NHĂ CA Ra Mắt Sách Tại
Paris:
Nói Chuyện "ĐƯỜNG
TỰ DO SÀI G̉N"
Thứ Bẩy 20-5, đông
đảo đồng bào đă tham dự buổi phát
động phong trào "Trả Lại Ta Sài G̣n" tổ
chức tại Paris.
Sau đây là bài nói chuyện
của Nhă Ca:
Thưa quí vị, thưa các
bạn,
Tôi vừa từ Little Saigon bên Cali
bay sang đây hôm kia, trên đường về Thụy
Điển thăm các con các cháu, và thêm một lần,
được nh́n lại Paris với biết bao
ngưỡng mộ.
Paris mùa này đẹp tuyệt
vời.
Tôi nhớ một thi sĩ Tây Ban
Nha đầu thế kỷ trước, ông Federico Garcia
Lorca. Lần đầu thấy Paris, lần đầu
đứng bên ḍng sông Seine, ông ta bật kêu lên thành thơ:
"Ôi, thành phố của tôi, ḍng
sông của tôi!"
Một ông Tây Ban Nha có thể ôm
lấy thành phố nước Pháp, ḍng sông nước Pháp,
mà kêu là "của tôi."
Tiếng kêu ấy, câu thơ
ấy hạnh phúc biết bao.
Mười bẩy năm
trước đây, khi trở thành một người
Việt lưu vong, tôi đă có dịp đến Paris
lần đầu. Nhớ Lorca và muốn được
hạnh phúc như ông, tôi đă bắt chước ông,
đă cố kêu trong đầu: "Ôi, thành phố .."
Nhưng chỉ kêu được tới đó là ..
nghẹn.
Không. Sông Seine không phải là
"ḍng sông của tôi."
Paris không phải là "thành
phố của tôi".
Th́ ra cái ông nhà thơ Tây Ban Nha kia,
ḷng dạ ông ta rộng răi, hồn nhiên, bay bổng. C̣n ḿnh
th́ than ôi, sao mà thấy nặng nề, hẹp ḥi, cố
chấp. Tôi đă tự nhủ vậy. Nhưng nghẹn
th́ cứ nghẹn.
May quá, hôm nay, giữa Paris, bà con
chúng ta ngồi lại với nhau, không phải để lo
chuyện thành phố nước Pháp, mà để cùng
hướng về Saigon.
Nhờ có quí vị và các bạn,
tôi thấy ḿnh đỡ quê, đỡ nghẹn.
Và bây giờ, xin nói chút chút về
Saigon của chúng ta. Saigon của tôi.
.. .. ..
Thưa Quí vị và các bạn,
Tôi sinh tại Huế, nói tiếng
Huế, nhưng từ tuổi 20 cho tới ngày phải
bỏ nước ra đi, đă có hơn 30 năm
được làm dân Saigon.
Saigon của chúng ta, từ khi
đất nước bị chia đôi năm 1954, là
thủ đô Việt Nam Cộng Ḥa. Vai tṛ thủ đô
của Saigon trong các lănh vực chính trị, kinh tế, quân
sự .. ra sao tôi không biết. Nhưng tôi biết rất rơ
điều này: Saigon chính là thủ đô văn học
nghệ thuật không chỉ riêng cho miền Nam, mà c̣n chung
cho cả nước Việt Nam. V́ một lẽ giản
dị: thi ca, âm nhạc, hội họa, cũng như
mọi thứ văn học nghệ thuật nhân bản khác,
không thể ở chung với chế độ phi nhân
tại miền Bắc.
Dù cả miền Nam đă bị
d́m sâu dưới bạo lực Cộng sản, dù Saigon
bị đổi tên, đổi đời, tôi luôn luôn tin
chắc Saigon bao giờ cũng vẫn là Saigon.
Đúng 50 năm trước
đây, năm 1956, Saigon sau chiến tranh có đoàn cải
lương Hoa Sen c̣n diễn tuồng bắn súng. Các ngơ
hẻm đầy giọng Bắc di cư. Các vỉa hè
đầy trẻ bụi đời. Nhưng với ḥa b́nh
trước mắt, với sức mạnh của Saigon
trẻ trung và tự do, chúng ta có thể tin tưởng
biết bao khi thấy "Các Em Đi Về Mai Sau." Đó
là tựa đề bài thơ của anh Trần Lê
Nguyễn:
Các em là hoa nở chen khắp ngơ
Cửa đời rộng mở
Thơm bước chân xinh
Có từng đêm trắng
Về ngơ một ḿnh
Muốn khóc rưng rưng
Chợt nh́n gác nhỏ
Nhà em đầu phố
Tiếng học bài một sớm
tinh sương
Giọng em của thủ đô Hà
Nội nhiều thương nhớ
Trước tản cư hậu
phương
Giờ di cư vào Nam
Tôi thức trọn đêm mà sáng
dậy
Tôi cũng như mấy thằng
em
Em là con Hê Len, cha người Ma
Rốc
Hết trận giặc Đông
Dương
Phải về Bắc Phi
để đánh người da đen
Một đêm uống rượu
say mèm
Bỏ em lại Saigon
Em theo họ mẹ
Em đánh vần Việt Nam
Ăn sâu vào ngơ
Mấy ông trời nhỏ
Tay làm hàm nhai
Chia nhau từng khu phố
Đói no đổi lạ thành
quen
Đánh giầy, đưa báo, bán
kem
Tối về tụ cột
đèn
Học b́nh dân rồi coi Hoa Sen
Các em đang lớn mạnh
Quen từ tuổi nằm nôi
Tiếng máy bay săn giặc
Oe oe tiếng khóc chào đời
Nhỏ chua từng hơi sữa
mẹ
Lớn khôn nẻo đời sóng
gió
Trưởng thành giữa hàng rào
dây thép gai
Các em vững chắc đi vào ngày
mai
Ngày mai
Trên gạch ngói Đông Âu
Trên tháp canh giới tuyến
Các em đi về mai sau.
(Tạp chí Sáng Tạo, Xuân 1957,
trích theo trí nhớ)
Cả miền Nam, cả Saigon và
các em thuộc thế hệ những năm 50 đă lên
đường. Nhưng rồi bị đón đầu
bởi một cuộc chiến tranh tàn bạo, đau
thương do miền Bắc xua quân vào Nam.
Sau đổi đời tháng
Tư 1975, bạo lực Cộng Sản biến cả
nước thành nhà tù. Thành phố, đường phố
bị đổi tên. Nhà nhà bị cướp bóc,
người người bị đầy ải. Ngày ngày,
tài sản Saigon bị ăn cướp chở ra miền
Bắc. Đêm đêm, cư dân Saigon bị đẩy lên xe
bít bùng đưa vào rừng sâu. Toàn bộ nhà văn, nhà
thơ, nhà báo Saigon, bị bắt đi cầm tù. Nhiều
nhân vật của văn học nghệ thuật Việt
Nam bị đầy ải tới chết, trong đó có các
tên tuổi lớn, từ Vũ Hoàng Chương, Hồ
Hữu Tường, Nguyễn Mạnh Côn, Hiếu Chân
Nguyễn Hoạt, Trần Việt Sơn, Dương Hùng
Cường, Hoàng Vĩnh Lộc .. bị đầy ải
tới chết.
Là kẻ sống sót trở về
từ trại tù, nhà cửa bị tịch thu, tôi cùng
đàn con tá túc trên con đường ngày xưa mang tên là
Tự Do, và đă có nhiều đêm ngày kề cận
với đám trẻ bụi đời tràn ngập
đường phố.
Khác với h́nh ảnh "Các Em
Đi Về Mai Sau" trong bài thơ từ 20 năm
trước, hoàn cảnh đám trẻ trong các xóm bụi
ở Saigon những năm 70, 80 cùng cực và bi thảm
hơn nhiều. Trong đám này, có Thằng Ḅ, một em bé
ăn mày, bằng cả bốn chân tay teo tóp, ngày đêm ḅ
lê trên vỉa hè. Đó là h́nh ảnh, là số phận mà
chế độ Cộng Sản muốn dành một thành
phố bị đổi tên, đổi đời.
Nhưng Saigon bao giờ cũng
vẫn là Saigon.
Chính là với niềm tin này,
từ khi cầm bút trở lại tại hải ngoại,
tôi đă viết tập truyện "Saigon Cười
Một Ḿnh", và liên tục 12 năm nay, viết bộ
truyện trường thiên "Đường Tự Do,
Saigon".
Niềm tin ấy nói với chúng
ta: Không thứ độc tài nào xóa nổi tên Saigon.
Cái tên ấy theo những
người vượt biển ra đi, sinh sôi khắp
năm châu bốn bể. Hôm nay, chúng ta có tên Saigon viết
hoa trên bảng hiệu ở nhiều nơi, từ
quận 13 Paris, tới các khu phố mang tên Saigon rải rác
khắp Bắc Mỹ. Không thứ chuyên chế nào cản
nổi sức Saigon.
Sức mạnh ấy, từ
lớp trẻ hè phố tới những cư dân Saigon
cũ c̣n lại, nay đă lớn lên gấp bội, thành
đầu tầu kinh tế thị trường kéo cả
nước đi theo.
Và hai tiếng Saigon, từ trong
nước tới hải ngoại, vẫn nguyên vẹn,
ngày càng thân thương hơn, không thể thay thế.
Saigon, chỉ hai tiếng ấy
thôi, là đủ.
Một bà ở Hà Nội có
thể kêu "Nhớ Saigon quá". Bà ta không thể nói
"Nhớ Hồ Chí Minh quá."
Một bài ca có thể bắt
đầu bằng cách gọi "Saigon ơi". Thử
tưởng tượng một nữ ca sĩ ở
Việt Nam hát "Hồ Chí Minh ơi", mọi thứ
sẽ ra sao.
"Nắng Saigon anh đi mà
chợt mát" trong thơ Nguyên Sa không thể thay bằng
thứ nắng khác.
"Mưa Saigon, Mưa Hà
Nội" trong bài ca Phạm Đ́nh Chương không
thể thay bằng thứ mưa khác.
Saigon có trong nắng, trong mưa,
trong thơ, trong nhạc, trong tiếng nói, trong hơi
thở, khắp nơi.
Saigon nguyên vẹn đó, ngay trong
ḷng chúng ta.
Cái chế độ mang tên lănh
tụ áp đặt vào tên một thành phố lịch
sử, ngay ở nơi phát sinh ra nó là nước Nga, đă
chết từ lâu rồi.
Bản sao của nó ở Việt
Nam chẳng c̣n thọ lâu nữa.
Saigon, măi măi, vẫn cứ là
Saigon.
Trân trọng cám ơn ban tổ
chức và kính chào quí vị,
NHĂ CA
(Sưu Tầm Liên
Mạng chuyển)