NHỮNG NGƯỜI HỦI
Mục tiêu của các hoạt
động cứu trợ bao giờ cũng bi thảm.
Gần như chẳng có một chuyến cứu trợ
nào có hào quang rực rỡ.
Cho dù đó là những hoạt
động cứu giúp các nạn nhân băo lụt Katrina, núi
lửa ở Indonesia, sóng thần ở Đông Nam Á,
động đất ở Pakistan, hay chiến tranh ở
Phi châu. Nhưng có lẽ bi thảm nhất, phải là
những h́nh ảnh của những chuyến đi cứu
trợ giúp những bệnh nhân bệnh Hansen ở Việt
Nam.
Bệnh Hansen là tên gọi khoa
học nghe đỡ dễ sợ hơn là một cái tên
khác của nó, bệnh cùi, cũng c̣n gọi là bệnh
hủi, một chứng bệnh bị loài người ghê
tởm đă ở với nhân loại từ mấy ngàn
năm trước mà Thánh kinh cũng ghi lại. Tuy loài
người c̣n mắc những thứ bệnh nguy hiểm
hơn, nhưng không có một thứ bệnh nào bị kinh
khiếp, ghê tởm và bị xa lánh như bệnh phong cùi.
Người bị phong cùi bị
đưa tới những trại xa xôi và gần như
hoàn toàn bị quên lăng bởi xă hội của người
thường. Măi đến ngày nay, thế giới vẫn
c̣n những trại phong cùi như thế. Hầu hết là
ở các xứ nhiệt đới, Á châu và Phi châu.
Ngôn ngữ Việt Nam không
thiếu những cách nói đầy khinh bỉ, ghê tởm
dành cho những người mắc căn bệnh kinh
khiếp này.
Không dây với hủi. Cùi hủi.
Đồ hủi. Hủi cùn hủi cụt.
Xấu xa, tệ lậu nhất
là hủi, là cùi.
Mô tả một người
xấu xa như thế chỉ cần gọi
đương sự là hủi là đầy đủ,
không cần phải nói thêm nữa.
Thề thốt nặng lời
cũng lại đem căn bệnh này ra để hăm,
dể dọa, để thay cho những chi tiết bất
hạnh, bi thảm nhất nếu một chuyện ǵ không
làm được, không thực hiện được.
Và chúng ta có lúc đă quên hẳn
những con người bất hạnh này.
Nếu không làm thơ và mơ
hồ nhắc đến căn bệnh của ḿnh, th́
người đàn ông bị bệnh này vẫn chỉ là
Nguyễn Trọng Trí, qua đời ở một trại
cùi ở Quy Ḥa, không bao giờ là Hàn Mặc Tử.
Những người mắc
bệnh hủi không bao giờ có trong trí của chúng ta.
Đầu óc với khả
năng đăi lọc, tuyển chọn nhũng điều
vui vẻ, hạnh phúc, tốt đẹp của chúng ta
không có chỗ cho những người mắc bệnh
Hansen. Quách Thoại, Thạch Lam qua đời v́ bệnh
lao, căn bệnh giết người nhưng vẫn
được cho một chút thi vị, lăng mạn như
một hai người phụ nữ, đối
tượng của một vài nhà thơ, nhà văn trong
văn chương Pháp và Anh.
Nhưng người cùi th́ không bao
giờ.
Một cuộn video do tổ
chức cứu trợ những cuộc đời bất
hạnh này đă nhắc cho tôi là ở Việt Nam vẫn
c̣n những người cũng là Việt Nam khốn
khổ ở những cái tên ít khi nghe thấy như
Quỳnh Lập, Văn Môn, Sóc Sơn, Phú B́nh, Sơn La, Quy
Ḥa ..
Họ chẳng bao giờ áo
mầu tung gió chơi vơi, chẳng bao giờ là
người em chờ dưới bóng dừa, chẳng bao
giờ có trong buồn tàn thu, trong cô hái mơ, trong mộng
dưới hoa ..
Nhưng họ vẫn có một
đời sống. Những bàn tay không c̣n ngón đó có bao
giờ nắm lấy tay một người khác ? Cặp
má ấy có bao giờ đón những cái hôn, mái tóc đó có
bao giờ đă có những ngón tay luồn qua ?
Tôi nghĩ là phải có.
Nhưng những thứ ấy
chắc đă quá xa, đă quá lâu không c̣n ở lại trong
trí của những người đàn ông, đàn bà thấy
trong cuốn video, cuốn video xem rồi không muốn
nhớ đến nữa, nhớ đến để làm
hỏng một bữa cơm, làm buồn hết một
buổi sáng, làm hỏng cả một ngày hay sao ?
Những cái đau đớn
của thân xác bị bệnh tàn phá không c̣n cho họ nhớ
lại những điều hạnh phúc đó. Họ
hẳn là phải có những ước mơ cho
đời sống, những ước mơ như
tất cả chúng ta khi căn bệnh khủng khiếp
đó chưa phát.
Nh́n họ trong những chỗ
họ đang sống, khó có thể nghĩ đă có một
thời họ không khác ǵ chúng ta.
Tôi đă biết mùi hơi
người trong một chuyến đi thăm trại tù
Nha Trang, trong những lần đứng ngoài cửa
những pḥng giam ở Côn Đảo. Nhưng chắc
chắn cái mùi đó không thể bằng cái mùi mà một y
sĩ trong phái đoàn về thăm một trại cùi mô
tả. Có thể đó là mùi hôi của những cơ
thể lâu ngày không tắm, quần áo không thay, những
hoạt động vệ sinh hàng ngày diễn ra ngay tại
chỗ nằm.
Nhưng những sinh vật
ấy, khó có thể gọi họ là người, mặc dù
gọi như thế, gọi họ là những sinh vật,
là một xúc phạm lớn không thể tha thứ
được, vẫn tiếp tục sống. Họ
cũng là vợ là chồng của nhau. Họ cũng có
những thôi thúc của cơ thể. Họ cũng yêu nhau,
sinh con đẻ cái. Trong cuộn video, tôi nh́n thấy
những bàn tay bé bỏng của những đứa bé ôm
lấy những bàn tay không c̣n ngón của có thể là cha
mẹ, ông bà của chúng, và bỗng nhận ra họ
cũng là người. Trong đôi mắt tuyệt vọng,
khổ đau đó, những giọt nưóc mắt lả
chả rơi của một người mẹ trẻ
với đứa con mang những hậu quả của
những thứ thuốc bà uống bỗng làm người
xem những đoạn video ấy thấy bao nhiêu
chuyện khác đều vô nghĩa lư hết.
Những cái áo đẹp, buổi
dạ vũ đêm nay em là người đẹp nhất
để đi nhẩy đầm, những t́nh khúc
thất t́nh, những đoạn thơ chuốt lọc hay
nhất bỗng vô nghĩa lư.
Tại sao lại có những
người khổ đến như thế trên cơi
đời này ?
Thượng đế có bất
công không ?
Tại sao có thể nói là mọi
người sinh ra đời đều b́nh đẳng và
mục tiêu của đời sống là mưu cầu
hạnh phúc, mà vẫn có có những người cùi như
vậy ?
BÙI BẢO TRÚC
(BAI
CHUYEN)