SU'U TÂ`M 1

Home | VA(N | VA(N [tt] | VA(N 1 | VA(N 2 | VA(N 3 | VA(N 4 | VA(N 5 | VA(N 6 | VA(N 7 | VA(N 8 | VA(N 9 | VA(N 10 | VA(N 11 | VA(N 12 | VA(N 13 | VA(N 14 | VA(N 15 | VA(N 16 | VA(N 17 | VA(N VUI | VA(N VUI [tt] | VA(N VUI 1 | VA(N VUI 2 | VA(N VUI 2 * | VA(N VUI 3 | VA(N VUI 4 | VA(N VUI 5 | VA(N VUI 6 | VA(N VUI 7 | VA(N VUI 8 | TA.P GHI | TA.P GHI [tt] | TA.P GHI 1 | TA.P GHI 2 | TA.P GHI 3 | TA.P GHI 4 | TA.P GHI 5 | TA.P GHI 6 | TA.P GHI 7 | TA.P GHI 8 | TA.P GHI 9 | TA.P GHI 10 | TA.P GHI 11 | TA.P GHI 12 | TA.P GHI 13 | BÀI VIÊ'T | BÀI VIÊ'T [tt] | BÀI VIÊ'T 1 | BÀI VIÊ'T 2 | BÀI VIÊ'T 3 | BÀI VIÊ'T 4 | BÀI VIÊ'T 5 | BÀI VIÊ'T 6 | BÀI VIÊ'T 7 | BÀI VIÊ'T 8 | BÀI VIÊ'T 9 | BÀI VIÊ'T 10 | BÀI VIÊ'T 11 | BÀI VIÊ'T 12 | BÀI VIÊ'T 13 | BÀI VIÊ'T 14 | BÀI VIÊ'T 15 | BÀI VIÊ'T 16 | BÀI VIÊ'T 17 | BÀI VIÊ'T 18

BÀI VIÊ'T 3

Viết Ở Rừng Phong - Bọc Điều Bọc Than

 

BỌC ĐIỀU, BỌC THAN

(Công Tử Hà Đông)

 

Những năm 1951, 1952, ở Sàig̣n, tôi mới nghe nói đến tiếng "bọc điều, đẻ bọc điều". Ngôn ngữ Bắc Kỳ không có tiếng những tiếng ấy. Đồng bào tôi nói: "Thằng đó nó đẻ bọc điều" khi nói về những người may mắn, từ lúc ra đời đă sung sướng, được hưởng đủ mọi lạc thú ở đời. Tiếng "đẻ bọc điều" xuất phát từ chuyện một hài nhi khi ra khỏi ḷng mẹ có cái màng mầu hồng bao bọc, kinh nghiệm cho đồng bào tôi thấy những hài nhi khi đẻ ra có cái màng mầu hồng bao bọc như thế sẽ suốt đời sung sướng, gặp toàn những may mắn. Họ gọi những cái bọc ấy là bọc điều và những người sung sướng ở đời là những người đẻ bọc điều. Tôi nghe đồng bào tôi nói như thế về chuyện bọc điều, tôi không biết chuyện bọc điều có thật hay không. Chuyện này phải hỏi các ông bác sĩ chuyên đỡ đẻ.

 

Nhưng quả thật là ở đời có những người được sinh ra đề hưởng sung sướng và có những người được sinh ra để chịu khổ cực, quả thật là ở đời có những người được hưởng thật nhiều may mắn và có những người phải chịu đủ thứ thiệt tḥi, cơ cực, cay đắng, thảm năo. Em ơi .. Bẩy mươi năm cuộc đời .. Hôm nay mưa rơi trên Rừng Phong .. Đôi ta lưu lạc xứ người trong những năm tháng cuối cùng của cuộc đời đôi ta, anh phải nhận rằng ở đời quả thật là có những người đẻ bọc điều.

 

Như ông đẻ bọc điều này chẳng hạn. Ông Đẻ Bọc Điều điển h́nh này được ông bạn của ông -ông bạn này chắc cũng đẻ bọc điều- viết về ông như sau:

 

"Bạn tôi

"Bạn tôi là người có những hiểu biết bách khoa. Chàng thông thạo ít nhất hai ngoại ngữ, đọc được rành rẽ chữ Hán. Hỏi rượu chàng biết ruợu. Hỏi tử vi chàng biết tử vi. Biết tới ngọn, tới ngành. Từ chuyện nấu bếp, đến cách pha ly rượu. Món bouillabaisse của chàng th́ tuyệt.

"Chúng tôi quen nhau từ những năm 70 khi chàng từ Paris trở về Sàig̣n làm việc cho chính phủ, giữ một chức vụ cao cấp thời ấy. Học xong, tốt nghiệp từ một trường danh tiếng của Pháp, chàng về nước ngay. Chàng là người dám làm đúng những điều chàng vẫn nói, hoặc trong những cuộc xuống đường ở Paris thời đó, hay trong những cuộc tranh luận trong các sân trường đại học, với thứ tả khuynh ôm chân, ôm cẳng cộng sản.

"Về tuổi tác, chàng thua tôi ba tháng. Chàng là "dân trường Tây", nhưng không giống bất cứ một sản phẩm nào của trường Tây. Chàng là người yêu đất nước, văn hóa, con người Việt Nam. Chàng có thể thức hai, ba đêm để nói về một vấn đề chính trị, kinh tế mà chàng biết rất rành, hay tranh luận về một chuyện chàng không đồng ư. Lúc nào cũng đầy nhiệt t́nh.

"Độc giả Việt Tide đă biết điều đó.

"Chàng đưa tờ báo này đến chỗ đứng của nó ngày nay, đem lại cho nó một giải thưởng cao quư về báo chí trong năm qua, chỉ bằng vài ba chục số báo đầu tiên góp mặt với các báo Việt ngữ ở California.

"Bạn tôi không làm ở Việt Tide nữa. Đôi giày chàng để lại khó có bàn chân nào đi vừa.

"Người Mỹ có lối nói rất hay: it's a tough act to follow -việc chàng làm khó mà có người đi theo được.

"Tôi tin là độc giả sẽ nhớ chàng.

"Rất nhiều. Tôi cũng sẽ nhớ chàng, người bạn thân thiết từ ở Sàig̣n, những ly cà phê uống với nhau ở tiệm Brodard khi chàng ghé nơi tôi làm việc thời đó ở bên kia đường Tự Do. Hay những lần uống với nhau chai ruợu Úc chàng lấy trong thùng xe, những lần ăn trưa, ăn tối với nhau. Chàng lúc nào cũng đẹp, quần áo, những chiếc ca-vát chọn rất khéo, và đắt tiền, túi áo veste không bao giờ thiếu chiếc pochette mầu rất lẳng.

"Tôi biết tôi sẽ nhớ chàng. NXN, bất cứ ở đâu, bất cứ lúc nào. Như một câu của Nguyễn Xuân Hoàng." (Việt Tide số 82)

 

Nhân vật "Chàng" trong bài báo trên đây, nhất định là một chàng đẻ bọc điều - lục thập nhi nhĩ thuận, lâu rồi rất ít khi tôi quả quyết về một chuyện ǵ, nhưng chuyện này, chuyện "chàng đẻ bọc điều" tôi quả quyết chăm phần chăm. "Chàng" là người đẻ bọc điều, chàng đẻ bọc điều đến nỗi không c̣n ai trên đời này có thể đẻ bọc điều hơn chàng được nữa !

 

Giới giang hồ ăn hít, nhà hệt - tức nhà hát, "dân nhà hệt" tiếng để gọi những nghệ sĩ, công nhân đoàn hát Kim Chung Tiếng Chuông Vàng Thủ Đô, tiếng "nhà hệt, dân nhà hệt" do chính họ, những nghệ sĩ Đoàn Kim Chung, tự đặt, tự gọi - có câu: "Đẹp trai, trẻ tuổi, học giỏi, con nhà giầu .. chỉ phải cái tội hay ăn cắp vặt !" để nhạo những anh con trai Bà Cả Đọi bầy đặt làm như người có học, những anh tính nết không ra ǵ giả dạng con nhà gia giáo, những anh con nhà bần tiện làm ra vẻ con nhà quí phái, giầu từ đời ông, đời cha, sang từ trong ḷng mẹ. Nhưng "Chàng" trong bài báo trên đây là một chàng đẹp trai, học giỏi, con nhà giầu chân chính không có máu ăn cắp vặt. Chàng là một người đẻ bọc điều, và những người đẻ bọc điều đẹp trai, học giỏi, con nhà giầu, không có máu ăn cắp vặt như chàng th́ chàng hào hoa, phong nhă, chàng thành công trong đời, chàng sống sung sướng, chàng được ca tụng là chuyện tự nhiên, chuyện tất nhiên. Không ai có thể ghen được chàng, ghen chàng là ghen bậy.

 

Đàn bà nước tôi khi chẳng may lấy phải anh chồng đần, tủi thân, chỉ biết than thở như trong câu phong dao:

Chồng người đi ngược về xuôi.

Chồng em xó bếp đầu b .. dính tro.

 

Và vào những năm 1980, 1990:

Chồng người đi Mỹ, về Tây.

Chồng em xó bếp đầu chầy chấm than !

 

Trong những năm dài dài sau Ngày 30 Tháng Tư năm 1975 tôi là một trong những anh chồng xó bếp chấm than như thế.

 

Từ năm 1975 các bạn tôi và tôi là những anh chồng xó bếp chấm than kiêm dính tro, dính trấu dài dài, chân chính, chuyên chính, thuần thành, thâm niên, thượng hạng, ngoại hạng. Như bạn tôi Dương Hùng Cường. Cường đi lính Không Quân từ năm 1950, từng đi học ở Marrakech, ngành kiểm xoát không lưu. Năm 1971, 1972 Cường là Trung Úy Không Quân. Nghe nói trong một bữa nhậu sương sương, tức nửa say, Trung Úy Tâm Lư Chiến DH Cường nói đốp chát vào mặt một anh dân biểu gốc nhà binh bị gọi là dân biểu gia nô: "Đến thằng thầy của các anh tôi c̣n không c̣n ra ǵ nữa là các anh." "Thằng thầy" của mấy anh dân biểu gia nô là Tổng Thống Thiệu. V́ câu nói ấy Trung Úy DH Cường bị bắt về nằm ở Nha An Ninh Quân Đội rồi bị tống ra bộ binh. Năm 1980 Cường đi tù cộng sản trở về, viết và gửi ra nước ngoài một số bài tố cáo những hành động tàn ác của bọn Bắc Việt Cộng. Trong số có bài nổi nhất là bài "Nếu anh Trương Chi đẹp trai". Đại ư của bài đại khái là anh Trương Chi hát hay nhưng anh bị cô Mị Nương chê v́ anh xí trai quá, nếu anh đă hát hay mà anh lại đẹp trai th́ anh ăn gỏi cô Mị Nương như anh ăn gỏi cá chép, nếu bọn Bắc Việt Cộng mà đối xử nhân đạo với nhân dân miền Nam th́ bọn chúng đâu đến nỗi bị nhân dân căm ghét, rủa xả. V́ những bài như bài "Nếu anh Trương Chi đẹp trai" được phổ biến ở hải ngoại, dưới bút hiệu rởm Lăo Dương, năm 1984 Dương Hùng Cường bị Công An Việt Cộng bắt, năm 1986 anh chết trong xà-lim Nhà Tù Số 4 Phan Đăng Lưu, trung tâm thẩm vấn nhân dân của bọn Công An Thành Hồ. Năm ấy Cường khoảng 50 tuổi.

 

Nằm một ḿnh trong xà-lim, Cường chết trong đêm. Sáu giờ sáng bọn cai tù đi một ṿng điểm danh, những tù nhân nằm xà lim phải đứng ló mặt ra ô cửa gió trên cửa xà lim chờ bọn cai tù đi qua nh́n mặt, ghi sổ. Khi đi ngang xà lim của Cường thấy không có mặt anh tù ló ra ở cửa gió, cai tù nḥm vào thấy người tù Dương Hùng Cường ở trần, mặc quần xà lỏn -tất nhiên là người tù đẻ bọc than không có áo veste với mouchoir pochette và ca vát, ca veo lẳng lơ ǵ cả- người tù quân nhân-văn nghệ sĩ bất hạnh nằm ngửa trên bệ xi-măng, mở cửa vào thấy anh đă chết cứng, lưng bầm tím.

 

Tôi được biết chi tiết bạn tôi ở trần, quần cụt, lưng bầm tím, chết cứng trong xà lim nhờ các bạn tù vào xà lim khiêng người chết ra kể lại. Bọn cai tù đưa xác Cường từ Nhà Tù Số 4 Phan Đăng Lưu sang Nhà Xác Bát Giác Đài Chí Ḥa. Bọn y sĩ Công An Việt Cộng, được gọi là bọn pháp y, mổ bụng, mổ óc người tù để học về cơ thể con người. Rồi chúng cho giấy gọi vợ người tù đến nhận xác. Chúng không cho đem xác người tù về nhà làm ma, chúng cho quan tài, cho xe, đưa từ khám Chí Ḥa lên chôn trên một nghĩa trang ở Lái Thiêu.

 

Thật tội nghiệp ! Vào tù rồi bạn tôi vẫn cứ mơ được Pháp, được Mỹ lănh đưa đi cùng với vợ con. Đúng ra từ khi vào tù Cường mới nẩy ra ư nghĩ nhất định những tổ chức văn hóa, nhân quyền Pháp, Mỹ sẽ không bỏ rơi anh, sẽ làm áp lực với chính phủ nước họ để lănh anh đi như một văn nghệ sĩ đấu tranh cho dân chủ. Không được gặp mặt vợ lần nào nhưng bằng cách nhờ bạn tù được ra gặp mặt vợ con nhắn tin về nhà ḿnh, nhờ cách viết thư nhờ bạn tù được ra gặp mặt lén đưa cho người nhà đem dùm về nhà ḿnh, Cường báo cho vợ con anh biết cái tin lạc quan là "chuẩn bị để ra đi bất cứ lúc nào", chính phủ Pháp, Mỹ, Anh đang làm thủ tục để đưa cả gia đ́nh đi khỏi nước, anh c̣n dặn kỹ là anh sẽ không về nhà mà anh sẽ từ Nhà Tù Chí Ḥa lên thẳng phi trường Tân Sơn Nhất để cùng vợ con anh lên phi cơ Air France bay đi. Nên khi được công an khu vực đem giấy đến nhà gọi đến Nhà Tù Chí Ḥa "có việc liên can đến can phạm Dương Hùng Cường", chị Cường đem theo bộ com-lê vét-tông của chồng để chồng mặc lên máy bay đi Pháp, đi Mỹ.

 

Cường bị bắt cùng một đêm với tôi, với các anh Doăn Quốc Sĩ, Khuất Duy Trác, Trần Ngọc Tự -Tự là sĩ quan Không Quân, Trung Úy Tâm Lư Chiến- trong đêm rạng sáng ngày 2 Tháng 5, 1984. Ở Trung Tâm Thẩm Vấn Số 4 Phan Đăng Lưu một năm, năm 1986 anh em chúng tôi bị đưa sang Nhà Tù Chí Ḥa; năm 1987 Cường và anh Sĩ bị đưa trở lại giam ở Số 4 Phan Đăng Lưu, Cường chết ở Số 4 Phan Đăng Lưu khi tôi bị giam ở Chí Ḥa. Mấy năm sau trở về mái nhà xưa tôi nghe vợ tôi kể ít ngày sau khi Cường chết, chị Cường kể với vợ tôi chị nằm mơ thấy Cường về, nói chị gửi cho anh bộ răng giả, không có răng Cường không ăn được, chị Cường t́m trong cái giỏ quần áo của chồng - giỏ quần áo này do bọn Cai Tù Chí Ḥa đưa cho, từ ngày mang về nhà chị Cường không mở xem - thấy bộ răng giả của chồng trong đó. Chị đem bộ răng giả ấy lên nghĩa trang ở Lái Thiêu chôn trước mộ chồng.

 

Bạn tôi chết đi để lại một vợ, bẩy con: sáu con gái, một con trai út. Tôi vẫn tưởng bạn tôi chỉ có Ngũ Long Công Chúa, thực ra bạn tôi có những Lục Long Công Chúa. Người ta có Ngũ Long Công Chúa người ta ăn nên, làm ra, bạn tôi có những Lục Long Công Chúa nhưng v́ anh đẻ bọc than nên đời anh không sao khá được.

 

Tôi không biết trong cuộc đời này có ai c̣n nhớ Dương Hùng Cường không. Cường mất mười mấy năm rồi, bây giờ tôi chỉ lâu lâu mới nhớ Cường. Như hôm nay đọc bài báo viết về một người Việt đẻ bọc điều, tôi mới nhớ Cường và thấy Cường là người Việt đẻ bọc than. Tôi nhớ năm 1981, 1982, đi tù về, uống rượu bậy bạ rẻ tiền Cường bị phá độc, hai chân lở loét từ đầu gối xuống, lầy nhầy mủ máu. Hai anh bạn của Cường là Hồng Dương và Khuất Duy Trác thay phiên nhau đến nhà chở Cường đi bằng xe xích lô nhờ bác sĩ bạn chữa dùm. Tôi nhớ những tối mùa mưa, cả những tối mùa nắng -tối mùa nắng ngồi vỉa hè Sàig̣n đầy cờ đỏ uống rượu đế đă cảm khái muốn chết, tối mùa mưa ngồi quán vỉa hè Sàig̣n nhâm nhi ly rượu G̣ Đen cảm khái đến ngất ngư con tầu đi .. Không có người yêu nào cả cũng thấy gan ruột bồi hồi, thấy trái tim thổn thức .. Cũng thấy .. "Xa quá rồi em người mỗi ngả ..Bên này đất nước nhớ thương nhau ..Thoáng hiện em về trong đáy cốc ..Nói cười như chuyện một đêm xưa ".. - những buổi tối Sàig̣n Cường và tôi ngồi uống ruợu đế năm đồng tiền Hồ một xị ở vỉa hè đường Trương Minh Giảng. Quán nước vỉa hè dưới mái hiên một nhà chỉ 5 giờ chiều mới dọn ra, chuyên bán nước trái cây xay gọi là nước sinh tố và nước dừa tươi, chủ quán là Tâm, một em lăng mạn năm ấy không chồng trạc tuổi Cường. Cường gọi quán này là Mười Hai Bến Nước. Bà Chủ Quán Tâm có cảm t́nh với Cường, rất trọng mến và chiều Cường. Nhiều tối thấy anh em chúng tôi ngồi uống rượu suông, biết chúng tôi không có tiền, Tâm gọi xe hủ tíu gần đó đem đến cho chúng tôi bát thịt ḅ viên, hay mua cho chúng tôi vài gói lạc rang. Cường rất lạc quan. Vừa vào tù được mấy ngày, cùng nằm xà lim khu C Một, sáng sớm lợi dụng lúc bọn cai tù chưa làm việc, Cường đă gọi lớn qua ô cửa gió sang xà lim tôi:

- Công Tử Hà Đông ..! Hẹn gặp nhau ở Mười Hai Bến Nước !

 

Cùng một lứa quê nhà lận đận .., cùng bị Công An Thành Hồ đến nhà c̣ng tay, bắt đi trong một đêm cuối xuân, đầu hạ, cùng vào nhà tù Số 4 Phan Đăng Lưu trong một sáng tinh sương, cùng sang Nhà Tù Chí Ḥa trên một tù xa, bạn tôi không cùng tôi ra khỏi ngục tù cộng sản. Cường chết năm 1987, năm 1990 tôi từ Trại Tù Z 30 A trở về mái nhà xưa, quán Mười Hai Bến Nước của Tâm không c̣n ở đường Trương Minh Giảng. Cường và tôi không bao giờ gặp lại nhau ở Mười Hai Bến Nước.

 

Tôi nhớ một người bạn đẻ bọc than nữa của tôi là Minh Đăng Khánh. Khánh thời trẻ chơi thể dục, thể thao, không trác táng, người vạm vỡ, khỏe như trâu lăn. Bị Công An thành Hồ bắt trong đợt chúng khủng bố văn nghệ sĩ Sàig̣n tháng Ba 1976. Khoảng một năm sau Khánh được thả ra. Về nhà anh bị liệt nửa người. Khánh lết lết đi được, nhưng đi rất chậm, nói ngọng và khó khăn, anh ngă xuống là không dậy được, cứ nằm đấy chờ người đỡ dậy. Khánh nguyên là giáo viên, sau năm 1954 viết kịch, anh chủ trương giờ Kịch Gia Đ́nh Bác Tám của Đài VOA trong nhiều năm, đóng phim, làm đao diễn điện ảnh, anh biết về hội họa và là thầy dậy vẽ của Nữ ca sĩ Tâm Vấn. Sau khi bị liệt nửa người bên phải, Khánh tập và vẽ được bằng tay trái. Anh mở lớp dậy vẽ ở nhà. Khi đi ra khỏi nhà anh hay bận bộ đồ ngủ mầu nâu đă nát, mặc cái áo judo đen ś bên ngoài, đeo cái túi vải xanh trong đựng bịch thuốc hút Vĩnh Hảo, cái pipe, hộp quẹt, kính lăo, ví, ch́a khóa, đầu đội mũ dzô-kề, bàn tay trái cầm gậy, chân đi đôi giầy Bata vẹt gót. Toàn thân anh là cũ và nát. Khánh kể:

- Tao...đi...vào...tiệm...phở...Thấy...tao...người...ta..tưởng..tao..ăn..mày..người..người..ta..cho..tao..

tiền...Tao nói...cám...cám...ơn...tôi..tôi...không...phải.. là...ăn...ăn...mày...

 

Khánh chịu cảnh liệt bại ba năm, anh ra đi năm 1983. Tôi coi việc anh chết là anh được giải thoát. Hôm nay buồn viết những ḍng này về những người bạn đẻ bọc than, tôi bùi ngùi nhớ lại h́nh ảnh Minh Đăng Khánh ngày xưa. Khánh khỏe mạnh, xốc vác, chịu khó, vui vẻ và nhanh nhẹn hơn tôi nhiều. Những năm 1956, 1957, Khánh chưa lập gia đ́nh, anh sống độc thân ở Bin-đinh Cửu Long, tôi giữ trang Điện Ảnh của nhật báo Ngôn Luận, nhiều tối Khánh đến nhà tôi rủ vợ chồng tôi đi ăn phở gà Hiền Vương. Ngày ấy vợ chồng tôi c̣n trẻ, vừa ăn cơm lúc 6 giờ tối, đến 8 giờ chúng tôi ăn tô phở gà ngon lành. Tết ra được mấy ngày, trời Sàig̣n mùa xuân buổi tối lạnh lạnh, Khánh chở tôi trên xe Lambretta của anh lên Hội Chợ Quang Trung dự cái gọi là Cuộc Thi Hoa Hậu Điện Ảnh Đông Phương -do Công Ty Điện Ảnh Đông Phương, làm phim Ánh Sáng Miền Nam, của anh Đỗ Bá Thế, tổ chức. Anh Đỗ Bá Thế đă qua đời từ lâu -Đây là cuộc thi Hoa Hậu đầu tiên của Quốc Gia Việt Nam Cộng Ḥa. Cuộc Thi Hoa Hậu được tổ chức ở ngoài trời, chừng mười lăm, mười sáu người đẹp mặc áo dài, có mặc quần cũng dài, đi đi lại lại vài ṿng trên sàn gỗ khán đài lộ thiên, không có mặc áo tắm bikini hay maillot một mảnh, hai mảnh chi cả. Một người đẹp được ban giám khảo chọn làm Hoa Hậu nhưng bị các người đẹp khác phản đối, v́ lư do người được chọn không ghi tên dự giải từ trước, người được chọn là nữ khán giả được ban tổ chức mời lên biểu diễn. Nữ khán giả Hoa Hậu đó được Đông Phương tặng một giải riêng. Tôi theo Khánh vào hậu trường dựng bằng cót để phỏng vấn Nữ Khán Giả Hoa Hậu Đông Phương. Tên nàng là Kiều Chinh.

 

Ngày đưa đám ma Khánh có mặt khá đông văn nghệ sĩ, trong số có Lê Hoàng Hoa. Lê Hoàng Hoa được sang Hoa Kỳ học về ngành radio; trở về nước năm 1956. Hoa làm nhân viên Cục Điện Ảnh rồi trở thành đạo diễn điện ảnh, sau năm 1975 Hoa được Việt Cộng dùng. Trong lúc những đạo diễn Thân Trọng Kỳ, Hoàng Vĩnh Lộc, Minh Đăng Khánh bị Việt Cộng bắt đi tù, các đạo diễn Lê Hoàng Hoa, Bùi Sơn Duân được Việt Cộng dùng, làm nhiều phim cho Việt Cộng. So cuộc đời Minh Đăng Khánh với cuộc đời Lê Hoàng Hoa th́ Khánh đẻ bọc than, Hoa đẻ bọc điều, so cuộc đời nữ ca sĩ Hồ Điệp với cuộc đời Nữ diễn viên Kiều Chinh, Kiều Chinh đẻ bọc điều, Hồ Điệp đẻ bọc than. Nữ ca sĩ Hồ Điệp mất tích trên đường vượt biển.

 

Sau năm 1975 quốc gia tôi có quá nhiều người đẻ bọc than. Hai anh bạn tôi sống và chết tuy bi thảm nhưng c̣n nhiều người sống và chết bi thảm hơn nhiều. Bao nhiêu sĩ quan quân đội tôi, những thanh niên ưu tú của đất nước tôi, nhiều người đẹp trai, học giỏi, không có máu ăn cắp vặt, đă tử trận, đă chết không toàn thân, đă chết mất xác, trong suốt hai mươi năm ṛng ră. Những chàng thanh niên ưu tú ấy chết v́ họ đem thân ra bảo vệ nhân dân, họ chết để bảo vệ đất nước, họ không chết để cho một số người cùng tuổi họ, kém tuổi họ, sang Pháp, sang Mỹ du học, nhưng v́ họ chiến đấu và v́ họ hy sinh tính mạng của họ nên đám thanh niên không chiến đấu kia mới có thể đi nước ngoài học hành và trở thành những anh ăn trên, ngồi trốc. Biết bao nhiêu sĩ quan quân đội tôi sau những năm tù đầy dằng dặc, chịu đủ mọi nhục nhă, nhục nhằn, bồng dắt vợ con sang Hoa Kỳ, anh chồng tiếng Mỹ ăn đong, mù tịt về rượu, mù tịt về đủ mọi tṛ, mọi kiểu ăn chơi, cả đời chỉ xài mấy cái ca vát rẻ tiền Mếch in Hồng Kông bên hông Chợ Lớn, chưa từng nghe nói đến món ăn Tây bouillabaisse bao giờ, chị vợ nhà quê lôi thôi, lếch thếch, chưa từng một lần mặc váy đầm, váy đ́a, không chỉ không có mà c̣n không biết kim cang, hột soàn, hột xoài là ǵ, mười mấy năm sống ở quê nhà kể từ năm 1975 th́ chồng đi tù năm, bẩy năm, bán xôi, khoai lang đầu ngơ, lê la, lê lết chợ trời, chợ đất, chợ vỉa hè, kiếm chút tiền nuôi con đợi chồng đi tù trở về. Những người ấy là những người đẻ bọc than.

 

Nhưng những người Việt HO đẻ bọc than ấy vẫn không phải là những người đẻ bọc than cao cấp nhất, không phải là những bọc than đen nhất, rách nhất, tả tơi nhất, khốn khổ khốn nạn nhất, đáng thương nhất. Sống sót sau cơn binh lửa, sau cuộc tù đày, họ c̣n được đưa vợ con sang sống ở Hoa Kỳ, dù sang Hoa Kỳ họ phải sống bằng những nghề dùng đến sức lực và chân tay, dù sang Hoa Kỳ họ bị ngay cả những người Việt đă sang Hoa Kỳ trước họ khinh khi v́ sự dốt nát, nghèo nàn của họ. Ai biết hiện nay có bao nhiêu bọc than đen nhất, rách nhất đang sống thảm năo ở quê hương ? Những cựu chiến binh của ta mù mắt, cụt chân tay, những thương phế binh không có một đồng để sống ? Ai biết đến họ ? Ai nhớ đến họ? Ai thương họ, đừng hỏi ai kính trọng họ, ai biết công họ, lại càng đừng hỏi ai biết ơn họ ?

 

Tôi nghe người ta nói Mao Trạch Đông nói: "Trí thức không bằng cục phân!" Người ta nói Mao Trạch Đông nói câu ấy để kết tội họ Mao khinh bỉ trí thức. Tôi không biết có thật Mao Ś Toóng nói câu đó hay không. Đôi khi trước cảnh những đám cưới ở Kỳ Hoa Đất Trích, nghe người ta giới thiệu, người ta ca tụng gia đ́nh cô dâu, chú rể toàn là những bác sĩ, kỹ sư, coi đó là chuyện vinh dự, tôi lẩm cẩm và ngớ ngẩn nghĩ những ông bác sĩ, kỹ sư đó làm được những ǵ cho dân tộc, cho đất nước, hay các ông chỉ nhờ được sống trong tổ chức xă hội của người Mỹ nên có điều kiện ăn học, nhờ nghề nghiệp mà no đủ, phè phỡn, giầu có so với những người đồng hương của các ông ? Nếu các ông không làm được ǵ ích lợi cho đồng bào của các ông th́ các ông chỉ là một thứ giai cấp "ph́ gia" mà thôi, giai cấp "ph́ gia" mới. Các ông chỉ "ph́ gia" mà không "vinh thân" v́ so với những bác sĩ, kỹ sư Nhật, Tầu, Đại Hàn các ông không đi đến đâu ! Tôi lại vớ vẩn nghĩ rằng câu "Trí thức không bằng cục phân" có thể thiếu vài tiếng. Có thể câu đó như sau:

- Người trí thức mà không làm được ǵ ích lợi cho dân tộc ḿnh, cho xứ sở ḿnh th́ giá trị không bằng cục phân !

 

Nếu người trí thức, nôm na là những người học cao, hiểu biết, khoa bảng, mà không làm được ǵ ích lợi cho dân tộc ḿnh, cho đất nước ḿnh th́ - dù Mao nói hay không phải Mao nói, dù bất cứ ai nói - tôi thấy người trí thức ấy quả thật không bằng cục phân !

 

Ôi chao ..! Tôi vừa hắt x́ hơi liền năm, bẩy cái, những hắt x́ hơi làm long óc, làm rụng rời những khớp xương già rệu ră. Mùa xuân năm nay vườn đất Virginia phấn lá, phấn hoa nhiều quá, nặng quá. Nhiều người bị allergy sưng mắt, nghẹt mũi, nước mũi chẩy ṛng ṛng thảm hại quá chời. Trong số những người bị allergy nặng ấy có tôi.

 

Tôi lại vừa hắt x́ hơi năm, bẩy cái nữa. Tôi phải ngừng viết thôi.

 

CÔNG TỬ HÀ ĐÔNG

[Viết ở Rừng Phong]

 

(Hoàng Lan Chi chuyển)

 

website counter