SU'U TÂ`M 1

Home | VA(N | VA(N [tt] | VA(N 1 | VA(N 2 | VA(N 3 | VA(N 4 | VA(N 5 | VA(N 6 | VA(N 7 | VA(N 8 | VA(N 9 | VA(N 10 | VA(N 11 | VA(N 12 | VA(N 13 | VA(N 14 | VA(N 15 | VA(N 16 | VA(N 17 | VA(N VUI | VA(N VUI [tt] | VA(N VUI 1 | VA(N VUI 2 | VA(N VUI 2 * | VA(N VUI 3 | VA(N VUI 4 | VA(N VUI 5 | VA(N VUI 6 | VA(N VUI 7 | VA(N VUI 8 | TA.P GHI | TA.P GHI [tt] | TA.P GHI 1 | TA.P GHI 2 | TA.P GHI 3 | TA.P GHI 4 | TA.P GHI 5 | TA.P GHI 6 | TA.P GHI 7 | TA.P GHI 8 | TA.P GHI 9 | TA.P GHI 10 | TA.P GHI 11 | TA.P GHI 12 | TA.P GHI 13 | BÀI VIÊ'T | BÀI VIÊ'T [tt] | BÀI VIÊ'T 1 | BÀI VIÊ'T 2 | BÀI VIÊ'T 3 | BÀI VIÊ'T 4 | BÀI VIÊ'T 5 | BÀI VIÊ'T 6 | BÀI VIÊ'T 7 | BÀI VIÊ'T 8 | BÀI VIÊ'T 9 | BÀI VIÊ'T 10 | BÀI VIÊ'T 11 | BÀI VIÊ'T 12 | BÀI VIÊ'T 13 | BÀI VIÊ'T 14 | BÀI VIÊ'T 15 | BÀI VIÊ'T 16 | BÀI VIÊ'T 17 | BÀI VIÊ'T 18

TA.P GHI 8

Tạp Ghi Câu chuyện cô bé quàng khăn đỏ

 

 CÂU CHUYỆN CÔ BÉ QUÀNG KHĂN ĐỎ

(Huy Phương)

 

Sau ngày 30 tháng Tư 1975, trẻ con miền Nam được các cô giáo "giải phóng" dạy cho một bài được "áp tải" từ  miền Bắc vào. Bài hát ngây thơ như sau: "Cháu lên ba. Cháu vô mẫu giáo. Cô yêu cháu v́ cháu không khóc nhè. Không khóc nhè để mẹ trồng cây trái, ba vào nhà máy, ông bà vui cấy cày. Là lá la la."

 

Các bạn có chú ư chi tiết đặc biệt nào trong bài hát này dành cho các em bé mẫu giáo này không ? Đó là chi tiết ông bà vui cấy cày ở cuối bài hát. Ông bà vui cấy cày th́ nặng quá, ông bà chịu sao nổi với chế độ miền Bắc.

 

Chuyện này làm tôi nhớ lại những ngày c̣n nhỏ, đọc quốc văn giáo khoa thư, nhớ cái bài bà ru cháu ngủ: "Trưa mùa hè trời nắng chang chang, gió im phăng phắc .. bà ru cháu ngủ .. tiếng vơng kẽo kẹt .. có ngủ th́ ngủ cho lâu, mẹ mày đi cấy ruộng sâu chưa về ..". H́nh ảnh bà sao mà hiền lành, dịu dàng thế.

 

Bàng bạc trong thơ văn, ca dao, tục ngữ VN h́nh ảnh người bà nội, bà ngoại lúc nào cũng hiền từ, phúc hậu, v́ đó chính là h́nh ảnh người mẹ ở đoạn cuối cuộc đời. Đó là h́nh ảnh bà từ quê lên chơi mua quà cho cháu, h́nh ảnh đêm trăng bà kể chuyện cổ tích cho đàn cháu ngồi xúm xít nghe, h́nh ảnh bà ru cháu ngủ ..

 

Chúng ta đă dạy con chúng ta như thế nào ? "Nếu hỏi rằng em yêu ai, th́ em rằng em yêu ba nè, th́ em rằng em yêu má nè, yêu chị, yêu anh, yêu hết cả nhà .. Nhưng nhất là yêu bà cơ !". Cứ xoay quanh như vậy, con chúng ta sẽ yêu nhất là ông, là bà, là ba, là má ..

Chúng ta chắc cũng c̣n nhớ bài "ông tôi". Ông tôi năm nay đă ngoài 70 tuổi, đầu râu tóc bạc ..

Chúng ta ai đă quên được cái bài buổi tối sum họp trong gia đ́nh, ba đọc sách, mẹ khâu vá, ông hay bà th́ kể chuyện cổ tích.

Chúng ta ai đă quên được cái h́nh ảnh của tuổi ấu thơ sáng mồng một chúc Tết ông bà, được ông bà ĺ-x́ cho phong tiền màu đỏ.

Trong chuyện cổ tích Cô Bé Quàng Khăn Đỏ, chúng ta c̣n nhớ chuyện cô bé được mẹ sai đem quà cho Bà, "Bà ơi tay bà sao dài thế này, Bà ơi chân bà sao dài thế này ? .."

 

Ở miền Nam, cha mẹ già thường ở với con cái và con cái thường có bổn phận nuôi cha mẹ già. V́ vậy h́nh ảnh ông bà trong gia đ́nh là một h́nh ảnh thương yêu khả kính mà con cháu phải kính trọng, nể v́.

Ở Mỹ đi nữa th́ ông bà cũng c̣n có tiền già, tiền mất năng lực.

 

Miền Bắc đi lên xă hội chủ nghĩa nặng nề vất vả quá, nên ông bà không c̣n rỗi rảnh để nằm ru cháu, để kể chuyện Tấm Cám .. mà ông bà cũng phải ra đồng cày cấy. Trước mắt tôi hiện ra h́nh ảnh bà kéo cày, c̣n ông th́ chịu khó thay con trâu vậy. Chuyện này cũng chẳng phải chuyện đặt bày. Năm 1976 đến năm 1979, có dịp quan sát vùng đất đi qua từ Hà Nội, lên Yên Báy tới Hoàng Liên Sơn tôi đă thấy nhiều "ông bà" b́ bơm dưới ruộng nước, người cầm bừa kẻ thay trâu. Nh́n quanh chẳng thấy bóng dáng đàn ông trai tráng nào, chỉ toàn thấy mẹ, thấy vợ, thấy ông, thấy bà .. c̣ng lưng ra mà tăng gia sản xuất. Đàn ông c̣n bận đi làm công an, đi làm chủ tịch, đi bộ đội, đi "giải phóng" miền Nam.

Thế th́ ông bà c̣n th́ giờ nhàn hạ đâu mà đi vào thần thoại, vào cổ tích, vào đời sống trẻ thơ, vào gia đ́nh.

 

Thay ông bà đă có h́nh ảnh bác Hồ ngự trị. Miền Bắc đă dạy trẻ em như thế nào ? "Đêm qua em mơ gặp bác Hồ, râu bác dài tóc bác bạc phơ. Em âu yếm hôn lên má bác ..

Chuyện kể rằng, lúc nào đi đâu bác Hồ cũng có một túi đầy kẹo quốc doanh, Bác thích phát kẹo cho trẻ em nên trẻ em "chịu" bác lắm. Bác hỏi: "Có Chúa không ? Có Phật không ? Có sao không ai phát kẹo cho cháu. Có Bác. Bác phát kẹo cho cháu đây !"

Cho nên có bài: "Ai yêu nhi đồng chúng em hơn bác Hồ Chí Minh - Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn chúng em nhi đồng .."

 

Ngày nay ông bà ở cái thành phố Hồ Chí Minh cũng khổ lắm, nhất là ông bà của một thời trước 1975 c̣n sống lại, dật dờ, chết không ra chết, sống không ra sống. Con cái c̣n chẳng làm được ǵ nuôi thân nên chẳng nuôi được cha mẹ, nên ông bà phải "xuống đường". Chúng ta đă thấy bao nhiêu ông bà đi bán vé số, bán tỏi hành, bán thuốc lá .. Tuổi ông bà là tuổi phi lao động rồi, xă hội chủ nghĩa không có chỗ đứng cho ông bà đâu. Đừng nghe Tố Hữu nói "Sữa biếu em thơ, lụa tặng già" mà ham thơ ấy chỉ làm đẹp cho chế độ thôi, không có trong thực tế.

 

Cô bé quàng khăn đỏ của tôi ơi ! Ngày xưa tôi mê cô lắm, cô tượng trưng cho cái ǵ ngoan ngoăn, ngây thơ, hiền dịu, trong trắng. Cô rất yêu bà của cô, cũng như tất cả chúng tôi đều yêu bà của ḿnh. Nhưng, buổi sáng hôm ấy của cô cũng như mọi buổi sáng ở miền Bắc XHCN và trên thế giới, bà của cô đă không c̣n nữa. Thay vào chỗ bà của cô, đội nón bà của cô, đắp chăn bà của cô là một con cáo nham hiểm răng dài đă ăn thịt bà của cô đêm qua rồi. Cái đêm tệ hại nhất của thế kỷ 20. (Tôi nhại theo câu nói của cựu Tổng Thống Reagan). Cái đêm tăm tối đă đánh mất tuổi thơ của các em bé, đă cướp hết thời thơ mộng hoa niên của bao nhiêu trăm triệu tâm hồn ngây thơ trên quả đất này.

 

Sau ngày 30-4-1975, bao nhiêu em bé miền Nam của tôi cũng theo gương bao nhiêu em bé miền Bắc, đi làm kế hoạch nhỏ để phải nhặt lựu đạn, dẫm ḿn .. Bao nhiêu em bé miền Nam của tôi phải thất học đi nhặt bao ny-lông, bán vé số dạo, bán bánh phồng tôm .. Cô bé đă thấy h́nh ảnh cái trường học XHCN của đất nước tôi dành cho thế hệ mai sau chưa ? Trường học ấy không có vách và học sinh có thể vào học vừa nh́n mặt trời, cây lá, chim chóc để .. làm thơ. Ai đi qua miền Bắc, nhất là ở các vùng nông thôn không thể không có nhận xét: trong làng có hai ngôi nhà ngói khang trang nhất là chuồng heo tập thể  và kho lúa hợp tác xă, c̣n cái trường học dành cho các loại cây phải trồng trăm năm th́ không thấy đâu hết v́ nó mục nát, lèo tèo quá. ("Bác Hồ" đă nói: mười năm trồng cây, trăm năm trồng người !)

 

Cô bé quàng khăn đỏ của tôi ơi ! Điều mà tôi vừa khám phá ra khi hôm nay tôi bỗng dưng nhớ đến Cô, là trên đất nước của Lê-nin, trên đất nước Mao Trạch Đông, trên đất nước Hồ Chí Minh .. toàn thể em bé trạc tuổi cô đều đồng nhất mang khăn quàng đỏ như cô. Đó là những đội Thiếu Niên Tiền Phong mang tên lănh tụ CS này hay lănh tụ CS khác. Phải chăng điều này chứng tỏ,  những em bé ấy cũng như cô, là những em bé quàng khăn đỏ, đă có bà bị sát hại đêm qua rồi. Để nhớ đến hoàn cảnh của Cô trong chuyện cổ tích trăm năm trước, các em bé ấy đều quàng tấm khăn màu đỏ , họ là những cậu bé, cô bé quàng khăn đỏ của hôm nay !

 

Cô bé quàng khăn đỏ của tôi ơi ! Bà hiền lành thương yêu của Cô không c̣n nữa. Tay của bà cô đâu có dài, chân của bà cô đâu có lông lá, răng của bà cô đâu có nhọn hoắt thế này ? Bà không c̣n nữa đă đành, tôi buồn v́ các em bé của tôi đă đánh mất tuổi thơ từ lâu rồi. Họ lớn lên không có h́nh ảnh hiền dịu của Ông Bà, không có cổ tích, thần thoại, không có tiếng sáo, không có tiếng ḥ, không có ca dao, không có tục ngữ.

 

Kỷ niệm và ghi nhớ câu chuyện đi thăm bà của Cô và cái chết non trẻ của Cô, cùng hoàn cảnh như Cô đă có quá nhiều em bé quàng khăn đỏ. Các em thấy có kỷ niệm về Cô, tưởng nhớ đến Cô, và thương nhớ những bậc Ông Bà của ḿnh.

 

Yêu Cô bao nhiêu tôi càng căm ghét cái con chồn, con cáo đă ăn thịt bà cô, lại giả làm bà cô, lợi dụng ḷng yêu bà của cô, sự ngây thơ trong trắng của cô để cuối cùng lại nhe răng xơi tái cả cô nữa.

 

Tôi sẽ cố dạy cho con cháu của tôi biết yêu điều thiện, ghét điều ác, yêu sự thật, ghét sự giả trá như những chuyện cổ tích hiền lành xứ tôi như Tấm Cám, như Thạch Sanh .. đă dạy. Cô bé quàng khăn đỏ ơi, cô từ phương trời tây cô đến đây, cô cũng như cô Tấm quê hương tôi đă dạy cho con trẻ biết yêu thương cha mẹ, ông bà, biết yêu sự thật, biết yêu điều thiện, biết yêu cái đẹp.

 

Ở Mỹ, tôi biết cái ngày gọi là ngày Ông Bà qua đă lâu nhưng đây cũng là câu chuyện viết cho ngày ấy, nếu nói cho đúng theo kiểu thời sự.

 

HUY PHƯƠNG

(BAI CHUYEN sưu tầm)

 

website counter