SU'U TÂ`M 1

Home | VA(N | VA(N [tt] | VA(N 1 | VA(N 2 | VA(N 3 | VA(N 4 | VA(N 5 | VA(N 6 | VA(N 7 | VA(N 8 | VA(N 9 | VA(N 10 | VA(N 11 | VA(N 12 | VA(N 13 | VA(N 14 | VA(N 15 | VA(N 16 | VA(N 17 | VA(N VUI | VA(N VUI [tt] | VA(N VUI 1 | VA(N VUI 2 | VA(N VUI 2 * | VA(N VUI 3 | VA(N VUI 4 | VA(N VUI 5 | VA(N VUI 6 | VA(N VUI 7 | VA(N VUI 8 | TA.P GHI | TA.P GHI [tt] | TA.P GHI 1 | TA.P GHI 2 | TA.P GHI 3 | TA.P GHI 4 | TA.P GHI 5 | TA.P GHI 6 | TA.P GHI 7 | TA.P GHI 8 | TA.P GHI 9 | TA.P GHI 10 | TA.P GHI 11 | TA.P GHI 12 | TA.P GHI 13 | BÀI VIÊ'T | BÀI VIÊ'T [tt] | BÀI VIÊ'T 1 | BÀI VIÊ'T 2 | BÀI VIÊ'T 3 | BÀI VIÊ'T 4 | BÀI VIÊ'T 5 | BÀI VIÊ'T 6 | BÀI VIÊ'T 7 | BÀI VIÊ'T 8 | BÀI VIÊ'T 9 | BÀI VIÊ'T 10 | BÀI VIÊ'T 11 | BÀI VIÊ'T 12 | BÀI VIÊ'T 13 | BÀI VIÊ'T 14 | BÀI VIÊ'T 15 | BÀI VIÊ'T 16 | BÀI VIÊ'T 17 | BÀI VIÊ'T 18

BÀI VIÊ'T

chuyện phiếm đầu năm

 

CHUYỆN TÂN NIÊN

(Trà Lũ)

 

Năm ngoái khi viết về tết Con Gà, tôi nghĩ rằng chỉ có gà là đề tài nhiều chuyện. Nhưng không đúng như thế. Năm nay viết về Chú Gâu Gâu, tôi thấy c̣n nhiều chuyện gấp trăm lần. Chứng cớ là trước tết tôi đă viết miên man về chó, tết đến  tôi miên man hơn nữa. Nay tết đă qua, chú gâu gâu vẫn c̣n đầy trong đầu.

 

Mà chẳng riêng ǵ dân Việt ḿnh mới nhiều chuyện chó. Phe Canada da trắng ở đây cũng nhiều lắm. Xin kể môt chuyện điển h́nh vừa xảy ra ở đây, c̣n nóng hổi,  chuyện Bà dân biểu Olivia Chow. Canada mới bầu lại quốc hội vào ngày 23 tháng I vừa qua, các cụ ạ. Đảng Tự Do sau 12 năm cầm quyền đă thất cử.  Đảng Bảo Thủ lên thay. Chiến dịch vận động tranh cử đă diễn ra ác liệt. V́ Bà Olivia Chow là một nhân vật nổi tiếng nên phe đối thủ đă chơi đ̣n độc. Họ cho đăng  h́nh đối thủ lên báo. Phần trên là h́nh bà Olivia, phần dưới là h́nh con chó Chowchow với lời chú thích : "separated at birth"  !  nghĩa là bà Chow cùng một gốc chó. Thế này th́ bậy quá. Bộ chỉ huy tranh cử của Đảng Tự Do thấy ḿnh quá đà bèn lên tiếng xin lỗi và cách chức vị trưởng ban. Ví người đẹp ngang hàng với chó mà chỉ bị kỷ luật sơ sơ th́ phải nhận nền tự do báo chí ở Canada là số một.

 

C̣n kho tàng về chó VN ư, ôi thôi nhiều quá sức. Tôi nhớ hồi ông Tố Hữu cháu nội Cụ Xít-Ta-Lin mới chết, báo chí có đăng một bài điếu văn khóc ông với lời kết thế này : "Sống là cho và chết cũng là cho", ngụ ư đề cao cả cuộc đời Tố Hữu toàn là những việc vị tha, sống và chết toàn là cho dân tộc. Ấy thế mà, ngay sau đó,  bọn xấu dám ŕ rầm với nhau : cái anh đọc điếu văn đó chơi chữ đấy. Hắn có ư xỏ xiên bảo cả cuộc đời Tố Hữu là chó, sống là chó và chết cũng là chó ! Hắn giả vờ quên dấu sắc ở chữ chó. Thế này th́ láo quá. Chắc đây là âm mưu  bọn CIA chứ chẳng chơi.

 

Và gần đây, tôi đọc trên Internet thấy ông Hà Sĩ Phu ở Đà Lạt làm câu đối tết

 

Gặp cúm gia cầm, gà biệt xứ

Đến thời lục súc, chó lên ngôi.

 

Kinh quá. Xưa nay dân gian vẫn hiểu ngôi đây là ngôi vua, vị đứng đầu nước. Vậy hóa ra ông Hà Sĩ Phu dám bảo lănh tụ ở Hà Nội là chó à ? Chẳng lẽ cũng mưu CIA nữa sao ? Mà chưa hết, cái ông Hà Sĩ Phu này c̣n gớm lắm. Ông ta ra một câu thách đối : "Năm khuyển vừa khuyên vừa hỏi" . Ông khuyên và hỏi ai, ông khuyên và hỏi cái ǵ ?

 

Nh́n về xưa một chút ta thấy cụ Nguyễn Vỹ than rằng : "nhà văn An Nam khổ như chó !" Chó của cụ Vỹ là chó VN, chứ không phải chó Bắc Mỹ nha. Chó Bắc Mỹ có khổ bao giờ đâu. Nó được xếp hạng trên phe liền ông cơ mà. Chỉ riêng thành phố tôi đang ở có biết bao nhiêu là cơ quan phục vụ Chú Tuất, nào văn pḥng thú y, nào bệnh viện, nào mỹ viện,  tất cả đều cho chú.

 

Lại cũng gần đây, trên nhật báo 24 Hours ở Toronto số ra ngày 12.12.2005, bà Patricia Simonet, một bác sĩ tâm lư trị liệu cho chó đă phán rằng, con chó tung tăng đi bộ với chủ, khi thấy nó thè lưỡi ra th́ ta tưởng là nó thở, không phải vậy đâu,  con chó  đang mỉm cười sung sướng đấy ! Bây giờ tôi mới nghe nói chó Bắc Mỹ biết cười. Xưa nay tôi chỉ có biết chuyện con chó đá VN cười mà thôi. Chuyện này tôi đă kể trong bài Tết vừa qua, chắc các cụ c̣n nhớ.

 

Ông bạn H.O. nghe tôi nói đến đây liền kể ngay một chuyện về đề tài cười, không phải chó cười mà là người cười. Ông bảo phải cho ông  nói ngay khi nó c̣n nóng. Ông xin kể cái cười ông vừa chứng kiến trên xe bus, cái cười rất đặc biệt. Rằng ngồi đối diện với ông là một anh xồn xồn. Thấy anh này có cái cười khó hiểu nên ông ṭ ṃ quan sát. Tôi thấy anh ta cầm tờ báo  mà cầm ngược. Tôi tưởng anh này mù chữ mà có ư lấy le với một người đẹp nào ngồi ở xa chăng. Nhưng không phải. Anh ta cầm ngược, coi một lúc rồi xoay nghiêng tờ báo, rồi nghiêng nữa. Không biết anh này đọc cái báo ǵ và cái thứ chữ ǵ  mà kỳ cục.  Anh ta che kín tờ b́a nên tôi không biết tên báo. Măi về sau tôi mới biết. Ố là là. Cái anh xồn xồn đó không mù chữ đâu. Anh này gớm lắm. Kể đến đây rồi ông H.O. đố chúng tôi cái anh kia đọc báo ǵ.

 

Nghe câu đố th́ ai cũng cho là vô lư, v́ trên đời này làm ǵ có thứ chữ vừa đọc xuôi vừa đọc ngược vừa đọc nghiêng, tất cả đều được. Không ai nghĩ ra. Thấy mọi người im lặng như chịu thua th́ anh đáp : Anh ta đọc báo Playboy đấy. Anh ta có đọc chữ đâu, anh ta đọc h́nh mà ! À, th́ ra thế. Anh xoay  xoay tờ báo để chiêm ngưỡng cái hồ bán nguyệt, đúng như nhà văn Bùi Bảo Trúc có lần đă tả :

 

Xem dọc rồi lại xem ngang

Xem hồ bán nguyệt của nàng bày ra

 

Chị Ba Biên Hoà nghe chúng tôi cười hề hề th́ biết ngay chúng tôi đang nói về chuyện ǵ. Chị lên tiếng : sao bao giờ gặp nhau phe các ông cũng đều  nói toàn chuyện tục. Ông ODP đáp ngay : v́ chúng ta đang sống trên cơi trần tục, nên phải nói chuyện tục , chứ chúng ta có sống trên cơi tiên đâu ! Ḱa xem cụ Nguyễn Khuyến ngày xưa đă khai bút đầu năm cũng gớm lắm, không phải ngôn ngữ cơi tiên tí nào:

 

.. Một năm một tuổi trời cho tớ

Tuổi tớ trời cho tớ lại càng.

 

Sau chữ càng th́ cụ chấm hết, cụ không nói rơ là càng cái ǵ. Chắc cụ theo gương tiền nhân "Càng già càng giẻo càng giai, càng long chân chơng, càng sai chân giường". Có anh chàng kia chết xong th́ gặp diêm vương. Diêm vương thấy anh ta c̣n trẻ và khoẻ mạnh th́ hỏi : bây giờ nếu ta cho ngươi sống lại th́ ngươi sẽ làm cái ǵ. Chàng tuổi trẻ liền đáp : "Tôi sẽ làm như trước, nhưng sẽ sớm hơn, lẹ hơn, nhiều hơn, dữ dội hơn, hồ hởi hơn và lâu hơn".  Chuyện cổ chỉ kể đến đó, mà không cho biết diêm vương phản ứng ra sao. Tôi đoán rằng cái anh chàng kia trả lời diêm vương như  vậy là v́ anh đă thuổng cái ư "lại càng" trong bài khai bút của cụ Nguyễn Khuyến.

 

Trên đây là mấy câu chuyện lai rai đầu bữa ăn tân niên. Bữa này làng nhậu chúng tôi làm để tiễn ông Từ Hoè về miền tây. Phe liền ông chúng tôi th́ thào với nhau trong khi phe các bà tíu tít trong bếp.

 

Lúc vào tiệc th́ chúng tôi không nói chuyện  "lại càng" và chuyện "hồ bán nguyệt" nữa mà toàn nói các chuyện tết thơm tho ngày xưa, cho phải phép, v́ có mặt Cụ Chánh tiên chỉ và cụ B.95 trọng tuổi mà.

 

Sách nói rằng người già thường sống với quá khứ. Quả đúng như vậy. Trong bữa ăn th́ hai cụ chỉ nói tới những ngày hội ở đ́nh làng, các tṛ chơi giữa trai gái làng,  ngày trẩy hội Chùa Hương ngày xưa .. Rồi hai cụ khen nức nở rằng người xưa cảnh xưa sao mà đẹp thế, thơ mộng thế. Như  được mớm lời mớm ư, Ông Từ Hoè, Ông ODP và tôi, cả ba đều thuộc bài thơ Đi Chùa Hương của Nguyễn Nhược Pháp, và thuộc cả bài thơ phổ nhạc của Trần Văn Khê nên  cùng lên tiếng phụ họa ngay.  Không ngờ cả ba chúng tôi, không ai bảo ai, lại chỉ nhắm vào cô gái trong bài thơ.

 

Cô gái Bắc Kỳ, 15 tuổi, đang  chớm biết yêu, sao mà đẹp thế này:

 

"Khăn nhỏ, đuôi gà cao,

Em đeo dải yếm đào;

Quần lĩnh, áo the mới

Tay cầm nón quai thao

 

Mẹ cười : thầy nó trông,

Chân đi đôi dép cong,

Con tôi xinh xinh quá

Bao giờ cô lấy chồng ?"

 

Cụ Chánh cũng biết bài thơ nên cụ thêm ư  : Cô ta đẹp như vậy, và thấy văn nhân tuổi trẻ tài cao như vậy nên cô ta mê ngay. Cuối bài thơ cô ao ước lấy được chàng. Quả là xứng đôi.

 

Nói chuyện ngày xưa, chuyện trẩy hội, chuyện các cô gái mặc yếm đào, đội nón quai thao th́ đúng y Cụ B.95 quá. Cụ hiểu hết. Biết đâu cô gái đi Chùa Hương trong bài thơ chẳng là cụ ? Cụ B.95 bảo : này các bác ạ, ao ước là một chuyện, có lấy được nhau không lại là chuyện khác. Có số hết.

 

Ông H.O. nghe đến đây th́ có ư kiến ngay.  Số mệnh là chuyện ngày xưa, bây giờ tuổi trẻ không tin vào số nữa, cụ ơi. Cụ B.95 không đồng ư như vậy. Cụ bảo  lấy vợ lấy chồng là việc hệ trọng cả một đời, không phải việc chơi, nên do thiên mệnh hết. Rồi cụ hỏi : Thế các bác có biết chuyện ông quan lấy cô ăn mày ngày xưa không ? Chuyện này th́ không ai biết. Cụ kể ngay, kể một cách rất rành rẽ, như là một niềm tin đă ở trong tim.

 

Rằng có một thư sinh kia nghe ngoài chợ có ông thày tướng số nói đúng như thần nên đă ra t́m. Thư sinh hỏi thày tướng rằng về sau anh sẽ cưới ai. Ông thày xem mặt xem tay anh một chập rồi chỉ ngay cô bé ăn mày trong xó chợ : về sau anh sẽ lấy con bé kia làm vợ. Nghe xong th́ chàng thư sinh giận ông thày lắm. Anh sắp đi thi, đường công danh sự nghiệp mở rộng  thênh thang trước mặt, lẽ nào anh lại lấy con bé lọ lem ăn mày kia làm vợ ! Đêm đó anh nảy ra một ư : phải trừ hậu họa. Để cho con bé ăn mày đó không bao giờ có thể là vợ ḿnh, anh lẻn ra chợ và t́m một ḥn đá lớn đến đập vào đầu con bé cho nó chết luôn. Xong việc trừ hậu họa, anh  tiếp tục dùi mài kinh sử. Ít năm sau anh đi thi.Và anh đỗ cao. Anh được làm quan. Rồi anh lấy vợ. Vợ anh là cô gái rất đẹp, con một đại quan trong miền. Hai vợ chồng sống rất hạnh phúc, giầu sang phú quư.  Một hôm, lúc cô vợ trẻ gội đầu,  anh thấy trên đầu vợ có một vết thẹo lớn, liền hỏi. Cô vợ cứ  thực kể lại, rằng ngày xưa thiếp mồ côi cha mẹ, không ai thân thuộc, thiếp phải đi ăn mày, và ngủ ở góc chợ. Một đêm kia, không biết tại sao có một tên điên, nó lấy ḥn đá lớn đập vào đầu thiếp, máu chảy chan ḥa, thiếp lăn ra bất tỉnh. Ai cũng tưởng thiếp chết. Quan huyện biết chuyện, động ḷng thương , đem thiếp về thuốc thang. V́ không có con nên quan đă nhận thiếp làm con . Quan huyện đó chính là cha thiếp bây giờ.

 

Cụ Chánh nghe xong liền gật gù : ngày xưa lăo có nghe chuyện ấy. Đúng là lấy vợ lấy chồng đều có số cả. Không ai chạy khỏi số. Cụ B.95 được Cụ Chánh tán thưởng ư kiến đó th́ sung sướng quá chừng. Hôm nay lại tiệc tân niên, lại có mặt ông Từ Hoè, cụ B.95 sung sướng hơn nữa. Cụ lại  lên tiếng : Lăo nhà quê nên chả đọc được báo chí, xin các bác nói về báo xuân báo tết vừa qua cho lăo nghe với.

 

Ông Từ Hoè, thần tượng của Cụ, đáp lời ngay : Tôi xin t́nh nguyện làm việc này. Tôi ở miền tây, ít người Việt ít báo Việt, c̣n về Toronto này, những 100 ngàn dân Việt, nên tôi đă có dịp đọc các báo suốt tuần lễ Tết. Chao ôi là nhiều. Năm nay tết con Chó nên báo nào cũng đầy chó. Cơ man nào là chuyện. Giữa cái rừng chuyện chó này, tôi thích nhất cái bài "Nói tí chuyện con chó" của Đoàn Dự đăng trên tờ xuân Thời Báo. Tôi thích là v́ những chuyện chó ông kể ra không trùng hợp với các chuyện khác, ngoài ra tôi biết được nhiều điều hay.

 

Chẳng hạn việc xảy ra cách đây 33 năm mà bây giờ tôi mới nghe. Đó là chuyện cô tài tử màn bạc Liz Taylor ôm con chó sang Hong Kong đóng phim năm 1972. Thời đó các hăng  hàng không đều cấm mang thú vật lên máy bay, cho nên nhân viên  máy bay từ chối không cho cô Taylor ôm chó vào máy bay, dù con chó bé tí xíu. Cô điều đ́nh thế nào cũng không được. Sau cùng th́ cô tài tử triệu phú Taylor đành bao luôn cả chuyến máy bay, cho ḿnh cô và ḿnh chú chó . Báo chí bên Mỹ chỉ loan tin có vậy thế mà dư luận đă ầm lên. Nhưng chuyện này có hồi hai, hồi hai mới sôi nổi và gay cấn, báo chí Mỹ không hề biết, chỉ có báo Hong Kong và báo VNCH  biết mà thôi. Hồi hai như thế này : khi đóng phim xong th́ cô tài tử Liz Taylor mời nam tài tử Richard Burton đi ăn cơm Tàu. Lúc nào cô cũng bế con chó . Bữa đó, bàn danh dự chỉ có 3 thực khách : Taylor, Burton và con chó. Khi kêu món ăn cho ḿnh và Burton xong th́ cô Taylor kêu món ăn cho con chó bé tí xíu. Hôm đó anh bồi bàn giỏi tiếng Anh vắng mặt, anh bồi bàn thay thế th́ rất u ơ tiếng Mỹ. Cô Taylor nói một tràng, vừa chỉ con chó, vừa chỉ vào miệng ḿnh, ra dấu rằng anh hăy nấu món ǵ đặc biệt và thiệt ngon cho con chó này ăn. Thấy cô Taylor chỉ vào miệng th́ anh bồi bàn mắt sáng lên tỏ ra hiểu ngay. Anh vui vẻ bế con chó vào bếp. Lúc đó h́nh như là chị Taylor và anh Burton đă bắt đầu mê nhau. Khi anh chị ăn được nửa bữa, chị Taylor bèn quay ra hỏi anh bồi bàn đă nấu món ăn đặc biệt cho con chó của ḿnh  xong chưa, và ngỏ ư muốn xem món ăn và bế con chó . Anh bồi bàn bèn chạy ngay xuống bếp, lúc sau anh trịnh trong bưng lên một cái tô lớn, khói nghi ngút và thơm lừng. Thấy tô này một cái th́ chị Taylor hét lên một tiếng và lăn ra bất tỉnh . Các cụ đă đoán ra sự cố ǵ chưa ? Thưa anh bồi bàn hiểu lầm ư của Taylor.  V́ thấy Taylor chỉ vào miệng nên anh ta hiểu rằng Taylor muốn nhà bếp giết con chó này làm món cho cô ăn ! Nhà bếp đă làm thịt con chó rồi hầm với sâm và nhung. Chao ôi, thương cô chủ Taylor và con chó của cô quá !

 

Chẳng hạn chuyện trước 1975 một nhà văn Mỹ sang thăm VNCH một tháng để t́m hứng viết tiểu thuyết. Anh được các bạn VN chiêu đăi trọng thể. Bao nhiêu món ngon VN đều đem ra thết anh . Thịt cá ê hề suốt một tháng. Trước khi nhà văn trở về Mỹ một ngày th́ các ông bạn VN mới bàn nhau cho anh ta nhậu thịt chó, nhưng không dám nói là thịt chó mà nói là nai đồng quê. Nhựa mận,  ḷng dồi, chả ch́a, chả nướng đem ra hết. Anh Mỹ nhậu rất tận t́nh và say đắm. Trên đường về khách sạn th́ anh Mỹ hỏi rằng hồi xưa anh có ăn thịt nai ở Mỹ mà anh thấy hương vị khác xa thịt nai bữa nay, sao lạ vậy ? Các ông bạn VN bèn thú thật đó là thịt chó. Nghe xong, ông nhà văn Mỹ thất sắc rồi ṿ đầu bứt tai ôm mặt khóc hu hu. Các bạn VN tỏ vẻ ân hận v́ đă đánh lừa anh. Họ yên ủi anh rằng chẳng phải chỉ người VN mới ăn thịt chó, mà người Tàu, người Đại Hàn đều ăn hết. Thịt chó rất bổ dưỡng. Anh nhà văn Mỹ lúc đó mới lên tiếng : Tôi tức và khóc là v́ các bạn đă không hết ḷng  với tôi. Món thịt chó tôi vừa ăn ngon như thế, tại sao các bạn lại để vào ngày cuối cùng mới cho tôi ăn ? Tại sao lại không cho tôi ăn ngay từ đầu ?

 

Phục ông Mỹ này quá.

 

Tôi c̣n mê cái câu chúc trong phần kết bài. Đoàn Dự chúc mọi người năm mới giầu có bằng cách thu nhiều mà chi ít, hai câu thơ như thế này :

 

Tiền vào như nước sông Đà,

Tiền ra nhỏ giọt như cà phê phin

 

H́nh như cái ông nhà văn Đoàn Dự này c̣n ở VN. Ngày xưa ông viết cho tờ Tự Do với bút hiệu là Thái Phương th́ phải. Thích ông quá !

 

Bà Cụ B.95 lần đầu tiên nghe những chuyện như tiếu lâm xảy ra trong Nam trước 1975 th́ thích vô cùng. Cụ chưa một lần đặt chân vào Miền Nam. Cụ đang hẹn với Chị Ba Biên Ḥa mai này đổi đời, thế nào Cụ cũng theo chân Chị Ba về Miền Nam, sẽ tới thăm vườn trồng bưởi, sẽ đi thăm Núi Chứa Chan, sẽ thăm xóm làng của chị.

 

Sau bữa ăn, chúng tôi được ăn một món tráng miệng gốc Bắc Kỳ. Đó là bánh gai. Bánh này do chính cụ B.95 làm, một phần để cả làng thưởng thức, một phần gói lại làm qùa cho Ông Từ Hoè đem về tặng cho Chú Paul anh em kết nghĩa của ông. Ai cũng thắc mắc tại sao giữa mùa đông giá rét thế này mà cụ có được  lá gai để làm bánh. Mấy ông gốc Bắc Kỳ đặc trong làng đều công nhận là đúng hương vị lá gai. Ấy thế mà không phải lá gai, mới hay chứ. Cụ B.95  quả là bậc kỳ tài trong thiên hạ. Cụ bật mí : phải lá gai tươi trồng ở ngoài Bắc cơ, mới ngon. V́ không thể có được lá gai tươi Bắc Kỳ, cụ bèn chế. Cụ dùng vừng đen, ta quen gọi là mè đen, xay nhiễn rồi trộn với bột nếp. À há, mà được quá. Mè lại nhiều chất bổ dưỡng hơn lá gai, mới hay nữa chứ. Rồi nhân bánh th́ y chang truyền thống : đậu xanh tán nhuyễn trộn với đường, thêm vài sợi dừa, thêm chút mất bí. Gói bằng lá chuối. Lá chuối th́ ở đây có ê hề. Nào ai ngờ xa quê hương đúng nửa ṿng trái đất mà có đầy quê hương trên bàn ăn.

 

Lúc cả làng đang ăn bánh gai và nhâm nhi trà th́ Chị Ba lên tiếng:  Hôm nay,  đầu một năm mới, xin các ông cho chúng tôi nghe một chuyện vui mà không dính mùi tục. Vị nào kể được th́ tháng sau tôi sẽ làm một món đặc sản  quê tôi để đăi chư  vị.

 

Ông ODP nhận lời ngay. Ông nhập đề : Những chuyện hay và đặc biệt về con chó th́ anh Từ Hoè đă nói hết rồi. Tết này tôi cũng đọc nhiều báo xuân lắm, ngoài chuyện chó, tôi c̣n thích một bài luận về "lợi ích của việc có vợ". Bài này hoàn toàn không có mùi tục lụy. Tôi không thấy báo ghi tác giả. Bài luận như sau :

 

Vợ dạy cho ta biết phục thiện, sẵn sàng nhận lỗi tuy ḿnh không làm cái lỗi đó.

Vợ dạy cho ta tính kiên nhẫn, chờ đợi mà không thở dài, khi chở vợ đi chùa hay đi shopping.

Vợ cho ta sức khoẻ khi cấm ta hút thuốc, uống rượu, đi chơi khuya.

Vợ dạy cho ta sự tế nhị, không chê bai cơm khê, canh mặn.

Vợ dạy cho ta sự lễ phép khi đi thưa về tŕnh.

Vợ dạy cho ta sự rộng răi khi trao hết tiền lương cho vợ.

Vợ là huấn luyện viên thể dục tại gia giỏi số một khi giao cho ta cắt cỏ, làm vườn, lau nhà, lau xe, đổ rác.

Vợ dạy cho ta sự ngay thẳng, ra đường không liếc ngang liếc dọc.

Vợ giúp ta trở thành người cha gương mẫu khi nhờ ta thay tă, tắm cho con,  pha sữa, ru con ngủ.

Vợ dạy cho ta biết phấn đấu với nghịch cảnh, dù muốn chết cũng cứ phải sống.

 

Phe liền ông nghe xong th́ vỗ tay hoan hô nhiệt liệt, c̣n phe các bà th́ không vỗ tay nhưng bảo các ông phải cám ơn các bà v́ đă làm cho các ông bao nhiêu điều tốt lành  như thế đấy.

 

Nghe xong bài của ông ODP, Cụ B.95 lại quay ngay vào anh John. Anh John này bản chất thông minh nên không đợi cụ già Bắc Kỳ hỏi, anh đă phát biểu ngay : Tôi xin kể chuyện văn chương, không dính ǵ tới t́nh dục cả. Tôi đă kể cho vợ tôi nghe hôm qua và được vợ khen là hay, nhưng khuyên tôi là không nên phổ biến. Nay thấy cụ. B.95 tha thiết quá nên xin phép vợ, nói ra đây.

 

Rằng trong tiếng Pháp, mạo từ trỏ phái tính  là chữ LE chỉ phái nam, và LA chỉ phái nữ. Người Pháp được tiếng là nịnh đầm, luôn luôn ca tụng phái đẹp, thế nhưng ngôn ngữ của họ đă không theo cái truyền thống đáng quư ấy. Những cái ǵ tốt đẹp th́ toàn có mạo từ giống đực LE đứng trước, như LE soleil/mặt trời,  LE printemps/mùa xuân, LE paradis/thiên đàng, LE mariage/hôn nhân, LE régal/yến tiệc. C̣n những ǵ dữ và xấu th́ mạo từ giống cái LA đi trước, như LA pluie/cơn mưa, LA neige/tuyết lạnh, LA saleté/sự dơ dáy, LA Famine/nạn đói, LA tempête/phong ba băo táp...

 

Phe các bà nghe đến đây th́ xí một tiếng rất lớn và không thèm nghe nữa. Chả biết tối nay về nhà, anh John có bị phong ba băo táp ǵ không. Dám lắm.

 

Riêng Cụ Chánh, cụ cũng kể về việc đọc báo tết. Cụ không nói ǵ về chó cả. Cụ là bậc trưởng thượng, tiên chỉ mà. Cụ bảo rằng mỗi lần tết đến th́ cụ nhớ quê hương vô cùng, hết nhớ sinh quán ngoài Bắc rồi nhớ nơi lập nghiệp trong Nam. Cụ bảo cụ thích nhất hai câu thơ này đăng trong báo Hội Cao Niên Ottawa :

 

Đất khách muôn trùng, sao nhỏ hẹp

Quê nhà một góc, nhớ mênh mông

 

Lời cụ Chánh, lời thơ đă làm cả làng tôi xúc động, các cụ ạ.

 

TRÀ LŨ

(Sưu Tầm Liên Mạng chuyển)

website counter