SU'U TÂ`M 1

Home | VA(N | VA(N [tt] | VA(N 1 | VA(N 2 | VA(N 3 | VA(N 4 | VA(N 5 | VA(N 6 | VA(N 7 | VA(N 8 | VA(N 9 | VA(N 10 | VA(N 11 | VA(N 12 | VA(N 13 | VA(N 14 | VA(N 15 | VA(N 16 | VA(N 17 | VA(N VUI | VA(N VUI [tt] | VA(N VUI 1 | VA(N VUI 2 | VA(N VUI 2 * | VA(N VUI 3 | VA(N VUI 4 | VA(N VUI 5 | VA(N VUI 6 | VA(N VUI 7 | VA(N VUI 8 | TA.P GHI | TA.P GHI [tt] | TA.P GHI 1 | TA.P GHI 2 | TA.P GHI 3 | TA.P GHI 4 | TA.P GHI 5 | TA.P GHI 6 | TA.P GHI 7 | TA.P GHI 8 | TA.P GHI 9 | TA.P GHI 10 | TA.P GHI 11 | TA.P GHI 12 | TA.P GHI 13 | BÀI VIÊ'T | BÀI VIÊ'T [tt] | BÀI VIÊ'T 1 | BÀI VIÊ'T 2 | BÀI VIÊ'T 3 | BÀI VIÊ'T 4 | BÀI VIÊ'T 5 | BÀI VIÊ'T 6 | BÀI VIÊ'T 7 | BÀI VIÊ'T 8 | BÀI VIÊ'T 9 | BÀI VIÊ'T 10 | BÀI VIÊ'T 11 | BÀI VIÊ'T 12 | BÀI VIÊ'T 13 | BÀI VIÊ'T 14 | BÀI VIÊ'T 15 | BÀI VIÊ'T 16 | BÀI VIÊ'T 17 | BÀI VIÊ'T 18

BÀI VIÊ'T 10

Đọc Một Cuốn Sách

 

ĐỌC MỘT CUỐN SÁCH .. (*) HỌC MỘT CUỘC CHIẾN !

(Phan Nhật Nam)

 

Năm 2005 vừa qua, sách "Khi Đồng Minh Tháo Chạy" của tác giả Nguyễn Tiến Hưng đă đạt tới số bán kỷ lục trong một thời gian dài (kéo dài suốt hơn nửa năm 2005) do đă được phát hành đúng thời điểm 30 năm mất Miền Nam (30 tháng Tư, 1975-2005), và được đánh giá là đáp ứng thích đáng đối với câu hỏi (từ Cộng Đồng Người Việt Hải Ngoại nói riêng, của người Việt nói chung) luôn cần được trả lời, giải thích: Tại sao Miền Nam đă sụp đổ nhanh chóng đến như vậy ?

 

Riêng với chúng tôi, tập thể những người lính, công nhân, viên chức Chính Phủ Việt Nam Cộng Ḥa (1955-1975) và gia đ́nh là những đối tượng chịu tác động trực tiếp, trước nhất của giai đoạn kể trên trong suốt thời gian dài kể từ đầu thập niên 1960 (khi chính quyền, quân đội Mỹ bắt đầu tham dự trực tiếp vào t́nh thế Miền Nam), mà hội chứng khắc nghiệt đến nay vẫn c̣n di hại, tác động .. Khi Đồng Minh Tháo Chạy (cùng với The Palace Files của chung tác giả) quả thật chưa là trả lời đầy đủ cho câu hỏi (đơn giản nhưng cực độ khắc nghiệt, cuối cùng nêu trên), dẫu tác giả thủ đắc sở học chuyên môn cao, đă nắm giữ những tư liệu tối mật (trong bang giao Việt-Mỹ) qua những chức vụ quan trọng trong chính quyền VNCH vào thời điểm quyết định trước 1975. Vẫn có một điều ǵ chưa được nói hết.

 

Nay, Việt Nam Cộng Ḥa 10 Ngày Cuối Cùng của Trần Đông Phong cũng được đọc với tính cách, thái độ t́m hiểu cẩn trọng tương tự -Bởi Lịch Sử luôn cần được giải thích chính xác và trung trực- Do đă là một hoàn tất không thể sửa đổi, điều chỉnh mà Nỗi Đau 1975 không là của riêng ai. Hơn thế nữa, Trần Đông Phong đă viết nên cuốn sách với Tấm Ḷng Người Lính QLVNCH như lời đề tặng chân thành của ông nơi trang đầu, dẫu ông chỉ là người hoạt động nơi những "mặt trận im lặng", ở hậu trường chính trị Miền Nam.

 

Dù nhan đề chỉ giới hạn trong "Mười Ngày Cuối Cùng", nhưng cuốn sách chứa đựng nhiều dữ kiện, nguồn tài liệu, những mưu định, ẩn số chính trị, ngoại giao, quân sự chồng chéo, tác động hỗ tương -Điều nầy là nguyên do gây nên hậu quả kia. Hoặc chính nó là hệ quả của những nguyên nhân sẵn có từ trước, và tiếp tục tác động theo một chu kỳ mới với đối tượng mới- Có khả năng giải thích đủ và đúng cuộc chiến Việt Nam mà đến bây giờ vẫn là một vấn nạn chưa thể có trả lời chung nhất đối với tất cả các phe lâm chiến. Nhưng bởi yêu cầu của bài viết (với mục tiêu là "những vấn đề quân sự"); từ quan điểm của một quân nhân, chúng tôi buộc phải giới hạn nội dung tŕnh bày chỉ căn cứ trên những sự kiện, biến cố quân sự có liên quan trực tiếp đến vận mệnh của Miền Nam, cả Việt Nam qua chọn lựa cẩn trọng bắt buộc người lính phải áp dụng như trong buổi hành quân -Huống ǵ đây là cuộc hành quân chung kết của "10 Ngày Cuối Cùng"

 

Trần Đông Phong đưa chúng ta đi xa hơn biến cố Tháng Tư 1975, đến tận nguồn khởi đầu bi kịch Miền Nam, với những vận động chính trị ở những nơi ngoài lănh thổ VNCH nhưng gây nên những hệ quả quân sự quân sự tại Việt Nam .. Bắt đầu từ Washington vào mùa thu năm 1974, từ Mạc Tư Khoa vào cuối năm 1974, tại Hà Nội và tại Sài G̣n cũng vào tháng 12 cùng năm. Và cuối cùng, xa hơn nữa là từ Bắc Kinh vào năm 1971 .. Những sự kiện thoạt đầu kể như chẳng có dính dáng ǵ đến Việt Nam mà chỉ có liên hệ đến người Nga gốc Do Thái, nhưng thật sự liên quan trực tiếp với sinh mệnh của toàn dân tộc Việt chứ không riêng đối với Miền Nam. Cuốn sách cũng đưa chúng ta vào thời điểm cuối cùng của Miền Nam.

 

Tại Sài G̣n, từ những ngày đầu tháng 4, 1975 Cựu Bộ Trưởng Thông Tin Chiêu Hồi Hoàng Đức Nhă nay giữ chức vụ cố vấn riêng của Tổng Thống Việt Nam Cộng Ḥa Nguyễn Văn Thiệu đă có mặt tại Singapore theo lời mời của Thủ Tướng Lư Quang Diệu. Cá nhân cố vấn Nhă rất ái mộ nhà lănh đạo họ Lư bởi vị nầy đă thành công trong quá tŕnh cai trị (dẫu bị phê phán là độc tài, độc đảng theo thói tục của chính giới Tây Phương) bằng việc thực hiện cho người dân Singapore những điều mà chế độ cộng sản hứa hẹn "sẽ có nơi địa đàng trần thế". Thủ Tướng Lư vào thẳng vấn đề: "Đừng để mất th́ giờ vô ích, tôi mời ông tới đây bởi kết thúc (ở Việt Nam) sắp xẩy đến. Rockefeller vừa hỏi ư kiến tôi cũng như những vị lănh đạo Á Châu khác, liệu chúng ta có cách ǵ để đưa ông Thiệu ra đi hay không."

 

Hóa ra chuyến viếng thăm không chính thức các nước Đông Nam Á của Phó Tổng Thống Mỹ Rockefeller nhân dịp viếng lễ tang người lănh đạo cuối cùng của thế hệ Thế Chiến thứ Hai, Thống Chế Tưởng Giới Thạch vừa qua (5 tháng 4) là để thông báo điều: "Đă đến lúc chính phủ Mỹ cần thay người cầm quyền ở Nam Việt Nam". Thủ Tướng Lư không nói thêm điều ǵ khác -việc "ai" sẽ thay thế ông Thiệu là vấn đề của Sài G̣n với những người như Đại Tướng Minh, Khiêm, hoặc Cựu Phó Tổng Thống Kỳ .. Ông chỉ thúc giục cố vấn Nhă: "Hăy khẩn báo cho ông anh của ông như thế mà thôi. Riêng ông nên ở lại đây. Đừng về lại Sài G̣n, tôi sẽ lo liệu cho gia đ́nh ông ra khỏi nước. Người Mỹ cũng đă xếp đặt sẵn một nơi cho ông Thiệu lưu trú". Không biết cuộc mạn đàm đă được thâu băng, cũng như nơi Dinh Độc Lập máy ghi âm mật (do văn pḥng CIA Sàig̣n gài) luôn hoạt động, Nhă thông báo liền cho Tổng Thống Thiệu nguồn tin chẳng mấy phấn khởi nầy; một phần ông cố vấn cũng đă hiểu ra thực tế: "giới quân nhân, những tư lệnh chiến trường đă không c̣n tin tưởng nơi ông tổng thống vốn xuất thân từ quân đội nầy nữa." Lời thông báo của Phó Tổng Thống Rockefeller không là ư kiến riêng của người lănh đạo ở Ṭa Bạch Ốc nhưng là phản ảnh thực tế về quyết định của giới lănh đạo Mỹ đối với t́nh thế chính trị chung cho toàn vùng Đông- Nam Á.

 

Ngày 12 tháng 4 Nam Vang thất thủ, người lănh đạo Sirik Matak cùng tất cả bộ trưởng của chính phủ Long Boret (chỉ trừ một người) là những nạn nhân đầu tiên của cách hành h́nh man rợ hơn cả thời trung cổ do đám đao phủ Kmer Đỏ hành quyết. Họ không chết do bất ngờ, v́ không lường được tính ác ghê rợn của lực lượng cộng sản Khmer mà hơn ai hết, vị cố vấn chính trị của tổng thống Campuchia đă có lá thư tuyệt mệnh gởi đến Đại Sứ Dean John của Hoa Kỳ với lời lẽ khẳng quyết bi tráng như sau: "Kính gởi Ngài Đại Sứ và các Bạn .. Tôi chân thành cảm ơn lá thư ngài chuyển tới với đề nghị giúp tôi phương tiện đi đến vùng tự do .. Nhưng hỡi ơi, tôi không thể bỏ đi một cách hèn hạ như thế được .. Xin ngài cứ ra đi, và tôi cầu chúc ngài cùng đất nước Hoa Kỳ có được nhiều điều hạnh phúc dưới cơi trời nầy. Nếu tôi có phải chết th́ cũng chết trên đất nước mà tôi vô cùng yêu quư dẫu cho đấy là điều bất hạnh, nhưng chúng ta ai chẳng sinh ra và một lần mất đi. Tôi chỉ phạm một lỗi lầm là đă tin vào ngài và tin vào những người Bạn Mỹ". Lời báo động của người thân cận Hoàng Đức Nhă cùng t́nh thế bi thảm của Campuchia, lẫn thực tế tuyệt vọng của miền Nam khi pḥng tuyến Phan Rang (mà cũng không bao giờ đă là một tuyến pḥng thủ vững chắc được bởi đấy là một vùng đất có thể tiếp cận đến bởi bất cứ hướng tiến quân nào, kể cả h́nh thái bao vây, chia cắt) bị tan vỡ buộc Tổng Thống Thiệu phải hiểu ra rằng: Những lá thư bảo đảm của Tổng Thống Nixon với những lời trịnh trọng .."Tự do và độc lập của Việt Nam Cộng Ḥa luôn là mục tiêu tối thượng của chính sách đối ngoại của nước Mỹ. Tôi hằng dốc sức thực hiện mục ấy suốt cuộc đời chính trị của bản thân" đă không c̣n mảy may có giá trị, v́ người viết như gịng chữ (cho là thực tâm kia) đă đi ra khỏi Ṭa Bạch Ốc với t́nh cảnh của kẻ "phạm tội" sau vụ Watergate. Người thay thế ông, tổng thống không do dân cử, Henry Ford lại bị trói buộc toàn diện bởi Nghị Quyết Xử Dụng Vũ Lực Chiến Tranh đă được quốc hội phê chuẩn từ tháng 11, 1973, cho dù Tổng Thống Nixon đă dùng quyền phủ quyết bác bỏ.

 

Nghị quyết nầy thật sự là phần hiện thực hiến định của đạo luật cắt bỏ quỹ "Hoạt động tác chiến" vốn được dùng để yểm trợ cho chiến cuộc Đông Dương -Tất cả điều khoản, đạo luật nầy đă được lưỡng viện Quốc Hội Mỹ phê chuẩn thi hành sau khi kư Hiệp Định Paris (27 tháng 1, 1973) và Thông Cáo Chung của Kissinger cùng Lê Đức Thọ, ngày 13 tháng 7 cùng năm để "thúc đẩy các bên kư kết thi hành hiệp định "Tái Lập Ḥa B́nh tại Việt Nam (sic)."

 

Người gọi là Tổng Thống Việt Nam Cộng Ḥa, tên Nguyễn Văn Thiệu, nhất quyết không để thân phận ḿnh kết thúc tang thương oan khốc như t́nh cảnh của Cố Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm, cũng không muốn "hiển thánh vị quốc vong thân" trước ṇng súng của binh đội cộng sản. Ông dư biết "những kẻ thù chính trị -thật sự chỉ do xung đột quyền lực- chứ chung một chiều hướng chính trị cầu lợi" sẽ không để cho ông yên thân; ông lại càng ngao ngán t́nh đời v́ Cựu Phó Tổng Thống Kỳ đă xuất hiện lại với một khẩu P38 cặp kè bên hông hiện thực lời răn đe "phải làm một cái ǵ .. và Sài G̣n sẽ là một Stalingrad" như trong lần nói chuyện ở Trường Chỉ Huy Tham Mưu tại căn cứ Long B́nh.

 

Nhưng cốt yếu đối với người "bạn Mỹ", người bạn mà vị chính khách Campuchia Sirik Matak bên nước láng giềng kia đă phẫn uất kêu lên lời tán thán -Nguyễn Văn Thiệu phải ra tay trước- Vất bỏ gánh nặng mà ông cho là "vô lư" với luận cứ: "Người Mỹ đ̣i hỏi chúng ta làm một việc bất khả thể. Tôi đă từng nói với họ: Các ông đ̣i chúng tôi làm một việc mà các ông không làm nổi với nửa triệu quân hùng mạnh, với những viên chỉ huy tài giỏi, và tiêu hơn 300 tỷ (Mỹ-kim) trong hơn sáu năm .. Rồi bây giờ tương tự như các ông chỉ cho tôi 3 đồng, bắt tôi mua vé máy bay hạng nhất, thuê pḥng khách sạn 30 đồng một ngày, ăn bốn, năm miếng bíp-tếch, uống bảy, tám ly rượu vang mỗi ngày. Đấy là một chuyện hết sứ vô lư."

 

Sau khi so sánh cuộc chiến đấu của một dân tộc với cách thức đi ăn tiệc với giá biểu "kỳ cục" kể trên, ông cao giọng tố cáo người bạn quư không e dè: ".. các ông để mặc chiến sĩ chúng tôi chết dưới mưa đạn pháo. Đấy là một hành động bất nhân của một đồng minh nhân." Ông chát chúa lập lại: "Từ chối giúp một đồng minh và bỏ mặc họ là một hành vi bất nhân." Những giới chức cao cấp của Ṭa Đại Sứ Mỹ ở đường Thống Nhất (đối diện với Dinh Độc Lập, nơi ông tổng thống đang nói cho buổi truyền h́nh trực tiếp) theo dơi đủ nội dung của bài nói chuyện với những lời lẽ nặng nề như trên -Bài nói chuyện của một người đang cơn nóng giận chứ không phải ngôn ngữ ngoại giao của một vị nguyên thủ quốc gia, một chính khách lănh đạo. Tuy nhiên, người Mỹ luôn là một người "bạn tốt". Họ đă chuẩn bị cho ông một nơi an toàn và cách ra đi kín đáo (cũng không thể kín đáo hơn), thích hợp với "danh dự của một vị nguyên thủ" v́ dù ǵ ông cũng đă giúp họ cởi bỏ gánh nặng chiến tranh qua lần rút quân có vẻ "coi được" ra khỏi Việt Nam theo điều khoản Hiệp Định Paris sáu-mươi ngày sau 27 tháng 1, 1973. Đồng minh không hề tháo chạy như cách nói của Tiến Sĩ Nguyễn Tiến Hưng.

 

Ngày 21/4/75, ông Nguyễn Văn Thiệu ra đi sau một màn bàn giao chức vụ tổng thống đến Phó Tổng Thống Trần Văn Hương với bài diễn văn đầy kịch tính như vừa kể trên. Số phận của một quốc gia gọi là Việt Nam Cộng Ḥa c̣n lại Mười Ngày -Không phải "Mười Ngày Rung Chuyển Thế Giới" của John Reed viết về Cách Mạng 1917 của Nga- Nhưng mười ngày để chờ đợi cái chết ắt đến cùng lần thật chết quê hương -Cái chết chậm, chắc chắn ngấm vào từng phần thân thể, xuyên suốt trong ḷng như một thứ chất độc cực mạnh như lời từ chối bi tráng của Tổng Thống Việt Nam Cộng Ḥa Trần Văn Hương "Kẻ Sĩ Cuối Cùng của Miền Nam"- (Cũng của một thời đại hư hoại toàn thế giới theo cách gọi của Trần Đông Phong khi viết về Người) khi Đại Sứ Mỹ ngỏ lời đưa cụ ra khỏi nước, buổi chiều ngày 29 tháng 4 khi Sài G̣n đang vỡ bùng giữa tiếng nổ của đại pháo và động cơ những đoàn trực thăng di tản, máy bay vơ trang yểm trợ bảo vệ .. "Thưa Ngài Đại Sứ, tôi biết t́nh trạng hiện nay rất là nguy hiểm .. Nay ông đại sứ đến mời tôi ly hương, tôi rất cám ơn ông đại sứ. Nhưng tôi đă suy nghĩ kỹ và quyết định dứt khoát ở lại nước tôi. Tôi cũng dư biết rằng cộng sản vào được Sài G̣n, bao nhiêu đau khổ nhục nhă sẽ trút xuống đầu dân chúng Miền Nam. Tôi là người lănh đạo đứng hàng đầu của họ, tôi t́nh nguyện chia xẻ với họ một phần nào niềm đau đớn tủi nhục, nỗi thống khổ của người dân mất nước."

 

Nhưng không chỉ một ḿnh Con Người Cao Thượng Trần Văn Hương, cũng không phải là người lính nơi trận địa tàn cuộc nơi Cầu Xa Lộ, ở Ngă Tư Bảy Hiền .. Mà là hằng loạt tướng lănh giữ chức tư lệnh đại đơn vị, hoặc sĩ quan cấp tá cao cấp: Thiếu Tướng Phạm Văn Phú, Nguyễn Khoa Nam, Chuẩn Tướng Trần Văn Hai, Lê Văn Hưng, Lê Nguyên Vỹ, Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn, Nguyễn Hữu Thông, Trung Tá Cảnh Sát Nguyễn Văn Long .. Người không chỉ chết một ḿnh, mà với toàn gia đ́nh cùng một lần quyết tử -Chị Nguyễn Thị Thàng, vợ một nghĩa quân chết với chồng và đàn con nơi chiếc đồn cô quạnh ở vùng IV; Thiếu Tá Đặng Sĩ Vĩnh, bào huynh của gia đ́nh niên trưởng Hà Thượng Nhân (Trung Tá Phạm Xuân Ninh, Chủ Nhiệm Báo Tiền Tuyến) chết cùng với cả nhà gồm ba thế hệ: ông, cha, cháu; những người lính Thủy Quân Lục Chiến của Nguyễn Xuân Phúc, Đỗ Hữu Tùng đồng tự sát nơi Băi Mỹ Khê, Đà Nẵng cuối tháng 3, 1975; Trung đội Nhảy Dù của Huỳnh Văn Thái cùng nổ chung một lần lựu đạn; những sinh viên sĩ quan hai khóa cuối cùng Trường Vơ Bị Quốc Gia vào trận địa với mũ đại lễ mang từ Đà Lạt xuống c̣n đeo trên ba lô; những em nhỏ tuổi 12, 14 của Trường Thiếu Sinh Quân Vũng Tàu .. Tất cả cùng chung lần hiến tế khi Tổ Quốc Lâm Tử sáng 30 tháng Tư, 1975 .. Ánh chớp thanh quang của anh hồn bao người trung liệt kia hẳn đă rung mờ nhật nguyệt, hiện thực lần Núi Sông cùng khóc với Con Người. Và Người cùng một lần sống măi với Quê Hương.

 

Thượng đế ban cho con người Sự Sống nhưng Người quyết định lần chết cho chính bản thân. Người trao gởi lại sau cái chết xác thân một trị giá vinh diệu. Người Việt Nam -Những Con Người ở Miền Nam đă hiện thực điều cao cả kia một cách tự nhiên trong suốt đêm đen bất hạnh dài theo thế kỷ, giữa vũng lửa chiến tranh, sau lần sụp vỡ 30/4 trên đại dương, sâu rừng già ba nước Đông Dương trên đường vượt biên xuyên suốt hai thập niên 70-80 .. Mà cũng là toàn dân tộc đang gánh chịu một cách khắc kỷ- Xem như một sự cùng đành.

 

Chúng tôi không nói điều tán tụng với chữ nghĩa phù phiếm, không nội dung. Chúng tôi xác tín với giá máu của mỗi người anh em đă, đang hằng hằng lâu dài gánh chịu tại hôm nay, khi đọc cuốn sách VIỆT NAM CỘNG H̉A 10 NGÀY CUỐI CÙNG với Cơn Hấp Hối kéo dài 31 năm chưa có dấu hiệu chấm dứt. Và lời cuối cùng -Cám ơn Người Bạn Trần Đông Phong đă cho chúng ta biết một lần tương đối đầy đủ: Hóa ra làm Người Việt Nam là phải chịu những đau thương uất hận như thế.

 

 

Ngày Vỡ Mặt Trận Xuân Lộc-Long Khánh

Ba-mươi mốt năm sau

(22/4/1975-2006)

 

PHAN NHẬT NAM

 

(*) Trần Đông Phong, Việt Nam Cộng Ḥa 10 Ngày Cuối Cùng; NXB Nam Việt, CA - USA 2006)

 

 

(Sưu Tầm Liên Mạng chuyển)

website counter