ trong những nghi thức tụng kinh.

 

Bản dịch:

Đây bát cơm tù con kính dâng

Cúng dường Đức Phật đấng Tôn Thân

Thế gian ch́m đắm trong máu lửa

Lệ nhỏ không lời, ḷng xót thương.

(Tuệ Sỹ Đạo Sư, trang 91)

 

Thầy Tuệ Sỹ vừa tṛn sinh nhật thứ 63 trong những ngày đầu tháng 4-2006. Nhưng những ǵ mà đời người hữu hạn, Thầy đă cầm bút lên và đă trở thành vô hạn. Những phương trời mộng vô hạn đó, không một song sắt nhà tù nào giữ nổi. Các cơi thơ vô hạn đó, không một kềm tỏa nào làm thế tục hóa nổi.

 

Điều nổi bật trong 346 trang của "Tuệ Sỹ Đạo Sư" hiển lộ rơ là không có một chút giận dữ, căm thù nào vương vấn trong ng̣i bút của Thầy Tuệ Sỹ. Ngay cả khi dặn ḍ cho thế hệ đi sau, lời của Thầy Tuệ Sỹ cũng vượt hẳn những tranh chấp thế gian, dù rằng Thầy vẫn c̣n đang trong ṿng lao lư thế gian, để ǵn giữ một hướng đi xuất thế gian. Bài "Thư Gửi Các Tăng Sinh Thừa Thiên, Huế" (trang 154) viết ngày 28-10-2003, Thầy Tuệ Sỹ gửi từ Quảng Hương Già Lam, Sài G̣n, đă viết:

 

"Các con thương quư,

...

Thế hệ của thầy, những thanh niên trang lứa được nuôi dưỡng để đưa vào chiến trường của cuộc chiến tranh ư thức hệ, được giáo dục để biết hận thù giai cấp. Nhưng may thay, gịng suối Từ vẫn âm thầm tuôn chảy, để xoa dịu những đau thương mất mát; để hàn gắn những đổ vỡ điêu tàn của dân tộc. Các con lớn lên trong thời đại thanh b́nh, nhưng các con lại bị ném vào giữa một xă hội mất hướng. Quê hương và đạo pháp là những mỹ từ thân thương nhưng đă trở thành sáo rỗng. Các bậc cao tăng thạc đức, một thời đă đánh thức lương tâm nhân loại trước cuộc chiến hung tiền, đă giữ vững con thuyền đạo pháp trong ḷng dân tộc; nay chỉ c̣n lại bóng mờ, và quên lăng.

 

Thế hệ các con được giáo dục để quên đi quá khứ. Nhiều người trong các con không biết đến Giáo hội Phật giáo Việt nam Thống nhất là ǵ; đă làm ǵ và cống hiến những ǵ cho sự nghiệp văn hóa, giáo dục, ḥa b́nh dân tộc, trong những giai đoạn hiểm nghèo của lịch sử dân tộc và đạo pháp của đất nước. Một quá khứ chỉ mới như ngày hôm qua mà di sản vẫn c̣n đó nhưng đă bị chối bỏ một cách vội vàng ..

 

Người xuất gia, khi cất bước ra đi, là hướng đến phương trời cao rộng; tâm tính và h́nh hài không theo thế tục, không buông ḿnh chiều theo một giá trị hư dối của thế gian, không cúi đầu khuất phục trước mọi cường quyền bạo lực. Một chút phù danh, một chút thế lợi, một chút an nhàn tự tại; đấy chỉ là những giá trị nhỏ bé, tầm thường và giả ngụy, mà ngay có người đời nhiều kẻ c̣n vất bỏ không tiếc nuối để giữ tṛn danh tiết. Chớ khoa trương bảo vệ Chánh pháp, mà thực tế chỉ là ôm giữ chùa tháp làm chỗ ẩn núp cho Ma vương, là nơi tụ hội của cặn bă xă hội. Chớ hô hào truyền pháp giảng kinh, thực chất là mượn lời Phật để xu nịnh vua quan, cầu xin một chút ân huệ dư thừa của thế tục, mua danh bán chức. Xưa kia, khi vua chúa bắt sư tăng cúi đầu nhận tước lộc của triều đ́nh để làm tôi tớ cho vương hầu, chư Tổ đă sẵn sàng đặt đầu ḿnh trước gươm bén, giữ vững khí tiết của người xuất gia, bước theo dấu chân vô úy, vô cầu, của các bậc Thánh Đế tử, được gói gọn trong thanh quy: Sa môn bất kính vương giả.

 

Nhận nhịn đời nhưng không để cho quyền lực đen tối của đời sai sử. Tùy thuận thế gian, nhưng không tự đánh ch́m trong ḍng xoáy ô trược của thế gian. Các con hăy tự rèn luyện cho ḿnh một tín tâm bất hoại ; một đức tính dũng mănh vô úy ; nỗ lực tự huân tập trí tuệ bằng văn, tư, tu để nh́n rơ sự tướng chân ngụy, để thấy và biết rơ ḿnh đang ở đâu, đang đi về đâu; không nhắm mắt phóng càn theo cỗ xe lộng lẫy bên ngoài nhưng rệu ră bên trong, đang lao xuống dốc dài không định hướng.

 

Mỗi thế hệ có vấn đề riêng của nó, do những biến thiên của xă hội chung quanh, do những biến cố dao động mang tính thời đại. Thế hệ của thầy thừa hưởng được nhiều từ Thầy Tổ, nhưng chưa hề báo đáp ân đức giáo dưỡng cao dày trong muôn một. Chỉ mới tṛn ba mươi tuổi, đă phải khép lại cổng chùa, xách cuốc lên rừng, xuống biển, cũng mưu sinh lao nhọc như mọi người. Rồi lại vào tù, ra khám, lênh đênh theo vận nước thăng trầm. Sở học và sở tri cũng cùn ṃn theo tuổi đời, năm tháng. Duy, chưa có điều ǵ thất tiết để điếm nhục tông môn, uổng công Sư Trưởng tài bồi. Một chút niềm tin chưa hề thoái thất, chỉ mong cùng chia xẻ với thế hệ kế thừa. Một thế hệ đang trưởng thành để khởi tô ngọn đèn Chánh pháp giữa một đất nước thấm nhuần phong hóa .."

 

Bức thư trên ngay lập tức đă mang tính bất tử, dù bị nhà nước CSVN ngăn cấm nhưng đă được lưu giữ và phổ biến rộng răi trong giới Tăng Ni Phật Tử. Không một cuốn sách nào trong nước in lại lá thư gửi các tăng sinh trẻ đó, nhưng âm vang của các ḍng chữ đă in sâu vào tâm của bất kỳ Phật Tử nào một lần được nghe qua. Đó là sức mạnh của chân lư, của Phật Pháp. Thầy Tuệ Sỹ, người một thời mang án tử h́nh, đă và đang khắc chữ vào ḍng lịch sử dân tộc và Phật Giáo bằng chính cuộc đời Thầy. Từng việc làm, từng lời nói, từng ḍng chữ của Thầy đều không hề xa ĺa hạnh Bồ Tát.

 

Thiên tài thi sĩ triết gia Phạm Công Thiện năm 1994 đă viết về Thầy Tuệ Sỹ trong bài nhan đề "Kỷ Niệm 50 Năm Sinh Nhật Tuệ Sỹ -- Buổi Chiều Nắng Hạ Đọc Thơ Tuệ Sỹ," trích như sau:

 

" .. vừa là thi sĩ vừa là thiền sư đạo sĩ vừa là nhà hành động nhập thế với tinh thần "vô công dụng hạnh" của bậc Bồ Tát, hành động tích cực mănh liệt toàn triệt mà vẫn giữ cảm thức viễn ly và viễn mộng. V́ không tham vọng ích kỷ mù quáng cho nên mới nuôi dưỡng cảm thức viễn ly, v́ không bị kẹt dính vào tham, sân và si của thế tục cho nên mới hàm dưỡng viễn mộng." (Tuệ Sỹ Đạo Sư, trang 120)

 

Thầy Thích Nguyên Siêu trong bài viết "Thượng Tọa Tuệ Sỹ, Trí Siêu Những Thiên Tài Lỗi Lạc" - bài này lưu ở web www.quangduc.com -- từ nhiều năm trước đă ghi nhận về Thầy Tuệ Sỹ như sau:

 

"Là vị giáo sư gương mẫu, nồng cốt của Đại học Vạn Hạnh, mà cứ mỗi lần gặp nhau thăm hỏi, những người đồng nghiệp đều gọi Thầy là "chú Sỹ" v́ Thầy c̣n quá trẻ.

 

Thầy phụ trách dạy tại Đại học Vạn Hạnh chương tŕnh Triết học Tây phương, văn học Đông Phương, luận đề Phật giáo: triết học Tánh Không, Trung Quán luận, A Tỳ Đạt Ma, đại cương Thiền Quán .. Mặc dầu ở vào lứa tuổi đôi mươi, nhưng Thầy đă đóng góp một phần không nhỏ trong nền văn hóa, giáo dục của nước nhà và Thầy đă xuất sắc hơn trong lănh vực ngôn ngữ: sinh ngữ và cổ ngữ. Thầy tự học, rèn luyện lấy chính ḿnh v́ vậy mọi người ai cũng kính mến, thán phục và có nhiều bạn vong niên dưới mái trường Đại học Vạn Hạnh ..

 

.. V́ tất cả các tác phẩm trước tác, dịch thuật của chư Tổ, như là sách gối đầu giường của Thầy, c̣n Tam Tạng kinh điển, bộ Đại Tạng, chẳng bộ nào mà Thầy không dở đọc. Người viết đă học với Thầy, sau đó cùng Thầy làm việc dịch thuật Trung A Hàm, Kinh Pháp Cú, tuyển tập Nikàya A Hàm .. qua những năm 75-77 tại Viện Cao Đẳng Hải Đức Nha Trang và 80-84 tại Tu Viện Quảng Hương Già Lam cũng là nơi thư viện Vạn Hạnh (Vơ Di Nguy, Phú Nhuận) mới thấy được khả năng, trí nhớ trác tuyệt của Thầy. Kinh, luật, luận, Tam Tạng giáo điển, hầu như Thầy nằm ḷng tự kiếp nào. Có lẽ trong ḷng sinh tử vô tận, đă có bao đời Thầy đă là Thiền sư, Pháp sư, Luận sư, cho nên mỗi khi hỏi đến những pháp số, ư kinh, nghĩa luận trong Đại Tạng, Thầy đều dở đúng số trang, số quyển, số ḍng. Phải làm việc chung với Thầy mới biết được tính cần mẫn, ư chí kiên quyết, tự lập để xây dựng cho chính ḿnh của Thầy.

 

Hầu như bất cứ thời điểm nào Thầy cũng học, cũng nghiên cứu, cũng nghiền ngẫm, cũng đọc kinh điển, thi văn, kinh thi, kinh dịch, triết lư, thi ca; cũng tự học âm nhạc: dương cầm, vĩ cầm; cũng tự tập viết chữ Nho: chữ Thảo của Vương Hy Chi ; đọc thơ của Lư Bạch, Đỗ Phủ, Tô Đông Pha .. Thầy sống thanh bạch, đơn sơ, đêm ngày miệt mài, trầm ḿnh trong thế giới tâm linh, tư tưởng, triết học, thi ca, ngôn ngữ, nên không c̣n thời giờ nghĩ đến cách ăn mặc, bề ngoài như kẻ khác. Do vậy, trên người của Thầy, luôn luôn với bộ áo nhật b́nh 4 vạt úa mầu với thời gian, dài tới dưới đầu gối, khi dạy học cũng như lúc ra ngoài. Dáng người tuy nhỏ nhắn, nhưng khối óc th́ vĩ đại, thông minh thiên phú ..

 

.. Trước ngày 30/4/1975, quân đội Việt Nam Cộng Ḥa đă rút lui, bỏ ngơ trên các tuyến đường quốc lộ I, chẳng có ai kiểm soát, thành phố Nha Trang bỏ trống, các phi đội, khu trục Không quân ở phi trường Nha Trang được lệnh bay vào phi trường Phan Rang để từ đó mang bom ra dội Cầu Xóm Bóng, cắt đứt đường tiến quân của Bắc Việt. Th́ lại một lần nữa Thầy và anh em học Tăng làm nghề cứu thương, xuống bệnh viện toàn khoa Nha Trang, những bệnh nhân nào hơi khỏe mạnh, hay đi đứng được th́ đă di tản, c̣n lại những bệnh nhân nặng th́ vẫn nằm đó, v́ lúc đó không c̣n bác sĩ, y tá trực nữa, mạnh ai nấy lo liệu, bệnh viện, trường ốc, cư xá, chợ búa như nhà không chủ. Trong cảnh nước mất nhà tan này, Thầy lại lăn xả vào vùng lửa đạn để cứu giúp đồng bào, an ủi bệnh nhân, thương binh, trẻ mồ côi lạc mất gia đ́nh cha mẹ, để bồi đắp t́nh thương trong cuộc đời khổ lụy này.

 

Trước t́nh thế mới đầy rối ren, khủng hoảng, chưa biết phải xử trí như thế nào, ngay tối hôm đó, anh em học Tăng gặp Thầy tại thư viện, quây quần bên nhau, mong t́m phương pháp giải quyết, có anh em đề nghị Thầy nên di tản, chúng ta không thể ở lại viện được nữa. Khi ấy, anh em cứ ngỡ là Thầy sẽ đồng ư, chấp nhận cho anh em tự do đi, hay là đi cùng đi tập thể, nào ngờ Thầy nh́n tất cả anh em, rồi nói bằng giọng cương quyết: "Tôi vẫn c̣n đây, th́ anh em cũng phải ở đây, quê hương và đất nước này c̣n cần đến anh em nhiều hơn nữa. Chúng ta không thể trốn chạy khi dân tộc, đạo pháp đang gặp cảnh điêu linh". Qua lời nói khẳng khái đó, ai nấy đều nh́n nhau mà bàng hoàng. Trong cái bàng hoàng thầm kính phục tấm ḷng sắt son, hy sinh đời ḿnh để chia xẻ nỗi tang thương vận nước. Một con tim nóng hổi đang ấp ủ, che chở hàng triệu con tim đang thiếu máu.

 

Đây là thời điểm đánh dấu sự quyết định dứt khoát của Thầy là phải ở lại trên mảnh đất quê hương này. Dân tộc, đạo pháp c̣n cần sự có mặt của Thầy. Ngày nào dân tộc c̣n lầm than, quê hương c̣n khốn khổ th́ ngày đó c̣n có những đôi tay, khối óc như Thầy để cày xới, gieo rắc hạt mầm yêu thương, để vơi đi sự thù hận, để thấy trên quê hương c̣n có những bông hoa tươi thắm tô điểm, thêm hương, khởi sắc giữa cánh đồng hoang, lau sậy gầy guộc. Thầy là hiện thân của đóa hoa t́nh thương nguyện ở lại để thọ nhận thương đau cùng với cái thương đau của dân tộc, nguyện dấn thân vào nơi khốn cùng, của cơn phong ba băo tố để đưa con thuyền đạo pháp đến bến bờ b́nh yên. Sự ở lại của Thầy mang nhiều ư nghĩa của một tâm hồn đạo sĩ, thi sĩ, văn nhân, và tự t́nh con dân nước Việt. Là mấu chốt, là yếu điểm vàng son của chặng đường lịch sử dân tộc và đạo pháp. Thầy ở lại v́ c̣n hàng triệu người ở lại .."

 

Đó là hạnh nguyện của bậc Bồ Tát: bước vào địa ngục với chúng sinh ..

 

Nhạc sỹ Hoàng Quốc Bảo trong bài viết "Đêm Sâu Tuệ Sỹ" sau khi về Việt Nam tham vấn Thầy Tuệ Sỹ nhiều năm trước đă viết về Thầy:

 

".. Hóa cho nên cái Bi của bậc đại Từ rộng lớn trùm khắp thiên hạ, tùy thuận vào cái đau chung của thiên hạ, vẫn đau đáu, mà vẫn vô chấp, vô trước. Trí huệ sâu rộng như biển, nên dưới lớp sóng gió loạn cuồng kia, nước vẫn thanh tịnh thể tính. Vẫn vô quái ngại, viễn ly điên đảo mộng tưởng. Thật như thế nên nhiều học Tăng để sống c̣n, tránh né được sự dần sàng của chế độ, đă chẳng thốt nên thành lời ví cái ông thầy tu gầy ốm yếu nọ không biết sợ quỷ thần, là Kim cang bất hoại rồi .. đấy sao." (Tuệ Sỹ Đạo Sư, trang 269)

 

Bây giờ th́ nhạc sỹ Hoàng Quốc Bảo đă rời bỏ luôn miền quan ngoại, đầu năm 2006 đă từ Mỹ về Lâm Đồng xuất gia làm một nhà sư trong ḍng Thiền Trúc Lâm. Có phải cũng là "tùy thuận vào cái đau chung của thiên hạ" chăng ?

 

Ân đức của Thầy Tuệ Sỹ đă tưới nhuần các tâm hồn nghệ sỹ như thế. Và sau này, nhạc sỹ Trần Quan Long cũng đă phổ thơ của Thầy thành các đĩa CD Tuệ Ca, trong đó người viết nhiều bài thơ cúng dường Thầy là nhà thơ Diệu Trân.

 

Riêng bản thân người viết bài này, tuy chưa từng gặp mặt nhưng trong ḷng lúc nào cũng nh́n Thượng Tọa Tuệ Sỹ như một vị Thầy của ḿnh từ nhiều kiếp lâu xa. Một lần, được một cư sĩ từ Na Uy giới thiệu vào học lớp Duy Thức Học do Thầy Tuệ Sỹ giảng cho giới cư sĩ trên PalTalk. Khóa học không kéo dài v́ hoàn cảnh, nhưng các bài giảng c̣n lưu ở mạng http://phatviet.com/ vẫn là một kỷ niệm lớn. Đó là một h́nh ảnh cảm động: người xa từ hải ngọai, nơi tự do không chi kềm tỏa, ngồi bên máy vi tính lắng nghe một vị sư từ giữa ṿng vây công an giảng dạy Phật Pháp. Một chữ cũng là Thầy, nửa chữ cũng là Thầy; huống ǵ là các bài giảng Duy Thức cực kỳ vi diệu. Tuy người viết chưa đủ cơ duyên để học đầy đủ về bộ Thành Duy Thức Luận, nhưng ḷng cực kỳ vui mừng v́ kiếp này đă gieo được duyên lành cùng một vị Đạo Sư, một bậc Đại Thiện Tri Thức -- Người không hề rời bỏ địa ngục, khi c̣n một chúng sinh nơi đó.

 

Nơi đây, xin chép lại vài ḍng kinh để cúng dường Thầy Tuệ Sỹ và khắp pháp giới chúng sinh:

 

"Trí bất đắc hữu vô

Nhi hưng đại bi tâm .."

 

Và trong cơi đó, có những vị đă bước vào cuộc đời ngũ trược ác thế không phải v́ nghiệp, mà v́ tâm nguyện không ĺa bỏ chúng sinh. Nơi đó, Thầy Tuệ Sỹ là một trong các vị Bồ Tát như thế. Người như thế, việc như thế, hạnh như thế.

 

 

NGUYÊN GIÁC PHAN TẤN HẢI

 

* tranhactran chuyển từ: http://www.nhacsingheo.com/vietbao/TueSyDaoSu.html

 

website counter