SU'U TÂ`M 1

Home | VA(N | VA(N [tt] | VA(N 1 | VA(N 2 | VA(N 3 | VA(N 4 | VA(N 5 | VA(N 6 | VA(N 7 | VA(N 8 | VA(N 9 | VA(N 10 | VA(N 11 | VA(N 12 | VA(N 13 | VA(N 14 | VA(N 15 | VA(N 16 | VA(N 17 | VA(N VUI | VA(N VUI [tt] | VA(N VUI 1 | VA(N VUI 2 | VA(N VUI 2 * | VA(N VUI 3 | VA(N VUI 4 | VA(N VUI 5 | VA(N VUI 6 | VA(N VUI 7 | VA(N VUI 8 | TA.P GHI | TA.P GHI [tt] | TA.P GHI 1 | TA.P GHI 2 | TA.P GHI 3 | TA.P GHI 4 | TA.P GHI 5 | TA.P GHI 6 | TA.P GHI 7 | TA.P GHI 8 | TA.P GHI 9 | TA.P GHI 10 | TA.P GHI 11 | TA.P GHI 12 | TA.P GHI 13 | BÀI VIÊ'T | BÀI VIÊ'T [tt] | BÀI VIÊ'T 1 | BÀI VIÊ'T 2 | BÀI VIÊ'T 3 | BÀI VIÊ'T 4 | BÀI VIÊ'T 5 | BÀI VIÊ'T 6 | BÀI VIÊ'T 7 | BÀI VIÊ'T 8 | BÀI VIÊ'T 9 | BÀI VIÊ'T 10 | BÀI VIÊ'T 11 | BÀI VIÊ'T 12 | BÀI VIÊ'T 13 | BÀI VIÊ'T 14 | BÀI VIÊ'T 15 | BÀI VIÊ'T 16 | BÀI VIÊ'T 17 | BÀI VIÊ'T 18

TA.P GHI

MỘT BÀI HÁT NHƯ THẾ

 

MỘT BÀI HÁT NHƯ THẾ

http://www.visualgui.com/motion/BonjourVietnam.html (*)

 

 

Ngày 16 tháng 2 năm 2006

 

Bạn ta,

Chúng ta cần một bài hát như thế. Bài hát rất cảm động mà cho tới gần đây chưa có ai viết được cho chúng ta, nhưng từ lâu tôi vẫn nghĩ thế nào cũng có người viết xuống.

 

Bây giờ, tôi đă được nghe bài hát ấy.

 

Bài hát về Việt Nam mà tôi tin là thế hệ của mấy đứa con tôi sẽ rất thích v́ nó nói được đúng tâm trạng của chúng với lời ca giản dị và đi thẳng vào đầu. Khỏi phải giải thích lâu la về những chuyện đ̣i hỏi quá nhiều kiên nhẫn của người nghe.

 

Nhưng đó lại là ca khúc của một nhạc sĩ không phải người Việt. Marc Lavoine là một nhạc sĩ Pháp. Vậy mà sao ông lại nói đúng như những đứa con của tôi.

 

Je ne sais de toi que des images de la guerre...

Tôi chỉ biết về Việt Nam qua những h́nh ảnh của cuộc chiến, như cuốn phim của Francis Coppola, cuốn Appocalypse Now làm hồi thập niên 70, tiếng cánh quạt trực thăng trên đầu: des hélicoptères en colère.

 

Đâu đó bài hát ấy mang một chút Trịnh Công Sơn:

Em chưa biết quê hương Việt Nam

Em chưa hát ca dao một lần

Em chỉ có con tim căm hờn

 

Lũ con tôi cũng thế.

 

Mầu da vàng, mầu tóc, những bước chân bé nhỏ chưa bao giờ đặt xuống một bờ ruộng, một con đường ngoài thành phố Sài G̣n nơi chúng ra đời cuối thập niên 60, đầu những năm 70, những thứ đă ở với chúng từ khi chúng sinh ra. Chúng chưa biết quê hương thanh b́nh một ngày nào. Những câu ca dao, cái vương quốc cổ kính, những người dân sống ở miền đất ấy. Luôn cả cái tên lạ lẫm, khó đọc chúng mang từ lúc sinh ra: cet mot étrange et difficile à prononcer.

 

Bài hát đưọc cất lên bằng giọng của một thiếu nữ Việt thua chúng ít tuổi, cũng muốn được nghe kể về cái vương quốc từng đóng đô ở Thăng Long, ở Huế, về nguồn gốc chủng tộc của chúng, những đôi mắt lá răm, những lông mày lá liễu bao nhiêu thế hệ đă nghĩ là những nét đẹp nhất ấy: Racontes moi le vieil empire et le trait de mes yeux bridés...

 

Bài hát nhắc lại những tâm nguyện trở về, trở về để gửi một lời chào quê hương, tâm thức Việt mà chúng chưa bao giờ có nhưng cũng lại không bao giờ không có.

 

Un film de Coppola, et des hélicoptères en colère

Un jour, j'irai là bas, un jour dire bonjour à ton âme

Un jour, j'irai là bas pour te dire bonjour Vietnam

 

Trở về với ngôi nhà ông bà, cha mẹ chúng bỏ lại, những con đường cũ, trở về với những chuyện chúng chưa bao giờ biết, như cái chợ nổi trên sông, như những chiếc thuyền ba lá bằng gỗ trên những cơn sóng... Raconte moi ta maison, ta rue, raconte moi cet inconnu, les marchés flottants et les sampans de bois...

 

Trở về để chào đất nuớc và cái tâm thức Việt của chúng, để chào Việt Nam. Chào những ngôi chùa, những bức tượng Phật bằng đá, những người mẹ c̣ng lưng trên những ruộng lúa, trở về để sờ được vào tâm hồn Việt, cội nguồn gốc rễ, với miền đất có tên là Việt Nam mà chúng chưa bao giờ biết, như người con gái Việt Nam da vàng của Trịnh Công Sơn chưa hát ca dao một lần.

 

Marc Lavoine làm kinh ngạc người nghe với những h́nh ảnh giản dị mà cảm động. Giọng hát của Phạm Quỳnh Anh mang nét tươi mát của tuổi trẻ, nghe một lần là yêu ngay cái giọng đó.

 

Bài ca, nếu thử dịch thoát một chút, sẽ như thế này:

Hăy nói về cái tên lạ tai và khó đọc

Mà tôi mang từ thuở mới ra đời

Và hăy nói về một vương quốc

Xưa đă mấy ngàn năm, cùng đôi mắt lá răm

Và những thứ nói lên những điều không nói được

Quê hương tôi chỉ biết qua những bức h́nh thời khói lửa

Ầm ầm trên không tiếng trực thăng thịnh nộ

Rồi sẽ có ngày tôi về vương quốc ấy

Về ghé thăm tâm thức của Việt Nam

Để được nghe kể về mầu da vàng

Về mái tóc đen, về những bàn chân

Đă đưa tôi đi từ lúc mới vào đời

Hăy kể cho tôi về căn nhà bỏ lại

Về con đường, về góc phố ngày xưa

Và hăy kể tôi nghe về những điều tôi chưa biết

Phiên chợ nổi bềnh bồng, hay những chiếc tam bản trên sông

Tôi chỉ biết quê hương mù mịt khói chiến tranh

Tiếng gầm thét của những chiếc trực thăng giận dữ

Một ngày nào, tôi sẽ về miền đất cũ

Thăm lại tâm hồn tôi ở đó đă bao năm

Thăm hộ cha những ngôi chùa, những pho tượng Phật

Thăm cho mẹ những mẹ quê cúi ḿnh trên ruộng lúa

Trong kinh cầu, trong ánh sáng của quê hương

Tôi sẽ thấy lại người anh em ở đó

Để thăm lại hồn tôi và cội rễ

Đă mọc lên từ mảnh đất của cha ông

Rồi tôi sẽ trở về, thăm hỏi hồn tôi

Và trở lại, chào Việt Nam yêu dấu

 

Cám ơn Marc Lavoine, cám ơn Quỳnh Anh.

 

Đă lâu lắm mới được nghe một bài ca cảm động như thế.

 

BÙI BẢO TRÚC

(Sưu Tầm Liên Mạng chuyển)


(*)
Link do NGUYỄN TRỌNG ĐÔNG & TRỊNH SƠN LƯỢNG đồng chuyển. Quí vị sẽ được nghe QUỲNH ANH hát và được xem rất nhiều h́nh ảnh quê hương tuyệt đẹp do DONNY TRUONG sưu tập.

 

chocamhoahong.jpg
(H́nh cu?a TRI.NH SO'N LU'O'.NG st)

Ngày 6 tháng 2 năm 2006

 

QUÀ VALENTINE CHO NÀNG

 

Ngày 6 tháng 2 năm 2006

 

Bạn ta,

Thỉnh thoảng vào mấy cái mall để mua vài ba thứ cần dùng, tôi lại thấy những khuôn mặt ấy. Đó là những khuôn mặt của những người đàn ông ngồi đờ đẫn, thẫn thờ trên những chiếc ghế dài đặt trong hành lang, bên cạnh là những cái shopping bags đựng đầy những thứ (h́nh như vợ) vừa mua được.

 

Tất cả đều ngồi một ḿnh, mặt mũi chán đời và hăm tài, không tả sao cho hết được nỗi rầu rĩ của các chàng. Những lần như thế, tôi quay nh́n th́ nếu không ở bên phải, th́ bên trái, nếu không ở phía trước th́ phải là phía sau, nếu không ngay trước mặt th́ cách đó vài ba cửa hàng, nhất định phải là một tiệm Victoria's Secret hay một tiệm chuyên bán những thứ đặc sản (?) cho phụ nữ.

 

Các chàng được dặn ngồi chờ ngoài cửa cho các nàng vào mua sắm. Những người đàn ông ấy thuộc đủ mọi hạng tuổi khác nhau. Giả trẻ đều có hết. Vài ba cụ ông cao niên cũng thấy ngồi ngoài chờ các cụ bà vào mua vài ba món cho đời sống có những đổi thay cần thiết, đồng thời cũng là để giúp các đồ vật trở lại những vị trí cũ sau khi sức hút của trái đất mấy chục năm hoạt động đă khiến cho vật đổi, sao rời nhiều lúc t́m không thấy, y hệt cảnh chim ăn bể Nam (?) đi t́m bể Bắc (?) chẳng hạn.

 

Ít có người phụ nữ nào dẫn chồng hay bạn trai, hay ông hàng xóm (?) đi vào những cửa tiệm đó. Làm như vậy, yếu tố ngạc nhiên các nàng dành cho các chàng sẽ không c̣n nữa.

 

Mà các chàng cũng không muốn vào những cửa tiệm như thế với vợ, hay bạn gái, hay bà hàng xóm (?). Vào như thế làm sao c̣n được sự tự nhiên như quạ vào chuồng .. lợn nữa. Có muốn ngó một chút cũng không được tự do th́ vào làm ǵ ? Thế th́ ngồi bên ngoài, mặt mũi khổ đau là phải. Vào theo, đưa ra dăm ba cái ư kiến thế nào cũng bị hạch hỏi lại thí dụ: "Tại sao anh rành quá như vậy ? Lại biết cả spaghetti nữa cơ à ? Sao lại biết cả push-up, padded, non-padded, có dây kẽm với lại không có dây kẽm ? Xem ở đâu, đứa nào chỉ vẽ rành rẽ thế này ? Tôi có bao giờ dùng cái khóa đằng trước đâu mà sao anh lại biết mà đề nghị ? Đứa nào đeo strapless ? Khai mau .."

 

Nhưng gần đến Valentine, hai tờ báo tôi mua có hai bài chỉ dậy khá rơ về cách đi mua những thứ ấy. Những nguời đàn ông sợ bị hỏi nhũng câu như thế nên có những tờ báo đó.

 

Tờ Esquire số mới nhất và hôm nay, tờ Orange County Register đều có hai bài viết về cách đi mua quần áo lót của phụ nữ.

 

Lúc vừa nhận được tờ Esquire gửi đến tận nhà, tôi hơi ngạc nhiên thấy tờ báo có một bài dậy cách đi mua mấy thứ đó. Ô hay, báo đàn ông mà tại sao lại có một bài như thế ? Nhưng tôi hiểu, gần đến ngày Valentine, mà theo những cuộc thăm ḍ th́ phụ nữ thích được mua tặng quần áo lót nhất. Sau đó mới đến nước hoa, hoa hồng và mời đi ăn.

 

Làm sao mua cho được đúng thứ nàng muốn, mua đúng số của nàng, kiểu và hiệu nàng ưa thích?

 

Tờ Orange County Register nói rằng nếu không biết những chi tiết như vừa kể, th́ sự thân mật chưa tới mức để có thể mua những quần áo lót cho nàng.

 

Nhưng làm sao biết cỡ của nàng ? Bài báo nói là chuyện đó không khó. Chỉ cần (lén) mở cái tủ đựng quần áo của nàng ra là biết ngay. Lật cái quai, đọc và nhớ lấy hai con số cùng những chữ A, B, C, D, E hay F đi kèm. Nếu không biết (?) th́ dùng bảng hướng dẫn mà bài báo ghi rơ:

 

Ổi: A (Guava)

Chanh: B (Lemon)

Cam: C (Orange)

Bưởi nhỏ: D (Small grapefruit)

Xoài: DD (Mango)

Dưa:E (Melon)

Dưa hấu: F (Watermelon)

 

Nhưng nên biết cỡ cho chính xác. Nếu mua lầm th́ rất phiền. Thí dụ nhỏ quá th́ sẽ được hét vào tai câu này:"Anh mua cho đứa nào thế này chứ tôi đâu có là thứ under developped kém phát triển thế này?". To quá th́:"Tôi không cầm tinh con ḅ sữa đâu nhá. Hay là anh muốn chúng nó phải thế này mới được. Xin lỗi anh ạ. Có nhiêu xài nhiêu thôi. Tôi không có dại mà ấn hai cái túi silicone vào người đâu nhá .. Thôi anh mang lầm cái này về nhà rồi .. Tôi gói lại cho anh mang cho con mụ kia nhá .."

 

Tại sao lại có thể quên được chi tiết cần nhớ đó ? Nhưng cũng lại không nên hỏi. Có nhớ bài Mua Áo của Đông Hồ không ?

 

Ô hay, nghe hỏi mà yêu nhỉ

Thước tấc anh c̣n lựa hỏi ai.

Rộng (?) hẹp (?) tay anh bồng ẵm đó

Ngắn (?) dài (?), người mới tựa bên vai !

 

Phải luôn luôn biết kích thước mới được. Mà kích thước cũng rất cần phải được cập nhật hóa để đề pḥng những trường hợp tu bổ th́nh ĺnh.

 

Không để ư mà update th́ chỉ có hố to !

 

BÙI BẢO TRÚC

(Sưu Tầm Liên Mạng chuyển)

 

THIỆP TẾT

 

THIỆP TẾT

 

Xin nói ngay ở đây là tôi không thích bài hát đó lắm, ngay từ khi nó mới ra đời hồi những năm 60, v́ nó uốn éo quá, nó giả bộ học tṛ nhiều quá, lại thêm nó c̣n được viết bằng điệu bolero xập x́nh mà nhiều người xếp nó vào loại nhạc sến.

 

Chữ nhạc sến không phải là của tôi, và việc xếp nó vào loại nhạc bị coi là không trí tuệ cũng không phải là việc của tôi.

 

Nhưng bây giờ, tôi lại nghĩ tôi rất yêu bài hát ấy. Nó làm sống lại kỷ niệm của những ngày khi đời sống c̣n giản dị, khi những tấm thiệp Tết c̣n được yêu quí lúc nhận được và hồi hộp lúc gửi đi, những tấm thiệp mà chúng ta ai cũng đă có một hai lần gửi đi hay nhận được để khởi đầu cho những chuyện khác của đời sống.

 

Những tấm thiệp tết hồi ấy có thể là những bức tranh lụa nhỏ vẽ bằng mực tầu của "Bé kư thật" cũng như "Bé kư giả", hay những tấm có in h́nh lăng Tả Quân đầy đủ cả mấy cây thốt nốt phía trước, hay một ông đồ c̣ng lưng ngồi viết câu đối rơ ràng là có đánh môi son hoặc h́nh vẽ mấy cô học sinh áo trắng, tóc dài, chỉ thấy sau lưng v́ họa sĩ không phải là người khéo tay lắm sợ lộ ra nét vụng về khi vẽ mặt mũi của các cô.

 

Vụng về và không có được bao nhiêu nét nghệ thuật, nhưng những tấm thiệp vẫn rất đáng quí. Đáng quí ở chỗ người gửi đă lặn lội đi kiếm mua chúng, rồi mang về, đắn đo viết những câu văn học nghệ thuật nhất, t́nh tứ nhất nhưng cũng kín đáo nhất v́ sợ bị trả về không thương tiếc, kèm theo những cái bĩu môi, những cái nguưt đổ đ́nh đổ chùa, ấy là chưa nói đến việc đem chuyện gửi thiệp tết ra mách bố để bị mắng vài ba câu như chưa nứt mắt ra mà đă .. gửi thiệp tết chẳng hạn.

 

Nhưng nhận được th́ cũng sướng khoái không biết nói sao cho hết. Đọc đă thuộc ḷng mấy câu chúc mà vẫn thấy cần phải đọc đi đọc lại. Rồi dấu nó vào b́a của cuốn Anglais Vivant có bọc bằng giấy báo Thế Giới Tự Do, thỉnh thoảng trong lớp lại lén lôi ra t́m lại chút hương cũ c̣n lưu lại đây đó trên tấm thiệp.

 

Hơn ba mươi năm sau, cuộc cách mạng tin học, với siêu xa lộ thông tin, mạng lưới điện toán, internet, những tấm thiệp như vậy không biết có c̣n ai gửi cho nhau nữa không.

 

Gửi đă vậy, nhận được th́ thấy thế nào ? Có ngẩn ngơ vài ba bữa như những tấm thiệp hồi trung học không ?

 

Không biết từ bao giờ và ai nghĩ ra những tấm thiệp tồi tệ gửi qua internet ấy.

 

Ngay những tấm thiệp với những câu chúc tiền chế bầy bán đầy tại các tiệm cũng không vô duyên bằng chúng.

 

Các công ty sản xuất thiệp cạnh tranh nhau bằng những câu chúc viết sẵn trong những sản phẩm của họ. Phải hài hước. Phải lăng mạn, phải mới lạ, phải tạo được nụ cười cho người nhận.

 

Các công ty thuê các thợ viết nặn óc nghĩ ra những câu chúc có khi văn học nghệ thuật, có khi sỗ sàng trắng trợn kèm theo những bức h́nh chụp hay những bức vẽ trắng trợn và sỗ sàng không kém.

 

Việc mua những tấm thiệp như thế chỉ cho thấy một điều, đó là sự thiếu khả năng sáng tạo của người mua. Hệt như Aristotle Oanasis mua cái ṿng kim cương tặng Jacqueline Bouvier Kennedy, rồi lại một cái khác giống hệt để cho Maria Callas và khắc mấy chữ "To you, the love of my life" cho cả hai người đàn bà.

 

Nhưng ít ra, tấm thiệp tiền chế mua ở tiệm vẫn là một tấm giấy in sẵn h́nh vẽ, vài ba câu chúc, và nó vẫn là một tấm thiệp gửi cho người nhận sau những công tŕnh như kư cái tên ở trang trong, bỏ vào phong b́, dán cái địa chỉ in sẵn, viết tay cái tên và địa chỉ của người nhận, rồi lè lưỡi liếm cái phong b́, lái xe ra bưu điện, chờ mua mấy con tem dán vào và bỏ vào thùng thư.

 

Bằng ấy thứ việc phải làm cũng vất vả lắm chứ không phải là giản dị, dễ dàng ǵ cho cam. Sự lặn lội, mất công là có.

 

Nhưng thêm vào đó, c̣n sự kiện nó được gửi riêng cho người nhận có tên ngoài phong b́.

 

Mấy năm trở lại đây, chúng ta nhận được khá nhiều những tấm thiệp tết điện tử, kiểu thiệp có thể tạm gọi là thiệp nam nữ, già trẻ, lớn bé, thân sơ xem chung.

 

Người gửi lựa một tấm thiệp trong một web site nào đó, rồi đưa khoảng vài chục cái địa chỉ bạn bè thân sơ vào, sau đó, ấn nút "SEND" để gửi đi.

 

Ta gieo khắp bốn phương hệt như đường lối của nhà xuất bản Larousse.

 

Vài giây sau, mấy chục người trong danh sách gửi đă nhận được đầy hộp thư tấm thiệp tết vô t́nh, lănh đạm, lạnh lùng đó.

 

Những người ṭ ṃ có thể sẽ đọc xem danh sách người nhận có những ai. Việc này nhiều khi có thể đưa tới chứng ưu uất, depression đến độ sẽ phải không valium th́ cũng vài ba thứ thuốc an thần khác.

 

Lư do là v́ trong cái danh sách gửi chung đó, có cả những cái tên làm cho người nhận phải uất lên khi thấy ḿnh bị đối xử ngang hàng với những người đó, khi bị xếp vào chung danh sách những cái tên tuổi đó.

 

Chao ôi, người gửi cũng là chỗ thân t́nh, vậy mà tại sao lại nỡ đối xử với ḿnh như thế? Ít ra th́ cũng phải một tấm thiệp đẹp hơn, những câu chúc ư nghĩa hơn chứ.

 

Tại sao lại nỡ đối xử với nhau như vậy? Ai cũng như ai vậy sao?

 

Tôi nhớ câu chuyện kể một người, chắc là rất thiếu óc sáng tạo, chép lại một bức thư mẫu trong một cuốn sách dậy viết thư và gửi cho đối tượng.

 

Mấy hôm sau, chàng nhận được phúc đáp của nàng. Mở ra, chàng đọc được vỏn vẹn mấy chữ: "Xin xem thư trả lời ở trang 75 trong cuốn sách Dậy Viết Thư."

 

Có nhiều lư do để tin bức thư trả lời viết sẵn ở trang 75 có nội dung từ chối bức thư tỏ t́nh của chàng.

 

Câu chuyện cười này ít nhất cũng cho người nhận thư trong chuyện nói lại được với người gửi một câu để cho chàng biết cái óc thiếu sáng tạo của chàng.

 

Chứ những tấm thiệp gửi bằng e-mail này th́ người nhận chỉ có thể ấn nút DELETE để quăng chúng đi.

 

Nhưng bực nhất là khi bấm nút delete lại c̣n bị máy computer hỏi là có thực sự muốn quăng chúng đi không nữa chứ.

 

Tại sao ác với nhau như thế hở cái computer này ?

 

BÙI BẢO TRÚC

(Sưu Tầm Liên Mạng chuyển)

 

website counter