Home | VA(N | VA(N (tt) | VA(N 1 | VA(N 2 | VA(N 3 | VA(N 4 | VA(N 5 | VA(N 6 | VA(N 7 | VA(N 8 | VA(N 9 | VA(N 10 | VA(N 11 | VA(N 12 | VA(N 13 | VA(N 14 | VA(N 15 | TA.P GHI | TA.P GHI (tt) | TA.P GHI 1 | TA.P GHI 2 | TA.P GHI 3 | TA.P GHI 4 | TA.P GHI 5 | TA.P GHI 6 | TA.P GHI 7 | TA.P GHI 8 | TA.P GHI 9 | TA.P GHI 10 | TA.P GHI 11 | TA.P GHI 12 | TA.P GHI 13 | TA.P GHI 14 | TA.P GHI 15 | TA.P GHI 16 | TA.P GHI 17 | TA.P GHI 18 | TA.P GHI 19 | TA.P GHI 20 | TA.P GHI 21 | TA.P GHI 22 | CHUYÊ.N LA. KHÓ TIN | VA(N VUI | VA(N VUI (tt) | VA(N VUI 1 | VA(N VUI 2 | VA(N VUI 3 | VA(N VUI 4 | VA(N VUI 5 | VA(N VUI 6 | VA(N VUI 7 | SU'U TÂ`M .. TÊ'U | BÀI VIÊ'T | BÀI VIÊ'T (tt) | BÀI VIÊ'T 1 | BÀI VIÊ'T 2 | BÀI VIÊ'T 3 | BÀI VIÊ'T 4 | BÀI VIÊ'T 5 | BÀI VIÊ'T 6 | BÀI VIÊ'T 7 | BÀI VIÊ'T 8 | BÀI VIÊ'T 9 | BÀI VIÊ'T 10 | BÀI VIÊ'T 11 | BÀI VIÊ'T 12 | SU'U TÂ`M .. TIN | NU. CU'̉'I VA(N HO.C | P.P. Slideshow

TA.P GHI 3

Tìm hiểu nét văn hóa Việt trong tết mới

 

Tìm hiểu nét văn hóa Việt trong TẾT MỚI.

(Trần Khánh Liễm.)

 

 

          Năm nay tết rơi vào ngày Chúa, tết Đinh Hợi. Tết năm nay có cái đặc biệt hơn  trong gia đình chúng tôi. Đó là tết mới. Vào cái buổi xa xưa lắm, "tết mới" có ý nghĩa đặc biệt cho gia đình trẻ Việt nam.

 

          "Tết mới" có nghĩa là tết đầu tiên của cặp vợ chồng trẻ. Từ khi lập gia đình, cái vị thế của gia đình trẻ đã thay đổi hẳn so với khi các cô các cậu hãy còn độc thân ở với cha mẹ. Lúc này người ta gọi cô cậu đã thành thân rồi. Với cái vị thế mới này trong gia đình hay đối với anh em , họ hàng nó đã thay đổi hẳn. Các cô các cậu đã là những người trưởng thành, cái gì cũng phải cho đàng hoàng , đứng đắn đối với hoàn cảnh sống mới của mình. Khi còn sống với cha mẹ, các cô các cậu dựa vào thế của cha mẹ. Các cô cậu chỉ là những người phụ thuộc cha mẹ, có làm việc nọ việc kia cũng là cho cha mẹ thôi, chứ không với tính cách riêng tư của mình.

 

          Bình thường khi những người đã có tuổi vào bậc cha chú, trước tết có thể tới thăm anh em với món quà tết anh em. Khi đã khá lớn tuổi, người ta có thể cho các con đưa đến nhà anh em quà tết.

 

          Quà tết thường là những món quà tự tay mình làm, hay hoa trái quí chín trong vườn. Có thể là một cặp giò thủ tự tay bó lấy, hay  một chục hoặc nửa chục bánh mật, bánh gai là những bánh quí ngày tết người ta thường dùng. Thứ bánh này có thể để cả một hai tuần, nhất là cái không khí lạnh như  ở Bắc Việt Nam. Cũng có khi nhà gói bánh chưng thì thường đưa biếu anh em ruột thịt hay người thật thân một cặp bánh chưng "sốt". Bánh chưng sốt không có nghĩa là còn nóng, mà nó vừa được làm xong, nghĩa là bánh lấy ở nồi ra, đưa ép qua đêm cho bánh chắc lại, rồi đưa ngay đi biếu. Đó là bánh sốt.

 

          Có thể trong vườn có một cây bưởi lớn, bứt một cặp hai trái . Cây cam giấy trong vườn chín đỏ ối, một chục hay hai chục trái  thì thật quí để mừng xuân. Khi cắt cam nên lựa chùm hai ba trái hay bốn trái một chùm. Khi cắt như thế phải cắt cả lá, lúc để vào khay trông rất đẹp. Trái phải có cành có lá, chứ không nên để trơ trọi. Bưởi hay cam mua ở chợ nó khác : trơ trụi không có lá.

 

          Với bậc con cháu khi muốn đưa quà biếu tết nên đích thân mang đi biếu chú bác, cô dì, những người trên trong giòng họ.

 

           Buổi đầu năm đi chúc tuổi, thường chỉ đi người không, vì quà tết đã đưa tới trước rồi. Trong buổi đầu xuân, khi đến chúc tết cũng phải lựa, chứ không phải cứ ào ào muốn đến nhà ai thì đến.  Ông cha khi xưa thường hay nói : mùng một tết cha, mùng hai tết chú, mùng ba tết thày. Cái nghi thức như thế người ta giữ rất nghiêm chỉnh từ  nhiều thế kỷ. Bây giờ hoàn cảnh thay đổi thật nhiều, người ta cũng gia giảm, thế nhưng đa số cũng rất ý tứ để những chuyện ngày tết được diễn ra tốt đẹp. Ví dụ như khi gia đình cha mẹ con cái đang quây quần bên nhau ngày tết, ăn bữa cơm đầu năm trong gia đình, cha mẹ, con cái chưa có dịp chúc tuổi nhau, một người khách không thân mấy, lò dò tới nhà, cái đó thật khó coi.

 

          Từ sáng cho tới bữa ăn trưa, cái giây phút linh thiêng ấy, nên dành cho mỗi gia đình để có được cái không khí ấm cúng của buổi đầu xuân. Nếu vì hoàn cảnh thay đổi như hiện nay của rất nhiều gia đình Việt Nam sống trên khắp thế giới, người ta nên thăm nhau buổi chiều mồng một, hay tốt hơn mồng hai, mồng ba tết. Đây là điểm rất tế nhị để người khác đánh giá chúng ta có giữ phong tục ngày tết hay không. Nếu chúng ta không giữ phong tục đó nghiêm chỉnh, thì ít nhất cũng có nhiều người vẫn còn giữ. Cái văn hóa Việt Nam là như thế, cái gia phong  của quê hương Việt là thế. Mặc dầu cũng có những người đang bắt đầu bỏ cái lối sống ấy đi. Thế nhưng bỏ đi, ta có bắt chước lối sống của những nền văn minh khác, hay lại là thứ dở dở ương ương không giống ai.

 

Ta về ta tắm ao ta,

Dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn.

 

          Bây giờ trở lại cái "tết mới" dành cho vợ chồng trẻ vừa mới lập gia đình. Tôi còn nhớ vào những thuở xa xưa ở miền quê Bắc Việt Nam ta, có những cặp vợ chồng trẻ đi tết mới. Họ lệ khệ đưa những quà tết đi mừng tuổi, thường là ngày mồng một. Cái tục lệ từ xa xưa mà con trai lấy vợ hãy còn ở với cha mẹ, chưa ăn riêng. Buổi sáng thường sau khi chúc tuổi cha mẹ, nhận tiền mừng tuổi, ăn bữa cơm đầu năm với cha mẹ và anh em trong gia đình, vợ chồng trẻ đưa quà sang để tết bố mẹ vợ. Thường giờ xuất hành là giờ thìn. Cô cậu đưa lễ vật về gia đình bên vợ để chúc tết nhạc gia. Nghi thức cũng rất trịnh trọng. Vừa tới nhà, vợ chồng trẻ mặt mày niềm nở chào cha mẹ. Một khay quả có be rượu tăm đặt lên bàn, sau đó vợ chồng mới có lời chúc tuổi cha mẹ. Mẹ thường đưa tiền mừng tuổi cho đôi trẻ, người cha lấy be rượu, rót cho con rể một ly nhỏ và mời rượu chúc xuân. Cô vợ thường xuống bưng mâm cơm mẹ đã dọn sẵn. Thế là cả nhà tề tựu  đón xuân. Nếu có các em thì anh chị cũng mừng tuổi cho các em để chia cái may mắn với anh chị mới cưới.

 

          Cơm nước xong, vợ chồng xin phép bố mẹ đi tết các bậc chú bác, cô dì. Khi vào mỗi gia đình, sau lời chào hỏi, vợ chồng trẻ thường đặt trên khay một be rượu và chục cam sành đỏ tươi. Tiếp đến là chúc tuổi các bậc cô bác . Cô bác cũng mời dùng rượu và một chút ăn có giò, hành nén, dưa chua và bánh chưng. Thường người cô, bác gái hay người thím nhận một hai trái cam, nhưng để rượu lại và những trái cam còn lại cho cặp vợ chồng tiếp tục đi tết những cô bác kế tiếp. Trong dịp tết mới này, khác hẳn những trường hợp con em còn độc thân, thường người ta mừng tuổi khá nhiều tiền, khá hậu hĩnh. Mừng tuổi mà người Trung Hoa thường gọi là lì xì, nhiều người miền nam cũng dùng tiếng này. Việc mừng tuổi này thường là để giúp cho vợ chồng trẻ có chút vốn làm ăn. Việc làm đó mang nặng tình yêu thương và lo lắng của mọi người trong họ lưu tâm giúp đỡ và mong cho đôi trẻ sớm làm ăn khá giả.

 

          Bây giờ hoàn cảnh của người Việt tương đối khá hơn trước. Các cặp vợ chồng trẻ ở đây cũng được cha mẹ chỉ dẫn cho con cái cách thức tết cha mẹ hai bên và cô bác như thế nào cho thích hợp. Be rượu được thay thế bằng chai rượu cognac hay một cặp rượu vang ngon, tùy cha mẹ có thể dùng những loại rượu gì. Phần tết dành cho cô bác thường là những món quà khác như cặp giò lụa hai lbs, cặp giò thủ hay cặp bánh chưng. Cha mẹ, cô bác cũng vẫn còn giữ phong tục xưa, cũng mừng tuổi một cách hậu hĩ cho cặp vợ chồng mới vừa để chúc mừng các con cháu trong cuộc sống gia đình mới, vừa để mong có một tí nhau để cả họ mừng cho đôi trẻ.

 

          Năm nay mỗi gia đình cũng đón xuân, vui xuân. Người cháu chạy bão Katrina từ New Orleons tới thành phố này tới tỵ nạn. Nhà cửa bên đó sửa hoài. Cứ mỗi cuối tuần vợ chồng và đứa con gái lại lái xe về để sửa chữa mà chưa xong. Còn đứa con trai, sau khi sửa được một phòng khả dĩ có thể ở được, mới dọn về để tiếp tục việc học, trường đại học bắt đầu khóa mùa xuân năm ngoái. Hai vợ chồng cũng đưa quà sang tết cậu mợ : một chiếc bánh chưng, một thùng lê. Chạy loạn mà còn quà cáp hậu hĩ đến thế. Cũng nhờ dịp nay mà cậu cháu gần nhau và hiểu nhau nhiều hơn. Nay mai cậu cũng mong các cháu kiếm nhà ở gần để khi về tuổi già, cậu cháu có dịp qua lại dựa dẫm nhau.

 

          Một người cháu khác cũng ở New Orleons, cũng chạy bão Katrina. Mấy tháng nương cư tại nhà cậu mợ. Anh phải về New Orleons sớm hơn nhiều người, tiếp tục công việc truyền thông và báo chí cho địa phương. Anh về ở nhà của người em vợ là tốt nhất và hợp tình hợp lý. Vợ anh chết năm trước. Cũng trong cơn bão tố dữ dội. Năm nay đến ngày giỗ mãn tang, người chồng và con cái giỗ vợ  và mẹ tại căn nhà vừa mới sửa xong.  Cái cảnh thương tâm ấy đã làm nặng lòng anh và các con của anh khi mùa xuân trở lại với bao buồn tủi thương nhớ trong nếp sống không có vợ, không có mẹ.

 

          Ngày xuân đang gần kề, nhắc tới những phong tục ngày tết với cặp vợ chồng trẻ mà thấy ông cha chúng ta lúc nào cũng lo lắng vun xới cho hạnh phúc con cháu để nuôi dưỡng dòng tộc của mình. Cái hồn quê vẫn còn lảng vảng đâu đây chứng dám lòng thành của con cháu. Cũng chính thế tối ba mươi, người Việt mình trên khắp năm châu hay trong nước, đều làm cỗ, thắp nén nhang lên bàn thờ tổ, đón ông bà tổ tiên về để chứng giám cho lòng thành kính và phù hộ cho con cháu trong buổi đầu xuân,  cho cả năm Đinh Hợi  này.

 

 

TRẦN KHÁNH LIỄM

(Bai Chuyen)

 

website counter